Truyện dài Nam thiên du

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi xuanchau, 12/9/15.

Moderators: nhanjkl
  1. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Hồi 1: Nguyệt ảnh

    Tổ tiên Đông Phương gia vốn là địa chủ có tiếng ở vùng đất kinh kỳ, vào thời huy hoàng cũng thuộc hàng tam công cửu khanh có người làm quan trong triều. Tục ngữ có câu: “ Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” kể cũng đúng thật. Trong nhà dẫu có núi vàng núi bạc cũng không trụ được khi có những đứa phá gia chi tử chỉ biết ăn tàn phá hại.

    Đến những năm sau cách mạng cải cách kinh tế, nhà họ Đông Phương rơi vào cảnh suy vi, không còn được như ngày xưa nữa. Đến đời Đông Phương Chân Long thì cũng chỉ còn đủ cơm cháo qua ngày. Tuy gia cảnh không còn như xưa, nhưng mỗi người trong dòng họ Đông từ trên xuống dưới đều mong có lúc hồi phục lại vinh quang gia tộc khi xưa nên hết lòng bồi dưỡng cho đích tôn của dòng họ, chính là Đông Phương Chân Long. Đông gia vốn truyền miệng một truyền thuyết đó là có một bảo vật giá trị liên thành chính là quyển “Tam thập lục ký”. Tương truyền đây chính là bộ kỳ thư giúp người luyện được có một thân võ công thâm hậu, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, có thể phân kim đoạn thạch, dẫn nguồn long mạch, đủ sức quyền bá thiên hạ. Vì bộ kỳ thư quá nguy hiểm nên năm xưa, hoàng đế nhà Nguyễn đã lệnh cho một vị quan tâm phúc đêm đi cất giấu. Vị quan đó vâng mệnh tuy nhiên, nhưng vốn là một người có tâm cơ nên đã lén ghi chép lại địa điểm cất giấu kỳ thư thành một bản mật đồ và truyền cho hậu nhân. Sau bao nhiêu thời gian, bản mật đồ rơi vào tay nhà Đông gia. Tiếc rằng Đông gia cũng chỉ là địa chủ địa phương, trình độ có hạn nên biết là vật quý nhưng không sao lấy được. Hậu nhân ngày càng kém cỏi, ngộ tính càng kém cuối cùng bản mật đồ đó xem như báu vật dòng họ. Hy vọng có một này người nhà họ Đông ngộ được thiên cơ giúp cho gia tộc vinh hiển. Vì thế già trẻ, gái trai, của Đông Phương gia từ trên xuống dưới đều đau đáu 1 tâm niệm đó là phải hiểu được mật đồ qua đó tìm đc kỳ thư. Có lần hồi bé, Chân Long hỏi ông nội: “ Tam thập lục ký có quý ko ông? Sao nhà ta ai cũng muốn có nó?” Ông nội mới nghiêm mặt trả lời: “ Ai da, vậy để ta nói cho con biết. Năm xưa hòa thượng Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh, danh chấn giang hồ. Trong sử sách ghi chép lại là một hòa thượng yếu đuối. Kỳ thực ko phải như vậy. Con nghĩ xem, việc đi Tây Thiên xa xôi ngàn dặm, nguy hiểm trùng trùng há có thể để 1 tăng nhân trói gà ko chặt đi? Đường Tăng thật ra chính là đương kim đệ nhất cao thủ đương thời, những đồ đệ chỉ là để theo hầu ông ta mà thôi. Đường Tăng tập hợp sở học vạn gia, viết thành bộ Nhất bách bát kỳ kinh (108) chia thành 2 quyển Thượng và Hạ. Khi đi ngang nước Đại Việt cổ do cảm mến người phương Nam ta nên tặng quyển Thượng. Từ đó về sau hoán triều đổi vị đều có một phần là nguyên nhân từ cuốn kỳ kinh này. Đông Phương gia ta may mắn mới có được bản đồ tìm kiếm kỳ thư, chỉ tiếc là thế hệ của ta phúc mỏng ko thể hoàn thành, sau này nhiệm vụ tìm kiếm kỳ thư phải do con gánh vác đó”. Tuy nói là vậy, nhưng đã mấy trăm năm trôi qua, kỳ thực quyển kỳ thư có còn tồn tại trên đời này ko thì tất cả môn nhân Đông Phương gia đều ko dám chắc.

    Nói về Đông Phương Chân Long, vốn là một chàng trai trẻ tuổi, tiếp xúc với công nghệ hiện đại, xung quanh nào là Internet, smartphone nên sớm cũng không còn mặn mà lắm với lời giáo huấn của gia đình. Tuy nhiên vì là cháu đích tôn của dòng họ nên Chân Long cũng phải vâng dạ vậy mà thôi. Gia tộc Đông Phương vào thời kỳ mở cửa nên con cháu cũng đi xa làm ăn khá nhiều, chỉ duy còn lại Đông Phương Chân Long ở lại với ông nội để được dạy bào và cũng để hương khói sau này. Nhà của Đông Phương nằm ở phía bắc thành phố, vốn là cố đô khi xưa. Hiện nay trong thành phố vẫn còn rất nhiều đền đài lăng tẩm, chính giữa là Hoàng thành được xây dựng kiên cố, vẫn còn mang dáng vẻ uy nghi. Năm xưa khi chúa Nguyễn lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt gần 150 năm. Đã cho xây dựng và quy hoạch Kinh thành bên bờ Bắc của con sông. Dòng sông như một hào lũy tự nhiên, tự như con rồng uốn lượn. Hoàng thành xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng hơn 500ha, có 9 cửa thông ra ngoài tự như Cửu long tề xuất. Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thủy, Kinh Thành nằm trên vùng ‘Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dòng chảy của sông phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông chảy vòng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu. Dòng sông đóng vai trò minh đường, cùng hai hòn đảo nhỏ có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) chầu về trước Kinh Thành. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn núi, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Dựa trên các nguyên tắc của thuật phong thủy, các vua nhà Nguyễn đã kết hợp các yếu tố có sẵn trong địa hình tự nhiên như sông, núi, đảo... cùng sự can thiệp đúng chỗ của bàn tay con người khi lấp một số đoạn của sông đồng thời đào một loạt hệ thống sông, hào ở trong và ngoài Kinh Thành để phục vụ cho ý tưởng của mình. Tất cả những cố gắng trên không nằm ngoài ý nguyện định đô lâu dài của vương triều Nguyễn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/15
    TrongNghia and bichdinh like this.
  2. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Nói về Đông Phương Chân Long, vốn là một chàng trai trẻ tuổi, tiếp xúc với công nghệ hiện đại, xung quanh nào là Internet, smartphone nên sớm cũng không còn mặn mà lắm với lời giáo huấn của gia đình. Tuy nhiên vì là cháu đích tôn của dòng họ nên Chân Long cũng phải vâng dạ vậy mà thôi. Gia tộc Đông Phương vào thời kỳ mở cửa nên con cháu cũng đi xa làm ăn khá nhiều, chỉ duy còn lại Đông Phương Chân Long ở lại với ông nội để được dạy bào và cũng để hương khói sau này. Nhà của Đông Phương nằm ở phía bắc thành phố, vốn là cố đô khi xưa. Hiện nay trong thành phố vẫn còn rất nhiều đền đài lăng tẩm, chính giữa là Hoàng thành được xây dựng kiên cố, vẫn còn mang dáng vẻ uy nghi. Năm xưa khi chúa Nguyễn lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt gần 150 năm. Đã cho xây dựng và quy hoạch Kinh thành bên bờ Bắc của con sông. Dòng sông như một hào lũy tự nhiên, tự như con rồng uốn lượn. Hoàng thành xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng hơn 500ha, có 9 cửa thông ra ngoài tự như Cửu long tề xuất. Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thủy, Kinh Thành nằm trên vùng ‘Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dòng chảy của sông phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông chảy vòng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu. Dòng sông đóng vai trò minh đường, cùng hai hòn đảo nhỏ có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) chầu về trước Kinh Thành. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn núi, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Dựa trên các nguyên tắc của thuật phong thủy, các vua nhà Nguyễn đã kết hợp các yếu tố có sẵn trong địa hình tự nhiên như sông, núi, đảo... cùng sự can thiệp đúng chỗ của bàn tay con người khi lấp một số đoạn của sông đồng thời đào một loạt hệ thống sông, hào ở trong và ngoài Kinh Thành để phục vụ cho ý tưởng của mình. Tất cả những cố gắng trên không nằm ngoài ý nguyện định đô lâu dài của vương triều Nguyễn.

    Chân Long tính tình khoáng đặt, ham giao du kết bạn nên cũng không ít lần bị la mắng. Tuy nhiên, vốn thông minh nên cũng không ít lần thoát nạn. Đặc biệt Chân Long rất thích được nghe ông nội kể về những chuyện xa xưa, những truyền thuyết vẫn còn lưu truyền trong dân gian ví dụ như chuyện đám cưới ma. Thế nào là đám cưới ma? Chính là việc những thanh niên trẻ sau khi đã đính hôn và chờ đợi đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì phải giúp họ "hoàn thành" hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ làm loạn, khiến cho gia đình bất an. Bởi vậy, nhất định phải cử hành âm hôn cho họ, sau đó mới tiến hành mai táng. Ngoài ra, người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Thời đó, cũng có những nhà phong thủy vì muốn kiếm tiền bất chính nên xúi giục nhiều gia đình cử hành âm hôn. Bởi vậy, âm hôn thường diễn ra trong những gia đình giàu có thời xưa.. Do âm hôn hao tốn tiền của, sức người trong xã hội và vô nghĩa nên đã từng bị nghiêm cấm, nhưng không vì thế mà phong tục này bị triệt tiêu. Tiêu biểu là điển cố về Tào Tháo. Con trai Tào Xung mà Tào Tháo vô cùng yêu thương chết năm mới 3 tuổi, ông ta đã ra lệnh tuyển chọn những tiểu thư đã chết trong thiên hạ để gả vợ cho Tào Xung và chôn họ cùng với nhau. Thậm chí Tào Tháo còn có ý định xây một hậu cung để chôn những tiểu thư cho con trai mình, tuy nhiên Tào Tháo đã chết trước khi kịp làm điều đó. Đó là với những gia đình giàu có, còn với những gia đình khó khăn thì thường đi thuê hoặc dụ một người điên để làm lễ kết hôn với người chết hòng mong được sống yên ổn. Ngoài ra vì là vùng đất nông nghiệp nên xung quanh nhà Chân Long vẫn còn giữ một số tập tục như thắt khăn tang cho cây hoặc gọi cây dậy để xem đám ma…

    Dù đã trong thời hiện đại nhưng có câu nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên mọi người trong làng vẫn nhất nhất nghe theo. Năm Chân Long 18 tuổi thi đậu vào 1 trường ĐH trong thành phố học chuyên ngành Lịch sử. Nhận giấy báo trúng tuyển, cả gia đình Chân Long đã tổ chức một buổi tiệc thật lớn để mừng đứa cháu đích tôn.

    Trường Chân Long theo học là một ngôi trường được xây dựng trên nền đất cũ của một biệt thư xưa. Ở chính giữa sân trường là có một cái ao nhỏ nửa hình thái cực, được lấp kín lại. Nghe các anh chị khóa trên nói khi xưa đó là một hầm nuôi cá sấu ăn thịt người, sau thời gian vài mươi năm đã bị lấp kín và cũng không còn ai nhắc đến nữa. Năm đó, vào dịp tháng 7 Âm lịch, đây là tháng được gọi là tháng Cô hồn. Tương truyền mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng. Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này. Cũng có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ. A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn. Tháng 7 âm lịch năm đó, lớp Chân Long cũng đã sắp ra trường, bài vở thi cả đã xong nên cả bọn rủ nhau chơi trò thi gan dạ. Luật đề ra đó là mỗi người trước khi ra về vào buổi chiều phải để lại một vật làm tin trong phòng học trước sự chứng kiến của nhiều người. Tối đến, vào lúc 12h đêm phải lẻn vào và lấy được vật làm chứng đó ra. Trò chơi lập tức được nhiều người ủng hộ nhưng rốt cuộc đến nửa đêm khi cần đột nhập vào trường thì cả đám lại run chân. Vốn gan hùm mật gấu, Chân Long xung phong đi trước mở đường.

    12h đêm. Tối đen. Lúc đứng dưới cổng trường xung quanh đông đúc thì không sợ, bây giờ một mình dò dẫm trong dãy hành lang để đến phòng học một mình mới thấy không đơn giản. Chân Long rút điện thoại, bật sáng để thay đèn pin dò đường. Còn một khoảng nữa mới đến được phòng học. Bỗng nhiên, nhìn ra ngoài hành lang, Chân Long thấy trên bãi cỏ ở giữa sân có một bóng người thấp thoáng. Nghĩ rằng là một bạn học, Chân Long lớn tiếng gọi: “Ai ở đó vậy?” Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng cười khúc khích ở đâu vang đến.

    “Haizzz, chắc đứa nào đang cố dọa cmn mình đây, để mình trở ngược ra dọa lại cho biết mặt”, nghĩ là làm, Chân Long khom người, bò dọc dãy hành lang để ngược ra sau. Tuy nhiên, càng đến gần, Chân Long càng thấy làm lạ “Thế quái nào lại có đứa đi mượn được áo dài như thế nhỉ ? Mình là chủ trò mà còn ko biết ??? Mà thôi kệ, cứ dọa cho nó tái mặt cái đã”.

