Truyện dài Nam thiên du

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi xuanchau, 12/9/15.

Moderators: nhanjkl
  1. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Trở lại Kinh thành, khi xưa Hoàng đế chính thức bắt tay vào việc xây dựng Kinh thành thì đã tính đến chuyện giữ gìn long mạch triều đại. Ngoài con sông tự nhiên ở phía Nam, nhà vua còn cho người đào thêm 3 con sông ở các mặt còn lại vừa tạo thế “Phong thủy bảo địa”, vừa hình thành hàng rào phòng thủ kinh đô. Trong nội thành cũng đào 5 hồ lớn nhỏ tượng trưng cho ngũ hành, lấy Tử cấm thành làm trung tâm hội tụ long khí với ước vọng triều đại vững bền.

    Tuy nhiên, trên thế gian việc gì cũng có mặt trái của nó, có dương thì phải có âm, như ngày và đêm vậy. Long khí là chí dương, muốn long khí thịnh thì cũng phải tạo ra vật chí âm để làm đối trọng. Huyết trì chính là tạo vật như thế. Là một hồ nhỏ, chính giữa được nuôi một cây Hắc mộc liễu, còn gọi là Huyết tử mộc là một cây tính âm hàn, lại được nuôi bởi máu tươi nên càng âm độc hơn.

    Lúc này, trước mặt Chân Long chính là Huyết trì. Trải qua thời gian bây giờ huyết trì đã cạn khô máu. Tuy nhiên âm khí vẫn tỏa ra nặng nề, khí lạnh rợn người, khiến người đứng gần hít thở khó khăn, ánh đèn pin chiếu vào nhưng cũng không nhìn rõ được chỉ thấ một màu đen lờ mờ phía trước. Có lẽ thời xưa để lấy máu nuôi dưỡng Huyết tử mộc nên người ta đã xây cả một Long quyền đài bên trên. Tất cả các rảnh nhỏ, đường dẫn mà cậu vừa thấy chắc là để dẫn máu xuống nuôi cây.

    Chú út bảo với Chân Long: “Chiếu đèn cũng không thấy, cháu ra đó quan sát đi để chú tìm xung quanh xem”. Chân Long nghe vậy bước ra vừa định giơ tay chạm vào cây cột ở chính giữa thì bỗng nghe tiếng hét lớn:

    “Không được chạm vào !” Ngay lúc đó có một bóng người lao vào, chiếu đèn pin thẳng vào người cậu. Thì ra là Dương Thanh. Cô tiếp tục hét lên: “Tránh xa cậu ta ra. Ngươi bại lộ rồi.”

    Lúc này chỉ thấy chú út lao lên, thân pháp nhanh nhẹn hoàn toàn không giống một thư sinh trói gà không chặt. Trong tay chú út là 1 con dao quân dụng nhằm hướng Chân Long đâm tới. Ngạc nhiên, nhưng Chân Long vẫn nghiêng người tránh kịp, chú út vẫn tiếp tục tấn công. Cậu vừa né tránh vừa hét lên: “Chú út, là con đây mà”. Chú út vẫn mặc kệ, thân pháp linh hoạt, hoàn toàn không giống việc bị thôi miên. Lúc này, Dương Thanh đã lao vào, tay cầm Tề mi côn, là một loại côn thường được các bổ đầu ngày xưa sử dụng. Vừa gạt chú út cô vừa nói: “Cẩn thận, đây không phải là chú của anh đâu”. Mọi việc càng lúc càng rắc rối, Chân Long không biết phải làm thế nào, cũng ko dám đánh trả chỉ vừa gạt đỡ chú út, vừa tránh côn của Dương Thanh. Về phía chú út thì vừa vung dao chém, vừa lùi dần về phía cửa ra, khi đến cự li thích hợp, chú út phóng người lên, tung ra một đám khói dày đặc. Chỉ nghe “Rầm”, thì đã mất dạng. Sự việc xảy ra quá nhanh, cả Chân Long và Dương Thanh đều không kịp xử lý, đến khi chạy lên thì cánh cửa đã bị đóng kín.

    Lúc này trong hầm chỉ còn Chân Long và Dương Thanh, tối đen, chỉ có ánh sáng lờ mờ phát ra từ đèn pin, điện thoại cũng không có sóng. Chân Long lên tiếng hỏi:

    “Chính xác là có chuyện gì vậy ?”

    “Đó không phải là chú út của cậu, không phải là Đông Phương Cự Nhân. Đông Phương Cự Nhân đã mất tích khi đang ở nước ngoài, sự việc đã được báo lên nhưng không tìm được dấu vết. Tất cả mọi việc đều chỉ là nghi ngờ, chỉ đến khi hắn ta cố ý đẩy cậu vào chỗ chết thì tôi mới dám khẳng định.”

    “Làm sao cô biết? Thật ra cô là ai?”

    “Tôi là Dương Thanh, trưởng nữ của Dương Kiên, một trong thập đại đường chủ của Dương gia, tuy nhiên bên cạnh đó tôi cũng là hình cảnh quốc tế đã theo dõi Chí tôn hội mà đặc biệt là người được gọi là chú út của anh. Tôi điều tra thì phát hiện chú của anh được thông báo mất tích từ năm ngoái, bỗng nhiên bây giờ lại xuất hiện ở đây nên đã nghi ngờ. Tôi biết chắc chắn hai người sẽ lén đi đâu đó nên đi theo, may kịp thời chặn được nhưng lại để hắn trốn mất.”

    “Tôi cũng có nghi ngờ đó không phải là chú út nhưng vẫn chưa hiểu, sao người đó lại giết tôi được?”

    “Cây cột mà cậu định chạm vào chính là Âm nhãn của Huyết trì, nó vốn là loại âm mộc lại được nuôi dưỡng bằng máu người đã lâu. Bây giờ chỉ cần chạm nhẹ, hơi người sống sẽ kích thích nó. Hàng ngàn mấu nhỏ như kim tiêm sẽ theo da mà vào, hút cạn tinh huyết người đó.”

    Vốn đã được nghe kể về sự nguy hiểm của Huyết trì, giờ lại nghe Dương Thanh nói vậy khiến Chân Long không khỏi giật mình. Dương Thanh lại nói tiếp:

    “Giờ tên đó đã trốn thoát lại đóng kín cửa, ở đây không có sóng di động, khu vực này lại heo hút, chỉ sợ phải dăm bữa nữa tháng mới có người tìm ra chúng ta, chưa kể ở trong hầm tối này chưa đến vài ngày đã phát điên mà còn kẻ giả dạng còn không biết giở trò gì nữa. Tôi nghĩ chúng ta nên sớm tìm cách thoát ra ngoài.”

    Chân Long cũng có suy nghĩ như vậy, cậu nói:

    “ Manh mối chắc cũng chỉ trong căn hầm này, chúng ta tìm lại thử xem”.

    Nghĩ là làm, hai người cùng quan sát lại căn hầm, mất một lúc lâu nhưng không có manh mối gì. Cả căn hầm được quét một lớp chất liệu tựa như hắc ín, đen đặc, chỉ có khác là vật liệu này dường như có tính hút sáng. Đèn pin chiếu thẳng vào mà cũng chỉ thấy lờ mờ không rõ ràng. Bàn bạc 1 hồi, cả 2 người cùng có suy nghĩ là phải tìm hiểu Âm nhãn. Thận trọng, cả 2 cùng nhau đến gần quan sát. Âm nhãn là một hình khối, cao khoảng gần 1 mét, có vẻ làm bằng gỗ, màu hổ phách. Quan sát thật kỹ mới thấy dưới ánh đèn pin rọi vào vật thể này có ẩn những đường vân li ti màu đỏ, tựa như những mạch máu. Điều đặc biệt hơn nữa là hình khối này không phải là một thể mà là được ghép bởi nhiều hình khác nhau, tương tự như trò chơi xếp hình vậy. Càng nhìn, Chân Long càng thấy những hình ghép này rất quen, dường như cậu đã thấy ở đâu rồi nhưng lại không thể nhớ ra. Dương Thanh chậm rãi nói:

    “Đây hình như là một loại khóa, tương tự như mật khẩu bây giờ vậy, ta phải rút từng mẫu gỗ ra theo một thứ tự nhất định. Hình như loại này có tên là Chú vân tỏa. Đặc biệt đây là một loại khóa dựa theo trí tưởng tượng của từng người, không có hạn chế và vẫn được lưu truyền bây giờ. Cách đây vài chục năm, có người đã dựa vào khóa này để tạo ra trò Trí uẩn, dùng 7 miếng gỗ hình dạng khác nhau để tạo ra hơn 1000 hình.”

    Vừa nghe đến đây, Chân Long bổng như sực tỉnh, cậu nhớ ra đã nhìn thấy hình này ở đâu. Vốn khi còn nhỏ, cậu đã được các lão bối trong tộc cho chơi trò này. Trí óc cậu như được vén mây mù, tuy nhiên để chắc chắn, Chân Long và Dương Thanh bàn bạc thật kỹ thêm 1 lần nữa. Trước khi bắt tay vào giải khối hộp, Chân Long phải thu liễm dương khí, bên cạnh đó phải đeo găng tay, Dương Thanh còn đeo cho cậu 1 viên Hắc sa thạch, vốn là một loại đá quý tính hàn, màu đen tuyền. Viên đá này tính hàn, được tìm thấy trong các khối sa thạch dưới chân núi. Tất cả những việc trên đều là để hạn chế dương khí người sống tiếp xúc với Âm nhãn. Dù biết là có nguy hiểm nhưng giờ cũng không còn cách nào khác, cả 2 đều đã trên thế cưỡi cọp, không đi không được.

    Vừa chạm vào Âm nhãn, Chân Long đã cảm thấy hơi lạnh lan vào từng ngón tay, tuy nhiên cái lạnh này lại khác với cái lạnh khi chạm vào nước đá. Cái lạnh này nó mang đến cho người ta một cảm giác tử vong, tựa như có hàng ngàn mũi kim đang chít vào da thịt. Thật chậm rãi, Chân Long từ từ rõ nhẹ vào từng phiến gỗ, sau đó rút ra. Tất cả như đã nằm sẵn trong đầu của cậu. Chẳng mấy chốc mà hình khối đã được gỡ ra gần hết, lộ ra vật thể bên trong.

    Vật thể ẩn bên trong giống một cánh tay người khô quắt đang giơ lên, có đủ hình dạng 5 ngón tay đang co quắp lại với nhau. Trên mỗi ngón tay đeo một chiếc nhẫn bên trên có khắc một chữ cổ. Dương Thanh cúi xuống đọc thì thấy những chữ cổ này chính là tên của 5 cái hồ được đào trong kinh thành. Chắc có lẽ truyền thuyết đào hồ đắp sông để cường hóa long mạch, lại cho làm Huyết trì để đối trọng chính là đây. Ở phần dưới cánh tay, có mọc ra những cái rễ nhỏ tựa như mạch máu đang nuôi dưỡng cánh tay này vậy. Chân Long phát hiện ra cánh tay này hình như đang nắm giữ một vật gì đó, có thể đây chính là chìa khóa để trốn ra khỏi đây. Chân Long nhẹ nhàng mở từng ngón tay khô đó ra, vừa chạm vào đã thấy toàn thân tê dại, điều đáng sợ hơn nữa là giờ Chân Long đang thở ra khói trắng như giữa mùa đông. Nhưng ở bên cạnh thì Dương Thanh đang nóng đến độ mồ hôi ướt đẫm. Biết rõ không thể chịu được lâu hơn nữa, Chân Long liều mạng kéo mạnh ngón tay ra rồi nhanh chóng giật vật ở bên trong ra ngoài. Thì ra cánh tay đang cầm một con mắt người. Vừa mới rút được tay ra, cảm giác lạnh lẽo của Chân Long giảm hẳn, tuy vẫn còn thở ra khói trắng nhưng cũng không đến nỗi như vừa nãy. Lúc này, cả 2 mới nhìn xuống con mắt người mới được lấy ra. Cậu lẩm bẩm:

    “Đúng là tà môn, chắc đây chính là lý do mà người ta gọi đây là Âm nhãn.”

    Dương Thanh nói:

    “Âm nhãn nhìn rõ âm trạch, ở đây chúng ta đang ở nơi chí âm phải dùng con mắt này để tìm Hoạt môn mới có hy vọng ra được.”

