Trà phiếm Mật ngữ Thủy Hử

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 7/4/19.

Moderators: amylee
  1. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Chuẩn loại ngũ em thấy bộ đôi Đả hổ tướng Lý Trung và Tiểu bá vương Chu Thông quá xứng đáng. Nickname kêu thì hơn cả Bách thắng tướng mà tài năng thì quá kém. Thêm ông Trấn tam sơn Hoàng Tín cũng đáng vứt đi. Thân là đô giám xưng là trấn cả 3 núi mà toàn bị lũ mèo què Vương Anh đuổichạy có cờ, quên cả quân lính chỉ biết lủi, hèn nhát.
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đang tính viết tay Lý Trung này... Thầy của anh Sử Tiến mà còn thua cả trò, lại keo kiệt bủn xỉn. Chỉ là tay sơn đông mãi võ mà dám xưng tướng, lại còn đả hổ, khác gì sỉ nhục anh Võ Tòng và đám giang hồ.
    :lmao:
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/19
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lúc đầu cũng tính loại biên anh Lữ Bố Fake và anh Nhân Quý Nhái vì làm màu quá nhưng thấy 2 anh này tích cực đánh đấm, lại làm tốt nhiệm vụ vệ sĩ cho Tống Giang nên giữ lại.
    Thôi thì 2 anh trẻ trâu nên thích cosplay cho vui cũng chẳng sao.
     
  4. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Sao không vứt nốt mấy cặp anh em vô dụng ra cho đỡ chật danh sách bác khỉ ơi. Anh em Mục Hoằng, Mục Xuân ác bá địa phương nhờ quen biết lãnh đạo Giang nên sau khi lên núi thành tay chân thân tín, ông anh Mục Hoằng cũng tạm có chút bản lĩnh. Đến anh em Khổng Minh, Khổng lượng thì chán hẳn. Cao bồi thôn võ nghệ gà què, nhất thân nhì quen nên cũng có tên cho đủ số. Anh em Sái Phúc, Sái Khánh thì đúng vơ bèo vạt tép cũng cho vào danh sách. Anh thì cai ngục, anh thì đao phủ, bản lĩnh chả có gì đáng kể.
     
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Anh em họ Sái tạm giữ được, cho gác ngục vì vẫn phải bắt tướng, và làm đao phủ chặt đầu giặc.
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ai khỏe nhất trong 108 người?

    Không bàn về võ thuật, chỉ nói về sức mạnh thì chắc anh Tòng và anh Thâm xứng đáng nhất.
    Anh Tòng say rượu mà đấm chết con hổ, sau này lại còn tung cái đôn đá mấy trăm cân Tàu (cũng phải gần trăm kg bây giờ) lên rồi đưa tay đón lấy mà không hề mệt, mặt không chuyển sắc. Anh Tòng cũng có tuyệt chiêu gì hơi bí hiểm là vận sức lên khiến thân hình trở nên nặng nề, mấy anh tay chân ở Thập Tự Pha rồi Tôn Nhị Nương vốn bản lĩnh mà cũng không khiêng nổi anh Tòng lên. Anh Tòng từng bị đám Khổng Minh Khổng Lượng trói khiêng về nhà lúc say nên không thể nói anh Tòng vốn nặng cân tới mức không ai khiêng được.
    Anh Thâm thì sử cây trượng 60 cân Tàu phang một cái gãy gọn thân cây, trước đó thì 2 tay không nhổ tung cây liễu. Đúng như đám côn đồ khen, quả là phi phàm.
     
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    TÂM CƠ LÝ ỨNG

    [​IMG]


    7. Tâm cơ Lý Ứng (hậu ký)


    Loạt bài này tôi dự định chỉ viết 6 phần, trong đó 5 phần đầu hiến bạn đọc facebook, phần cuối giữ lại để post khi thích hợp. Còn phần 7, ý tưởng hằng lưu giữ trong đầu cho riêng mình mà không muốn viết ra. Rốt lại vẫn trong vòng luẩn quẩn câu likes, ko đúng với tiêu chí “viết không vì câu likes” tôi nhắc tới trong lời Từ biệt facebook.

    Phần hậu ký này muốn nhắc tới sự kiện cuối cùng về Lý Ứng, từ quan về làng, qua đó ta lại phần nào hiểu được thêm về tâm cơ của Lý Ứng, một nhân vật không lấy gì làm nổi bật, nhưng sâu không thể nghĩ bàn.