    Bóng trắng đã thấp thoáng phía trước, nhìn từ chỗ Chân Long chỉ thấy phần lưng trắng, trông giống như đang mặc 1 bộ áo dài, tóc bay nhẹ. “Có vẻ là nó ko phát hiện ra mình”. Vừa nhủ thầm như vậy thì bỗng nhiên, bóng trắng biến mất. Tưởng nhìn nhầm, Chân Long mở to 2 mắt, nhìn ngó một lượt xung quanh. “ Quái lạ, biến đi đằng nào rồi!”

    Càng nghĩ kỹ càng thấy lạ, không lẽ gặp ma ? Vừa nghĩ đến đó, Chân Long cảm thấy buồn cười, ở thế kỷ công nghệ thông tin này rồi làm gì còn chuyện có ma. Họa chăng chỉ là mấy bác già ở làng mới còn tin thôi. Hơn nữa, ở sân trường ĐH này, ngày nào cũng có gần ngàn sinh viên đi qua đi lại, có ma thật thì nó cũng đã sớm bị lũ sinh viên này làm ồn ào chịu không nổi mà bỏ đi rồi. Ở gần nơi xuất hiện bóng trắng chính là cái hồ hình nửa thái cực ở sân trường, mãi suy nghĩ Chân Long đã bước đến đó lúc nào không hay. Lúc này, cậu mới để ý thật kỹ hình dạng mặt hồ.

    Hồi còn nhỏ, Chân Long từng được nghe ông nội nói: “Thái cực đồ còn có tên là Âm dương ngư. Cá trắng là dương, cá đen là âm. Diện tích cả 2 bằng nhau và cùng nằm trong một hình tròn, chỗ giáp nhau của 2 con cá này là đường cong hình chữ S. Mắt đen của con cá trắng gọi là trong dương có âm, mắt trắng của con cá đen gọi là trong âm có dương. Ý nghĩa chính là trong âm dương giao hòa, cũng nhau tương hỗ, đối lập nhưng lại thống nhất nhau. Có như vậy thì thiên địa mới giao hòa được.”

    Thế mà ở đây, hồ này càng nhìn càng thấy lạ. Có thể ban ngày người đông nên Chân Long không để ý, bây giờ cậu mới thấy hồ này chỉ có hình của cá đen, lại không có mắt trắng, khác nào nói rằng âm thịnh dương suy, hoàn toàn không hợp với bố cục phong thủy. Tuy còn trẻ tuổi nhưng hàng ngày được các bậc trưởng lão và ông nội chỉ dạy nên Chân Long cũng có chút kiến thức kỳ môn. Càng nghĩ càng thấy lạ nên cậu bước lại để quan sát thật kỹ, hồ tuy đã được lấp kín nhưng bờ thành vẫn còn nhận thấy được hình dạng, bờ thành được đắp bằng đá phiến nguyên khối hoa cương, có vẻ là được lấy từ Ngũ hành sơn, được đẽo gọt vừa kít với nhau, nguyên bờ thành không dùng một chút xi măng hay vật liệu kết dính nào. Rốt cuộc vẫn không thể hiểu nổi tại sao người ta lại đào cái hồ hình dạng như vậy ở đây. Chân Long nhìn quanh mãi vẫn không thấy bóng dáng áo trắng vừa nãy đâu, nên chặc lưỡi bỏ qua. Tiếp tục lên phòng học để lấy vật làm chứng đã.

    Vừa quay lưng bước đi, thì bỗng nhìn xuống đất, Chân Long thấy bóng của mình được ánh trăng chiếu xuống, thì lộ ra trên gốc liễu sau lưng có một bóng người đang đứng…

    Từ xưa đến nay, khi nhắc đến phong thủy luôn luôn phải nhắc đến một số cây trồng trong nhà. truyền thống của cha ông trong việc xây nhà dựng cửa đến nay là “trước cau sau chuối” là một kinh nghiệm trồng cây cho nhà ở rất khoa học. Xét về quan điểm hình thế, phần trước của ngôi nhà luôn cần sự quang đãng, tránh các vật che chắn làm giảm tầm nhìn, ngăn cản sự lưu thông của sinh khí vào đại môn (cửa chính). Nếu cây loại to sẽ có rễ lớn ăn vào làm hỏng nền nhà, đi lại dễ bị va vấp, loại cây lá nhiều sẽ dễ rụng lá đầy sân, bóng râm che khuất khiến nhà thiếu dương quang (ánh sáng mặt trời) từ đó suy ra không nên trồng các cây um xùm như cây liễu. Đa phần nhà ở truyền thống của cha ông ta đều quay về hướng nam hoặc đông nam là hướng gió chủ đạo, cây có nhiều lá trồng trước nhà sẽ cản trở gió lành. Vì thế “trước cau sau chuối” là khuyến cáo trước nhà chỉ nên trồng cây kiểng hoặc cây mảnh, dáng cao, lá sáng (cau, dừa cảnh) như một hàng danh dự đẹp mắt, sau nhà là những cây lá dày rậm (như chuối, bàng…) để che bớt gió lạnh phương bắc và đông bắc. Xét về tính cây, cây liễu ưa nắng gió, ưa thoáng đãng, khi bạn trồng trước cửa nhà cũng chẳng khác nào ép nó chui vào nơi chật hẹp tối bức, bản thân nó cũng không thích hợp phát triển. Còn theo như thuật kỳ môn độn giáp thì cây liễu thuộc về phần âm, có thể dẫn dụ âm khí đến nhà, hơn nữa cây liễu còn không kết hạt khiến người ta liên tưởng đến phần con cái. Hơn nữa, từ “ liễu” nghe âm gần giống với từ “ lưu”, tức là chảy đi, đổ đi mất. Vậy nên trồng cây liễu có thể sẽ khiến cho tài sản trong nhà chảy đổ hết xuống sông xuống biển.

    Chân Long sững người, cả thở cũng ko dám thở mạnh, lông tóc dựng ngược cả lên, cái bóng trên cây liễu vẫn đứng yên không hề cử động. Phải nói rằng, gia tộc Đông Phương tuy chỉ là hào chủ địa phương nhưng thời buổi loạn lạc mà vẫn làm được quan trong triều thì cũng không phải là phường giá áo túi cơm. Tuy thời thế thay đổi, rất nhiều tuyệt kỹ của Đông Phương gia đã thất truyền nhưng thuyền nát cũng còn ba cân đinh, Đông Phương Chân Long lại là đích tôn dòng họ được bồi đắp từ nhỏ nên cũng có được vài miếng võ phòng thân. Tổ tiên Đông Phương gia là Đông Phương Anh Kiệt vốn là một võ tướng từng đánh đông dẹp bắc, tham gia vô số kể các trận đánh lớn nhỏ, lập không ít công lao nên được phong làm Nhất đẳng thượng tướng quân. Giúp Đông Phương Anh Kiệt có thể uy dũng như thế hoàn toàn là nhờ vào 2 bộ tuyệt kỹ là Khắc cốt minh tâm trảo và Vô ảnh vô tung. Khắc cốt trảo là võ công sử dụng trên chiến trường, lấy ít địch nhiều, chuyên phá vào các khớp, gây tổn thương nghiêm trọng cho đối thủ, còn Vô ảnh vô tung là bộ pháp kinh không khoái tuyệt, liên miên bất tận. Chân Long luyện tuyệt học gia truyền, tuy không thể cáo chung đại thành nhưng ít nhất cũng đã luyện được trung thành sơ giai.

    “Giả thần giả quỷ !” Chân Long thu liễm tinh thần, hét lớn, tung ngược người lên rồi nhắm vào cái bóng trên cây liễu. Bóng đen đang đứng bất động trên cây lập tức di chuyển. Một giọng nói the thé vang lên: “Tiểu tử, biết điều thì cút. Đừng để lão gia ta ra tay, rượu mời không uống lại uống rượu phạt”

    Tuổi trẻ khí thịnh, há có thể để người ta đùa cợt, Chân Long lại biến chiêu phóng theo đuổi gấp. Lúc này, chỉ thấy bóng đen phất tay ra, một mùi tanh xộc vào mũi. Chân Long nghiêng người tránh nhưng không còn kịp nữa, thấy nhói một cái ở cánh tay. Cậu chưa kịp làm gì thì bỗng nhiên từ đâu xuất hiện thêm 1 bóng áo trắng. Bóng trắng này chụp mạnh vào cổ áo cậu giật mạnh khiến bị kéo ngược ra sau, vừa may tránh được vật gì đó từ bóng đen phất ra. Bóng đen lại cất giọng nói the thé, quái nam quái nữ đó lên: “Lũ các người hôm nay phá hòng đại sự của ta rồi, được lắm, được lắm!” Nói xong rồi tung người quay đi.

    Lúc này Chân Long mới quay qua bóng áo trắng thì thấy đây là một người đàn ông trung niên, khuôn mặt đầy đặn, phúc khí, nhìn rất giống mấy cán bộ phường mà cậu vẫn thường thấy ngồi nhậu lai rai gần nhà. Không ngờ người này lại có thân thủ cao như vậy. Chưa kịp mở miệng, thì người lạ mặt đã nghiêm mặt hỏi cậu:

    “Cậu có quan hệ gì với nhà họ Đông?”

    Ngạc nhiên, nhưng Chân Long vẫn lễ phép thưa: “Dạ, con là cháu nhà họ Đông, tên là Đông Phương Chân Long, sao chú lại biết nhà con?”

    “Ta với nhà họ Đông vốn có chút giao tình, hôm nay coi như cũng có duyên với cậu. Cậu còn nhỏ sao lại dính vào việc này?”

    Chân Long đem chuyện cá cược của các bạn trong lớp ra kể lại một lượt. Chỉ thấy người đàn ông đó nói: “ Đúng là thiên ý !”

    Lúc này bỗng nhiên bên cánh tay trúng chiêu của cậu thấy nhói lên một cái, Chân Long mới đưa tay lên gần nhìn cho rõ thì người đàn ông lập tức biến sắc. “Chết rồi, cậu trúng ngải mất rồi!” Từ nhỏ, Chân Long cũng đã được nghe ông nội giải thích nói về ngải. Những thầy pháp thời cổ đại tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó. Mặc dù cho đến ngày nay khoa học đã cho thấy "phần nào" đó là những điều hoang đường, nhưng những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí khó hiểu. Căn nguyên của bùa ngải là thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí. Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo, có củ. Củ nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ một chút như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài; lớn hơn thì có thể to bằng con heo đất như ngải hổ, ngải tượng... Một số loài có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người. Chẳng hạn có những loại củ cây ngải có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng sự dẻo dai mà dân phu trầm thường hay dùng trong những chuyến luồn rừng dài ngày. Ngược lại với những loài ngải có tính dược liệu, cũng có những loại ngải có tính độc, nhẹ thì gây mẩn ngứa ngoài da, nặng hơn thì có thể ngộ độc, dẫn đến bệnh tật hoặc mất mạng. Giới luyện ngải thường dùng một loại cây Ngải biết ăn thịt, để tăng thêm sự huyền bí. Thực tế, theo khoa học thì trong tự nhiên có những loài cây mà khi sống ở những nơi đất bạc màu, để có thêm dưỡng chất nuôi thân, hoa của chúng tiết ra một loại dịch tạo mùi để hấp dẫn côn trùng. Khi chạm vào, chúng sẽ có cơ chế cử động giống như lá của cây xấu hổ để “ôm” lấy con mồi, sau đó tiết những dịch có chứa vi khuẩn và thành phần hóa học phân hủy chất hữu cơ tạo thành dưỡng chất nuôi cây. Tương truyền rằng, khi luyện ngải, các thầy bùa, pháp sư phải nuôi ngải bằng máu gà và máu của mình... rồi tắm cho ngải, cho ngải ăn vào giờ nhất định, đọc thần chú cho ngải nghe... Chăm ngải còn hơn cả chăm con so, cùng với đủ thứ chuyện ly kỳ, thâm u huyền bí khác. Về bản chất thì ngải không khác gì Bùa chú. Dân gian cho rằng có những người chết trở thành các vong linh đói khát, oan khuất, lang thang vất vưởng. Giới luyện ngải cho rằng khi có những loài cây có thể ăn được thịt, thì những vong linh cũng có thể nương tựa vào những cái cây đó để thỏa mãn được nhu cầu ăn uống và những ham muốn khác của mình. Theo họ, nuôi cây, nuôi ngải, nghĩa là nuôi vong. Tương truyền các thầy pháp thường đọc thần chú để nhốt vong vào ngải khi luyện ngải, chăm sóc cầu kỳ để vong không bỏ đi, và khi cần thì sai khiến ngải (vong) làm việc gì đó cho mình. Theo quan niệm, Bùa chú thì nhờ trợ lực của thần chú mà nhốt vong vào nét vẽ, tờ giấy. Ngải thì dùng thần chú để vong lệ thuộc vào một loại thực vật. Về cơ bản không khác gì nhau.

    Lúc này, trên mu bàn tay Chân Long hiện rõ ra một nốt đỏ và có những sợi gân đỏ nổi lên trên. “Không đau, không ngứa” nghĩ thầm vậy nhưng đã biết sự lợi hại của bùa ngải nên Chân Long cũng không khỏi lo lắng.

