Kinh điển Lolita - Vladimir Nabokov <Dương Tường dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi serinleo1991, 7/10/13.

  1. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Đúng là.... Đức đã không có thì lấy đâu ra Tài.... TRẺ là vậy sao... Đề nghị Close Up this Topic!!!
     
  2. V/C

    V/C Mầm non

    Định ca ngợi Thiên Lương đôi lời mà thấy fan cụ Tường nhiều quá! Chim cút vậy.
    Cụ Tường dịch cũng thường thôi.
     
    cua.nhung.24 and vietvietnam like this.
  3. anhhungxalo

    anhhungxalo Banned

    Cậu mà cũng biết sợ sao? :p Bảo vệ quan điểm đến cùng chứ, miễn là bản thân thấy nó đúng.
     
  4. pinoko

    pinoko Lớp 5

    Hôm qua em vô muộn nên comment rối rắm mà chưa kịp sửa , bác @Sakura2k7 đọc lại rùi coi có đáng like hay không nhé
     
  5. pinoko

    pinoko Lớp 5

    Lần đầu thấy bác sợ à nghen.
     
  6. bachikho

    bachikho Lớp 3

    sao vào blog trên fone ko thấy link down nhỉ
     
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Chả thấy ai động tĩnh gì thì tự đính kèm epub vậy, đưa về đây cho nó thống nhất.
     

    Các file đính kèm:

  8. maidorim

    maidorim Guest

    Lolita bản mình đã làm lại chú thích! (bằng word).
     

    Các file đính kèm:

    ai0ia, m0n0kun, chuongddt and 33 others like this.
  9. Meow B

    Meow B Mầm non

    Cám ơn bạn đã quote lại chỗ này, mình đang phân vân chưa biết nên chọn bản nào, sau khi đọc qua comment của bạn mình chọn bản của Bác DT. Vì cái dịch của TL là "dở ẹc" và "phổ thông" quá. Ai lại dịch cái kiểu "theo thứ tự tương ứng" ra như thế nghe mất cả chất văn. Từ trong tiếng anh là respectively nhưng dịch như kiểu google dịch thế này thì đi phê phán người khác thì đúng là quá tự cao rồi. Mình thông thạo tiếng Anh nhưng mình thấy thật khó để diễn tả ra bằng tiếng Việt, nhưng Bác DT đã làm công việc này quá xuất sắc rồi.
     
  10. backpacker

    backpacker Mầm non

    Sau khi nghe cãi nhau, mình quyết định sẽ chọn đọc bản dịch của cụ DT :D
     
    lienlinhly thích bài này.
  11. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi không bào chữa cho cách dịch "thứ tự tương ứng" của TL, nhưng chỉ muốn nói thêm là những cách dịch quá sát đến mức thành ra lập dị như vậy cũng có ích phần nào cho người đọc. Nó nhấn mạnh những chỗ khác biệt giữa 2 ngôn ngữ, tập cho người đọc làm quen thêm với những cách suy nghĩ, phát biểu riêng chỉ tiếng Anh mới có; nhờ vậy khả năng cảm nhận tiếng Anh được nâng cao. Dịch mà Việt hóa quá kỹ, quá mượt thì vô tình làm mất đi cơ hội cho người đọc cọ xát với 1 thế giới khác lạ, nằm ngoài vòng quen thuộc của mình. Chúng ta có lẽ nên đặt nặng khía cạnh coi việc đọc sách như dịp học hỏi thêm, thay vì là 1 chuyện làm giải trí, tìm sự thoải mái.

    Thứ 2, cụ DT dịch như thế là cũng làm hao hụt đi ý nghĩa của câu văn, dù là chuyện đó có lẽ không quá quan trọng. Khi tác giả nói, cha và 2 cụ cố bán 3 mặt hàng, respectively, nghĩa là ông muốn nói mỗi người bán 1 thứ, để người ta không hiểu lầm, chẳng hạn, thành ra cả 3 cụ cùng làm 1 nghề là bán 3 mặt hàng đó. Nhưng như vậy muốn dịch cho xuôi (xuôi hơn thôi, chứ không thể nào xuôi hoàn toàn được) cũng đâu phải khó, chẳng hạn, dịch là "cha và 2 cụ cố tôi bán rượu vang, lụa, nữ trang - (từng người) mỗi người 1 thứ".
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/8/20
    trulyvan22 and gachi00 like this.
  12. danhroinhip

    danhroinhip Lớp 2

    Cụ Dương Tường dịch tiếng Lolita không rõ thế nào mà nhưng lần này Nhã Nam chơi chiêu cuối tung bản dịch Truyện Kiều sang Anh ngữ của cụ, ối giời phải nói là sai tè le. Cụ bị mấy anh Việt kiều, học giả chửi thậm tệ.
     