    Bỗng nhiên lúc này cả hai nghe tiếng xì xì. Cúi xuống nhìn thì ra cách tay khô đó đang ngọ ngậy tựa như đang tìm kiếm lại Âm nhãn, toàn cánh tay nhú ra những sợi lông tơ màu trắng mảnh không ngửng rung động. Lúc này không còn thời gian để suy nghĩ nữa, Dương Thanh chụp lấy con mắt rồi giơ lên, quay một vòng khắp căn hầm. Khi đến góc 9h thì con mắt khẽ đổi màu, lóe lên một tia tím, Dương Thanh nói:

    “Kia là lối ra rồi, chúng ta phải nhanh lên”

    Những sợi tơ từ cánh tay khô càng lúc càng dài, chúng cử động uốn éo như những con rắn. Chân Long và Dương Thanh lúc này đã chạy đến góc 9h vừa nãy, cậu rút cây búa ra, đập liên hồi vào bức tường. Những sợi tơ càng lúc càng lan đến gần với tốc độ càng nhanh. May thay, lúc này Chân Long đã đập vỡ được bức tường, bên kia bức tường là rỗng, lộ ra một đường mật đạo nhỏ chỉ một người chui lọt. Không còn thời gian suy nghĩ, cả hai cùng lần lượt chui vào. Mật đạo là một đường hầm nhỏ, được nén chắt bằng đất, tự như các đường ống thông gió thời hiện đại. Người trong mật đạo phải tiến lên với tư thế bò trườn, sau lưng vẫn nghe tiếng xì xì phát ra. Đang bò thì Dương Thanh kêu lên: “Chết, tôi làm rơi Âm nhãn rồi”. Chân Long nghe thấy liền nói: “Rơi cũng tốt, dù gì nó cũng là vật âm hại, cứ để nó chìm dưới lòng đất có lẽ tốt hơn.” Dường như những sợi lông tơ đó khi tìm được Âm nhãn thì không phát triển nữa nên Chân Long không còn nghe thấy tiếng xì xì phát ra nữa. Tuy vậy cả hai đều không dám nghỉ ngơi, cùng bò thêm khoảng 15’ thì thấy ánh sáng phía trước. Thật khó để diễn tả cảm xúc khi nhìn thấy ánh sáng này. Một luồng gió thổi vào làm Chân Long có cảm giác như được hồi sinh vậy.

    Cuối cùng thì cả hai cũng chui ra được khỏi mật đạo đó, nhìn lại thấy mặt mũi lấm lem cả Chân Long và Dương Thanh đều bật cười. Chân tay, áo quần xây xước cả nhưng nghĩ đến những việc vừa trải qua, cả 2 đều cảm thấy thật may mắn. Nói thì có vẻ lâu, nhưng không ngờ khi nhìn đồng hồ thì tất cả chỉ diễn ra trong hơn 1 tiếng. Trong 1 tiếng này mọi việc đã diễn ra quá nhanh theo 1 cách mà Chân Long không thể kiểm soát được. Chân Long lên tiếng :

    “Chúng ta coi như đã qua nguy hiểm, nhưng vẫn còn rất nhiều nghi vấn. Cô nói bây giờ phải làm sao đây?”

    Dương Thanh trả lời:

    “Kẻ giả dạng chú út của cậu đã bị bại lộ nên chắc ko dám xuất hiện nữa, Cậu cứ yên tâm về nghỉ ngơi, ngày mai tôi sẽ đích thân đến nhà nói chuyện với cậu.”

    Vừa mới nói đến đó, xung quanh 2 người bỗng nhiên xuất hiện một nhóm hắc y có vẻ được huấn luyện rất bài bản. Nhóm người này nằm tiềm phục trong đám cỏ xung quanh. Một lớp phấn mờ tung ra làm Chân Long cảm thấy đầu óc choáng váng rồi không thể tỉnh tảo được nữa. Trước khi gục xuống cậu còn kịp nhìn thấy có rất nhiều bóng người đi lại, thì ra để bắt được 2 người, họ đã tung thiên la địa võng xung quanh Long quyền đài rồi. Vừa nghĩ đến đó, cậu đã ngất đi…
     
    halucky and viettran_ru like this.
  2. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 5: Bạch thành

    Hắn cũng không biết năm nay bản thân bao nhiêu tuổi, cũng không biết tên thật của mình là gì. Theo độ phát triển cơ bắp thì hắn tính năm nay hắn khoảng 35 - 37 tuổi. Từ khi có ý thức hắn đã sống trong Ẩn môn. Sau này hắn phát hiện ra bản thân mình có thể là trẻ mồ côi, cũng có thể bị bắt về. Ẩn môn cứ 5 năm 1 lần lại cử người đi đến các cô nhi viện, bệnh viện, các vùng nông thôn để tìm bắt những đứa trẻ có tố chất, ngộ tính cao đem về huấn luyện. Bây giờ hắn đã là người của Ẩn môn, nói là môn nhưng thực ra trên dưới Ẩn môn chỉ có 12 người gọi là Thập nhị tinh tượng được chia ra ở nhiều vùng khác nhau. Hắn đứng hàng thứ 4 trong Ẩn môn. Mọi người gọi hắn là Miêu gia. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” là phương châm hoạt động của Ẩn môn, quân cần tinh nhuệ chứ không cần đông. Mọi hành động của hắn đều nghe theo lệnh của “lãnh đạo”. Nhưng “lãnh đạo” là ai thì chính hắn cũng không rõ. Chỉ biết từ nhỏ hắn đã được lệnh phải luôn luôn phục tùng “lãnh đạo”, cống hiến cả sinh mạng cho “lãnh đạo”. Sau này lớn lên, hắn mới biết “lãnh đạo” là Đại đương gia đứng đầu Chí tôn hội. Chí tôn hội chia làm Nhất đường Nhị môn. Nhất đường là bộ phận chuyên lo ngoại vụ, kinh doanh, dưới đó lại được chia làm nhiều phân đường nhỏ. Nhị môn được chia thành Quang môn và Ẩn môn. Quang môn lo việc hành chính, nhân sự, quan hệ với hắc bạch lưỡng đạo. Còn Ẩn môn của hắn lo việc ám sát, tình báo.

    Việc huấn luyện ở Ẩn môn không hề đơn giản, thường được áp dụng các phương pháp huấn luyện vô cùng cổ quái được truyền từ đời này sang đời khác. Theo lời “lãnh đạo” thì đây chính là cách huấn luyện của đội quân bí mật trực thuộc Hoàng đế khi xưa, thường dùng để ám sát các thế lực chống đối. Vì thế, đội quân này chỉ có 1 nhiệm vụ duy nhất là vâng lệnh hành sự, cống hiến của tính mạng còn lại không biết bất kỳ một thông tin gì khác nhằm để tránh trường hợp phản bội hoặc bị bắt sống. Chính bản thân hắn cũng như vậy, chỉ biết làm theo mệnh lệnh. Ẩn môn tuyển lựa thành viên hết sức nghiêm khắc và tàn bạo, chỉ huấn luyện những đứa trẻ khi còn rất nhỏ để chúng hoàn toàn không biết gì về cuộc sống xã hội, quan niệm thiện hay ác, chỉ có duy nhất “lãnh đạo” và luyện tập.Về phương pháp luyện tập Ẩn môn quan niệm phần bên trong cơ thể là nội hoàn cảnh. Thần kinh con người, đại thể chia thành hai hệ thống lớn, y học hiện đại gọi là thần kinh động vật và thần kinh thực vật. Thần kinh động vật khiến cho ý thức có thể khống chế các động tác toàn thân, chẳng hạn nói chuyện, động tay động chân, đảo tròng mắt, tất cả những thứ này đều thuộc phạm vi khống chế của thần kinh động vật; còn thần kinh thực vật, lại là hệ thống tự thân của các khí quan trong cơ thể, không chịu sự khống chế của ý chí, chẳng hạn như tim đập, dạ dày tiêu hóa, tiết kích thích tố, bất kể là có ý thức hay vô ý thức, thần kinh thực vật đều đảm bảo cho những khí quan ấy tiếp tục vận hành, chúng khống chế các khí quan trong cơ thể. Trên thực tế, hai hệ thống này không phải hoàn toàn tách rời, chúng liên hệ với nhau để tạo thành một chỉnh thể. Lấy một ví dụ, trong bóng đêm, nếu cảm giác thấy chuyện gì đáng sợ lắm, khi con người truyền những thông tin về thứ mình nhìn thấy, thứ mình nghe thấy, thứ làn da cảm nhận thấy về đại não, đại não sẽ lập tức khiến cơ thể có phản ứng, thần kinh thực vật bắt đầu vận hành, hormon tuyến thượng thận (adrenalin) sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến tim đập nhanh hơn, đồng tử dãn lớn. Đồng tử dãn lớn, là để giúp mắt có thể thu nhận nhiều ánh sáng hơn trong bóng tối, nhìn thấy nhiều thứ hơn; tim đập nhanh hơn, để cho máu tràn đầy dưỡng khí, đưa đến khắp các vị trí toàn thân, khiến cơ bắp đầy xung lực, bất cứ lúc nào cũng có thể xuất ra một lượng động năng lớn để chạy trốn hoặc phản kháng, thần kinh động vật và thực vật đã điều tiết với nhau như vậy để khiến thân thể có phản ứng tốt nhất trong các môi trường khác nhau.Tuy nhiên, con người lại quá ỷ lại vào thần kinh động vật, mà bỏ mặc cho thần kinh thực vật tự hoạt động, chẳng bao giờ quan tâm đến sự hài hòa giữa các nội quan trong cơ thể, chỉ khi nào gặp vấn đề thì mới đến gặp bác sĩ. Cái gọi là tu luyện, chính là thông qua sự biến đổi hoàn cảnh của con người và sự thay đổi hô hấp, mở ra cánh cửa giữa ý thức và thần kinh thực vật, khiến ý thức có thể trực tiếp khống chế thần kinh thực vật. Có rất nhiều thứ để tu tâm dưỡng tính, thực ra đều cùng một nguyên lý, chẳng hạn như khí công, yoga, đều thông qua tiếp xúc với tự nhiên và điều chỉnh hô hấp để đạt được mục đích thay đổi nội hoàn cảnh, thông qua cải thiện nội hoàn cảnh mà khiến thân thể đạt được hài hòa bên trong và bên ngoài, tiến đến hoàn thiện, đây mới là khỏe mạnh thực sự. Có rất nhiều người nhìn bề ngoài có vẻ cường tráng, thực ra nội hoàn cảnh lại là một mớ hồ đồ, lúc nào cũng ở trong trạng thái nửa khỏe mạnh mà chính họ cũng không hề hay biết, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bệnh tật quấy nhiễu. Đơn cử như khí công thổ nạp để dưỡng sinh, giống như quá trình từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, dần dà tăng cường rèn luyện cường hóa cơ thể, hòng kháng cự lại bệnh tật, yoga lấy hô hấp để di dưỡng tinh thần, thông qua sự tiếp xúc với tự nhiên của tâm linh khiến lòng người rộng mở, tâm tình vui vẻ, hòng tiêu trừ mệt mỏi, khiến thân thể khó mắc bệnh hơn; còn Ẩn môn, lại thông qua những phương cách tàn khốc, dùng thân xác khiên chiến với tự nhiên không ngừng thay đổi, tựa như một liều thuốc mạnh, hòng một dao cắt hết những nhân tố nguy hiểm dễ gây bệnh tật trong cơ thể đi. Khí công và yoga là những thứ ai cũng luyện được, bởi vì luyện tập chúng đều từ dễ đến phức tạp, tuần tự nhi tiến, luyện được thì dễ, nhưng luyện thành thì khó; còn Ẩn môn lại là thứ không phải người nào cũng có thể luyện được, môn này là dùng thủ đoạn sấm sét, vừa bắt đầu đã thông qua đào thải tự nhiên để lựa chọn người có thể đủ tiêu chuẩn, người nào không đạt yêu cầu, thường thì từ lúc nhập môn chọn lựa đã mắc đầy mình bệnh tật, cả đời cũng khó khỏi, hơn nữa, còn nguy hiểm tới tính mạng nữa. Cho dù có thể vượt qua chọn lựa, các bài huấn luyện sau này cũng đều theo phương thức bậc thang, bất cứ lúc nào cũng có khả năng ngã tan xương nát thịt. Thần kinh thực vật tuân theo tự nhiên, còn môn nhân Ẩn môn để đạt đến cảnh giới dùng ý thức khống chế thần kinh thực vật, bước đầu tiên phải làm chính là đi ngược lại với tự nhiên, có rất nhiều người không thể vượt qua được cửa này, hậu quả vô cùng đáng sợ.