    “Đi, ta đưa cậu về nhà. Hy vọng còn kịp”
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/15
    TrongNghia, bichdinh and halucky like this.
  3. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    [​IMG] Thái cực đồ hình
     
    TrongNghia thích bài này.
  4. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 2: Dạ hành


    Khuôn viên của Đông Phương gia nằm trong một con hẻm nhỏ chạy ngoằn nghèo. Khi xưa đây chính là khu vực dành cho người thân của các đại quan trong triều sinh sống. Nơi đây cách Tử cấm thành khoảng 30’ đi bộ nhưng vẫn nằm ngoài Hoàng thành. Sử cũ chép năm đó, thấy đất nơi này là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên các vương công đại thần đã dời dinh đến và xây dựng tranh điền đóng bên bờ tả ngạn. Nhìn qua bên kia hữu ngạn thấy đồi hiện lên với thế núi đặc thù “khóa giữ thượng lưu sông và được các nhà địa lý gọi là kiểu đồi “thiên quan địa trục” – nghĩa là trổ cửa lên trời và là trục xoay của các vùng đất).

    Giữa bức tranh cẩm tú mênh mang ấy là một con sông chạy dọc theo rìa làng, trải mình ra giữa hai ngọn đồi. Ở chính giữa dòng sông có một mô đất nổi lên. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của dòng sông, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với 2 ngọn đồi tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ”. Tóm lại theo quan niệm phong thủy thì ngôi làng có âm trạch và dương trạch giao hòa, có núi, có sông, có núi mà không có nước sẽ thành cảnh “cô sơn” – ngược lại có nước mà không có núi sẽ thành “cô thủy” (Hữu sơn vô thủy, vị chi cô sơn – Hữu thủy vô sơn, vị chi cô thủy) là nơi đất lành chim đậu.

    Trên 1trong 2 ngọn đồi đó, có xây một ngôi chùa cổ, chính giữa là một ngọn tháp trấn tà cao 9 tầng còn gọi là phù đồ, vừa để thờ Phật vừa có nghĩa là chỉ phương hướng, có tác dụng trấn áp yêu tà, bảo vệ dân chúng. Tương truyền, khi mới dựng làng, những hộ nông dân đầu tiên đến đây thường xuyên gặp tai ương, gia súc dịch bệnh, trẻ em quấy khóc. Trưởng làng mới tập hợp dân làng lại quyết tâm mời thầy đến để cầu phúc, đuổi ma. Hết lượt này đến lượt khác vẫn không thay đổi được cho đến một ngày, bỗng xuất hiện một ông lão ăn xin. Tuy giáng vẻ gầy gò, áo quần rách rưới nhưng nhìn phong thái ung dung, khí độ bất phàm nên cả làng đã biết đây không phải là người tầm thường bèn mời ở lại dùng cơm. Cơm nước xong, ông lão đó mới nói rằng: “Làng các ngươi vốn ở nơi phong thủy bảo địa, thế núi thế sông uốn lượn, là nơi đất lành chim đậu, sẽ có người trong làng thăng quan tiến chức. Tuy nhiên nơi đây gần đất Thần kinh, long khí ngập trời, các ngươi chỉ là dân đen không chịu nổi nên thường xuyên gặp họa. Tựa như đang ở trên cái vảy ngược của thần long vậy. Giờ ta chỉ cho các người 1 cách, các ngươi đi theo hướng Chấn (đông), đến khi gặp một gò đất cao thì xây một ngôi chùa ở đó để trấn long. Nhớ hương khói phụng thờ đây đủ thì sẽ gặp phúc”. Dân làng nghe theo liền đến nơi ông lão chỉ, cùng nhau lập ra một ngôi chùa nhỏ ngày đêm hương khói. Từ đó trở về sau mưa thuận gió hòa, làm ăn tiến tới. Đến khi triều đình xây dựng Hoàng thành, các vị vương công đại thần cũng chọn làng ngày làm nơi xây biệt phủ thì tiếp tục tu sửa, mở rộng hơn. Xây thêm ngọn tháp ở chính giữa để trấn long. Và vẫn được hương khói cho đến tận bây giờ.

    Ngay từ khi còn nhỏ, Chân Long đã được những người lớn trong làng nói về sự linh thiêng của ngôi chùa, đặc biệt là ngọn tháp được xây chính giữa. Nghe đồn trong ngọn tháp đó có cất dấu một mảnh long cốt, nên mới linh thiêng như vậy. Lại có người còn khẳng định có thấy một cặp linh xà thường xuyên nằm vắt vẻo trong thân tháp, thân đen tuyền, mắt đỏ, đầu lại có mào. Đây chính là loại rắn Huyết tuyệt xà nổi tiếng, càng sống lâu thì thân hình càng đen tuyền, mào càng đỏ rực. Ở trong làng của Đông gia, đâu đâu cũng xuất hiện các con kênh đào chạy ngang dọc, mỗi gia đình muốn ra đường đều phải xây một cây cầu nhỏ bắc ngang qua kênh. Truyền thống từ xưa đã vậy đến bây giờ cũng không ai thắc mắc. Nghe nói các con kênh này đào như vậy là để xả bớt long khí tích tụ trong đất và cũng là để cho cặp linh xà bơi lội.

    Nhà họ Đông nằm giữa làng, xây theo kiến trúc cũ “hai gian, ba chái”. Nhìn từ bên ngoài vào không giống như vương phủ, cũng không giống dinh quan. Chỉ thấy phía trước là một tấm bình phong lớn bằng cây được cắt tỉa gọn gàng. Dọc theo đó là hai hành lang dài, cũng được ngăn ra bằng hàng cây. Nhưng mật độ cây trồng ở dọc hành lang lại khác nhau, có chỗ trồng dày đặc, nhưng lại có chỗ chỉ trồng sơ qua, để trống một lỗ hổng phía trong vừa một người núp, đôi chỗ được cắt vuông góc, có chỗ lại ngoành nghèo. Người lần đầu bước đến dễ có cảm giác mất phương hướng. Vượt qua được dãy hành lang là một khoảng sân rộng có lát gạch, ở mé bên trái sân trồng một hàng 9 cây cau, thân cao vút. Mé bên phải lại là một hành lang nhỏ nữa. Chỉ khác là dãy hành lang này được xây kín, phía trên có mái che chạy dọc theo nhà. Chính giữa sân là ngôi nhà xây theo kiểu cổ, trụ nhà, xà nhà đều được làm bằng những cây gỗ lớn đen bóng, cả ngôi nhà được ráp mộng với nhau, tuyệt nhiên không có 1 cây đinh nào.

    Chân Long và người đàn ông đã về trước của nhà, trong sân chỉ có ánh sáng nhạt nhạt từ đèn đường rọi vào. Cậu đẩy cánh cổng, bước nhanh vào trong.

    “Thiên cang bát tỏa trận hả ?” Người đàn ông bây giờ mới lên tiếng.Thầm khâm phục kiến thức, Chân Long lễ phép trả lời: “Thiên cang trận thức thứ ba, sinh môn Càn, tử môn Chấn, hoạt sinh sinh khắc”. Phải nói về Thiên cang bát tỏa trận, đây là một trận đồ tương truyền do Gia cát lượng thời Tam quốc nghĩ ra để vây hãm quân địch. Trận đồ này tổng cộng có 4x4 16 thức, tuy nhiên hiện nay cũng chỉ còn 8 thức được lưu truyền, được dựa trên Tiên thiên bát quái đồ là 8 quẻ (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau.. Gia đình Đông Phương đã trồng cây theo các phương vị khác nhau hình thành trận đồ để đối phó với trường hợp có người lạ xâm phạm. Không ngờ người đàn ông lạ mặt này mới nhìn đã nhận ra trận pháp. Còn những lời Chân Long nói chính là chìa khóa phá trận. Bây giờ đã hơn 2h sáng, người trong nhà đã ngủ hết, cũng không muốn đánh thức ông nội dậy nhưng thấy vẻ mặt khẩn trương của người đàn ông, Chân Long cũng phải vào nhà trong gọi ông dậy.

    Ngồi trong sảnh đường bây giờ Chân Long mới có cơ hội nhìn rõ người đàn ông. Người này tầm khoảng 40 tuổi, thân hình đầy đặn, thậm chí hơi có bụng, nhìn bề ngoài rất bình thường duy chỉ có cặp mắt rất sáng, tựa như có ánh kim.

    Lúc này, ông nội Chân Long cũng đã bước ra đại sảnh. Người đàn ông lập tức đứng dậy thi lễ:

    “Hậu bối Dương Kiên xin vấn an Đông Phương trưởng lão”

    “Thì ra là Dương Kiên, đêm khuya có việc gì ghé thăm lão già này vậy? Lại còn có cả Chân Long ở đây nữa?”

    Chân Long lúc này mới rõ thân thế của người đàn ông này. Nhà họ Dương cũng là một họ tộc có tiếng tăm ở đất Kinh thành. Tổ tiên dòng họ là Dương Chiếu vốn làm võ quan trong triều, tuy là cũng là võ quan nhưng xếp thứ bậc lại luôn được xếp cao hơn dòng dõi Đông Phương gia 1 bậc. Ấy là vì cách tuyển chọn võ quan của triều đình. Khi xưa, cứ 3 năm 1 lần Triều định lại tổ chức kỳ thi võ trạng để tuyển võ quan. Việc này nhằm chiêu hiền đãi sỹ, để có thể chiêu mộ được các kỳ nhân trong thiên hạ đứng ra giúp nước. Tất nhiên trong số đó ngoài các thí sinh đến từ khắp nơi cũng có không ít con em của các quan lại trong triều. Chỉ khác là con em quan lại, võ công họ luyện được gọi là chính tông, được xếp thứ bậc cao hơn các thí sinh xuất thân từ dân dã. Ông tổ của gia tộc Đông Phương cũng tham gia tuyển chọn và được làm võ quan, sau đó nhờ vào tuyệt kỹ gia truyền nên được phong tướng quân, con cháu cũng bước vào quan lộ, hậu nhân được cấp đất tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi cái bóng võ biền dân dã nên vẫn chỉ được xếp thứ 2 trong hệ thống võ bị triều đình. Nhà họ Dương thì khác, họ Dương là dòng dõi võ quan xuất thân phú quý, từng có người được chọn làm thầy dạy cho các vị hoàng tử nên võ công của họ Dương được gọi là danh môn. Thậm chí, còn được hoàng thượng ưu ái ban tặng cho danh hiệu Võ Kinh. Từ "kinh" ở đây không phải là kinh thành, kinh đô mà là kinh thư, kinh sách, nghĩa là các bài võ được lưu lại trong sách vở, được triều đình tuyển chọn, chuyên để dạy cho hoàng thân quốc thích và thị vệ Hoàng cung. Nói "võ kinh" chính là để phân biệt với "võ lâm". Học võ kinh là để thi thố trở thành nhân tài võ học của triều đình, còn học võ lâm là để vận võ áp tiêu, hành hiệp trượng nghĩa trong dân gian. Là dòng võ triều đình nên ngày xưa, các bí kíp Võ Kinh được giữ như bảo bối, chỉ truyền dạy trong nội bộ gia đình. Tuy thời hiện đại, Võ Kinh không còn quá bí mật mà đã chuyển sang dạy công khai, thậm chí dùng để tổ chức các tua du lịch nhưng những tuyệt kỹ bí mật nhất vẫn không được truyền dạy ra ngoài. Dương Kiên là hậu nhân, hiện cũng là đường chủ của một đường trong hệ thống các phân đường của Võ Kinh.

    Lúc này, Chân Long mới đem những việc xảy ra trong tối nay kể lại một lượt cho ông nội nghe. Sau khi xem xét cẩn thận vết thương trên tay Chân Long, ông nội cậu mới nhíu mày, thở dài bảo: “May cũng mới bị ngoài da, chưa bị thấm vào xương cốt nên cũng không đáng ngại lắm, tuy nhiên, đã bị như thế này rồi thì đúng là ý trời khó cãi, rốt cuộc cũng không tránh được.” lại nói với Dương Kiên: “Lão cảm ơn ý tốt của cậu, Chân Long là cháu đích tôn của dòng họ nhưng còn non kém, đã để Dương gia chê cười rồi”

    Dương Kiên nghe vậy liền bảo:“Tiền bối quá lời rồi, chỉ có điều lão âm dương quái khí đó xuất hiện vào lúc này chỉ e là không tốt, không lẽ lão ta thật sự tin rằng có tồn tại quyển Tam thập lục ký thật sao?”

    Nghe đến đây, Chân Long hết sức ngạc nhiên, từ trước tới giờ cậu vẫn nghĩ Tam thập lục ký chỉ là bộ kinh thư truyền thuyết được lưu truyền trong dòng họ của cậu, không ngờ người ngoài cũng biết mà lại còn thật sự tin vào nó và tốn công truy tìm nữa.

    Ông cậu chậm rãi trả lời: “Chỉ e là vậy, là phúc không phải là họa, là họa thì không tránh đc”.