    Thủy hử hồi 120 viết: “Lý Ứng được bổ chức Đô thống chế ở phủ Trung Sơn đến nhậm chức được nửa năm thì nghe tin Sài Tiến cáo quan về nhà. Lý Ứng nghĩ mình cũng chung một tâm sự, bèn noi theo Sài Tiến dâng sớ lên Trung Thư Sảnh thác cớ mắc bệnh phong thấp không đủ sức làm quan, xin nộp trả quan bằng trở về ở thôn Độc Long Cương. Về sau Lý Ứng cùng với Đỗ Hưng làm ăn trở nên giàu có, cả hai đều được sống lâu.

    Trước đó Sài Tiến cũng từ chức Hoành Hải quân Thương Châu Đô thống chế về làm kẻ áo vải. Cả 2 việc đều chẳng có gì to tát, nhưng sự kiện Lý Ứng từ quan rồi trở nên giàu có khiến tôi trăn trở ít lâu. Có thật mọi việc đơn giản như vậy không? Như hồi 49, lời kể của vợ Lý Ứng cho hay: “Khi Quan Phủ bắt dong quan nhân đi rồi. Lại có hai người Tuần kiểm dẫn bốn người Đô đầu đem ba trăm thổ binh đến, thu lấy hết cả tài sản, bắt hết chúng tôi cho lên xe, bao nhiêu hòm xiểng trâu dê lừa ngựa, đều bắt lấy cả, nói là dọn chạy loạn đi, rồi phóng hỏa đốt cả trang viện mà kéo lên đây.”

    Vậy là bao nhiêu tài vật tích lũy của Lý gia trang đều được sung vào sơn trại. Tuy Lý Ứng về sau được giao quyền quản lý tiền lương, nhưng trong tay toàn gió mát, tiền bạc chẳng đáng là bao mà nhà cửa đã mất sạch. Thế thì sau khi làm chức võ quan Đô thống chế có nửa năm ngắn ngủi, Lý Ứng xây dựng lại cơ nghiệp bằng cách nào?

    Lần giở lại đoạn Thủy hử viết về Lương Sơn chịu chiêu an về triều, tôi giật mình vì có một khoảng trống trong việc xử lý tài vật của sơn trại. Hồi 82 viết rất chi tiết về việc Tống Giang xin Tú thái úy lưu lại 10 ngày để phát mãi sơn trại: “Cứ như ngụ ý của anh em tôi thì chuyến này muốn dốc hết tài sản trong sơn trại phát mại trong mười ngày. Mọi việc thu xếp xong, tất cả sẽ đi ngay về kinh không dám chậm trễ.

    4,5 ngàn lâu la xin về được thưởng tài vật rồi cho xuống núi, lại “giao cho Tiêu Nhượng viết cáo thị, sai người đi dán các nơi, hiểu thị khắp xóm thôn, phường trấn ở các quận quanh vùng cho dân chúng biết để lên sơn trại mua đồ phát mại liền trong mười ngày.

    Thế rồi: “Bao nhiêu vàng bạc, châu báu, gấm vóc lụa là cất giữ trong kho đều đưa ra phân chia cho các đầu lĩnh và quân sĩ, lại dành ra một phần để cung hiến triều đình, còn nữa chất đống ở sơn trại đợi phát mãi hết cho dân trong hạn mười ngày, bắt đầu từ mồng ba đến hết ngày mười ba tháng ba. Cho giết dê mổ bò, ủ men nấu rượu, sửa soạn khoản đãi tất cả những người lên sơn trại mua hàng, cũng là khao thưởng anh em quân sĩ.
    Đúng ngày đã định, dân bốn phương từng đoàn tấp nập khoác bao quảy níp lên sơn trại. Tống Giang ra lệnh trong mười hôm, ngày nào cũng như thế. Hết hạn mười ngày, chấm dứt việc phát mại. Tống Giang truyền lệnh cho tất cả mọi người thu xếp về kinh triều cận.