  13. hi_iamcoming

    hi_iamcoming Mầm non

    Chào bạn,
    Thứ nhất, Tôi chưa hiểu ý "khả năng tiếng Anh được nâng cao" trong một cuốn sách dịch hoàn-toàn-tiếng Việt?
    Thứ hai, ví dụ bạn dẫn ra trông hơi giống một trò cười cho cái khẳng định của bạn "cụ DT dịch như thế là cũng làm hao hụt đi ý nghĩa của câu văn", xong rùi còn chèn thêm "dù là chuyện đó có lẽ không quá quan trọng".
    Ví dụ của bạn: tác giả, "nói", cha và 2 cụ cố bán 3 mặt hàng, respectively, nghĩa là ông muốn nói mỗi người bán 1 thứ, để người ta không hiểu lầm.
    Câu đó, của TL: Theo thứ tự tương ứng.
    Bạn, "dịch xuôi", theo ý bạn:(từng người) mỗi người 1 thứ.
    Và của cụ Dương Tường:
    một cụ bán trang sức, một cụ mở cửa hàng tơ lụa
    => Câu này mới vừa rõ ràng đên mức không thể hiểu nhầm thành 2 người bán một mặt hàng ,vừa xuôi hơn dòng nước nè?

    Tương tự câu này:
    Thiên Lương:
    Năm ba mươi tuổi, ông cưới cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái hai mục sư vùng Dorset, chuyên gia về những đề tài ít ai biết đến — cổ thổ nhưỡng học và đàn phong hạc, theo thứ tự tương ứng
    Dương Tường:
    Năm ba mươi tuổi, cha tôi lấy một cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái một cặp vợ chồng mục sư ở giáo sứ Dorset, chuyên gia về những đề tài bí ẩn - cụ ông về cổ thổ nhưỡng học, cụ bà về đàn phong hạc.

    Ai cũng có thể google dịch giống TL, nhưng để dịch ra được những câu như cụ Dương Tường, oài, hiếm lắm á.
     
  14. huytran

    huytran Lớp 5

    À, phải, về câu của DT dịch, tôi nhớ lộn và không coi lại phần trích.

    "Khả năng cảm nhận tiếng Anh" khác với "khả năng tiếng Anh." Như đã nói, đó là tập làm quen với cách suy nghĩ đặc biệt của người nói tiếng Anh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/20
  15. bachikho

    bachikho Lớp 3

    công nhận chỉ cần 1 ví dụ trên là đủ hiếu thật, ai vẫn cố tình bênh vực TL thì quá khiên cưỡng
     
    Life is beautiful thích bài này.
  16. khuongebook

    khuongebook Mầm non

    theo thứ tự tương ứng ? thôi chắc mình hợp với cách dịch của Cụ thôi
     
  17. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 3

    :)) cụ này thì ...
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tác phẩm Lolita tiếng Việt - nỗi buồn dịch thuật
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    "Lolita” là tác phẩm có số phận không dễ dàng. Và dù đã trở thành một tác phẩm có giá trị kinh điển nhưng Lolita cũng gây ra nhiều sự tranh cãi nhất của văn chương thế kỷ 20.

    Sở dĩ vậy vì Lolita đề cập đến mối quan hệ bao gồm cả sex của nhân vật chính Humbert Humbert, một người khá nhiều tuổi với một cô gái 12 tuổi tên là Dolores Haze (Lolita).

    "Lolita” từng bị cấm ở nhiều quốc gia khác nhau. Và chính bởi những tranh cãi triền miên trên văn đàn thế giới xung quanh tác phẩm này nên khi bản dịch "Lolita" tiếng Việt được ấn hành, cuốn sách đã được "cẩn thận" đi kèm một chiến dịch PR, quảng cáo khá rầm rộ của nhà sách phát hành là công ty Nhã Nam.

    Tuy thế, Lolita cũng không gặp nhiều may mắn ở Việt Nam. Dù chiến dịch PR đã mang đến nhiều bài viết bênh vực... thì những xầm xì về các lỗi dịch, về lỗi hiểu sai tiếng Anh, về văn phong, ngữ pháp tiếng Việt trong bản dịch "Lolita" càng ngày càng bị phát hiện ra nhiều hơn trên các diễn đàn đã buộc các chuyên gia ngôn ngữ vào cuộc. Ngay sau khi bản dịch tiếng Việt đến với công chúng, nó lập tức nhận được các phản ứng đa chiều từ phía nhiều chuyên gia văn học - dịch thuật và cả của độc giả.

