Hoàn thành Napoléon Bonaparte - Eugene Tarlé

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi Văn.Cường, 15/4/16.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. V_C

    V_C Lớp 3

    Bác nhận chuyển đổi danh từ cho cuốn “Chuyện Các Nhà Bác Học Vật Lý" nhé!
     
  2. V_C

    V_C Lớp 3

    Mới soát được đoạn, thì ngay đầu chương ngày tháng đã sai tùm lum.
    «Năm 1868, nước Genoa đã bán lại cho vua nước Pháp Louis XV “quyền hành của mình” ở Corsica - thực tế quyền hành ấy đã bị thủ tiêu, và mùa xuân năm 1869, quân đội Pháp đã đánh bại quân của Paoli (việc này xảy ra vào tháng 5 năm 1869, ba tháng trước khi Napoléon ra đời). Đảo Corsica trở thành đất đai thuộc Pháp.»
     
  3. V_C

    V_C Lớp 3

    Bác tra giúp cho đoạn này, vì trong bản sách in của nxb VHTT là “hậu cần", nhưng phải là “hầu cận" mới đúng!
    Phần II : “Chiến Dịch Nước Ý"
    , gần cuối chap 1 (không biết bản của nxb Thời Đại có chia Phần thành nhiều đoạn mục không)
    «Diễn lại đúng hệt chiến công ở Lodi mấy tháng trước đây, tướng tổng chỉ huy Bonaparte lại tay cầm cờ lao lên trước. Bên cạnh Bonaparte, nhiều binh lính và một số sĩ quan “hậu cần" bị giết chết. Trận đánh kéo dài ròng rã ba ngày, kể cả những lúc tạm ngừng ngắn ngủi. Alvinczi đã bị đánh bại và buộc phải lui.»
     
    hafreestyle thích bài này.
  4. Hoàng Lão Tà

    Hoàng Lão Tà Lớp 2

    Oke. Chờ thứ 2 nhé. Vì hiện tại mình không ở nhà, mà sách thì để ở nhà. :D:D:D
     
  5. Que83

    Que83 Lớp 5

    @V_C: Bạn gửi cho mình cuốn đó nhé.
     
    V_C and chichi.myluckycharm like this.
  6. Lehai

    Lehai Mầm non

    Tác giả là 1 đồng chí kể chuyện lịch sử (kiểu bác Lan nhà mình, không phải sử gia) người Liên Xô gốc Do Thái, tên là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, viết theo kiểu Nga là Евгений Тарле , viết theo kiểu Việt trên bìa sách dịch “Na-pô-lê-ông” in ở NXB Quân đội nhân dân cũng lâu lắm rồi, là Tác-lê.

    Tiểu sử bác này ở đây:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    V/C thích bài này.
  7. Lehai

    Lehai Mầm non

    Vì thế ông ấy viết tên các nhân vật, địa danh bằng tiếng Nga, khi dịch muốn viết đúng tên kiểu Pháp với người Pháp đất Pháp (Napoléon chứ Napoleon là sai), kiểu Đức với người Đức đất Đức (München chứ Munich là vớ vẩn), kiểu Anh với người Anh thì phải tra cứu, còn không thì phải phiên âm và để rõ dấu hiệu là tôi đang phiên âm (những dấu gạch ngang) cho người khác thích viết đúng thì tra cứu thêm tránh hiểu nhầm viết như sách thế chuẩn ngôn ngữ rồi.
     
  8. V_C

    V_C Lớp 3

    Có người đang rà rồi bác à! Để khi nào có cuốn hay sẽ nhờ bác giúp.
    Nhân tiện bác biết: Vải “tâyđi" viết như thế nào & nó là loại vải gì?
     
  9. Que83

    Que83 Lớp 5

    @V_C: Ui cái tên gì mà nghe lạ tai vậy? Khái niệm "Vải 'tây đi' " này được dùng trong ngữ cảnh nào vậy? Bạn gửi cho mình cả đoạn văn mà tác giả dùng khái niệm này đi. Hy vọng qua đó sẽ luận thêm được chút nào chăng?
     
  10. V_C

    V_C Lớp 3

    Đây bác! Trang 14.
    PDF PHẦN 1: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. V_C

    V_C Lớp 3

    À, nghe bác @Caruri Tlkd bảo trong Hiệu Hạnh Phúc Các Bà cũng có từ này.
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Làm gì có, a bảo là check cái truyện hiệu bán vải mà cũng không có loại vải này.
     