    Năm xưa sau khi trải qua huấn luyện, gã cùng vài người nữa phải trải qua khảo nghiệm cuối cùng gọi là Ngạ quỷ đạo. Ai sống sót cuối cùng thì được chọn vào Thập nhị tinh tượng. Cái gọi là Ngạ quỷ đạo, chính là chống lại cơn đói. Nghe thì có vẻ rất đơn giản nhưng nhớ lại, chính Luyện Tông cũng không khỏi ớn lạnh. Bản năng đói khát hoàn toàn không phải bắt nguồn thói quen mấy tiếng đồng hồ ăn một bữa. Cảm giác đói khát của con người là một quá trình sinh lý hết sức phức tạp. Con người không ngừng vận động, cho dù là ngồi, nằm yên bất động, thì tim cũng vẫn đập, máu vẫn chảy… Vận động của con người cần những gì chứ? Cần năng lượng. Còn những thứ chúng ta ăn, một phần sẽ chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho các cơ quan kia. Trước tiên là từ lớn thành nhỏ, rồi nhỏ hơn nữa, cuối cùng thành carbohydrate và đưa tới các các cơ quan trong cơ thể. Do hoạt động của tế bào, carbohydrate sẽ phân giải thành các vật chất như carbon, hydro, oxy để cơ thể đốt cháy, giải phóng nhiệt năng. Khi cơ thể dùng hết năng lượng do thức ăn cung cấp, nó sẽ nhờ thần kinh thực vật phát tín hiệu với đại não, báo hiệu đói. Lúc ấy, các cơ quan trong khắp cơ thể sẽ phát ra tín hiệu mệt mỏi, hết động lực, dạ dày trống không ngừng phát ra tín hiệu đòi lấp đầy chỗ trống, ruột không ngừng nhu động cũng phát ra tín hiệu kiếm việc. Vì vậy, người ta sẽ thấy toàn thân không còn chút sức lực nào, vì vậy, sẽ thấy đói bụng. Mà khảo nghiệm Ngạ quỷ đạo chính là, trong khi đang đói, yêu cầu chầm chậm chạy xung quanh một cái bàn tròn, trên mặt bàn, lại không ngừng đặt lên các món ăn vừa mới ra lò mà ta thích ăn nhất. Nhịn đói chạy bộ, lại còn phải nhìn những món ăn thơm ngon nhất, hơn nữa chỉ cần với tay ra là lấy được. Yêu cầu đối với ý chí quả thật quá cao, nhưng mọi việc chưa dừng ở đó. Thức ăn sẽ liên tục thay đổi để đảm bảo tính tươi ngon và cảm giác kích thích đối với thị giác và vị giác của người khảo nghiệm. Mà người đang đói, do phản ứng sinh lý bản năng, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị, đó là một loại acid có độ pH bằng 1. Trong dạ dày có một lớp niêm mạc sẽ bảo vệ cho dạ dày không bị loại acid này ăn mòn, thế nhưng, nếu cứ nhịn đói mãi, làm dạ dày tiếp tục tiết ra nhiều acid hơn. Nếu bản thân không tự khống chế được nội tạng của mình sẽ có hiện tượng acid trong dạ dày quá nhiều dẫn đến mất mạng. Có người dù có sức mạnh, sức chịu đựng rất tốt nhưng không khống chế được bản thân khi mổ khoang bụng ra, nội tạng đã có một phần ba bị acid do dạ dày tiết ra ăn mòn hết rồi. Nguyên nhân cái chết có thể nói là… chết vì đói khát, tự cơ thể đã ăn chính mình.

    Lần nhiệm vụ này hắn được “lãnh đạo” giao nhiệm vụ tiếp cận Đông Phương gia dưới thân phận Đông Phương Cự Nhân. Toàn bộ thông tin về đường đi nước bước, thói quen, quan hệ, sở thích của Đông Phương Cự Nhân hắn đều thuộc lòng, hoàn toàn không có sơ hở. Hắn cũng không hiểu vì sao mình bị bại lộ vì những thông tin này đều được “lãnh đạo” giao cho, tuyệt đối không có sai sót. Bước đi lầm lũi. Giờ hắn phải về tổng đàn để gửi điện báo cho “lãnh đạo” thông qua Âm lão, là một lão già âm dương quái khí, nửa người nửa ma.

    ………………….

    Chân Long choàng tỉnh dậy, không biết cậu đã ngủ bao lâu rồi. Xung quanh là 1 khung cảnh quen thuộc. “Là ở phòng mình. Sao mình lại ở đây?”. Vừa nhìn quanh thì thấy ông nội cậu đang ngồi ở cuối giường, ánh mắt hiền hậu chăm chú nhìn cậu. Ông nói:

    “Cháu cứ nằm nghỉ đi, mọi việc xảy ra ông đã biết hết rồi.”

    “Sao cháu lại về đây được ?”

    “Nhóm người hôm qua bắt cháu về là đội Thụ ảnh của Dương gia. Việc cháu và người đó lẻn vào Long quyền đài đã bị phát hiện. Có lẽ là Dương Thanh trước khi xông vào đã gửi thông báo nên họ đã đón lỏng sẵn rồi. Dù sao cũng là chúng ta lén đột nhập nên cũng không nói họ được.”

    “Vậy giờ chúng ta làm thế nào hở ông?” Chân Long hỏi.

    “Cháu cứ nghỉ ngơi. Lát nữa ta sẽ bạn lại.”

    Sau khi ăn sáng xong xuôi, Chân Long lên phòng gặp ông nội. Cậu trình bày lại tất cả những manh mối và nghi ngờ của mình sau đó nghe ông nói về những thông tin mới thu thập được. Sau khi bàn bạc thảo luận kỹ thì đại khái có 5 điểm: Thứ nhất, đã xác định thân phận của kẻ đóng giả chú út là người của Chí tôn hội, người này đã theo dõi đường đi nước bước từ lâu. Có khả năng cao là người của Ẩn môn thuộc Chí tôn hội; thứ hai, các manh mối hiện nay bị đứt đoạn, một phần bí đồ bị mất vào tay Chí tôn hội, phần còn lại thì đã bị người của Dương gia tạm giữ, nên bây giờ chỉ còn cách liên kết với họ, tất nhiên là vẫn âm thầm điều tra Tam thập lục ký; thứ ba, việc đến nước này cũng không thể tự tiến hành điều tra một mình, Chân Long phải cùng phối hợp với Dương Thanh; thứ tư, việc điều tra này, ngoài mặt là điều tra về Chí tôn hội đang hoạt động trên địa bàn nhưng thật ra cả Dương gia và Đông Phương gia đều có ý đồ riêng của mình, nhiệm vụ của Chân Long vừa phải giữ bí mật về việc tìm Tam thập lục ký, vừa phải tìm hiểu xem mục đích thật sự của Dương gia là gì; thứ năm, theo như điều tra của Dương gia cung cấp thì có thể manh mối tiếp theo sẽ ở Bạch thành. Đây sẽ là một cuộc chạy đua thời gian với Chí tôn hội. Đội ngũ cần đơn giản, linh hoạt nên lần hành động này chỉ có Chân Long và Dương Thanh trực tiếp tham gia, những người khác sẽ làm công tác hỗ trợ.

    Nói về Bạch thành, đây là một khu thành cổ nằm ở phía đông thành phố. Thành cổ này nằm giữa một khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Khi xưa đây vốn là kinh đô của một bộ tộc, sau đó không biết vì lý do gì đã bị triều đình đem quân quét sạch. Số người còn lại của bộ tộc cũng không còn bao nhiêu, vì thế cũng rất hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Hiện nay nghe nói chỉ còn một vài di chỉ sót lại.

    Mất 2 ngày ngồi xe liên tục để đến được bìa rừng, dọc đường đi nhà cửa càng lúc càng thưa thớt. Trang phục của người dân cũng một lúc một khác. Ở sát rừng có một buôn làng nhỏ. Dò hỏi thì biết đây chính là hậu duệ của những người còn sống của bộ tộc kia. Nhưng khi nhắc đến Bạch thành thì không ai trả lời. Họ coi đây là một điều cấm kị không nên nói ra, chỉ nghe đồn rằng hiện nay trong Bạch thành có hồn ma của những người bị thảm sát năm xưa, người dân bình thường không ai dám đến gần. Vì hành động bí mật nên cả Chân Long và Dương Thanh đều chỉ đem những vật dụng tối thiểu theo mà thôi.

    Từ bìa rừng muốn vào được Bạch thành phải đi bộ thêm gần 1 ngày nữa, càng đi cảnh sắc xung quanh dần dần thay đổi. Những cây đại thụ dần dà ít hẳn đi, đã có thể nhìn thấy bầu trời đêm qua kẽ lá; dòng sông nhỏ chảy róc rách, lá cây đung đưa trong làn gió nhè nhẹ, tiếng kêu đêm của lũ côn trùng chim thú hoà lẫn vào nhau, văng vẳng từ phía đằng xa truyền lại, phảng phất như họ vừa bước ra khỏi một bức tranh, vạn vật xung quanh trong nháy mắt đã tràn đầy sức sống, cả không khí cũng trở nên ấm áp mà thân thiết. Chợt bên tai vang lên tiếng thác chảy, hai người tâm tình phơi phới, vội rảo bước chạy về phía âm thanh đó truyền lại, chạy xuyên qua tầng dây leo chằng chịt, trèo lên một đồi đất nhỏ. Thứ đầu riên đập vào mắt họ, là một kiến trúc cung điện trông rất giống những tòa tháp cổ, hình dạng có nét kiến trúc của người Ấn, tuy đã đổ nát nhưng với những gì còn sót lại cũng có thể thấy cung điện huy hoàng trắng toát tắm trong ánh trăng bàng bạc, càng lại gần càng cảm thấy thật cao lớn. Hai người không tự chủ được mà thả bước chậm lại, chỉ sợ tiếng động phát ra dưới chân sẽ làm kinh động đến những bức tượng thú vật khổng lồ đã say ngủ ngàn năm. Càng lên cao, các kiến trúc xuất hiện trước mắt càng khiến họ kích động, hai người phát hiện ra, ngôi đền thần kia hóa ra lại được xây dựng trên một kiến trúc lớn hơn nữa, một kiến trúc dạng kim tự tháp bậc thang khổng lồ màu trắng. Nó lặng lẽ đứng sừng sững nơi đó, nguy nga tráng lệt, khí thế hùng vĩ, chẳng khác nào một ngọn núi nhỏ. Dưới chân tháp có một hàng bậc thang dựng đứng thông thẳng tới đền thờ trên đỉnh tháp, trên bậc đá giờ đã mọc đầy các bụi cây khóm cả, có mấy mơi thậm chí còn sụt lún nữa. Bốn phía kim tự tháp có những bức điêu khắc hình rắn khổng lồ, sống động như thật. Dưới ánh trăng tinh khiết, bóng rắn phảng phất như đang cuồn cuộn xoay chuyển xung quanh kim tự tháp. Nhìn vào những gì còn sót lại có thể nói rằng tòa Bạch thành này thực sự khổng lồ, tuy nhiên trải qua bao nhiêu sóng gió giờ chỉ còn là phế tích, khắp nơi là những tảng đá lớn nằm ngổn ngan, cả một khoảng đất rộng dạng như quảng trường được phủ đá hiện giờ nứt nẻ. Chúng nằm tản mát trong bóng cây, nhưng bóng cây hoàn toàn không che mờ được ánh sáng của chúng, bụi các phủ trên di chỉ, không sao che giấu nổi lịch sử uy hoàng; cỏ hoang chốn hư phế, đang để lại câu chuyện về một nền văn minh sáng chói. Toà kiến trúc còn sót lại duy nhất ở Bạch thành là ngôi kim tự tháp hình thang dạng như một trái núi nhỏ. Vóc dáng trắng như tuyết tựa người con gái mới trồi lên khỏi mặt nước, sương mù vấn vít, dây leo xanh ngắt dịu dàng bao bọc xung quanh, ánh sáng dần dần dịch xuống, dường như có chút ngượng ngùng, nhu mì khoác lên tấm áo mỏng xanh mơn mởn. Khi được ánh sáng hoàn toàn phủ chiếu, kim tự tháp hiện ra dưới chân, ngôi đền liền tựa như một vũ nữ đứng trên đỉnh núi đón tia sáng đầu tiên của buổi sớm mai, nhẹ nhàng múa lên động tác đầu tiên.