    Nói chuyện mội hồi nữa rồi Dương Kiên cũng xin phép ra về, lúc này ông mới với Chân Long: “Cũng đã khuya rồi, cháu nghỉ tý đi, việc hôm nay nhất quyết không được nói với ai, ta sẽ bàn với các vị trưởng bối rồi sẽ nói chuyện với cháu sau”

    Hôm sau là sáng chủ nhật, trải qua 1 đêm mệt mỏi nên cậu ngủ dậy trễ, ông nội đã đi ra ngoài từ khi nào cậu cũng không biết. Đánh răng xong, Chân Long xách xe chạy đi ăn sáng rồi cà phê chém gió với lũ bạn. Trong đầu, thì suy tính làm thế nào để giải thích tại sao lại biến mất đột ngột như thế. Cũng may, lũ bạn của Chân Long ai cũng nghĩ là cậu sợ ma, nên lén bỏ về trước, cũng không ai có thắc mắc gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/15
    TrongNghia, halucky and pandora3 like this.
  5. halucky

    halucky Lớp 11

    Bạn ơi truyện hay lắm. Ngôn từ bạn dùng cũng rất đặc sắc. Chịu khó post liền tay (đang vào mạch mà). Nhờ bạn tí, thu gọn bài vào Spoiler giùm với để tiện theo dõi trên điện thoại, dài quá kéo mãi không đến nơi3D_42
     
  6. fareast3010

    fareast3010 Mầm non

    chờ post hết mình đọc:) chứ đang đọc hay bị dứt quãng chờ đợi thì ko chịu nổi:)
     
    xuanchau thích bài này.
  7. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Cảm ơn bạn. Nhưng mà thu gọn bài thì mình không biết cách làm nơi :(
     
  8. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 2 (tt)

    Tối hôm đó, Chân Long vừa về đến nhà thì đã thấy không khí trong nhà thay đổi, tất cả các lão bá, tề tựu đông đủ. Ông nội cậu ngồi chính giữa trên tràng kỷ vẻ mặt trầm ngâm. Vừa thấy cậu bước vào, ông cậu liền ngoát lại và nói:

    “Chân Long, ta và các lão thúc bá đã bàn bạc kỹ. Con cũng đã lớn rồi, lại là đích tôn. Dòng họ Đông Phương ta từ xưa đã đặt lời thề phải tìm cho ra Tam thập lục kỳ thư, tiếc rằng hậu nhân càng lúc càng ít, giờ chỉ còn con nên trọng trách này phải đặt lên vai con. Giờ một số thế lực chắc đã tìm ra mạnh mối nên nếu ko nhanh tay có thể ta sẽ thua bọn họ. Con cũng đã trúng phải ngải của họ, tuy hiện giờ không đến nỗi nguy hiểm nhưng muốn gỡ chuông phải tìm người buộc chuông. Ta phải tìm cho ra bọn họ mới mong phá giải được bùa ngải này. Chúng ta có lợi thế đó là mật đồ chỉ dẫn, nhưng để hiểu được nó thì phải dựa vào bản lĩnh của con rồi”

    Lại nói: “Đây là một việc hệ trọng và cũng không kém phần nguy hiểm, chúng ta thì đã già, tay chân chậm chạp cả rồi nên khó giúp được con. Ta đã nhờ chú út của con giúp con lần này. Tuy chú út thân thể yếu đuối không thể luyện võ nhưng rất thông minh, lại có thời gian nghiên cứu cổ học lâu năm nên sẽ giúp đc con nhiều. Hai chú cháu phải tương trợ lẫn nhau nhé”

    Chân Long vâng dạ, trong đầu đang tưởng tượng lại khuôn mặt của chú út. Cậu cũng chỉ gặp chú út vài lần khi còn nhỏ, trong trí nhớ của cậu thì chú út cao, gầy, trông rất có dáng vẻ thư sinh. Sau đó, nghe nói chú út ra nước ngoài học tập, đến nay đã hơn 10 năm không về, cũng rất ít liên lạc. Lần này về nước giúp mình chắc là có sự tác động của ông nội.

    Một tuần sau, Chân Long đang ở nhà thì có điện thoại thông báo rằng chú út đã về nước và đang trên đường về nhà. Ấn tượng đầu tiên gặp mặt thì chú út không khác với trí nhớ của Chân Long là mấy, cũng dáng cao gầy, chỉ khác là giờ mọc thêm cặp kính cận dày cộp nữa. Chú út của Chân Long, tên đầy đủ là Đông Phương Cự Nhân, tên là Cự Nhân nhưng vốn sinh ra đã ốm yếu, thể chất suy nhược nên không thể luyện võ được. Nhưng bù lại Cự Nhân lại có trí nhớ rất tốt cộng với năng khiếu ngoại ngữ. Suốt những năm học phổ thông và sau này là học đại học luôn là người đứng đầu trong các kỳ thi. Sau khi tốt nghiệp đại học thì chú út dành được học bổng nghiên cứu chuyên sâu về ngành biểu tượng học nên ra nước ngoài. Mãi đến bây giờ mới trở về Việt Nam. Sau vài ngày thăm hỏi bà con, lúc này, Chân Long và chú út mới chính thức bắt tay vào tìm hiểu về bản mật đồ của dòng họ.

    Đây là lần đầu tiên Chân Long được nhìn thấy tận mắt tấm mật đồ, nó là một miếng da hình chữ nhật, khoảng 30x20cm. Mặt trên vẽ hình một vùng đất nào đó, phía góc trên vẽ một vùng rộng, xem vài vết gạch ngang và 1 dấu chéo ở giữa, phía dưới vẽ hình một dãy núi chắn ngang, bên trên là hình đám mây, cạnh trái là hình dấu 3 mũi tên chụm lại, bên phải là vẽ hình gợn sóng. Chính giữa họa đồ là hình 9 con rồng uốn lượn ôm lấy nhau, tất cả các con rồng đều được vẽ 5 món biểu thị cho quyền lực Hoàng gia. Chỉ có duy 1 con rồng có một chân được vẽ 9 móng đang quặp lấy quyển sách. Vị trí đó nằm ở mé trên của tấm bản đồ. Nhìn tấm da cũ kỹ Chân Long thật không thể nghĩ có mang trong mình 1 bí mật kinh thiên mà đến thời hiện đại vẫn có người đang tìm cách đoạt được nó.

    Chú út thì nhìn chăm chú đến không chớp mắt, tay run run sờ vào tấm da có vẻ đang xúc động mạnh. Chân Long nhìn qua bỗng thấy lạnh người, mắt chú út bỗng lộ ra chút hung quang, tuy nhiên, ánh mắt này cũng chỉ thoáng qua trong giây lát mà thôi. Hai chú cháu cùng nhau suy nghĩ, soi từng cm trên tấm da nhưng vẫn hoàn toàn chưa tìm ra manh mối gì. Lúc này cũng đã khuya, trời bắt đầu tối dần, chán nản Chân Long định rủ chú út tạm nghỉ rồi mai tính tiếp. Nghĩ là làm, cậu với tay lấy tấm da định cất, không ngờ vừa đưa lên thì nhìn thấy sự lạ. Không ngờ tấm da đó ngoải các hình vẽ trên đó còn được khắc những chấm nhỏ li ty mà mắt thường không nhìn thấy được, chỉ khi được đưa lên soi dưới ánh sáng thì những chấm nhỏ đó mới hiện ra. Mừng rõ, Chân Long và chú út nhìn thật kỹ thì thấy ở góc trên có khắc một dòng chữ nhỏ “Dạ hành vọng nguyệt ngự quan”

    “Tìm ra rồi !” Hai chú cháu cùng hét lên. Bây giờ việc phải làm là giải đáp ẩn ý trong dòng chữ nhỏ đó. Thấy có bước tiến, hai chú cháu quên hết mệt mỏi, tìm kiếm tất cả các điển tịch cổ xưa để lại mong có manh mối. Tuy nhiên, mọi việc như tìm kim đáy biển, hoàn toàn mất phương hướng. Cuối cùng, chú út nói: “Những gì có thì chúng ta đã tìm rồi, ngày mai chú lên gặp 1 người bạn. Người này hiện là giảng viên và cũng có kiến thức sâu rộng về lịch sử, lại là người tin tưởng được. Chú sẽ hỏi thử xem sao”
     
    TrongNghia and halucky like this.
  9. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Mình vẫn chưa viết xong nên cũng chả biết khi nào mới hoàn thành bạn ơi
     
    halucky thích bài này.
  10. halucky

    halucky Lớp 11

    Có hướng dẫn trong bài viết dưới đây. Bạn tham khảo nhé
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Cảm ơn nhé
     
  12. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 2 (tt)
    Sáng hôm sau, Chân Long đèo chú út đi đến thăm nhà người bạn đó. Không ngờ người bạn mà chú út nói chính là 1 vị giáo sư có tiếng đã từng được mời về giảng dạy tại trường của cậu. Vì giữ bí mật nên 2 chú cháu cũng chỉ đề cập đến việc muốn tìm hiểu và điều tra về lịch sử địa phương, tìm thấy trong sách cổ có câu “Dạ hành vọng nguyệt ngự quan” nên muốn đến thỉnh giáo mà thôi. Sau khi nghe trình bày, vị giáo sư già tóc bạc mới vào nhà, lát sau đem ra một tập thẻ tre viết bằng chữ Hán, vừa tìm ông vừa giải thích:

    “Ta thật ko biết hai chú cháu tìm thấy dòng chữ đó ở đâu, nhưng trong những thư tịch cổ có được thì đã từng có sách nhắc đến địa điểm này. Sách cổ có ghi lại rằng năm xưa vì muốn nhìn thấy sự biến đổi của các vì tinh tú, nhật nguyệt nên Hoàng đế đã cho xây dựng một tòa đài được gọi là Vọng quan đài chuyên để các vị tế sư, phong thủy hoàng gia quan sát thiên văn, nhìn nhận ý trời. Tòa quan đài này được xây ở vị trí thiên nhãn, ý chỉ mắt rồng, tổng cộng có 5 vị tế sư Đông, Tây , Nam, Bắc và Trung tâm ngày ngày lên đó quan sát nhật nguyệt tinh tú, nhật thực nguyệt thực để đoán mệnh trời. Người xưa quan niệm trời tròn đất vuông, lại chia bầu trời sao vào hệ thống "tam viên nhị thập bát tú" với 28 chòm sao dựa theo 28 vì sao ở gần hoàng đạo và ba nhóm sao Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị (tam viên) ở xung quanh chòm sao Bắc Đẩu (gồm 7 sao hình cái gàu sòng thuộc chòm Gấu Lớn theo cách chia hiện nay) và thiên cực bắc. Danh mục sao cổ nhất của họ do Thạch Thân đời Chiến Quốc soạn có 122 chòm sao với 809 ngôi sao. Trương Hành thời Đông Hán đã sáng chế ra dụng cụ định vị sao gọi là hỗn thiên nghi và thống kê khoảng 2.500 sao nhìn thấy được ở Trung Quốc, chia thành 124 chòm với 320 sao được đặt tên. Đến thời Tam Quốc, Trần Trác đã lập bản đồ và danh mục sao gồm 283 chòm (tinh quan), 1.465 sao. Kết quả quan sát quy mô lớn của Đài Quan Tượng (xây dựng năm 1442 ở Bắc Kinh) đã thiết lập nên hai danh mục sao đồ sộ là "Nghi tượng khảo thành" liệt kê vị trí của của 3.083 ngôi sao và "Nghi tượng khảo thành tục biên" với vị trí của của 3.240 ngôi sao. Nước ta cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc nên triều đình cũng xây dựng Vọng quan đài. Có lẽ ý mà câu Dạ hành vọng nguyệt ngự quan nhắc đến chính là nói về nơi này”.

    “Thế thầy có biết Vọng quan đài đó ở đâu không ạ?” Chân Long buột miệng hỏi.

    “Haha, không chỉ ta biết mà cả cậu cũng biết. Mà đã không ít lần đi ngang qua đó nữa kia”

    Thì ra Vọng quan đài trong sử sách chính là một tòa tháp nằm ở gần cửa Chính Tây Hoàng thành. Nơi này chỉ cách nhà Chân Long hơn 1 tiếng đi bộ, hồi nhỏ đúng là không ít lần cậu đã đi ngang qua và thậm chỉ còn trèo lên chơi. Quy mô của Vọng quan đài khá lớn, được xây cao trên mặt thành, mỗi viên gạch đều có khác huy hiệu hoàng tộc lên đó, đường lên Vọng quan đài là một bậc hành lang khá dốc, mặt trên vọng quan đài là một hình vuông, xung quanh 4 góc là 4 trụ cao có cầu thang ngầm ở bên trong. Chính giữa Vọng quan đài là một hình tròn có cắm 1 cây cột sắt ở giữa. Sau chiến tranh và cả thời gian tàn phá, Vọng quan đài bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát, dãy hành lang đi lên đã bị hư hỏng nhiều, cỏ mọc um tùm, 4 trụ cao đã gãy mất 2 trụ, 2 trụ còn lại cũng bị chính quyền niêm phong vì sợ có người trèo lên gây tai nạn. Chỉ duy cây cột sắt ở giữa là vẫn còn nguyên vẹn. Không biết cây cột sắt đó được đúc như thế nào mà dù đã gần vài trăm nằm trôi qua vẫn không hề bị rỉ sét. Một điểm lạ lùng hơn nữa là dù được cắm thắng như vậy nhưng chưa bao giờ cây cột đó bị sét đánh trúng, thậm chí trong suốt quá trình chiến tranh, bom rơi đạn lạc mà cây cột đó vẫn chưa bao giờ bị suy suyển.

    Về nhà, chú út nói với Chân Long: “Theo chú nghĩ, ý của câu này là dạ hành nghĩa là đi vào ban đêm, vọng nguyệt là vào hôm có trăng sáng, ngự quan ý chỉ nơi chốn chính là Vọng quan đài, tối nay là đêm rằm, trắng sáng, chú cháu ta cũng nên xuất phát.”