    Những sai phạm “ấu trĩ”

    Rất nhiều lỗi dịch của "Lolita" đã được liệt kê, và thật đáng tiếc, có đến hàng chục lỗi nghiêm trọng nằm ngay trong lời nói đầu của bản dịch. Có những lỗi khá buồn cười, thậm trí ấu trĩ như đoạn thiếu thủ đô Washington hay tự nhiên lại thừa ra một người anh họ ngay trong đoạn văn đầu tiên của lời nói đầu [Thực ra người anh họ lỗi lạc này chính là ông luật sư Clark, cách dịch thành “anh họ” chưa chuẩn xác cộng thêm văn phong tiếng Việt lủng củng đã khiến độc giả không hiểu - chú giải của tác giả]

    Lỗi dịch này còn lặp lại một lần nữa tại chương 10, cũng do dịch giả hiểu sai về nghĩa của từ “cousin” nên đã khiến tiểu thuyết lại thừa thêm ra một người bà con nữa của McCoo. Chưa hết vì sự “lơ đãng” của dịch giả, nên nhiều câu văn thiếu đi sự nhất quán, làm cho bối cảnh bị rối rắm, khó hiểu.

    Ngay ở dòng đầu tiên, chương đầu tiên cũng đã có nhiều lỗi sai dù nó chỉ có vỏn vẹn 169 chữ tiếng Anh. Nhưng đây là chương được các nhà phê bình nghiên cứu văn học và ngôn ngữ đánh giá là rất xuất sắc, thậm chí là xuất sắc nhất cuốn sách. Đó cũng là chương ngắn nhất trong 36 chương của cuốn sách. Tuy nhiên, cách hiểu của dịch giả chưa tới, hoặc có thể do quá cẩu thả của khâu biên dịch khiến những nét tinh tế của ngôn ngữ nguyên bản đã mất đi

    Sách hay, dở nhờ tâm người biên dịch

    Dịch thuật ở Việt Nam hiện nay là công việc khó khăn, thu nhập thấp, chỉ khoảng 100-200 đồng/ chữ. Mức thù lao vậy thì quả thật không còn nhiều người có thể theo đuổi nghề này như một cách để kiếm sống lâu dài, nếu họ không vì một mục tiêu khác hoặc không có một hậu phương vững chắc từ gia đình để tự do theo đuổi đam mê. Cũng có nảy sinh một thực tế là nhiều dịch giả đã chỉ đứng tên (cho mượn danh xưng) còn lại thuê sinh viên dịch theo từng chương cho nhanh, rồi về lắp ghép lại.

    Trong khi đó các em sinh viên chưa có nhiều vốn sống, phông văn hóa chưa đủ để thẩm thấu tác phẩm nên nhiều em sẽ chỉ dùng cách tra từ điển để hiểu nghĩa đen của từ. Nhưng ý nghĩa bóng hoặc những ngữ cảnh môi trường mà nhà văn đặt hàm ý vào thì không có từ điển nào trợ giúp được.

    Và vấn đề là khi ghép các phần dịch đó lại thì người đứng tên hoặc nhà xuất bản đã không đọc lại nghiêm túc, không có trách nhiệm trong việc biên tập để có được một “bản dịch đẹp” ít nhất về ngữ rồi nâng lên nghĩa. Thế nên mới có những thảm họa dịch thuật ra đời mà một số không ít mang tên dịch giả nổi tiếng hoặc nhà sách uy tín.

    Trong thời đại của máy tính và mạng Internet, của google và facebook ngày nay, thì khả năng đọc hiểu tiếng Anh nói riêng, và ngoại ngữ nói chung, không còn là độc quyền của một nhóm người nào nữa. Rất nhiều độc giả ngày nay am tường không chỉ tiếng Anh, mà còn cả văn hóa Mỹ, châu Âu, quê hương của các tác giả.

    Vì thế các bản dịch dở, dịch sai, dịch loạn, sớm hay muộn cũng bị lôi ra ánh sáng, và điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các dịch giả Việt Nam, nếu họ kịp thay đổi tâm thế để phù hợp hơn với những bước tiến của xã hội./.
    An Di (Vietnam+)​
     
  18. vuimotminh

    vuimotminh Lớp 3

    Cho ai chưa biết thì An Di là một bút danh khác của dịch giả Thiên Lương.
     
  19. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Bao năm qua Thiên Lương đi khắp hang cùng ngõ hẻm trên internet để rải bài nhằm hạ bệ cụ Dương Tường. Hành vi tiểu nhân, xấu tính này nguyên do cũng từ ghen tị mà ra.
    Nếu đọc Lolita tôi chọn bản của cụ Dương Tường. Một bản dịch văn phong mượt mà bay bổng đậm chất văn học tất nhiên hơn bản dịch kiểu khô cứng, robot rồi.
     
  20. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    tải về lâu rồi mà chưa đọc :D
    mới xem qua mấy post đầu thôi, nếu nói riêng về văn phong thì mình thấy của cụ DT hơn hẳn bản dịch lại kia
    ngoài lề là mình cũng ham hố dịch thuật thử cho vui, công nhận là vốn tiếng việt yếu thì câu văn ko mượt được
    mình nhiều khi đọc sách dịch cũng phải tra lại bản gốc nói gì, mặc dù trình tiếng anh í ẹ :D
     
    Bọ Cạp thích bài này.

Chia sẻ trang này