    Chân Long không nhịn được mà phải thốt lên: “Bạch thành, tòa thành màu trắng, quả thực đẹp đến mê lòng.” Điều này cũng dễ hiểu vì cậu vốn nghiên cứu về văn hóa lịch sử nên rất có đam mê đến kiến trúc xây dựng. Cậu nói tiếp: “Dù đã đổ nát nhưng nhìn chung khối kiến trúc này rộng lớn. Có thể khoảng hơn 2000m2, chia làm nhiều kim tự tháp nhỏ, chính giữa là kim tự tháp lớn nhất. Theo như ghi chép thì Bạch thành chính là đền thờ thần mặt trăng của tộc cổ kia”.

    Dương Thanh cũng nói: “ Điều này cũng khớp với tư liệu điều tra của tôi, tấm bản đồ của anh đã được bọn tôi nghiên cứu kỹ, giải mã được một phần đó là phải đến Bạch thành nhưng vào buổi đêm để ánh trăng chỉ đường.”

    Ngập ngừng một lát cô nói thêm:

    “Tôi cũng rất tiếc về việc của chú anh, cũng xin gửi lời xin lỗi vì đã đánh thuốc mê và nghiên cứu bản đồ khi chưa được sự đồng ý.”

    “Việc đã qua rồi cũng đừng nhắc lại nữa. Chúng ta tranh thủ nhân lúc còn sáng khảo sát qua địa hình ở đây đi.”

    Hai người cùng nhau kiểm tra xung quanh, vừa làm vừa nói chuyện, không ngờ càng nói càng thấy hợp, cả Chân Long và Dương Thanh đều có nhiều sở thích giống nhau. Chả mấy chốc mà cả 2 đều cảm thấy thân thiết, ý thức đề phòng lẫn nhau cũng giảm hẳn.

    Trăng đã lên, một bóng tối bao trùm không gian, ánh sáng chiếu vào tòa thành tỏa ra ánh sáng bàng bạc. Vẳng nghe tiếng xào xạc trong gió. Bỗng nhiên Chân Long cảm thấy ớn lạnh, cậu cảm thấy có một điều gì đó không đúng mà cậu không thể giải thích được vì sao. Thêm gần 1 tiếng đồng hồ nữa cả 2 đều không phát hiện được bất kỳ một điều gì khác lạ, toàn bộ không gian chìm trong im lặng, không hề có dấu vết của bất kỳ manh mối nào. Không lẽ các thông tin điều tra được đều sai ? đang lúc phân vân thì xuất hiện biến cố.

    Một tiếng rào rào nhẹ xuất hiện, rồi to lên dần dần, dần dần, nghe như hàng nghìn hàng vạn tiếng bước chân đang tiến đến. Bỗng chốc cả không gian chỉ còn tiếng rào rào đó. Lúc này Chân Long đã nghĩ ra mình thấy điều gì khác lạ. Đó chính là từ lúc vào khu rừng này hoàn toàn không thấy dấu hiệu hoặc tiếng động do bất kỳ một loại động vật nào phát ra. Thế mà bây giờ tưởng như toàn bộ khu rừng sống dậy vậy.

    Cả 2 đề cao cảnh giác, lưng đối lưng nhìn xung quanh,thì thấy tiếng động phát ra từ 1 góc tối, đáng sợ là góc tối đó càng lúc càng mở rộng, bóng tối như có linh tính lan rộng ra xung quanh, bao phủ cả bầu trời và mặt đất. Tiếng vo ve, tiếng rào rào càng lúc càng rõ làm người ta ớn lạnh.

    “Chạy !” Chân Long hét lên rồi cầm tay Dương Thanh chạy thục mạng. Bóng tối đó càng lúc càng lan rộng. Không phải từ một hướng mà bây giờ xung quanh 2 người đâu đâu cũng xuất hiện bóng đen đó. Cả hai chạy về phía 1 bức tường đổ nát còn sót lại, lưng dựa vào tường phía sau bóng đen vẫn tiếp tục lan rộng về phía họ. Thì ra bóng đen đó là hàng triệu triệu con kiến, các loại con trùng, bọ, ong, dường như tất cả côn trùng nhỏ trong khu rừng này tập trung tại đây vậy. Bây giờ trong tay hai người không có vũ khí gì khả dĩ có thể chống lại vì chuyến đi này chủ yếu chỉ với mục đích trinh sát nên cả 2 đều tối giản trang thiết bị. Không khí cơ hồ đã đông đặc lại, thời gian cũng ngừng trôi, 2 người đang bị vây chặt dần dần nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch. Khi máu dồn lên thái dương, màng nhĩ cũng bắt đầu cộng hưởng, nỗi sợ sục sôi dâng trào dữ dội. Trong trận đối đầu giữa người và côn trùng, đám sát thủ trời sinh kia rõ ràng đã chiếm thế thượng phong, chẳng thà là 1 con dã thú to lớn thì còn có cơ hội chống cự, còn đây chỉ là những sinh vật nhỏ bé làm sao khắc chế được?

    …………………………………………….
     
  3. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Chương 6: Vu sư

    Bóng đen do tập hợp các loại côn trùng đó càng lúc càng lại gần. Ở mặt đất lúc bóng đen đó qua đi đến cây cỏ cũng không còn, lác đác là vài bộ xương trắng của các động vật nhỏ không chạy kịp. Lúc này Chân Long và Dương Thanh đang cùng trèo lên tòa tháp hình thang màu trắng, hy vọng kéo giãn khoảng cách với đám côn trùng kia. Tòa tháp này được làm hoàn toàn bằng những phiến đá lớn được xếp kít với nhau, giữa những tảng đá hoàn toàn không thấy khe hở hay vật liệu kết dính nào. Có thể nói trình độ xây dựng nên tòa thành này cũng rất cao. May mắn là thời gian đã lâu, cũng do dấu vết của chiến tranh và thiên nhiên tàn phá nên các tảng đá này cũng nứt nẻ bể nát khá nhiều, vì thế 2 người có chỗ đặt chân, cũng không quá khó để trèo lên. Tuy nhiên đáng lo là tấm thảm đen do côn trùng tạo nên kia vẫn chầm chậm tiến tới, tiếng rào rào càng lúc càng lớn, nó như một mũi khoan khoan thẳng vào tâm can mỗi người, nỗi sợ càng lúc càng dâng cao. Nhìn xuống thấy chỉ khoảng 5-10’ nữa đám côn trùng đó sẽ đến chỗ 2 người.

    Dương Thanh bỗng nói: “Tôi nhớ ra có thứ này may ra làm chậm lại bọn chúng để cho ta ít thời gian”. Vừa nói cô vừarút ra từ balo một túi nhỏ, trong đó là một mẩu gỗ nhỏ màu trắng, bốc ra một mùi thơm nhè nhè. Vừa châm lửa đốt, cô quay qua nói với Chân Long: “Thứ này chính là Bạch Kỳ nam, có tác dụng an thần, trừ tà khí, hy vọng sẽ giúp lũ côn trùng đó tránh xa chúng ta”.

    Chân Long kinh ngạc kêu lên: “Đây là Kỳ nam sao? Thứ này cực kỳ quý hiếm. Tôi cũng chỉ mới được nghe kể và đọc trong các cổ tịch chứ chưa bao giờ được nhìn tận mắt”.

    Trong các điển tịch cổ ghi lại: trầm hương được lấy từ cây trầm, trầm gió tiến khẩu. Trầm hương dưới dạng “bắp trầm” là phần gỗ trong lõi của gốc thân cây trầm và chỉ đến khi cây lụi và chết, lớp vỏ ngoài mục dần mới để lộ ra phần gỗ này dưới những hình dạng không đều, với bề mặt lồi lõm, lúc thì dạng thanh giống con chim ưng do đó có tên gỗ chim ưng, lúc thì dạng cục như nhựa lô hội. Sản phẩm có thể rất rắn như đá, nặng, bóng, màu cánh gián, nâu đỏ hoặc nâu đen với những đường vân hoặc vết lấm tấm màu vàng óng ánh, có mùi thơm đặc biệt.Trầm hương lấy ở cây sống có màu sáng bóng gọi là trầm sinh, còn trầm rục là gỗ thu ở cây trầm đã bị mục, màu đen xỉn. Đôi khi, lớp gỗ bao quanh khúc trầm bị biến chất và ảnh hưởng của trầm nên cũng có mùi thơm và được dùng. Người ta gọi đó là “tốc trầm”. Trầm hương được phân loại thành trầm và kỳ nam, trong đó, kỳ nam được coi là loại tốt nhất. Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”. Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ đó là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc.

    Cổ thư còn ghi cách phân biệt những giá trị của trầm hương và kỳ nam: “Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng; kỳ nam thì mềm, nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay, chua, ngọt, đắng; đốt trầm hương thì khói hết xoáy rồi sau mới tan, đốt kỳ nam thì hơi khói lên thẳng mà dài…”

    Không chỉ được ghi nhận một cách trân trọng trong các sử liệu, cây trầm hương còn được các vua triều Nguyễn khắc lên cửu đỉnh đặt trước sân nhà Thế Miếu trong Hoàng Thành. Trầm hương được khắc trên Cao Đỉnh (Cao là miếu hiệu của vua Gia Long), còn kỳ nam được khắc trên nhân đỉnh (Nhân là miếu hiệu của vua Minh Mạng).

    Người Việt từ xưa đã hiểu rất rõ những giá trị về dược của trầm hương (tức trầm và kỳ): trầm dùng để giáng khí, kỳ dùng trị các chứng phong đàm. Trầm và kỳ còn đuổi được khí tà độc, khí ô uế. Trầm thì đốt lên còn kỳ thì chỉ cần đeo vào mình là đủ. Ngoài làm dược liệu, trầm hương còn được dùng vào nhiều việc khác nữa như lấy bặp trầm hương chạm tỉa thành hình tháp, hình non bộ, tượng Phật, tượng bà Thiên Y…; dùng làm gối và dùng để đốt lên vào những dịp cúng tế.

    Vì những giá trị dược liệu quý hiếm, nên kỳ nam thường rất đắt. Do vậy, để đánh giá các hạng kỳ nam khác nhau, dân gian đã đúc kết thanh kinh nghiệm: “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Còn trầm thì được phân thành 4 loại: trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ do rễ cây sinh ra; trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây và cuối cùng là trầm tốc ở trên thân cây (loại trầm có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường). Ngoài ra, người ta con có thể phân biết kỳ tốt hay kỳ xấu bằng những cảm nhận sau: loại nào nhuyễn mịn và có nhiều chất dầu là tốt nhất, còn loại nào rắn chắc là xấu. Người ta còn có cách nữa để nhận biết kỳ xấu và tốt là gói kỳ trong lá chuối thật kín, đem phơi nắng, đến tối đem vào, nếu có nhiều chất dầu chảy ra là thứ tốt.

    Không chỉ biết phân biệt giá trị của các loại trầm hương, người Việt còn rất có kinh nghiệm về những điều kiêng kỵ khi đi lấy trầm. Do đi nhiều và sử dụng nhiều để buôn bán và để dùng, người dân biết trầm ở đâu trong tỉnh mình là tốt nhất. Tri thức dân gian đó đã được đúc kết vào câu ca dao: “Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá, trầm nơi Vạn Giã hương toả sơn lâm…”

    Vì đi lấy trầm là phải đi lâu ngày và phải vào rừng sâu, núi thẳm nên người đi tìm trầm, ngoài lương thực còn phải mang theo loại thuốc đặc biệt chống khí độc rừng núi, trị các bệnh hiểm nghèo, phòng rắn rết…được gọi là ngải do các ông “thầy mo” miền thượng (Tây Nguyên) bán cho. Khi đi vào rừng tìm trầm , người đi phải ngậm ngải vào miệng. Vì thế mới có câu “ngậm ngải tìm trầm”. Rồi thì, theo tương truyền, trước khi đi tìm trầm, người đi điệu phải xem được ngày tốt mới xuất hành, phải ăn chay ba ngày trước và phải sắm lễ vật vào rừng dâng lễ cầu khấn Ba Thiên Y A Na là vị chúa tể các khu rừng Khánh Hoà (xứ Kauthadra của Chiêm Thành) đồng thời cũng chính là hiện thân của cây trầm để cầu xin Bà cho được thành công…