    Tối hôm đó, đợi trời tối hắn, ngoài đường cũng không còn người qua lại, 2 chú cháu cùng nhau lên đường. Cả 2 cùng mặc đồ dạ hành màu đen, chân đi giày vải đế mềm, hạn chế tiếng động, đem theo đèn pin chuyên dụng, và một vài dụng cụ đặc biệt để khảo sát. Cả 2 đến dưới chân đài thì cũng đã gần nửa đêm, gió thổi nhẹ, dưới chân thành là ngọn đèn đường , chú út bảo: “Chân Long, phá bóng đèn đó đi, chúng ta cần ánh trăng thôi, thêm ánh sáng đèn đường sợ không chính xác”. Nghe lời, Chân Long búng viên sỏi lên, bóng đèn vỡ tan, lúc này chỉ còn ánh sáng trăng chiếu xuống. Hai chú cháu tung người qua hàng rào mò mẫm lên trên.

    Vọng đài bây giờ còn đổ nát hơn so với trí nhớ của Chân Long, các bậc cấp sứt mẻ, gạch đá ngổn ngang, có nơi cỏ mọc còn cao quá thắt lưng người. Vừa bước đi vừa dò dẫm cuối cùng cũng lên được đỉnh đài. Nhìn quanh chỉ thấy cỏ mọc um tùm, những viên gạch vỡ nằm ngổn ngang. Có lẽ đã lâu không ai ghé qua. Hai người y hẹn, chia nhau ra tìm kiếm xem có manh mối nào không. Mất cả tiếng đồng hồ vẫn không phát hiện gì, đến lúc thất vọng nhất thì chú út đã tìm ra một điểm lạ. Chú nói: “Lẽ xưa đến nay, khi đã để lại mật tịch thì phải có chìa khóa, hơn nữa chìa khóa phải là vật bền vững với thời gian. Trên Vọng đài này chỉ có cây cột sắt này là được như vậy, chắc bí ẩn cũng chỉ ở đây mà thôi”.

    Cây cột sắt này cao khoảng 4m, đường kính khoảng 80-90 phân, thân cột phần dưới khắc 1 vài chữ triện cổ mà theo chú út đọc được là “Thiên cự”, phía trên có vài rãnh khắc. Toàn thân cột trơn bóng, màu đen đặc. Chú út lúc này đã rút Tham âm trảo, là một công cụ của thợ thủ công xưa, hình dạng hơi giống tai nghe của các bác sĩ bây giờ chỉ khác là không đặt vào tai mà dựa vào xúc giác của từng ngón tay để gõ vào thân cột. Chú út lẩm nhẩm: “Cột đen, hàn khí tỏa nhẹ, nhưng âm lại trầm mà ấm, có thể cột này là đồng đen đúc thành”. Phải biết từ xưa đến nay, đồng đen luôn là một kim loại được phủ lớp màn bí ẩn. Trong sách Thiên hải quan có chép rằng “Con vàng, mẹ bạc, bố đồng đen" qua đó đủ thấy đôj quý giá của đồng đen. Đồng đen nặng hơn sắt, chì hoặc bất cứ thứ gì đã biết có cùng thể tích, một thỏi chỉ bằng ngón tay cái nhưng nặng đến gần 3 kg. Thế nhưng khi bỏ vào xô nước bằng sắt, thỏi đồng đen chìm nhưng không nằm sát đáy, nó nằm lơ lửng bàn tay người lớn có thể đưa qua đưa lại giữa nó và đáy chậu. Nếu áp nó vào gương soi mặt gương sẽ rạn ra nhiều mảnh rồi vỡ, cái vỡ của gương rất lạ, cạnh nó không sắc và có thể bóp nát trong tay mà không sợ đứt tay, khác với kiểu vỡ của kính hơ lửa rồi thả vào nước. Áp nó vào đèn neon, đèn sẽ đen thui ngay lập tức. Áp vào nhiệt kế nhiệt kễ sẽ vỡ. Cho một chiếc nhẫn vàng thật áp vào nó thì màu vàng sẽ biến mất sau vài giây, nó thành kim loại gì không rõ chứ màu vàng thì thành màu trắng như nhôm. Trong tất cả các tính năng của đồng đen thì tính năng chống cháy là kỳ lạ nhất: Thắp chung quanh nó 4 cầy đèn cầy, cả 4 sẽ lụi tắt sau vài phút; để nó trên bếp ga, bếp ga cũng tắt; diêm và đá lửa sẽ hoàn toàn mất tác dụng cho lửa nếu áp vào nó ; thả nó vào nồi nước đang sôi, nước sẽ hết sôi và dễ dàng thò tay vào lấy ra v.v... Theo sự tích trâu vàng Hồ Tây thì Minh Không Hòa Thượng (tức Không Lộ thiền sư) sang Trung Quốc để trị bệnh cho hoàng đế Trung Hoa. Đến khi đức vua khỏi bệnh, bèn lệnh ban thưởng cho đại sư, hỏi người muốn gì. Đức Không Lộ mới hỏi xin bệ hạ cho bần tăng một lượng đồng đen chứa vừa trong cái tay nải này. Được chuẩn y, hòa thượng vào trong kho để lấy. Kì lạ là toàn bộ kho đồng của nước Trung Hoa khi bỏ vào chưa đủ một tay nải của Huyền Không Hòa thượng. Đức vua Trung Hoa rất tiếc nhưng lỡ hứa rồi nên vẫn phải ngậm ngùi cho đi. Đến khi về nước, Huyền Không mới dùng chỗ đồng đen ấy đúc thành một cái chuông rất lớn đặt ở chùa Trấn Vũ. Chuông đồng đúc xong khi gióng lên tiếng vang xa khắp thiên hạ, tiếng bay sang cả triều đình Trung Hoa. Đồng thời, có một bức tượng con trâu đúc bằng vàng rất lớn được đặt trong cung vua. Nghe tiếng chuông, trâu vàng tưởng mẹ gọi bèn cựa mình phóng sang Đại Việt rồi nằm phủ phục bên chân chuông đồng. Cho rằng, nếu tiếp tục gióng chuông thì vàng của các nước lân bang sẽ tụ về Đại Việt, nguy cơ về một cuộc chiến tranh sẽ đến gần, ngài Minh Không mới quyết định ném cái chuông xuống hồ Tây. Tiếng chuông âm vang lần cuối, con trâu vàng bèn nhảy xuống hồ với mẹ. Đức Không Lộ mới truyền rằng: Về sau, nếu gia đình nào có đủ 10 đứa con trai đến bên hồ gọi thì sẽ lấy được cả chuông và trâu vàng. Có gia đình có 9 đứa con trai và nuôi thêm một cậu bé cho đủ 10, đến khi những đứa bé đã lớn, họ đến bên hồ và gọi chuông, trâu vàng. Chuông nổi lên, gia đình buộc dây thừng vào nấm chuông và kéo vào bờ. Đến khi vào gần đến nơi thì quả chuông quá nặng, người cha mới giục cậu con út: "Nuôi ơi, cố lên!”. Trâu vàng phát hiện ra đứa con thứ 10 là con nuôi nên cùng mẹ lặn xuống hồ. Từ đó về sau, không ai có đủ 10 đứa con trai để gọi trâu vàng lên nữa. Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng những đêm thanh vắng vẫn thấy chuông đồng nổi lên và trâu vàng bơi lội quanh mẹ nó. Số đồng đen còn dư được đem đúc thành những nhạc khí mà về sau người đời vẫn tôn lên là An Nam tứ đại khí. Thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết hiện nay vẫn còn một bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ cũng được cho là đúc bằng đồng đen.

    “Cây cột này được đúc bằng đồng đen thật là chú?” Chân Long thắc mắc hỏi lại.

    “Chú cho là vậy, nhưng không phải hoàn toàn cây cột mà là cốt ở trong thôi, bên ngoài thân cột được bọc 1 lớp thép đặc chế, may nhờ có Thám âm trảo nên chú mới nghe ra thôi”

    Càng quan sát kỹ, Chân Long càng thấy cây cột này được chạm khắc thật tinh xảo. Những nét chạm ở giữa thân cột mà cậu tưởng là đường vằn vện không ngờ là hình một con rồng đang ôm thân cột, nhe răng giơ vuốt. Bất giác, Chân Long đưa thay sờ vào thân rồng.

    “Cái gì thế này?” Chân Long hét lên, rồng có 9 món, không phải là giống với hình vẽ trên tấm mật đồ bằng da hay sao? Từ xưa, rồng cho Hoàng đế là rồng 5 móng, những hình rồng khác chỉ được chạm 4 món mà thôi, đây là một công trình của hoàng gia mà lại chạm rồng 9 móng thì chắc chắn phải có ẩn tình bên trong. Chú út cũng nghe xong cũng gật đầu đồng ý, cột làm bằng đồng đen lại được chạm rồng 9 móng thì chìa khóa mở bí ẩn nằm ở đây rồi.

    Chú út ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: “Cột là chìa khóa, vậy chắc chắn người ta dùng cách truyền thông tin trong quân sự rồi. Khi xưa các phương tiện truyền tin còn thô sơ, nhưng tầm quan trọng của bảo mật thì ai cũng biết đặc biệt trong quân đội. Một số nơi đã dùng cách chuyển tin là tách chìa khóa và mật thư ra đi theo 2 đường khác nhau. Chìa khóa có thể là một cành cây, một khúc gõ được đẽo gọt nhất định, mật thư sẽ được quấn quanh thân chìa khóa. Nếu đúng thì nội dung sẽ hiện ra gọi là bạch văn. Chú thấy chắc ở đây cũng dùng cách đó”.
     
    halucky and TrongNghia like this.
  13. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Thì ra Vọng quan đài trong sử sách chính là một tòa tháp nằm ở gần cửa Chính Tây Hoàng thành. Nơi này chỉ cách nhà Chân Long hơn 1 tiếng đi bộ, hồi nhỏ đúng là không ít lần cậu đã đi ngang qua và thậm chỉ còn trèo lên chơi. Quy mô của Vọng quan đài khá lớn, được xây cao trên mặt thành, mỗi viên gạch đều có khác huy hiệu hoàng tộc lên đó, đường lên Vọng quan đài là một bậc hành lang khá dốc, mặt trên vọng quan đài là một hình vuông, xung quanh 4 góc là 4 trụ cao có cầu thang ngầm ở bên trong. Chính giữa Vọng quan đài là một hình tròn có cắm 1 cây cột sắt ở giữa. Sau chiến tranh và cả thời gian tàn phá, Vọng quan đài bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát, dãy hành lang đi lên đã bị hư hỏng nhiều, cỏ mọc um tùm, 4 trụ cao đã gãy mất 2 trụ, 2 trụ còn lại cũng bị chính quyền niêm phong vì sợ có người trèo lên gây tai nạn. Chỉ duy cây cột sắt ở giữa là vẫn còn nguyên vẹn. Không biết cây cột sắt đó được đúc như thế nào mà dù đã gần vài trăm nằm trôi qua vẫn không hề bị rỉ sét. Một điểm lạ lùng hơn nữa là dù được cắm thắng như vậy nhưng chưa bao giờ cây cột đó bị sét đánh trúng, thậm chí trong suốt quá trình chiến tranh, bom rơi đạn lạc mà cây cột đó vẫn chưa bao giờ bị suy suyển.

    Về nhà, chú út nói với Chân Long: “Theo chú nghĩ, ý của câu này là dạ hành nghĩa là đi vào ban đêm, vọng nguyệt là vào hôm có trăng sáng, ngự quan ý chỉ nơi chốn chính là Vọng quan đài, tối nay là đêm rằm, trắng sáng, chú cháu ta cũng nên xuất phát.”

    Tối hôm đó, đợi trời tối hắn, ngoài đường cũng không còn người qua lại, 2 chú cháu cùng nhau lên đường. Cả 2 cùng mặc đồ dạ hành màu đen, chân đi giày vải đế mềm, hạn chế tiếng động, đem theo đèn pin chuyên dụng, và một vài dụng cụ đặc biệt để khảo sát. Cả 2 đến dưới chân đài thì cũng đã gần nửa đêm, gió thổi nhẹ, dưới chân thành là ngọn đèn đường , chú út bảo: “Chân Long, phá bóng đèn đó đi, chúng ta cần ánh trăng thôi, thêm ánh sáng đèn đường sợ không chính xác”. Nghe lời, Chân Long búng viên sỏi lên, bóng đèn vỡ tan, lúc này chỉ còn ánh sáng trăng chiếu xuống. Hai chú cháu tung người qua hàng rào mò mẫm lên trên.

    Vọng đài bây giờ còn đổ nát hơn so với trí nhớ của Chân Long, các bậc cấp sứt mẻ, gạch đá ngổn ngang, có nơi cỏ mọc còn cao quá thắt lưng người. Vừa bước đi vừa dò dẫm cuối cùng cũng lên được đỉnh đài. Nhìn quanh chỉ thấy cỏ mọc um tùm, những viên gạch vỡ nằm ngổn ngang. Có lẽ đã lâu không ai ghé qua. Hai người y hẹn, chia nhau ra tìm kiếm xem có manh mối nào không. Mất cả tiếng đồng hồ vẫn không phát hiện gì, đến lúc thất vọng nhất thì chú út đã tìm ra một điểm lạ. Chú nói: “Lẽ xưa đến nay, khi đã để lại mật tịch thì phải có chìa khóa, hơn nữa chìa khóa phải là vật bền vững với thời gian. Trên Vọng đài này chỉ có cây cột sắt này là được như vậy, chắc bí ẩn cũng chỉ ở đây mà thôi”.