    Ở đây ta thấy rõ ràng tài vật trong sơn trại chia làm 3 phần: 1 phần phân chia cho mọi người, 1 phần nộp lên triều đình, và 1 phần đem bán cho dân. 2 phần đầu coi như xử lý tường minh, còn lại phần cuối bán cho dân 10 ngày xong không thấy chia chác hay thượng hiến. Thế rồi hồi triều. Và dĩ nhiên người quản lý cuối cùng của 1/3 số tài sản này là Sài Tiến và Lý Ứng. Tới đây ta thấy có sự bố trí của Tống Giang, Ngô Dụng khi để lại sơn trại một đám người: “Tống Giang có ý định cho đưa gia quyến các anh em trở về làng cũ. Ngô Dụng can: Việc ấy xin chớ vội. Hãy tạm lưu gia quyến anh em ở lại sơn trại ít lâu nữa, đợi anh em về kinh triều cận, được ban ấn tứ đâu đó xong xuôi, khi ấy hãy cho đưa người già trẻ con các quân sĩ về quê quán cũng chưa muộn.

    Quá đủ thời gian để chôn giấu một kho tàng phòng khi cần tới. Thỏ khôn còn biết đào ba hang, huống chi một kẻ tâm cơ sâu khôn lường như Tống Giang, tôi không tin anh chàng không phòng hờ nếu sự tình chiêu an có biến. Tống, Ngô, Sài, Lý đã cùng nhau chôn giấu kho tàng của Lương Sơn, sau khi đánh Phương Lạp trở về, Lý Ứng là quan đô thống tại Vận Châu, ngay gần Lương Sơn Bạc, cũng chính là người bảo vệ canh giữ kho tàng.

    Tới đây các bạn sẽ đặt câu hỏi, liệu có phải Lý Ứng phản lại bộ tứ mà từ quan về đào kho tàng lên hưởng dụng một mình chăng? Thế thì hãy tiếp tục với cái chết của Tống Giang. Hồi 120 viết: “thấm thoát sắp được nửa năm từ khi Tống Giang về nhậm chức. Bấy giờ là thượng tuần tháng tư năm Tuyên Hoà thứ sáu. Tống Giang bỗng nghe tin có sứ giả của triều đình đến ban ngự tửu bèn cùng thuộc hạ ra ngoài thành nghênh tiếp.

    Vậy là nửa năm sau khi chinh chiến trở về, Tống Giang chết. Sau đó chẳng bao lâu Ngô Dụng cũng tự tử bên mộ Tống Giang. Như vậy kho tàng không còn ý nghĩa trong việc Đông Sơn tái khởi, nên cùng khoảng thời gian này, Lý Ứng bèn xin từ quan, trở về đào kho tàng lên mà thành phú ông sung túc tới cuối đời.

    Một kết thúc viên mãn cho một con người tâm cơ.

    (Nguồn: blog Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/5/19
    bdsg thích bài này.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    108 vị anh hùng... Thánh công Phương Lạp

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghĩa quân Phương Lạp có rất nhiều nhân vật tương đồng với các hảo hán Lương Sơn Bạc, như Tiểu Dưỡng Do Cơ Bàng Vạn Xuân hao hao Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh; Quốc sư Đặng Nguyên Giác na ná Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm... nhưng ít người biết rằng Thủy hử xây dựng nghĩa quân Phương Lạp với đúng 108 vị hảo hán. Phải chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có ẩn ý của tác giả?

    Tôi cho rằng tác giả đã lồng ghép rất khéo thông điệp khởi nghĩa Phương Lạp mới thực sự là ứng với mệnh trời. Nếu coi 108 là con số thiên cang địa sát, thì khi Tống Giang đem binh đánh Phương Lạp, họ chỉ có 103 đầu lĩnh (An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa bị giữ lại kinh). Họ đã trở nên hàng fake. Còn tại sao Thi Nại Am tiên sinh lại muốn ám chỉ Tống Giang là hàng nhái thì chắc các bạn đều đã biết Thủy hử được sáng tác để mắng ai rồi đó.

    Để củng cố cho quan điểm này, ta quay ngược lại đoạn Tống Giang nhận 3 cuốn thiên thư, Cửu thiên huyền nữ nói rằng: "Đức Ngọc Hoàng nhận thấy Tinh Chủ chưa dứt lòng ma, chưa tu trọn Đạo, nên tạm phạt xuống nơi trần thế, không bao lâu lại được trở về Tiên Cung. Vậy Tinh Chủ chớ nên đổi dạ thay lòng, mà lỡ ra tội xuống Phong Đô, thì ta đây cũng khó lòng cứu nổi."