    Không chỉ trong các thư tịch cổ hay trong các bài cúng mà trên thực tế, người Việt ở Khánh Hoà, nhất là những người đi tìm trầm cho đến hôm nay vẫn tin rằng trầm hương (kỳ và trầm) là của bà Thiên Y A Na. Ngoài ra, những người đi tìm trầm còn truyền rằng Bà có 4 cây trầm hương kỳ cựu trấn ở 4 phương trong vùng đất Khánh Hoà: Một ở Đồng Bò trấn phía Nam; một ở Hòn Bà (Ninh Hoà) trấn phía Bắc; một ở Hòn Dữ (huyện Diên Khánh) trấn phía đông. Những cây trầm này, theo dân gian truyền tụng, không còn lá, không còn giác, mưa nắng không thể làm hư mục được và có chim muông, cọp rắn canh giữ không cho ai lấy. Những người đi tìm trầm tin rằng, vì trầm hương là của Bà Thiên Y A Na, nên Bà cho ai thì người ấy được; còn nếu Bà không cho thì dù người đó có đứng bên cây trầm cũng không tìm thấy. Bởi vậy, trước khi đi tìm trầm, người đi điệu phải dâng lễ cúng Bà. Rồi thì, một số danh thắng nổi tiếng của tinh Khánh Hoà cũng có những gắn kết với thần mẫu trầm hương Thiên Y A Na. Ví dụ, Hòn Bà nằm ở phía tây anm huyện lỵ Ninh Hoà, nơi có nhiều trầm hương, là núi mà dân địa phương coi là của Bà Thiên Y A Na nên gọi la núi Bà. Trên núi có miếu thờ. Dân đi tìm trầm, trước khi vào rừng đều phải đến miếu cầu khấn để xin Bà ban phước được gặp trầm. Nằm sát Ninh Hoà và Diên Khánh, có núi Hòn Dữ. Vì là núi của Bà Thiên Y, nên rừng Hòn Dữ có rât nhiều trầm hương. Tại suối Đổ (trong địa phận làng Phước Trạch, vùng phía tây dãy núi Hoàng Ngưu) có những truyền thuyết nói đây là nơi mà Bà Thiên Y hay đến ngồi hóng mát và là nơi có cây trầm hương to đến 4 người ôm và dài đến hơn 10 thước, thường toả hương trầm ngan ngát khắp nơi. Tại đây, ở nơi hồ thấp nhất trong ba hồ, có đền thờ Bà Thiên Y. Suối Cát thuộc địa phận huyện Ninh Hoà cũng được tương truyền là nơi Bà Thiên Y hay đến ngồi hóng mát. Xung quanh nơi đây có rât nhiều cây dó (giống cây sinh ra trầm hương) và có rất nhiều cọp. Mà theo dân gian truyền lại, trong số cọp này có những người ngậm ngải tìm trầm lâu ngày không về được phải hoá thành cọp sau khi ngải tan hết. Theo thời giá thị trường, 1kg kỳ nam hơn 10 tỉ đồng.

    Trở lại với Chân Long và Dương Thanh, vì giá trị kỳ nam cao như thế nên mẩu gỗ màu trắng mà Dương Thanh đốt chắc cũng có giá gần tỉ đồng. Tuy nhiên, đứng ở ranh giới sống chết nên cả 2 cũng không thể nghĩ được nhiều. Mẩu Bạch kỳ nam bén lửa, do Kỳ nam chứa đậm đặc tinh dầu nên khi cháy khói lên thẳng và cao, bay lững lờ trong không khí rất lâu. Chẳng mấy chốc xung quanh 2 người tràn ngập mùi thơm nhè nhè, khói không tan mà vẫn lững lờ quanh họ. Ngửi thấy mùi thơm này, tinh thần của Chân Long đang căng như dây đàn bỗng chốc chùng xuống, nếu không vì nguy hiểm đang cận kề thì có lẽ cậu đã nằm xuống ngủ 1 giấc rồi. Liếc sang bên, thấy Dương Thanh nét mặt cũng đã dịu lại, chắc cũng có cùng cảm nhận như cậu. Dưới chân 2 người tấm thảm đen côn trùng đó vẫn tiếp tục bò lên, tuy nhiên, không biết là có phải do kỳ nam hay không nhưng những con côn trùng đó hình như khi càng bò đến gần 2 người thì tốc độ càng chậm lại.“Xem ra cũng chỉ câu giờ thêm được 1 lúc, không lẽ phải oan mạng ở đây sao?” Cậu thầm nghĩ.
     
    viettran_ru, TrongNghia and halucky like this.
  4. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Đúng lúc đó một tiếng hú vang lên rồi không biết từ đâu một bóng người bỗng dưng xuất hiện. Người này lướt lên đám côn trùng đó như không vậy, còn lũ côn trùng lúc nhúc kia như có linh tính, tự động tránh những bước chân của người đó.

    Chớp mắt bóng đen đã tiến đến gần Chân Long và Dương Thanh. Người chưa đến nhưng giọng đã đến trước. Một giọng nói địa phương vang lên khàn đục, không rõ chữ.

    “Bọn mi là bọn mô? Dám đến phá trận!”

    Lúc này Chân Long mới có thể nhìn rõ người đến. Người này trạc tầm 40, râu tóc xồm xoàm. Cả người khoác lên 1 tấm áo choàng lớn, trùm kín cả cơ thể, phủ từ đầu đến chân. Tấm áo đã cũ nát, rách rưới. Điều quái dị là bên dưới tấm áo đó liên lục lay động, giống như là 1 sinh vật sống vậy. Ánh mắt vô cùng giận dữ.

    Không biết người này có gây bất lợi gì không nên Chân Long bước lên phía trước, đứng chắn trước Dương Thanh. Tuy nhiên cậu cũng cung kín đáp lễ:

    “Chúng tôi là khách du lịch bị lạc, giờ đêm tối nên bị kẹt ở đây. Mong bác chỉ giúp đường ra ngoài”

    Người lạ nghe vậy liền hừ lên một tiếng rồi nói:

    “Bọn bây nói láo, rừng này không có người lạ dám vào. Bây lại có cả kỳ nam hộ thân. Không phải là người thường. Khai ra mau! Bọn mi là ai? Răng dám vô đây?”

    Sau lưng, Dương Thanh bấm nhẹ vào tay Chân Long ra hiệu. Cả 2 ngầm hiểu ý nhau. Người này lai lịch không rõ ràng, hành sự cổ quái, có thể biết được kỳ nam lại điều khiển được đám côn trùng này. Không biết có địch ý hay không nhưng cứ nhân cơ hội này thoát ra ngoài đã rồi tính. Nếu để lâu không biết còn gặp phải vấn đề nào nữa. Như đã giao hẹn trước, cả Chân Long và Dương Thanh đều cùng lúc động thủ. Chân Long cúi người xuống tấn công vào hạ bàn. Cậu lấy tay làm trụ, thân thể xoay gấp, quét chân về phía người đàn ông. Ngược lại Dương Thanh thì tung người lên cao, từ tay cô phóng ra một ngọn roi lao thẳng về phía trước. Tiếng rít xé gió vang lên. Chân Long và Dương Thanh đã nhanh nhưng người lạ mặt đó còn nhanh hơn, phía trên tấm áo choàng phất mạnh vừa vặn chặn đứng ngọn roi. Đồng thời thân hình người lạ xoay gấp theo một hướng không thể tưởng tượng được tránh khỏi đòn tấn công của Chân Long. Đòn đầu tiên không đắc thủ, cả hai bên lập tức biến chiêu. Người đàn ông trong lúc thân hình vẫn đang xoay tay trái phất mạnh, lập tức một vệt đen phóng ra khiến Chân Long phải thối lui. Chân phải vừa chạm đất, chân trái liền tung ra cản đường tiến của Dương Thanh. Kể thì dài dòng nhưng sự việc xảy ra trong chớp mắt. Phải nói là thân thủ của Chân Long và Dương Thanh tuy không thể gọi là nhất đẳng nhưng cũng không phải hạng xoàng vì thế người đàn ông này chỉ tung một chiêu đã có thể vừa hóa giải vừa đánh lui thế công của cả 2 nên chắc chắn không đơn giản. Tập kích thất bại lại biết được đối phương là cao thủ nên Chân Long và Dương Thanh không dám tấn công nữa, cả 2 dựa sát vào nhau thủ thế. Phía bên kia người đàn ông phát đông thế công, ống tay áo phất ra, lại một vệt đen phóng ra bên ngoài, kỳ quái hơn là bóng đen này dường như tự có ý thức, không phóng theo một quỹ đạo nhất định nào cả nhưng lao đến 2 người với tốc độ cực nhanh. Không thể phản công, cả 2 liền tung người tránh né vừa may tránh được đòn tấn công đó. Nhưng tốc độ của vệt đen quả thật rất nhanh, lại thêm quỹ đạo kỳ ngụy, đang lao đến nhưng vẫn có thể tách làm 2 để tấn công. Chân Long may mắn là trong tay áo có sẵn Thiết tản phiên đã được xếp gọn. Đây là một loại võ khí phòng phân được đúc bàn những lá thép tinh luyện, lúc bình thường thì được xếp lại với nhau, gài ở tay áo, tác dụng như một lớp giáp bảo vệ, có thể dùng để đỡ đòn, lúc cấp bách có thể vung tay mạnh, các lá thép xòe ra tự như chiếc quạt có thể gạt ám khí. Lúc này, Thiết tản phiến vừa bung ra vừa đỡ được một vệt đen đang lao đến. Ở bên kia, Dương Thanh cũng đang vất vả né tránh, ngọn roi của cô bây giờ được cuộn lại ở cánh tay. Ngọn roi này được làm từ đuôi cá đuối. Người ta bắt được những con cá đuối lớn ở biển thì giữ lại cái đuôi, sau đó đem đi ngâm vào một số loại dược liệu bí mật, rồi lại đem đi phơi nắng. Cứ như vậy liên tục trong vòng 2 năm. Cuối cùng, người ta rút đoạn xương ẩn trong đó và thay vào bằng một sợi gân trâu già. Chiếc đuôi cá đuối lúc này đã trở thành một món vũ khí phòng thân rất lợi hại. Dương Thanh cuộn ngọn roi lại ở tay để gạt đỡ nhưng vẫn phải né tránh rất khó khăn.
     
    TrongNghia, viettran_ru and halucky like this.
  5. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Bỗng nhiễn lúc đó, vệt đen ngừng tất công, chui ngược trở lại vào trong tấm áo choàng của người đàn ông. Thế công của người đàn ông dừng lại. Nhân đó Chân Long và Dương Thanh lui về thủ thế.

    Người đàn ông bỗng nhiên cười lớn: “ Công phu khá lắm, một người luyện Vô ảnh vô tung chắc là Đông Phương thiếu gia, tuy mới chỉ sơ thành những cũng khá lắm. Còn cô bé luyện roi Thuận Truyền có lẽ là hậu nhân Dương gia ?”

    Nhận thấy sự ngạc nhiên, người đó tiếp lời: “Từ từ, rồi tau sẽ giải thích cho. Trước mắt đi khỏi đây đã, tránh đường đi của đám sâu bọ này đã.”

    Cảm thấy không có gì nguy hiểm, Chân Long và Dương Thanh đi theo người đàn ông. Dường như rất quen thuộc địa hình nơi đây nên chỉ cần vài phút, người đàn ông đã dẫn cả hai ra địa phận Bạch thành. Dần tiến về một cánh rừng thưa bên mé Tây Bạch thành. Điều ngạc nhiên là thảm côn trùng đen nghịt đó dường như thay đổi thái độ 100%, hoàn toàn không để ý đến nhóm ba người, tự động tách ra mỗi khi họ đến gần.

    ……..

    Cánh rừng phía Tây Bạch thành là một khoảng rừng thưa, dài và hẹp. Chủ yếu chỉ là những cây tán thấp, phía dưới thưa thớt một vài bụi cây nhỏ. Khung cảnh hoàn toàn không giống như cảnh phía bên trong. Trên trời, mây thưa thớt làm ánh trăng chiếu xuống phủ một lớp ánh sáng vàng lên mọi vật. Người đàn ông dẫn hai người lên một căn nhà chòi. Căn chòi rộng khoảng gần 20m2, cấu trúc giống với những căn nhà chòi của các tộc người thiểu số. Chính giữa là một bếp than. Vừa nhen lửa, người đàn ông cất giọng khàn khàn:

    “Bọn bây đừng quá kinh ngạc, ngồi đó để để tau kể bây nghe.”