    Cây cột sắt này cao khoảng 4m, đường kính khoảng 80-90 phân, thân cột phần dưới khắc 1 vài chữ triện cổ mà theo chú út đọc được là “Thiên cự”, phía trên có vài rãnh khắc. Toàn thân cột trơn bóng, màu đen đặc. Chú út lúc này đã rút Tham âm trảo, là một công cụ của thợ thủ công xưa, hình dạng hơi giống tai nghe của các bác sĩ bây giờ chỉ khác là không đặt vào tai mà dựa vào xúc giác của từng ngón tay để gõ vào thân cột. Chú út lẩm nhẩm: “Cột đen, hàn khí tỏa nhẹ, nhưng âm lại trầm mà ấm, có thể cột này là đồng đen đúc thành”. Phải biết từ xưa đến nay, đồng đen luôn là một kim loại được phủ lớp màn bí ẩn. Trong sách Thiên hải quan có chép rằng “Con vàng, mẹ bạc, bố đồng đen" qua đó đủ thấy đôj quý giá của đồng đen. Đồng đen nặng hơn sắt, chì hoặc bất cứ thứ gì đã biết có cùng thể tích, một thỏi chỉ bằng ngón tay cái nhưng nặng đến gần 3 kg. Thế nhưng khi bỏ vào xô nước bằng sắt, thỏi đồng đen chìm nhưng không nằm sát đáy, nó nằm lơ lửng bàn tay người lớn có thể đưa qua đưa lại giữa nó và đáy chậu. Nếu áp nó vào gương soi mặt gương sẽ rạn ra nhiều mảnh rồi vỡ, cái vỡ của gương rất lạ, cạnh nó không sắc và có thể bóp nát trong tay mà không sợ đứt tay, khác với kiểu vỡ của kính hơ lửa rồi thả vào nước. Áp nó vào đèn neon, đèn sẽ đen thui ngay lập tức. Áp vào nhiệt kế nhiệt kễ sẽ vỡ. Cho một chiếc nhẫn vàng thật áp vào nó thì màu vàng sẽ biến mất sau vài giây, nó thành kim loại gì không rõ chứ màu vàng thì thành màu trắng như nhôm. Trong tất cả các tính năng của đồng đen thì tính năng chống cháy là kỳ lạ nhất: Thắp chung quanh nó 4 cầy đèn cầy, cả 4 sẽ lụi tắt sau vài phút; để nó trên bếp ga, bếp ga cũng tắt; diêm và đá lửa sẽ hoàn toàn mất tác dụng cho lửa nếu áp vào nó ; thả nó vào nồi nước đang sôi, nước sẽ hết sôi và dễ dàng thò tay vào lấy ra v.v... Theo sự tích trâu vàng Hồ Tây thì Minh Không Hòa Thượng (tức Không Lộ thiền sư) sang Trung Quốc để trị bệnh cho hoàng đế Trung Hoa. Đến khi đức vua khỏi bệnh, bèn lệnh ban thưởng cho đại sư, hỏi người muốn gì. Đức Không Lộ mới hỏi xin bệ hạ cho bần tăng một lượng đồng đen chứa vừa trong cái tay nải này. Được chuẩn y, hòa thượng vào trong kho để lấy. Kì lạ là toàn bộ kho đồng của nước Trung Hoa khi bỏ vào chưa đủ một tay nải của Huyền Không Hòa thượng. Đức vua Trung Hoa rất tiếc nhưng lỡ hứa rồi nên vẫn phải ngậm ngùi cho đi. Đến khi về nước, Huyền Không mới dùng chỗ đồng đen ấy đúc thành một cái chuông rất lớn đặt ở chùa Trấn Vũ. Chuông đồng đúc xong khi gióng lên tiếng vang xa khắp thiên hạ, tiếng bay sang cả triều đình Trung Hoa. Đồng thời, có một bức tượng con trâu đúc bằng vàng rất lớn được đặt trong cung vua. Nghe tiếng chuông, trâu vàng tưởng mẹ gọi bèn cựa mình phóng sang Đại Việt rồi nằm phủ phục bên chân chuông đồng. Cho rằng, nếu tiếp tục gióng chuông thì vàng của các nước lân bang sẽ tụ về Đại Việt, nguy cơ về một cuộc chiến tranh sẽ đến gần, ngài Minh Không mới quyết định ném cái chuông xuống hồ Tây. Tiếng chuông âm vang lần cuối, con trâu vàng bèn nhảy xuống hồ với mẹ. Đức Không Lộ mới truyền rằng: Về sau, nếu gia đình nào có đủ 10 đứa con trai đến bên hồ gọi thì sẽ lấy được cả chuông và trâu vàng. Có gia đình có 9 đứa con trai và nuôi thêm một cậu bé cho đủ 10, đến khi những đứa bé đã lớn, họ đến bên hồ và gọi chuông, trâu vàng. Chuông nổi lên, gia đình buộc dây thừng vào nấm chuông và kéo vào bờ. Đến khi vào gần đến nơi thì quả chuông quá nặng, người cha mới giục cậu con út: "Nuôi ơi, cố lên!”. Trâu vàng phát hiện ra đứa con thứ 10 là con nuôi nên cùng mẹ lặn xuống hồ. Từ đó về sau, không ai có đủ 10 đứa con trai để gọi trâu vàng lên nữa. Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng những đêm thanh vắng vẫn thấy chuông đồng nổi lên và trâu vàng bơi lội quanh mẹ nó. Số đồng đen còn dư được đem đúc thành những nhạc khí mà về sau người đời vẫn tôn lên là An Nam tứ đại khí. Thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết hiện nay vẫn còn một bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ cũng được cho là đúc bằng đồng đen.

    “Cây cột này được đúc bằng đồng đen thật là chú?” Chân Long thắc mắc hỏi lại.

    “Chú cho là vậy, nhưng không phải hoàn toàn cây cột mà là cốt ở trong thôi, bên ngoài thân cột được bọc 1 lớp thép đặc chế, may nhờ có Thám âm trảo nên chú mới nghe ra thôi”

    Càng quan sát kỹ, Chân Long càng thấy cây cột này được chạm khắc thật tinh xảo. Những nét chạm ở giữa thân cột mà cậu tưởng là đường vằn vện không ngờ là hình một con rồng đang ôm thân cột, nhe răng giơ vuốt. Bất giác, Chân Long đưa thay sờ vào thân rồng.

    “Cái gì thế này?” Chân Long hét lên, rồng có 9 món, không phải là giống với hình vẽ trên tấm mật đồ bằng da hay sao? Từ xưa, rồng cho Hoàng đế là rồng 5 móng, những hình rồng khác chỉ được chạm 4 món mà thôi, đây là một công trình của hoàng gia mà lại chạm rồng 9 móng thì chắc chắn phải có ẩn tình bên trong. Chú út cũng nghe xong cũng gật đầu đồng ý, cột làm bằng đồng đen lại được chạm rồng 9 móng thì chìa khóa mở bí ẩn nằm ở đây rồi.

    Chú út ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: “Cột là chìa khóa, vậy chắc chắn người ta dùng cách truyền thông tin trong quân sự rồi. Khi xưa các phương tiện truyền tin còn thô sơ, nhưng tầm quan trọng của bảo mật thì ai cũng biết đặc biệt trong quân đội. Một số nơi đã dùng cách chuyển tin là tách chìa khóa và mật thư ra đi theo 2 đường khác nhau. Chìa khóa có thể là một cành cây, một khúc gõ được đẽo gọt nhất định, mật thư sẽ được quấn quanh thân chìa khóa. Nếu đúng thì nội dung sẽ hiện ra gọi là bạch văn. Chú thấy chắc ở đây cũng dùng cách đó”.

    Hai chú cháu cùng nhau kiểm tra kỹ lại một lần nữa, càng quan sát kỹ càng thấy đây chính là cách giải mật đồ. Chân Long rút trong túi ra tấm bản đồ, ướm vào thì thấy hình móng rồng khớp vào nhau, tấm bản đồ vừa được quấn vào thân cột thì 1 dòng chữ hiện ra. Thì ra, ở 4 mép của tấm bản đồ có những chấm nhỏ, mới nhìn qua ai cũng nghĩ đó chỉ là những vết bẩn hoặc hình vẽ đứt đoạn, không ngờ bây giờ những dấu chấm đó xếp lại thẳng hàng với nhau thành hình 1 con hổ tượng.

    Ngay lúc đó, bỗng sau lưng Chân Long phát ra tiếng động lạ, một mùi hắc xông lên điếng mũi. Từ trong bãi cỏ rậm, một bóng đen xông ra, không nói ko rằng xông về phía 2 cậu cháu. Từ trong ống tay áo của bóng đen một tia chất lỏng bắn ra, Chân Long nghiêng người tránh được nhưng chú út thân thủ chậm chạp bị tia nước bắn vào chân nên hét lên đau đớn. Nhân lúc đó, bóng đen bịt mặt giật lấy tấm bản đồ, may mắn Chân Long vẫn còn nắm chặt nên dùng lực kéo mạnh lại. Tấm bàn đồ lập tức rách đôi. Hành động vừa xong, bóng đen lập tức quay người bỏ chạy. Chân Long lo lắng cho chú út nên cũng ko dám đuổi theo. Thì ra chất lỏng bóng đen tung ra chính là cường toan, chạm vào lập tức ăn mòn. Chỉ mới chạm qua mà cường toan đã ăn mòn giày của chú út lộ ra ngón chân bên trong, may mà vẫn chưa bị tổn thương. Thế nhưng ngay lúc Chân Long lại cảm thấy hoang mang cực độ.

    Chân Long với chú út tuy thời gian ở bên nhau ko nhiều những cũng có ko ít kỉ niệm. Giữa 2 chú cháu có 1 bí mật đó là vào năm Chân Long 6 tuổi, khi đó chú út còn ở nhà. Hai chú cháu cùng nhau chơi ném bi sắt, do bẩn cẩn nên cậu đã ném viên bi vào trúng chân phải của cậu út, ngón chân sưng phồng, tóe máu. Sợ cháu bị la, chú út đã giấu cả nhà chuyện đó, chỉ dám tự băng bó bằng các loại lá thuốc trong vườn. Hậu quả để lại là 1 ngón chân bên phải bị hư móng, không mọc lại được nữa. Sự việc đó được xem như là 1 bí mật mà chỉ có 2 chú cháu biết với nhau. Sau này lớn lên, mỗi lần nghĩ lại Chân Long đều thấy ấm áp khi nghĩ về tình cảm của chú út dành cho mình. Thế nhưng bây giờ, khi chiếc giày bị ăn mòn lộ ra bàn chân phải của chú út thì tất cả các móng chân đều còn nguyên, trắng trẻo và đều tăm tắp.

    “Làm sao lại có người biết được kế hoạch hành động của mình? Làm sao chân của chú út ko còn dấu vết năm xưa?

    Chân Long càng nghĩ càng ớn lạnh: “ Liệu đây có thật là chú út của mình ko?”
     
    halucky and TrongNghia like this.
  14. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    [​IMG] Bức tượng Huyền thiên trấn vũ ở Đền Quán Thánh được cho là làm bằng đồng đen
     
  15. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    [​IMG] Hình tượng rắn có mào ở Chùa Dơi (Sóc Trăng)
     
  16. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 3: Huyết trì (Thượng)

    Hai chú cháu cùng về đến nhà thì đã gần sáng. Trải qua 1 đêm nhiều biến động cả 2 người đều mệt lử, vừa về đến nhà đã nằm lăn quay ra ngủ. Sáng trời mưa to, ở đây mỗi khi mưa không gian như chậm lại, ngoài đường vắng hoe. Chân Long và chú út ngồi lại với ông nội cùng bàn bạc về dự định sắp tới. Ông nội nói: “Nghe như 2 con kể thì đối phương sử dụng cường toan. Đã định dồn các con vào chỗ chết, sử dụng những chiêu thức âm độc như vậy, lại có ý đồ tìm kiếm Tam thập lục ký thì ta nghĩ chỉ có Chí tôn hội mà thôi. Nhân đây ta cũng nói cho con biết về Chí tôn hội. Nó là hội phái tội phạm có nguồn gốc lâu đời. Lấy rồng làm tôn hiệu. Âm mưu muốn phục hưng triều đại phong kiến. Sáng lập vào thời dân quốc, thế lực phong kiến đã kết thúc. Một thế lực do hoàng tộc được hình thành. Long chủ đời thứ nhất của hội là Gia Cát Vô Ngã vốn cũng dòng dõi hoàng tộc. Theo thời gian thay đổi dần, chế độ cũ cũng khó lòng mà khôi phục. Chí Tôn Hội đẩy mạnh thế lực ra cả nước. Long chủ đương nhiệm hiện tại là Gia Cát Thiên Uy. Hắn đã giết hại hai anh ruột của mình để kế vị. Long chủ tiền nhiệm nhìn thấy Gia Cát Thiên Uy tàn sát lẫn nhau nên rất đau lòng. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận tài năng của hắn. Chí Tôn Hội dưới triều đại Gia Cát Thiên Uy phát dương quan đại. Sự hiện diện của Chí Tôn Hội trở thành mối đe dọa lớn với an ninh trong khu vực. Bọn chúng muốn tìm ra Tam thập lục ký để có thể hoành hành hắc đạo. Nếu chúng có được thì như hổ mọc thêm cánh e răng không ai có thể khống chế được nữa, gia tộc ta rồi cũng sẽ mang họa. Lão già âm dương quái khí mà Chân Long gặp có thể là Âm lão 1 trong nhị sứ của Chí tôn hội chuyên lo việc hành thích, hành động bí mật. Dưới trướng Âm lão là tam yêu hành sự thâm độc. Các con chú ý cẩn thận. Riêng về bản đồ bị mật một nửa đúng là đáng tiếc nhưng may mà Cự Nhân không bị thương là được rồi. Ta nghĩ nếu hình vẽ ẩn trên bản đồ là hình hổ tượng thì các con nên đến Long quyền đài 1 chuyến vì hổ tượng chính là biểu trưng cho Long quyền đài.”