    Và tới hồi 120 khi báo mộng cho Đạo quân hoàng đế: "Thấy xe ngựa đã sắp sẵn. Đái Tôn mời thiên tử lên ngựa. Chỉ thấy xung quanh mịt mù sương khói, bên tai tiếng gió thổi ù ù, chẳng mấy chốc đã tới nơi, chỉ thấy : Mờ mờ khói nước, núi lớp mây đùn. Chẳng thấy trăng sao, nước trời một sắc. Mênh mông răm dại thẳm màu, hun hút lau xanh ngút mắt. Hồng nhạn dàn hàng, buồn thương bay qua đầu bãi cát, vịt trời đôi một, mỏi chân ngủ cạnh bờ sen. Sương nhuộm cành phong tựa chinh phu rơi lệ, gió phơ bờ liễu như oan phụ cau mày. Trăng mờ sao lạnh, đêm vắng vẻ, gió buốt sương tê cảnh thu buồn...
    Đạo quân hoàng đế thúc ngựa lên núi. Đi qua ba lớp cửa ngoài, đến trước toà cổng thứ ba thiên tử thấy đám đông chừng hơn một trăm viên võ tướng mặc chiến bào, khoác giáp sắt, đội mũ sắt, thắt đai da đen, đeo gươm giáo đang rập đầu vái lạy...
    "

    Rồi lời Tống Giang thưa với Tống Huy tông: "Nay âm hồn của bọn thần về tụ hội ở đây, xin tâu lên bệ hạ nỗi oan khuất của bọn thần, trước sau không có ý làm phản."

    Rồi "Ngọc hoàng thượng đế thương xót bọn thần là người trung nghĩa, đã phủ điệp sắc phong cho bọn thần giữ chức đô thổ địa cai quản vùng Lương Sơn Bạc."

    Cảnh ở đây là cảnh địa phủ, hồn ở đây là quỷ hồn, tịnh không có chút nào là cảnh thần tiên chi địa. Ta có thể thấy tác giả ngầm chỉ bọn người Lương Sơn Bạc vẫn giữ tâm ma, thay lòng đổi dạ nên bị phát làm oan hồn ngạ quỷ chốn Phong Đô chứ không được về trời. Khéo thay!