    Người đàn ông đó tên là Y A Mư, là người của cổ tộc ở Bạch Thành còn sót lại. Tuy hiện nay người cổ tộc không còn nhiều và cũng đã có một bộ phận hòa nhập với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn còn lưu giữ lại được một số nét cổ truyền. Một trong số đó chính là việc thờ cúng thần Y Na Ga. Cũng chính vì thế mà vừa thấy Dương Thanh đốt kỳ nam, Y A Mư đã lập tức nhận ra. Việc thờ cúng này phải do những người đặc biệt do cộng đồng bầu ra và phải luyện được những vu thuật đặc biệt do các thế hệ trước truyền lại, những người này được gọi là Vu sư. Năm xưa khi triều đình đem quân bình định cổ tộc, tướng quân lúc đó chính là người nhà Dương gia. Vì cảm thấy những bí thuật của cổ tộc rất đặc biệt và cũng không muốn khiến những người này gặp họa diệt tộc nên một mặt đã cầu xin Hoàng thượng, một mặt chiêu an. Mọi việc cuối cùng đã thành công, người của cổ tộc vì chịu ơn cứu mạng nên đã lập lời thề sẽ không bao giờ làm hại người của Ngũ đại thế gia vốn do Dương gia đứng đầu. Hơn nữa, cảm thấy thuật của Vu sư rất có ích nên tổ tiên Dương gia đã thu nhận người cổ tộc vào trong biên chế quân đội chuyên huấn luyện và đạo tạo voi, ngựa chiến. Chính những con voi dùng để chiến đấu ở Long quyền đài là do người của Cổ tộc huấn luyện. Y A Mư chính là một Vu sư, vì thế đặc biệt hiểu về mối quan hệ của Cổ tộc với Ngũ đại gia tộc. Dương Thanh lúc này vẫn thắc mắc:

    “Thế tại sao ông lại biết chúng tôi là người Ngũ đại thế gia ?”

    “Ngay khi mới giao thủ được vài chiêu ta đã đoán ra rồi. Đầu tiên chính là cô gái. Võ công cô sử dụng chính là roi Thuận Truyền. Đây là môn võ công rất nổi tiếng. Vốn chỉ chân truyền cho phụ nữ của Dương gia. Có câu Roi Thuận Truyền – Quyền An Vinh là như vậy. Môn võ công này này rất ít động tác nhưng được nghiên cứu kỹ càng, để khi nhập trận là có ngay kết quả, Khó có thể giải thích nguồn gốc các đường roi này.Trông mấy đường roi này như gẩy rơm, tát nước hay đốn củi, chọc lò vậy. Thật đơn giản nhưng hiệu quả là ghê gớm. Còn thằng ni thì lại càng dễ nhận ra hơn nữa. Thế công của cậu là chiêu đặc trưng nhất. Biết ngón đòn này lại đi chung với Dương gia thì chắc chắn cậu là người Đông Phương gia thôi.”

    Nghe đến đây cả Chân Long và Dương Thanh đều thán phục kiến thức là suy luận của Y A Mư, cùng đứng lên thi lễ. Y A Mư xua tay cười nói:

    “ Coi như không đánh không quen nhau. Rứa bọn mi muốn cái chi ở đây?”

    Cả 2 thành thật đem mọi việc kể lại một lượt, nghe xong, Y A Mư trầm ngâm:

    “Thật ra truyền thuyết về quyển Kỳ thư đó thì tau cũng nghe lâu rồi. Chỉ có điều tau không nghĩ đó là thật và cũng không nghĩ Chí tôn hội cũng bỏ công sức để tìm kiếm vật này. Nhưng nghe bây kể rứa thì tau có một manh mối.”

    “Là gì vậy ạ?” Cả 2 cùng đồng thanh hỏi.

    “ Là thế này. Truyền đời của các thế hệ Vu sư ở tộc ta đều kể cho nhau nghe một câu chuyện. Năm xưa, sau khi thu phục dưới trướng của Dương đại tướng quân, tướng quân đã đem tiền tài nhân lực đến Bạch thành và xây một tòa tháp 9 tầng. Trong tòa tháp đó tương truyền có một cây cột bằng đồng đen được chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Đặc biệt bệ đá giữ cây cột đó nghe nói được chạm khắc bằng hình rồng. Phải biết rằng, chạm hình rồng vốn chỉ dành cho Hoàng đế nên việc chạm rồng cho bệ đá là một việc hết sức kỳ lạ. Đại tướng quân hết sức căn dặn Vu sư tộc ta phải bảo quản cây cột đá này hết sức cẩn thận vì nó chứa đựng một bí mật cực kỳ lớn.”

    Manh mối đây rồi, cậu liên tưởng đến cây cột ở Vọng đài. Cậu liền hỏi:

    “Thế cây cột đó hiện giờ ở đâu ạ? dẫn bọn con đến đó được không?”

    Y A Mư thở dài nói:

    “ Tau biết nó ở mô nhưng coi được hay không thì do bọn bây thôi.”

    Thì ra trong thời chiến tranh, quân thực dân đã càn quét qua khu rừng này, nhìn thấy cây cột bằng đồng đen bóng loáng dựng sừng sững giữa ngọn tháp thì này sinh lòng tham. Bọn chúng đã cho đập vỡ bệ đá để cướp cây cột về. Thế nhưng trên đường vận chuyển thì vấp phải lực lượng quân giải phóng phục kích trên đường đi. Trong lúc giao tranh, Vu sư tiền nhiệm đã cướp cây cột về được nhưng cũng bị trọng thương rất nặng. Gần đó có một ngôi đền thờ thánh nữ Y Na Ga, cảm thấy như là sự sắp đặt của số phận và cũng sợ rằng không thể đem cây cột về Bạch thành, Vu sư đã ôm cây cột lao xuống xuống đoạn sông trước mặt ngồi đền để tự vẫn.

    Mọi việc đến đây dường như khó khăn gấp bội, tâm trạng của 2 người dường như chùng xuống. Chân Long nói:

    “Trước mắt như vậy đã, biết cây cột đó ở đâu rồi thì cũng tìm ra được thôi. Chúng ta cứ về từ từ bàn bạc sau vậy.”

    “Tau chỉ có thể giúp bây ngang rứa thôi. Nhưng mà chừ có một việc cũng quan trọng không kém.” Vừa nói, Y A Mư chụp tay Chân Long lại.

    “ Mi trúng trùng độc rồi, để yên tau giải cho.”

    Nói là làm, Y A Nư sai Dương Thanh ra sau lán, lấy 9 quả trứng gà đem đi luộc, đồng thời chuẩn bị nến, thắp trầm xung quanh. Mất thời gian chuẩn bị khoảng 30’, Y A Mư bắt đầu công việc. Đầu tiên, ông ta lấy ra một cái túi nhỏ đeo trước ngực. Túi này gọi là túi Khót, một vật không thể thiếu đối với bất cứ Vu sư nào. Trong đó là hàng trăm món “bảo bối” kỳ dị mà Chân Long và Dương Thanh nhìn cũng không thể đoán được đó là gì. Chiếc túi Khót này do các Vu sư đời trước truyền lại cho Y A Mư với những đồ vật linh thiêng mà sức mạnh của chúng có thể khắc chế tất cả các loại tà ma, quỷ quái. Trong số đó, phải kể đến các loại xương như xương người xưa (người nguyên thủy), xương người rừng (đười ươi, tinh tinh), xương tay người bị sét đánh chết (tầm sét), xương gà rừng cổ, xương rồng đất…; các loại nanh như nanh chó sói, nanh hổ, nanh gấu, răng người xưa, răng người bị sét đánh chết…; các loại binh khí cổ xưa; các loại đá quý, đồ trang sức của người cổ tộc như thiên thạch, khót khú (biểu tượng của rồng nước)…; các loại sừng như sừng tê giác, sừng sơn dương… Ngoài ra, trong túi Khót còn có rất nhiều vật nhỏ có hình thù quái dị khác. Tất cả đều có tuổi đời vài trăm năm, được dùng nhiều đến độ nhẵn bóng như hóa thạch. Điều đáng nói là, có nhiều món trong số đó, thời nay không thể kiếm đâu ra như khót khú, xương tay người bị sét đánh chết…

    Y A Mư một tay cầm lấy cánh tay của Chân Long, ở giữa cánh tay cậu có một nốt đỏ sậm, xung quanh hằn ra những tia máu nhỏ màu xanh thẫm, tay kia của Y A Mư vẽ loàng ngoàng trên không khí. Liền đó ông lấy từ túi Khót ra một mẩu xương nhỏ. Mẩu xương này được cột vào với một sợi chỉ màu đỏ được bện chặt với nhau. Vừa làm. Y A Mư vừa nói:

    “ Cột cái này lên tay, nó sẽ chặn được uế khí xâm nhập, mẩu xương này là xương người bị sét đánh trúng, quý lắm đấy”.

    Sau khi cột xong, Y A Mư tay cầm một quả trứng gà lầm bầm nói điều gì đó không rõ, hà hơi vào quả trứng vài lần rồi cầm lấy lăn qua lăn lại ở nốt đỏ trên tay Chân Long. Không hiểu sao, khi quả trứng vừa chạm vào da thì Chân Long cảm thấy như khắp người đang có ngàn vạn con kiến chích vậy, cảm giác rất khó chịu. Y A Mư vẫn tiếp tục miệng vừa lẩm bẩm, tay vừa không ngừng lăn, xoa quả trứng gà. Tuy nhiên càng về sau, cơn đau đớn khó chịu của Chân Long càng giảm bớt. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết 9 quả.

    Lúc này, Y A Mư cũng có vẻ mệt, ông tháo sợi dây trên tay Chân Long ra rồi ngồi bệt xuống và nói:

    “ Xong rồi đó, bây bóc trứng ra coi trong nớ có đồ không.”

    Cả 2 cùng lúi cúi bóc trứng không ngờ những quả trứng đó, phần lòng đỏ đã hóa đen tất cả. Thậm chí còn có quả trong đó có mấy mẩu nhỏ màu trắng giống như những hạt đậu, có mẩu còn nhúc nhích nữa. Y A Mư nói:

    “May mà mấy cái ni chưa mọc mầm, kể ra thì cũng lạ mà số mi cũng hên đó. Đến khi hắn mọc mầm thì khó lắm. Chừ thì được rồi.”

    ……………………………

    Sau một đêm nghỉ ngơi, Chân Long và Dương Thanh từ biệt Y A Mư để về, mang theo rất nhiều nghi vấn về cột đồng mà Vu sư đã mang theo xuống dòng sông.
     
    viettran_ru, halucky and TrongNghia like this.
  6. xuanchau

    xuanchau Mầm non

  7. viettran_ru

    viettran_ru Lớp 7

    Xuanchau,Bạn tiếp nối câu chuyện đi chứ,để lâu quá rồi!
     
  8. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    SR bạn. Mình sẽ cố gắng up sớm
     
    viettran_ru thích bài này.
  9. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    CHƯƠNG 7: QUY KHƯ (I)


    C

    hia tay Dương Thanh, Chân Long một mình về nhà. Vừa đi cậu vừa suy nghĩ về những manh mối có được. “Có lẽ phải hỏi lại ông mới được, cũng may đã giải được trùng độc. Phải báo cho ông mừng.” Nghĩ vậy cậu càng rảo bước nhanh về nhà.

    Vừa đẩy cửa bước vào cậu cảm thấy không ổn. Không gian yên ắng, nhưng các cạm bẫy hay bát quái đồ được bố trí trong sân đều được tháo bỏ. Kỳ quái là cả căn nhà hoàn toàn không có dấu vết của sự xung đột, có cảm giác như bỗng nhiên những cạm bẫy đó biến mất vậy. Chân Long đề cao cảnh giác, cất tiếng gọi ông nội nhưng không có ai trả lời.

    Chắc chắn có gì đó không ổn, ông nội gặp rắc rối rồi”

    Phải biết là những cạm bẫy trong nhà của Chân Long tuy không thể gọi là long đàm hổ huyệt những tuyệt đối cũng không phải dạng tầm thường để một vài người có thể dễ dàng phá bỏ được. Một điều nữa là dù có thể đột nhập được nhưng có thể xóa bỏ hoàn toàn các cạm bẫy đến mức không còn dấu vết như thế này chứng tỏ đối phương phải là cao thủ trong cao thủ.

    Chân Long từng bước nhẹ nhàng đi vào nhà, tay cầm Tẩu tuyến chùy, không gian vẫn yên ắng không một tiếng động, mọi đồ vật vẫn y nguyên như cũ, thậm chí cả tờ báo mà ông cậu hay đọc vẫn còn để mở trên bàn. Cậu từ từ đi khắp căn nhà, hoàn toàn không có một dấu vết gì để lại. Còn một căn phòng cuối cùng, đó là phòng riêng của ông cậu. Từ nhỏ, Chân Long đã được dặn là không được tự tiện bước vào phòng ông, đến giờ vẫn vậy, nếu không có việc quan trọng thì rất ít khi cậu vào phòng này. Chân Long luôn có cảm giác căn phòng này là một cái gì đó mơ hồ, một cái gì đó rất bí hiểm.