    Long quyền đài như tên gọi của nó nhằm thể hiện uy quyền của nhà vua. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo đó là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ. Từ khi xây xong Long quyền đài, nghi thức tổ chức các trận quyết đấu sinh tử giữa voi và hổ trở nên trang trọng hơn trước. Ngày đấu, dân chúng địa phương quanh vùng đặt hương án, lễ vật. Chung quanh đấu trường bày nghi trượng, cắm cờ dựng lọng. Một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bờ sông. Suốt trên đoạn đường này, người ta phải trải chiếu hoa để đón nhà vua. Từ sáng sớm, dân chúng được phép đã hăm hở vào đến nơi để chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ. Thường thì đúng giờ Ngọ, vua mới ngự thuyền rồng đến. Khi thuyền áp sát bờ sông, vua lên kiệu che bốn lọng vàng và bốn tàn vàng. Đi trước là lính Ngự lâm quân, rồi Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình. Các quan quỳ nghênh đón ở chiếu hoa trải trên đường rồi theo vua vào cổng giữa lên khán đài.

    Để biểu dương lực lượng, củng cố quyền lực của bậc đế vương, Hoàng đế chọn tượng binh (voi chiến). Bởi theo quan điểm xưa, voi là loài vật của sự dũng mãnh, của khí tiết can trường, là biểu trưng cho sức mạnh đế chế, cho lẽ phải trên đời. Bằng chứng là trong lịch sử. Voi là biểu tượng của “vương quyền”. Còn loài dã thú tượng trưng cho cái ác, cái xấu và các lực lượng chống đối, triều đình là hổ. Hai loài mãnh thú có sức mạnh ngang nhau, cùng là “ông vua, bà chúa” của đại ngàn rừng xanh.

    Theo sử cũ ghi chép lại, các đời Hoàng đế đã cho mở “đấu trường” voi – hổ nhằm thể hiện sức mạnh đương triều, thị uy và biểu dương lực lượng, đặc biệt là đối với các thế lực có âm mưu “tạo phản”. Mỗi cuộc đấu thường là hơn 20 tượng binh “thiện chiến” nhất được quản tượng điều khiển đưa “ra trận”; đối thủ lúc bấy giờ là 7 con hổ dữ. Xung quanh đấu trường, Hoàng đế trang bị lực lượng binh lính hùng hậu với giáo gươm sáng quắc. Khi mặt trời lên bằng con sào, Hoàng đế đứng trên đài cao ra lệnh cho quản tượng “chỉ huy” bắt đầu trận đánh. Tiếng trống dồn dập, tiếng cổ vũ hò reo của vua quan và dân chúng càng làm cho những con thú dữ bị bỏ đói mấy ngày trước đó hăng tiết. Những con hổ lồng lộn xông thẳng vào bầy voi. Voi “quất” vòi chống trả, giày xéo cả bầy hổ. Quản tượng dùng gậy điều khiển voi tấn công theo từng đội hình chiến đấu đã được vạch sẵn. Tuy nhiên, thường thì trước khi xem trận chiến giữa voi – hổ, người ta thường đoán trước được kẻ thắng, bại. Bởi đây thực chất là trận tàn sát của bầy voi đối với đàn hổ. Trước khi ra trận, các tượng binh được tuyển chọn từ những “chiến binh” xuất sắc nhất, được “huấn luyện” bởi chế độ đặc biệt nhất; còn hổ thì bị bỏ đói vài ngày. Khi vào trận, hổ thường bị cắt móng, bẻ nanh và bị trói chặt ở cổ. Sở dĩ, có chuyện như vậy là bởi vì trong sâu xa, khi tổ chức một cuộc tử chiến giữa voi và hổ thì triều đình có ngầm ý răn dạy về sức mạnh vương quyền, bài học về cái thiện luôn thắng cái ác.

    Ông nội Chân Long lại nói tiếp: “Việc này cũng không nên chậm trễ, các con nên đến sớm. Tuy nhiên, Long quyền đài không phải là nơi muốn đến là đến, muốn đi là đi. Long quyền đài hiện đang dưới sự quản lý của Dương gia. Ta sẽ nhờ Dương gia giúp đỡ, và nói là Cự Long từ nước ngoài về muốn được tham quan tìm hiểu. Các con tuyệt không được cho Dương gia biết được mục đích của chúng ta”
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/15
    TrongNghia and halucky like this.
  17. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    [​IMG] Hổ quyền - Thừa Thiên Huế
     
    halucky thích bài này.
  18. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 3 (tt)

    Nguyên vào thời phong kiến, quyền lực được tập trung trong tay 1 vài nhóm các gia tộc lớn. Lớn nhất trong số đó chính là họ Dương. Tổ tiên họ Dương là Dương Chiếu, đệ nhất cao thủ trong triều đình, Tổng quản thị vệ, Nhất đẳng công hầu thượng tướng quân lại có con gái là phi tần được Hoàng thượng sủng ái nhất nên quyền khuynh thiên hạ, một tay che trời. Dương Chiếu có võ công tuyệt đỉnh đã đi khắp nơi giao du kết bạn, đã thu nạp được người đứng đầu của 4 đại gia tộc lớn là Đông Phương, Nam Cung, Tây Môn, Bắc Hải lập thành Ngũ đại thế gia.

    Sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, hậu nhân Ngũ đại thế gia vẫn luôn giữ liên lạc với nhau. Để tránh con cháu sau này bội tín, thất nghĩa, Ngũ đại gia tộc ký thỏa ước. Chức minh chủ nhiệm kỳ sẽ là 10 năm, sau 10 năm, con cháu của năm gia tộc phải thi tài chọn ra người tài giữ chức. Thế là thỏa ước được các đời con cháu của năm gia tộc truyền từ đời này qua đời khác.Về sau, trận đấu tranh chức minh chủ không biết từ khi nào biến thành cuộc tranh giành lợi ích kinh doanh. Năm nhà không ai muốn nguồn lợi rơi vào tay ai nên trận đấu các đời sau càng ngày càng ác liệt. Dương gia, nổi tiếng với võ Kinh tuyệt học được hoàng gia công nhận, luôn thắng lợi và giữ chức minh chủ suốt bao nhiêu nhiệm kỳ. Đông Phương thế gia, nổi bật với Khắc cốt minh tâm trảo và Vô ảnh vô tung, tuy chiêu số hiểm độc nhưng chưa bao giờ hại người vô tội. Tây Môn thế gia, với Tâm Huyền Thần Quyết và tinh thông âm luật, hiện chỉ còn 1 mình truyền nhân là Tây Môn Tiêu đã định cư ở nước ngoài từ lâu. Nam Cung thế gia, Nam Cung Nhất Chỉ, chỉ pháp Thiên Canh nhất khí tuyệt đỉnh, luôn luôn cố gắng tranh giành chức minh chủ với Dương gia. Bắc Hải thế gia, Bắc Hải Giao là tay cường bạo, vốn không có việc xấu nào chùn tay, sở hữu một vài công ty chuyên làm việc kinh doanh mờ ám, cố gắng dành chức minh chủ để có thêm địa bàn hoạt động.

    Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, cũng đã có sự đồng ý của Dương gia, chiều hôm sau Chân Long và chú út lên đường đến Long quyền đài. Dọc đường đi, Chân Long vẫn ngấm ngầm để ý từng nhất của nhất động của chú út nhưng vẫn không phát hiện gì khác thường. Cậu cũng tự hỏi không biết mình có quá cả nghĩ hay không nhưng suy nghĩ đó nhanh chóng bị gạt đi. Chú út đã sinh sống ở nước ngoài hơn 10 năm, trong thời gian đó, có trời mới biết chuyện gì xảy ra. Nghĩ vậy nên Chân Long quyết định vẫn phải để mắt đến chú út.

    Ngồi ôto khoảng 2 tiếng, ra đến ngoại ô, đi bộ thêm 20’ nữa thì đến Long quyền đài. Từ bên ngoài nhìn vào thì thấy cỏ mọc cao, tuy nhiên lại rất có hàng lối. Có lẽ là người chăm sóc đã cố tình để cỏ mọc cao như vậy để hạn chế ánh mắt của người qua đường. Bước thêm vài bước thì thấy một hàng rào B40 được dựng lên, kèm theo biển Không phận sự miễn vào. Đang chưa biết làm thế nào thì có tiếng nói vang lên:

    “Có phải là chú Đông Phương Cự Nhân và Chân Long ko ạ?”

    Hai chú cháu quay người lại thì thấy một cô gái trẻ đang bước đến. Cô gái rất duyên dáng, không mở miệng, lễ phép cười chào 2 chú cháu. Một cô gái xinh đẹp, người dỏng cao, tóc ngắn ngang vai được cắt tỉa cầu kỳ, trên khuôn mặt là 1 cặp kính nhỏ làm người đối diện có cảm tưởng đây là một thành phần tri thức. Trong lúc chú út và cô gái trao đổi với nhau, Chân Long ngấm ngầm quan sát, cảm giác rất kỳ lạ, hình như cậu đã từng gặp cô gái này ở đâu đó. Chiêu làm quen cũ rích này có làm người khác buồn nôn không nhỉ? Nhưng chắc chắn một lúc nào đó ta cũng đã từng trải qua tình huống, khi bất ngờ gặp một sự việc hoặc 1 người nào đó, trong đầu tự nhiên cảm giác đã gặp hay trải qua rồi, con người, lời nói, động tác, hoàn cảnh đều giống hệt những gì đã đã trải qua nhưng không thể nhớ ra chính xác là ở đâu. Chỉ có 1 khả năng giải thích được đó là đã gặp trong mơ, khoa học hiện đại gọi là “hiện tượng Dejavu”. Lúc này đây, Chân Long đang có cảm giác đó.

    Thì ra cô gái tên là Dương Thanh, cháu của Dương Kiên đã từng giúp Chân Long khi bị bóng đen tấn công trong trường học. Long quyền đài này hiện đang được phân đường của Dương Kiên quản lý nên sai Dương Thanh đến hướng dẫn.

    Theo chân Dương Thanh, 2 chú cháu bước vào bên trong Long quyền đài. Long quyền đài là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Vòng thành trong cao hơn 6m vòng thành ngoài cao 5m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 10-15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài là hơn 300m, đường kính lòng chảo là 50m. Khán đài vua ngồi ở mặt Bắc của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh và cơi nới ra sau tạo một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các quốc thích đại thần. Hai bên có hai hệ thống nữ tường xây bằng gạch hoa đúc rỗng. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính. Từ khán đài này nhìn qua phía đối diện, Chân Long có thể nhận ra 5 chuồng hổ nằm ngay trong lòng đấu trường. Người ta lợi dụng hai vòng tường trong và ngoài của đấu trường để tạo ra vách chuồng. Giữa hai tường thành sẵn có, xây thêm các bức vách bằng gạch để tạo 5 cái chuồng riêng biệt. Hệ thống cửa ở các chuồng hổ là các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống.

    Dương Thanh vừa đi vừa giải thích cho 2 chú cháu các đặc điểm của Long quyền đài, vì bằng tuổi nên giữa Chân Long và Dương Thanh nói chuyện càng lúc càng cởi mở hơn. Chỉ có chú út là trầm ngâm chú ý quan sát từng góc nhỏ hòng tìm ra manh mối. Sau khi bước đi 1 vòng, Dương Thanh nói:

    “Long quyền đài là nơi dùng để đồ sát, thể hiện sức mạnh áp đảo quần hùng. Mỗi tấc đất ở đây đều thấm đẫm máu tươi nên lệ khí xung thiên. Mỗi tháng vào dịp rằm, chú Dương Kiên vẫn sai người đến đây quét dọn, hương khói để mong giảm bớt sát ý còn tiềm ẩn nơi đây.”

    Lúc này, chú út đã phát hiện ra 1 manh mối. Đó là phần khán đài dành cho Hoàng đế ngồi ngự lãm, phía dưới chân đài tuy cỏ mọc um tùm nhưng vẫn có thể nhìn thấy một vài miệng ống thông khí nhỏ, nằm khuất sát thành, nếu không chú ý sẽ không bao giờ thấy được. Nghi ngờ có mật đạo phía dưới nên chú út lén bấm tay Chân Long, ngụ ý nói cậu dẫn Dương Thanh ra ngoài nói chuyện để chú út kiểm tra thật kỹ. Chân Long hiểu ngay, tuy không muốn rời mắt khỏi chú út nhưng cậu cũng đành làm theo. Liền đó, cậu vừa nói chuyện, hỏi han Dương Thanh về công việc, vừa cố ý dẫn cô đi về hướng ngược lại. Nhân cơ hội đó, chú út liền nhảy vào bên trong khán đài dành cho Hoàng đế để quan sát. Một lúc sau, thấy chú út chạy ra, nói rằng đã quan sát kỹ, cảm ơn nhà họ Dương và đặc biệt là Dương Thanh đã tạo điều kiện cho mình được nhìn thấy tận mắt Long quyền đài và xin phép ra về. Biết chắc chú út đã tìm ra manh mối nên Chân Long cũng chào từ biệt, không quên xin sđt Dương Thanh để tiện liên lạc sau này. Không hiểu vì sao dù mới gặp nhưng cậu rất có hảo cảm với Dương Thanh, lại còn có cảm giác rằng sau này sẽ gặp lại.