    Dưới đây là danh sách 108 vị anh hùng hảo hán Vĩnh Lạc:
    1 Phương Lạp Thánh công
    2 Vương Dần Binh bộ thượng thư
    3 Phương Hậu Hoàng thúc - Đại vương
    4 Phương Thiên Định Thái tử
    5 Tổ Sĩ Viễn Hữu thừa tướng
    6 Lâu Mẫn Trung Tả thừa tướng
    7 Thẩm Thọ Tham chính
    8 Hoàn Dật Thiêm thư
    9 Phùng Hỉ Dẫn tiến sứ
    10 Vệ Trung Lục quân chỉ huy sứ
    11 Đặng Nguyên Giác Quốc sư - Đại nguyên soái
    12 Thạch Bảo Nam ly đại tướng quân - Đại nguyên soái
    13 Tư Hành Phương Hộ quốc đại tướng quân - Đại nguyên soái
    14 Lệ Thiên Nhuận Trấn quốc đại tướng quân - Đại nguyên soái
    15 Lệ Thiên Hựu Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    16 Ngô Trị Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    17 Triệu Nghị Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    18 Hoàng Ái Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    19 Tiền Trung Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    20 Thang Phùng Sĩ Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    21 Phùng Tích Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    22 Tiết Đẩu Nam Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    23 Lãnh Cung Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    24 Trương Kiệm Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    25 Nguyên Hưng Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    26 Điêu Nghĩa Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    27 Ôn Khắc Nhượng Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    28 Mao Địch Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    29 Vương Nhân Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    30 Thôi Vực Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    31 Liêm Minh Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    32 Từ Bạch Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    33 Trương Đạo Nguyên Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    34 Phong Nghi Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    35 Trương Thao Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    36 Tô Kinh Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    37 Mễ Tuyền Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    38 Bốc Ứng Quỳ Bộ tướng của Tứ đại nguyên soái
    39 Bàng Vạn Xuân Đại tướng trấn ải Dục Linh
    40 Kế Tắc Tướng giữ ải Dục Linh
    41 Lôi Quýnh Tướng giữ ải Dục Linh
    42 Đàm Cao Nguyên soái dưới trướngTổ Sĩ Viễn
    43 Trịnh Bưu Điện tiền thái úy
    44 Bao Đạo Ất Linh Ứng thiền sư
    45 Cao Ngọc Thị lang
    46 Phổ Văn Anh Tư thiên thái giám
    47 Hình Chính Tô Châu nguyên soái
    48 Phương Kiệt Hoàng chất - Điện tiền kim ngô thượng tướng quân
    49 Đỗ Vi Mã bộ thân quân đô thái uý phiêu kỵ thượng tướng quân
    50 Hạ Tòng Long Ngự lâm đô giáo sư
    51 Phương Mạo Tam đại vương
    52 Lưu Vân Phi long đại tướng quân
    53 Trương Uy Phi Hổ đại tướng quân
    54 Từ Phương Phi hùng đại tướng quân
    55 Quách Thế Quảng Phi báo đại tướng quân
    56 Ô Phúc Phi thiên đại tướng quân
    57 Câu Chính Phi vân đại tướng quân
    58 Chấn Thành Phi sơn đại tướng quân
    59 Xương Thịnh Phi thủy đại tướng quân
    60 Thành Quý Ô Long Đô tổng quản
    61 Địch Nguyên Ô Long Phó tổng quản
    62 Kiều Chính Ô Long Tả phó quản
    63 Tạ Phúc Ô Long Hữu phó quản
    64 Lã Sư Nang Khu mật sứ
    65 Thẩm Cương Thống chế
    66 Phan Văn Đắc Thống chế
    67 Ứng Minh Thống chế
    68 Tưừ Thống Thống chế
    69 Trương Cận Nhân Thống chế
    70 Thẩm Trạch Thống chế
    71 Triệu Nghị Thống chế (Triệu Nghị này thuộc Giang Nam thập nhị thần, trùng tên với nhân vật trong nhị thập tứ tướng ở trên)
    72 Cao Khả Lập Thống chế
    73 Phạm Trù Thống chế
    74 Trác Vạn Lý Thống chế
    75 Hòa Đồng Thống chế
    76 Thẩm Lâm Thống chế
    77 Ngô Thăng Tướng giữ ải Độc Tùng
    78 Tưởng Ấn Tướng giữ ải Độc Tùng
    79 Vệ Hanh Tướng giữ ải Độc Tùng
    80 Trần Quan Tướng giữ Dương Châu
    81 Trần Ích Tướng giữ Dương Châu
    82 Trần Thái Tướng giữ Dương Châu
    83 Diệp Quý Tướng giữ Dương Châu
    84 Ngô Thành Tướng giữ Dương Châu
    85 Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    86 Phó tướng của Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    87 Phó tướng của Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    88 Phó tướng của Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    89 Phó tướng của Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    90 Phó tướng của Cung Ôn Tướng giữ Hồ Châu
    91 Ngũ Ứng Tinh Tướng giữ Đông Quản
    92 Bạch Khâm Tướng giữ Đông Quản
    93 Cảnh Đức Tướng giữ Đông Quản
    94 Hạ Hầu Thành Tướng giữ Đông Quản
    95 Đoàn Khải Tướng giữ Tú Châu
    96 Nghiêm Dũng Tướng giữ Giang Âm, Thái Thương
    97 Lý Ngọc Tướng giữ Giang Âm, Thái Thương
    98 Tiền Chấn Bằng Tướng giữ Thường Châu
    99 Kim Tiết Tướng giữ Thường Châu
    100 Hứa Định Tướng giữ Thường Châu
    101 Gia Dư Khánh Tướng giữ Tuyên Châu
    102 Lý Thiều Tướng giữ Tuyên Châu
    103 Hàn Minh Tướng giữ Tuyên Châu
    104 Đỗ Kính Thần Tướng giữ Tuyên Châu
    105 Lỗ An Tướng giữ Tuyên Châu
    106 Phan Tuấn Tướng giữ Tuyên Châu
    107 Trình Thắng Tổ Tướng giữ Tuyên Châu
    108 (Vô danh) Viên bình sự huyện Phú Dương

    (lời chú thêm của tác giả
    Có nhiều người thắc mắc sao kỳ này ngắn và dở ẹc thế này. Em xin phép thưa rằng nó là phần mào đầu cho các bài sau, sẽ liên quan nhiều đến các con số ạ.)

    (Nguồn: blog Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
Moderators: amylee
: Thủy hử

Chia sẻ trang này