    Cánh của phòng ông nội khép hờ, Chân Long nhẹ nhàng đẩy cửa vào. Đúng như dự đoán của cậu, mọi vật trong phòng vẫn còn nguyên, không hề có dấu hiệu xê xích hay lục lọi gì cả. Tuy nhiên trên tường có một dòng chữ được viết lên bằng sơn đỏ đầy đe dọa: “Cho ngươi 3 ngày để giao kỳ thư cho bọn ta. Không được báo với bất kỳ ai !”

    Chắc chắn ông nội đã bị bắt đi. Trước mắt có lẽ chưa nguy hiểm đến tính mạng. Bây giờ mình phải bình tĩnh xem xét vấn đề”. Tự nhủ như vậy, Chân Long bình tĩnh hơn, cậu rót một cốc nước. Đây là một thói quen của cậu khi cần suy nghĩ vấn đề gì đó quan trọng. Đặt mình xuống ghế, Chân Long liên kết lại những sự kiện gần đây và rút ra một vài kết luận: 1- Tam thập lục kỳ thư dù có hay không có thật thì Chí tôn hội thật sự xem nó là có thật, và rất muốn có được nó; 2- Người của Dương gia cũng muốn tìm hiểu và chắc chắn có âm mưu riêng, tuy nhiên hiện giờ vẫn phải cộng tác để có thêm sự ủng hộ từ tài lực của họ; 3- Hiện nay manh mối duy nhất còn lại chính là cây cột đã đường vị Vu sư tiền nhiệm ném xuống dòng sông; 4- Cứu người như cứu hỏa, giờ phải lập tức lên đường đến địa điểm vị Vu sư cất dấu cây cột, để cho cả Chí tôn hội và Dương gia đều không kịp trở tay.

    Quyết định như vậy, cậu cảm thấy mọi việc đã có hướng đi. Nhanh chóng thu xếp một vài dụng cụ quan trọng cậu lập tức lên đường. Dựa theo những thông tin mà Y A Mư cung cấp, Chân Long đại khái có thể nắm bắt được địa điểm mà vị Vu sư năm xưa cất dấu. Vị trí này Chân Long cũng biết và cũng đã nghe kể rất nhiều truyền thuyết ở đây. Không ngờ tất cả đều có mối quan hệ với nhau. Địa điểm đó chính là một ngôi điện rất nổi tiếng có tên là Huyền Sát.
     
    halucky and viettran_ru like this.
  10. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Điện Huyền Sát nằm ở thượng nguồn con sông bắc ngang qua Kinh thành. Sát ở đây không phải là giết mà đây là một từ trong tiếng Phạn có nghĩa là cây cột dựng thẳng trước một Phật điện hay một ngôi chùa. Vì thế dân gian còn lưu truyền rằng điện Huyền Sát xưa có tên là Hoàn Sát với ý nghĩa "trả lại cột trời". Điện Huyền Sát nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Thiên Y A Na của tộc cổ Bạch thành. Sau khi cổ tộc bị triều đình chiêu dụ, một phần văn hóa của cả hai hòa nhập với nhau. Điện thờ này cũng là một trong số đó. Có lẽ vị Nữ thần này xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người Việt. Nguyên ban đầu trong tiếng nói của cổ tộc tên Nữ thần là Po Nager và để ký âm cho danh từ Po Nagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữ Hán: Thiên Y A Na. Trong sử sách cũng ghi lại rằng từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại đây người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu. Như vậy, xét về mặt tín ngưỡng, điện bối cục thờ không theo nguyên tắc, mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau. Thậm chí theo Việt Kinh lược sử bí đồ còn ghi lại: “Từ năm 1883 đến năm 1885, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua được không. Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện. Bởi vậy, sau khi tức vị, năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ, và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Có một điều kỳ lạ, chính vua Ðồng Khánh đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị". Theo nguyên tắc xưa, Hoàng đế nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Ðồng Khánh lại hạ mình xuống làm "em" của Mẫu. Hiện nay trong đền vẫn còn thờ vài bức tranh ảnh của chính nhà vua được treo ở đây.”

    Bên phải của điện là hòn núi Kim Phụng uy nghi đồ sộ. Ngay bên trái đền, vách đá cheo leo trên bờ dốc thẳm, cùng với tượng hổ trừng mắt, dường như được dùng làm mối nguy hiểm đe dọa thường xuyên đối với những người yếu bóng vía và làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí của các thần thánh đối với người dân.

    Có một điều đặc biệt nữa chính là tòa điện này thẳng trục chánh Tây với Long quyền đài phía bên kia dòng sông. Ở Long quyền đài con hổ bị bẻ nanh phải đưa ra đấu trường để chiến tượng tiêu diệt, thì ở bên này sông, con hổ lại được thờ cúng kính cẩn như một vị thần linh. Một sự khác nhau rất lớn khiến cho con hổ bên trong điện được nâng lên là một vị thần tương tự con " Bạch Hổ" của miền Nam mà người người tôn thờ.

    Về nữ thần Thiên Y A Na cũng có rất nhiều câu chuyện về bà. Theo truyền thuyết kể lại, chính bà Thiên y A Na đã cho hoàng tử biết ngày đăng quang và ngày tạ thế sau 3 năm.Sự thật đúng như lời tiên đoán của bà. Thấy linh nghiệm, sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh triều Nguyễn xây lại đền khang trang, đổi tên ngôi đền là Huệ Nam điện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. (Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam).

    Sách Đại Nam thực lục còn chép: “Vua khi còn ẩn náu thường chơi xem núi ở đây. Mỗi khi đến cầu khẩn, phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng: Đền Ngọc Trản thực là núi Tiên Nữ, linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ là hình thế như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên. Đền ấy nhờ được linh khí đắc nhất, cứu người độ đời, giúp cho phúc lợi hàng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”.
     
    halucky and viettran_ru like this.
  11. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Hiện nay trong dân gian vẫn lưu truyền truyền thuyết về bà. Tuy những lời kể có đôi nét khác nhau, nhưng đại để như sau: Xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm. Rình rập, một đêm ông lão bắt được thủ phạm. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó, phải giáng trần! Một hôm, mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều, khiến tiên nữ thêm nhớ cảnh tiên xưa. Cho nên, cô lấy đá và hoa lá tạo thành một hòn giả sơn (hòn non bộ). Cho rằng việc làm đó không thích hợp đối với một phụ nữ, nên người cha nuôi có nặng lời quở mắng. Vì vậy, nhân thấy một khúc kì nam đang trôi dạt, cô bèn biến thân vào khúc cây ấy, để xuôi ra biển cả rồi tấp vào bờ biển nước Trung Hoa. Mùi hương từ khúc kì nam lan tỏa khắp nơi, khiến nhiều người đến xem, nhưng không một ai nhấc lên nổi. Thái tử nước ấy, nghe tin đồn tìm đến, rồi nhẹ nhàng vác khúc gỗ kia mang về cung. Đêm nọ, thái tử thấy có bóng người lạ ẩn hiện từ khúc cây kì nam. Rình rập mấy đêm, thì chàng bắt được. Nghe cô gái xinh đẹp tự xưng mình là Thiên Y A Na và khi nghe chuyện của nàng xong, ngay hôm sau, Thái tử đã tâu với vua cha cho phép cưới nàng làm vợ. Sống với Thái tử, Thiên Y A Na sinh được một trai đặt tên là Tri và một gái đặt tên là Quí. Một hôm, Thiên Y A Na nhớ cảnh cũ người xưa, bèn dắt hai con nhập vào khúc kì nam, vượt biển trở về cố quốc. Khi biết cha mẹ nuôi đã mất, bà cho xây đắp mồ mả, cho sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà. Thấy dân chúng ở Đại An hãy còn thật thà, chất phác; bà liền đem những gì học được ở quê chồng, như phép tắc, lễ nghi ra chỉ dạy và dạy cả những việc như cày cấy, kéo sợi dệt vải... để người dân quê mình biết cách mưu sinh. Ít lâu sau, một con chim hạc từ trên mây cao bay xuống, rước bà và hai con về cõi tiên. Nhớ ơn đức, nhân dân địa phương cùng nhau xây tháp, tạc tượng phụng thờ. Khi đến Đại An, không tin Thiên Y A Na và hai con đã rời bỏ cõi tục, bộ hạ của thái tử đã tra khảo người dân rất dữ, vì ngỡ họ cố tình che giấu mẹ con bà. Bị oan ức và đau đớn, nhiều người dân đã thắp hương cúng vái bà. Liền đó, một trận cuồng phong nổi dậy, cát chạy đá bay... và toàn bộ những người đến từ phương bắc đều bị cát vùi thây, thuyền bè của họ cũng bị đá đánh chìm hết…

    Theo lời người xưa truyền lại, thì những cụm đá ở trước cửa tháp Bà (tức tháp Po Nagar ở Nha Trang), giữa cửa sông Cù, là những viên đá đã đánh đắm cả đoàn thuyền vừa kể. Sự tích này đã được Kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài ký, khắc lên bia đá, dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856). Ngoài ra, vào năm 1925, bác sĩ Sallet chép lời người dân địa phương kể lại, thêm thắt vài chi tiết, để có một sự tích nữa, tóm gọn như sau: Một thái tử Trung Hoa qua Việt Nam tìm vợ, gặp khúc trầm to, muốn đưa lên thuyền, nên cho lính chặt ra làm ba khúc. Tức thì, giông bão nổi lên làm đắm thuyền. Khúc trầm trôi ngược vào sông, tấp vào khu vườn ở làng Bình Thủy (Phan Rí). Do được báo mộng, chủ vườn thức dậy, thì thấy khúc trầm to có ghi chữ Thiên Y (Thiên Y A Na) và hai khúc trầm nhỏ (hai đứa con), và ông đã đem lên cất miếu thờ. Lâu ngày, gỗ trầm hóa đá.

    Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội, người dân ở khắp nơi lại nô nức đổ về điện để cầu mong sự ban phước của bà. Đứng dưới chân núi Ngọc Trản, tục truyền rằng nơi đây một năm hai lần đức Thánh mẫu Thiên Y A Na giáng trần để ban phước lành cho chúng sinh đó là cứ vào dịp Xuân tế (tháng ba), Thu tế (tháng bảy). Vào những ngày này hàng chục thuyền nhỏ, thuyền to san sát tấp nập như phiên chợ nổi Cái Răng. Người ngườì nô nức kéo nhau đi trẩy hội. Với một mong muốn là cầu cho gia đình được ấm no, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Điều buồn cười là phần đông ông đồng bà cốt và con nhang đệ tử chẳng mấy ai rành rẽ sự tích về bà, dẫu họ tự nhận là tín đồ thuần thành của Thiên Tiên Thánh giáo. Khác nhiều người nghĩ, với tên gọi này, Thiên chẳng phải trời, Tiên chẳng phải nhân vật yên vui và có nhiều phép mầu. Chuyên luận Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh (NXB Thuận Hoá, Huế, 1995) ghi nhận: "Cách đặt tên Thiên Tiên Thánh giáo được giải thích là: Thiên là huyện Thiên Bản, Tiên là làng Tiên Hương, tức thôn Vân Cát, làng An Thái, là nơi giáng trần lần thứ hai của Liễu Hạnh công chúa. Hai chữ Thánh giáo thể hiện một nguyện vọng của tổng hội xin thừa nhận tín ngưỡng này như một tôn giáo thiêng liêng.” Những người đến cúng ở điện này đủ mọi tầng lớp xã hội. Từ phụ nữ đến đàn ông, từ trẻ nhỏ đến người già, từ những người buôn bán đến những người nông dân cực khổ, thậm chí là cả tầng lớp trí thức. Họ đến đây với nhiều tâm trạng khác nhau, có người thì muốn cầu cho được bình an, sức khoẻ; có người mong được giàu có, sung túc; người mong được thuận hòa mọi bề, con cái thành đạt.

    Người lên đồng, dù nam hay nữ, đều phục trang cực kỳ đặc biệt. Áo mớ ba mớ bảy nhiều màu, thắt lưng kim tuyến, quần thắt chẽn ống, giày vải hoặc hài nhung, tóc chít khăn xếp xanh đỏ, vai khoác lụa là, tai, tay, cổ và cả cườm chân đều đeo vàng bạc, ngọc ngà lấp lánh, mặt nhồi phấn, môi tô son, mắt kẻ chì. Có trường hợp phải bôi mặt đen sì, vai quàng dây leo, eo đóng khố, tay cầm khèn hoặc quấn luôn con... rắn (làm giả bằng rễ cây) nếu nhập vai ông Bảy hay ông Chín Thượng Ngàn. Lại có lúc họ còn đội lốt cọp để làm Hạ Ban, tức thần hổ.