    Cả 2 chào từ biệt, trên đường về nhà chú út mới nói:

    “Chú đã kiểm tra kỹ, dưới chân Long quyền đài nhất định có mật đạo, còn là mật đạo lớn. Chú đã tìm ra cửa vào được xây ẩn kín dưới chân khán đài ngự lãm, xung quanh đó còn có những viên gạch lưu ly được khảm vào lại khắc hình rồng 9 móng. Dám chắc đây chính là manh mối mà tấm bản đồ đề cập đến.”

    “Vậy khi nào chúng ta lên lại chú út?” Chân Long hỏi lại

    “Đến sớm đến muộn không bằng đúng lúc. Ngay tối nay chúng ta trở lại, lẻn vào bên trong. Chú ý tránh người của Dương gia.”

    Nghĩ đến việc phải dấu diếm Dương Thanh, lại thêm chuyện chú út bỗng nhiên Chân Long thấy không vui.

    Tối hôm đó, Chân Long và chú út lại cùng nhau xuất phát. Thay vì đi oto đến gần thì 2 người dừng xe cách Long quyền đài khá xa, đậu xe vào 1 góc khuất rồi đi bộ. Đường đi khá xấu lại không dám dùng đèn nên phải mất gần 1 tiếng mới đến nơi. Xung quanh đều 1 màu tối đen, không 1 bóng người, ngay cả ánh trăng cũng bị mây đen che khuất. Mưa bắt đầu kéo đến, không khí se se lạnh. Trèo qua hàng rào, 2 người tiếp cận quyền đài, đã quan sát kỹ nên chú út không mấy khó khăn để tìm ra vị trí mật đạo.

    Cửa vào là một góc khuất phía bên trái của đài ngự lãm, được xây ẩn vảo bên trong, nhìn bên ngoài rất khó để nhìn ra, cửa được xây hẹp, chỉ đủ lọt 1 người và phải cúi người xuống. Vừa bước vào 1 mũi ẩm thấp đã xộc vào mũi, trong này tối đen như mực, giơ tay không thấy ngón. Cả 2 bật đèn pin chuyên dụng lên, dò dẫm bước đi. Là một dãy hành lang hẹp, được xây bằng gạch. Càng xuống dưới không khí càng ẩm ướt, Chân Long đếm được đúng 72 bậc cầu thang. Mật đạo là 1 căn hầm ngầm, hình chữ nhật, rộng khoảng 50m2, được xây bằng đá phiến. Được chia làm nhiều ngăn nhỏ, bên trong mỗi ngăn vẫn còn dấu xích sắt được đóng trên tường. Có lẽ đây là nơi giam tù phạm. Không khí vẫn bốc lên mùi ẩm mốc xen lẫn tử khí nặng nề. Điểm đặc biệt của những ngăn nhỏ này là ở giữa được xây lõm xuống lại có rãnh dẫn ra ngoài. Tất cả những đường rãnh này đều dẫn tới gốc phía trong của căn hầm.

    Chú út lúc này mới rút ra 1 dụng cụ bằng gỗ, hình chữ nhật, ở giữa có, rãnh nhỏ chứa nước, có tác dụng như 1 thước đo độ nghiêng. Nhẹ nhàng đặt lên sàn, chú út nói:

    “Hầm này có độ dốc vào phía trong, rõ ràng là những đường rãnh này dùng để chảy thứ gì đó. Giờ ta đi theo chắc sẽ có được manh mối.”

    Ở góc căn hầm là một bức tường được xây kín đáo, phía sau lại ẩn 1 cầu thang đi xuống nữa. Do đã quen với kiểu kiến trúc dấu cửa thế này nên 2 chú cháu không khó để nhận ra. Tuy nhiên cửa vào lại bị niêm kín bởi 1 cái ổ khóa to đùng, hen rỉ. Cả cánh cửa hầm và ổ khóa đều được sơn phủ 1 lớp hắc ín dày làm người ta có cảm giác hòa lẫn với bóng tối xung quanh.

    “Không mở được, phá khóa vậy !”

    Nói là làm, Chân Long lấy trong túi mang theo ra 1 cây búa nhỏ, đây là loại búa chuyên dụng, đầu búa làm bằng thép tinh luyện, nhỏ nhưng nặng tay, rất rắn chắc, thân búa được làm từ gỗ mun đen, trơn bóng, phía dưới có 1 lỗ nhỏ. Búa này có 2 tác dụng, lúc bình thường là một công cụ hỗ trợ nhưng lúc cần cũng có thể thành 1 loại vũ khí. Người ta xỏ dây xuyên qua lỗ nhỏ ở cán búa rồi dùng nó như 1 quả tạ sắt. Vũ khí này gây sát thương rất lớn, tầm ảnh hưởng xa, nhất là chiến đấu trong bóng đêm lại càng nguy hiểm. Kẻ địch dù có đông nhưng trong bóng đêm cũng không thể nhìn rõ, vũ khí này có thể hạ gục kẻ địch trong im lặng. Đây chính là vũ khí phòng thân của Chân Long. Vốn cây búa này là vậy tùy thân của 1 người thợ giang hồ. Người này là thợ mộc lại là môn đồ của Lỗ Ban môn. Ngày xưa, trong khi làm nhà , những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp , chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công , thậm chí còn đánh , chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân , trong những người thợ đó có những người học theo phép của Bùa Lỗ Ban, đã sử dụng Bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng , kiến cho chủ nhà suy sụp , thậm chí chết tuyệt nọc cả nhà. Có những truyền thuyết nói rằng, những người thợ biết dùng Bùa Lỗ Ban , cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi Tổ nghề. Gặp phải nhà thứ 10 đối xử tốt với họ, những vị thày Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả và ếm vào đó , sau đó đốt đi mới khỏi bị Tổ hành. Có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về việc các người thợ ếm nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc cho gia chủ. Năm xưa, người thợ này đã sử dụng Bùa Lỗ Ban để ếm 1 căn nhà, không biết sao chủ nhà phát hiện được liền phái người truy sát, may nhờ ông nội của Chân Long cứu 1 mạng. Để cảm tạ ơn, và cũng đã nghĩ đến lúc phải lui về ở ẩn nên người thợ này đã tặng cây búa cho ông nội Chân Long. Về sau khi dạy võ cho cậu thấy cậu là người nhanh nhẹn, tay chân linh hoạt nên truyền cho cậu ngón võ Tẩu Tuyến Chùy và cho cậu cây búa này để phòng thân.

    Chân Long xem xét cẩn thận ổ khóa, sau khi xác định vị trí chính xác, cậu dồn lực đập búa mạnh vào. Một tiếng động chát chúa vang lên, lại ở trong hầm kín nên nghe lại càng nặng nề hơn. Sau khoảng 4-5 lần đập, ổ khóa đã rời ra. Cậu và chú út mở cửa căn hầm. Căn hầm này có lẽ đã đến vài chục năm không được mở ra, không khí đặc quánh khó chịu, sợ trúng độc nên 2 chú cháu đều mang khẩu trang chuyên dụng vào. Chỉ 1 màu tối đen. Đèn pin đã bật hết công suốt mà cũng chỉ chiếu được quá sải tay, có lẽ trên tường đã được sơn quét vật liệu gì đó để hấp thụ bớt ánh sáng. Đi 1 vòng thì Chân Long đã có khái quát sơ về căn hầm này, diện tích không lớn lắm, chỉ khoảng 30m2, được xây dốc xuống ở giữa. Trên tường có những rãnh nhỏ chạy dọc xuống hướng đến chính giữa hầm.

    “Thôi, đây chính là huyết trì rồi !”
     
    TrongNghia and halucky like this.
  19. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    [​IMG] Phối cảnh Hổ quyền ở Huế (nguyên mẫu của Long quyền đài)
     
  20. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 3: Huyết trì - Hạ
    Long mạch đại diện cho vận khí của 1 triều đại. Long khí suy yếu thì vận nước tất vong. Long mạch thường được hình tượng hóa bằng các con sông và hào do đó việc đào sông, hào nước luôn là vấn đề được các triều đại quan tâm. Cũng có ý kiến cho rằng thời xưa việc canh tác chỉ dựa vào tự nhiên, các con sông và kênh dẫn nước, thế nên nếu việc đào sông hồ được dân chúng ủng hộ thì nước thịnh, bằng không thì chắc chắn sẽ vấp phải các hành động chống đối dẫn đến chiến loạn, thậm chí triều đại suy vong. Thực hư như thế nào thì đến bây giờ vẫn không ai dám chắc được. Tương truyền vào thời vua Trần, khi thầy phong thủy đặt đất cho nhà Trần xong, thầy phong thủy làm một bản giao ước với vua nhà Trần bấy giờ là Trần Hấp hứa hẹn với nhau rằng, nếu sau này nhà Trần được nước thì con cháu thầy phong thủy sẽ đời đời được hưởng phúc ấm. Tuy nhiên, sợ sau này nhà Trần đối xử không tốt với con cháu mình nên thầy phong thủy đã làm hai bản sấm thư để lại cho con cháu và dặn: “Nếu sau này họ Trần vẫn đối đãi tử tế, thì bảo thực cho họ cách tiếp nối long mạch để nhà Trần tiếp tục thống trị thiên hạ. Nếu họ bội ước thì cứ theo sấm thư mà làm như vậy”. Sau khi căn dặn con cháu như vậy, thầy phong thủy tiếp tục căn dặn Trần Hấp rằng: “Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép ấy là gì, sau này có biến thì hãy cử người đến gặp con cháu tôi. Bí quyết tôi đã để lại sẵn và lúc ấy sẽ bảo nhà ông cho biết”. Sau mấy chục năm được ngôi huyệt đế vương đó, nhà Trần quả nhiên được nước từ nhà Lý. Vua Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) nhường ngôi cho Trần Cảnh. Đối chiếu với câu sấm “Phấn đại dương giao chiếu/Liên hoa, dĩ sắc đắc thiên hạ” thì quả là nhà Trần được nước nhờ người con gái đẹp, tài sắc. Nhà Trần nhớ ơn tới công lao của thầy phong thủy năm nào nên đối xử với con cháu họ rất hậu. Những đời vua đầu, con cháu thầy phong thủy được cấp đất, chu cấp tiền và cho làm quan. Tuy nhiên, càng về sau thì các vua Trần càng thờ ơ, đối xử lạnh nhạt với con cháu thầy phong thủy nên khiến họ phật lòng. Thực tế, nhà Trần càng về sau càng suy nên đã cho người đến xin bản sấm thư mà thầy phong thủy xưa để lại. Vua Trần xem sấm thư thấy nói: “Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, cần phải khơi thông thủy đạo thì mới giữ được lâu dài”. Vua Trần tin lời nói ấy, bèn chiểu theo họa đồ ở sấm thư đào một thủy đạo từ sông Cái (tức sông Hồng) xã Phú Xuân (không rõ ngày nay thuộc xã nào ở Hưng Hà) đi vào, quanh đến xã Thái Đường. Không ngờ đào đứt long mạch, họ Trần suy rồi bị Hồ Quý Ly thoán đoạt. Hiện nay, danh tính con sông này không còn ai biết tới.

    Thậm chí đến thời hiện đại, cái gọi là Long mạch vẫn được phủ 1 lớp sương mù bí ẩn. Tiêu biểu nhất trong số đó chính là giai thoại về Hồ Con Rùa ở thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong). Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng. Các vị cao niên kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của vùng đất này đã kể những giai thoại rằng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là người đa nghi và cuồng tín. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy địa lý nghiên cứu đến mấy ngày sau rồi phán: “Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng nằm cách đó non 1 km, rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững”. Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức. Lại có giai thoại khác liên quan đến việc hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch Sài Gòn. Giai thoại này gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết rõ điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá vỡ thế chữ Vương (gồm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pastuer – Phạm Ngọc Thạch hiện nay), thêm một chấm thành chữ Chủ nhằm phá luôn long mạch của Dinh. Do vậy phải xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên. Nhưng còn một điều rất huyền diệu về hồ Con Rùa mà rất ít người bình thường để ý đến, chỉ có các thầy phong thủy và các kiến trúc sư học thêm bộ môn trấn yểm mới hiểu tận tường những bí ẩn trong thiết kế tổng quan của Sài Gòn xưa. Đó là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm ngay giữa ngã tư Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn xưa chính là chùa Khải Tường. Chùa Khải Tường là nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Tây Sơn có ghé qua tá túc. Và hoàng tử Đảm – sau này trở thành vua Minh Mạng - đã được sinh tại nơi đây. Tương truyền, khi hoàng tử Đảm - chân mệnh đế vương - ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào cũng phải biết. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.
     
    TrongNghia and halucky like this.
Moderators: nhanjkl
: phiêu lưu

Chia sẻ trang này