    Khi Chân Long đến điện Huyền Sát thì trời cũng đã nhá nhem tối. Dù đã đọc trong sách vở nhưng đây mới là lần đầu tiên cậu đến nơi đây. Dưới không gian trầm mặc, những đường nét kiến trúc cổ xưa càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi điện. Lúc này du khách và người đến cúng bái cũng đã thưa thớt nhiều, Chân Long tranh thủ đi khắp một vòng quanh điện để nhìn nhận cơ bản về cách bố trí các phòng. Cậu thầm nhủ sẽ trốn lại vào một góc nào đó để tối lẻn ra. Về mặt kiến trúc, Điện là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Mặt bằng của toàn bộ cụm di tích này không lớn lắm, công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, trong phạm vi ấy còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác đó đây. Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức tế lễ ở điện, ngày xưa được triều đình quy định mỗi năm tổ chức hai lần vào thượng tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, có cả quan chức được cử về làm chủ tế. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đệ nhất cung (còn gọi là Thượng cung), nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh Hoàng đế và một số vị thần khác; Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn; Đệ tam cung thiết hương án, hai bên đặt trống, chuông, là chỗ cử hành lễ, cũng là nơi khách thập phương dâng hương cúng bái. Minh Kính Đài là một công trình kiến trúc tiêu biểu lấy hình ảnh con phụng để trang trí. Trên các nóc nhà, hình phụng được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách có cảm tưởng những con chim phụng như từ núi rừng tụ hội về đây, báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêng liêng này. Vì diện tích điện khá rộng lớn nên Chân Long tìm một chỗ kín đáo để ẩn thân cũng không khó khăn gì.
     
    halucky and viettran_ru like this.
  12. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Trời đã khuya. Dưới ánh trăng mờ ảo làm cho khung cảnh càng thêm tĩnh mịch. Tiếng một vài loại động vật ban đêm réo rắt xen với tiếng mõ vẫn vang lên đều đều trong chính điện. Chân Long nhẹ nhàng rời khỏi chỗ ẩn nấp. Bây giờ cậu đang mặc bộ đồ dạ hành nên gần như hòa lẫn vào không gian xung quanh. Nơi đầu tiên cậu định kiểm tra là Đệ nhất cung. Theo như suy đoán của cậu, đệ nhất cung là nơi thờ cúng quan trọng nhất vì thế rất có khả năng đây chính là nơi mà cột đồng đó được cất giữ.

    Chiếu sáng đệ nhất cung chỉ là ánh sáng leo lắt của một vài ngọn nến. Có lẽ những kiến trúc nơi đây được giữ nguyên từ thời mới xây dựng nên hoàn toàn không sử dụng đèn điện. Đệ nhất cung, thật đúng như tên gọi của nó, đây chính là khối kiến trúc lớn nhất ở đây, nó thật sự rất hoành tráng. Bên dưới chính điện là bậc thang ngọc gồm chín mươi chín bậc, ứng với chín mươi chín vì tinh tú, vì lí do địa hình nên bậc ngọc tuy khá rộng nhưng lại rất dốc, đoạn dưới cùng vừa khéo trải vào vùng ánh sáng của những dải cầu vồng rồi cứ thế lên cao dần, dẫn thẳng đến cửa điện. Đại điện do một trăm sáu mươi cây cột gỗ nam mộc chống đỡ, khắp chốn là tầng tầng lớp lớp trụ dọc xà ngang vàng son đủ màu, bên trên là gạch Minh Khang ngói Lưu Ly cực kì xa hoa. Tất cả đều khớp với lời miêu tả trong sách cổ, ở cái chốn cao vút hiểm trở, vách đá đan xen từng lớp này, các tầng cung điện đều đóng nêm bám sát vào vách đá dựng đứng, rồi dần hạ xuống, nằm giữa khói mây hư ảo, trông như lúc nào cũng chực rơi xuống dưới. Đi theo sạn đạo bậc đá hõm vào vách núi bước lên thềm ngọc, phóng mắt nhìn ra xa, chỉ thấy nhô cao trên đỉnh núi là những nóc vàng phủ trên lầu gác, bên những cổ đạo chênh vênh trên vách đá là những thác nước buông rèm, quanh hồ nước toàn những cây cổ thụ cùng dây leo kì dị giăng khắp. Bậc thềm bạch ngọc treo chơi vơi trên một miệng hang rộng lớn, vừa dốc vừa trơn, có thể là do lệch trọng tâm, cả tòa cung điện nghiêng ra phía hồ nước vài độ, trông có vẻ như bất cứ lúc nào cũng có thể lật nhào xuống vực sâu dưới kia. Chân Long từ từ bước xuống, cậu bỗng nhận ra rằng không khí ở đây hoàn toàn không khác gì với bên trên. Bên dưới tầng thấp nhất của Đệ nhất cung, không gian mờ mờ ảo ảo cậu cứ nghĩ sẽ phải rất ẩm ướt không ngờ còn lại khô ráo thoáng mát lạ thường. Có lẽ là vì năm xưa khi xây dựng người ta đã tính toán hết sức cẩn thận để đã chặn giữ hết hơi nước lại trong môi trường trong đục không tách biệt bên dưới, cho nên mới giúp quần thể cung điện này bền vững cho đến tận ngày nay, trông vẫn như vừa xây cất xong. Thật xứng danh là một tiên huyệt huyền diệu cao siêu bậc nhất. Đoạn thềm ngọc này vốn rất khó đi, trước bậc thang cuối cùng là một cánh cửa được khóa kín. Chân Long tay cầm Thiết tản phiên bước đến trước cánh cửa, cạnh cửa có một tấm bia đá, bên dưới tấm bia là một con quái thú đang quỳ, thể hiện thế cưỡi mây cõng bia, bia khắc mấy chữ đại tự, nét bút chằng chịt rối mù, cậu chẳng đọc được chữ nào, chỉ biết đây có thể là chữ theo thể Cổ Triện mà thôi. Tuy nói rằng theo kinh nghiệm trước đây, trong điện thờ rất hiếm khi có cơ quan hay ám khí gì, nhưng Chân Long vẫn không muốn mạo hiểm vô ích, cánh cửa vừa hé cậu vội nép người sang một bên, mở Thiết tản phiên ra chắn, tay kia cầm Tẩu tuyến chùy đợi sẵn, chờ một lát, không thấy trong điện có động tĩnh gì, cậu mới đẩy cánh cửa mở ra rộng hơn. Tuy bên trên có nến thắp nhưng ánh sáng chỉ chiếu được đến cửa, phía sâu bên trong thênh thang vẫn tối đen âm u, đành rọi đèn pin dò đường vậy. Vừa bước qua bậu cửa gỗ gụ cao rộng, cậu đã thấy vài chục pho tượng cỡ lớn sắp thành hai hàng ngay sau cửa vào, đầu tiên là hai tượng kỳ lân bằng đồng để trị tà, cao hơn đầu người, trông rất uy vũ. Bên trái là con đực tì chân lên một quả cậu vàng, tượng trưng cho quyền lực tối cao thống nhất vũ trụ, con bên phải là con cái, chân tì lên một con sư tử con, tượng trưng con cháu sinh sôi tiếp nối vô tận. Kỳ lân đặt trên bệ đồng, trên bệ khắc các hình phượng hoàng và mẫu đơn, cả ba hợp lại tượng trưng cho "vua", vua của loài thú, vua của loài chim và vua của các loài hoa. Người ta thường thấy kỳ lân đá, còn đồng thì ít thấy chứ không phải là không có, cho nên cũng không có gì quá bất thường, lạ ở chỗ đôi kỳ lân đồng này không bày ngoài cửa điện mà lại đặt ở hai bên sau cửa, không rõ nguyên nhân gì nhưng vẫn rất khác thường.

    Phía tiếp sau kỳ lân đồng lần lượt xếp từng cặp tỳ hưu, voi, hổ, rắn, ngựa, tiếp đó là tượng võ tướng, văn thần, đại công thần cả thảy 36 pho. Tư thế và trang phục của các pho tượng người đều rất lạ, họ đang thực hiện một nghi thức kỳ quái nào đó chứ không phải như tư thế bá quan đứng chầu trên kim điện. Đám tượng đồng bao gồm cả thú lẫn người tựa như tinh tú chầu nguyệt, cùng canh giữ giấc ngủ cho nữ thần ở tít sâu bên trong. Trong điện này tĩnh lặng lạ thường, càng không có động tĩnh gì không khí lại càng toát lên vẻ âm u đáng sợ.

    Đi qua dãy tượng đồng khoảng mấy trăm mét nữa, Chân Long gặp một hồ nước. Hồ nhìn qua thì cũng khá rộng, ngọn đèn không chiếu sáng được phía bên kia, nhưng cũng có thể vì ngọn đèn cậu mang theo chỉ là đèn pin bình thường nên công suất yếu. Tuy nhiên ở chính giữa hồ có một mô đất nổi lên. Ở giữa mô đất có một tấm bia.

    “Có thể manh mối ở đây rồi. Bằng giá nào cũng phải lên trên đó” thầm nghĩ như vậy nên Chân Long đi một vòng quanh bờ hồ. Hồ này hình tròn, nằm ở tận cùng hang. Không có cầu nhưng có một vài chiếc lá sen rất lớn. Đây chính là loại sen vua. Loài sen này có lá đường kính từ 1,5 đến 2m, dày và nhiều gai. Cọng sen to gần bằng cổ tay người trưởng thành, mép lá cao khoảng 2 – 5cm tạo thành hình cái nia trông rất lạ mắt. Mặt trên của lá nhẵn bóng màu xanh nhạt, còn mặt dưới nhiều gai và có nhiều gân lớn, được chia nhỏ thành các ô vuông có màu đỏ nhạt khi còn non và thẫm dần khi lá già. Đặc biệt, lá sen trưởng thành có thể “cõng” người có trọng lượng lên tới 80kg mà không hề gì. Theo như cậu biết thì đây là loài sen Victoria Regia có nguồn gốc từ Amazon, Nam Mỹ. Đây là một trong những loài sen quý hiếm ở Đông Nam Á. Không biết làm sao mà lại xuất hiện ở nơi đây.

    Chân Long bước nhẹ nhàng trên những chiếc lá sen để ra đến mô đất ở giữa hồ. Mô đất này hình vuông với mỗi cạnh chỉ khoảng hơn 3m. Ở chính giữa là một bia đá có khắc 4 dòng chữ cổ. Xung quanh bia đá được khắc chạm càng làm tăng thêm vẽ uy nghiêm. May thay đây là chữ Nôm nên Chân Long có thể đọc được. Trên đó viết : “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn, Quy Khư chi mộ, thủ hộ kỳ kinh”. Cậu hết sức ngạc nhiên, thì ra đây chính là một lăng mộ, càng lạ hơn nữa là lại có nhắc đến kỳ kinh. Liệu đây có phải là Tam thập lục kỳ thư hay không ?

    “Quy Khư chi mộ” dịch ra có nghĩa là ngôi mộ của rùa. Dưới hồ này chính là nơi yên nghỉ ngàn thu của những con rùa. Vậy thì cả một ngôi điện này được xây dựng để làm lăng mộ cho rùa. Phải biết rằng từ xưa đến nay rùa luôn nằm trong tứ linh vì thế việc nó được thờ cúng cũng không phải là điều lạ nhưng dù đã đọc không ít sách vở chưa bao giờ Chân Long nghe nói là điện Huyền Sát thực ra là một lăng mộ khổng lồ cả. Hay ngôi điện này đang che giấu một bí mật nào đó ?
     
    halucky and viettran_ru like this.
  13. halucky

    halucky Lớp 11

    @xuanchau ơi. Bạn quên truyện này rồi à. :(:(:(:(:(
    Mong bạn trở lại.
     
  14. xuanchau

    xuanchau Mầm non

    Dạo này mình hơi bận. Vẫn đang có ý định viết tiếp. Mình có chỉnh sửa lại truyện này để hợp logic và dễ triển khai mạch mới hơn nên sẽ up lại dần dần.
    Cảm ơn bạn đã quan tâm nhé.
     
Moderators: nhanjkl
: phiêu lưu

Chia sẻ trang này