  13. V_C

    V_C Lớp 3

    Hic..!
     
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Vải "tâydi" chứ không phải "tâyđi". Trong truyện ngắn của Anh Đức cũng có nhắc đến loại vải này, tuy nhiên vẫn chưa rõ nguyên bản nó là từ gì:

    Bọn giặc từ cửa hông máy bay ùa ra, đồ "tâydi" xám xịt nặng nề, súng lăm lăm trong tay. (truyện ngắn Khói - Anh Đức)
     
    Que83 thích bài này.
  15. Que83

    Que83 Lớp 5

    Có thêm thông tin của @Caruri Tlkd, mình luận ra đó là loại vải chuyên dùng cho 'dayz (hay dayzee) uniform' trong quân đội có tác dụng chống nóng, chống thấm nước, và chống gì gì nữa ý :). Mình luận đoán vậy chứ kể có nguyên bản để đối chiếu thì mới chuẩn được. Có lẽ ở đây dịch giả chơi kiểu chuyển ngữ theo kiểu "nói thế nào ghi lại thế đó". Dayz (dayzee) thì đúng là "tâydi" rồi còn gì :). Dịch thế này thì đúng là chơi khó nhau quá nhỉ? Nhưng có lẽ cũng nên thông cảm với dịch giả vì chúng ta thiếu quy định chuẩn cho việc phiên âm từ ngôn ngữ khác. Quy định trước đây đã quá lỗi thời cùng với sự phát triển của xã hội rồi. Haiz, cãi nhau loạn xạ, chẳng ai chịu ai nên bộ quy chuẩn mới cho việc phiên âm từ tiếng nước ngoài đến giờ vẫn không có. Quy định cũ thì từ những năm 50'-60's của thế kỷ trước rồi. Tụi trẻ con giờ đọc sách hay truyện mà cứ phiên âm kiểu Ta-nhi-a hay Be-li-an-ca là chúng nó cười khúc khích với nhau đấy. Còn kiểu Mạc-tư-khoa với Hoa-thịnh-đốn thì ngơ ngác luôn. Nhà văn Anh Đức thì không phải dịch rồi, có lẽ ông nghe được ai đó nói lại và cũng viết theo kiểu "ghi âm" như thế đó luôn. Nhưng đáng trách là dịch giả không có chú thích hay chí ít thì cũng ghi lại nguyên văn để độc giả tra cứu nếu muốn tìm hiểu cho rõ.

    Mỗi khi nhắc đến việc này mình lại nhớ đến vụ bộ fonts chữ tiếng Việt trước đây. Mạnh ai nấy làm, cả nước có đến cả chục bộ fonts chữ. Ai cũng cho bộ fonts của mình là hay, là tuyệt còn các bộ fonts khác là kém hơn, là không hợp lý và không hay bằng bộ fonts của mình tạo ra. Sau có quy chuẩn ABC gì đó nhưng chẳng mấy ai theo, thôi thì đủ loại BK1, BK2, VNI, HCG, ABC... Đúng là "loạn 12 sứ quân"!. Thế nên lại cần trình để "dịch" giữa các bộ fonts Việt với nhau để chúng "hiểu nhau" ;). Hài thật! Hồi đó mình đã nghĩ chắc phải nhờ IBM hay Microsoft can thiệp thì mới xong vụ này. Y như rằng, sau khi Microsoft tung ra các kí tự Việt (Unicode) thì các bác kia không cãi nhau ỏm tỏi nữa. Cũng chẳng thấy ai bảo mấy kí tự Việt do Microsoft sắp xếp trên bảng Unicode là không hợp lý hay không nữa. Mấy bộ fonts Việt kia cứ thế là ra đi không kèn không trống. Ôi, đúng là các bác "trí thức" Việt, ai cũng giỏi cả mà. Buồn lòng thay!
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/16
    hafreestyle and Caruri Tlkd like this.
  16. V_C

    V_C Lớp 3

    Bìa chủ.
    downl.jpeg
    Bìa lót.
    download.jpeg download.jpeg
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/16
    hafreestyle and Que83 like this.
  17. Que83

    Que83 Lớp 5

    Cho thêm dấu cách ở chỗ tên dịch giả đi (Nguyễn Khắc Trung - Yến Nhi). Nhìn thế kia không đẹp, có khi còn nghĩ là một dịch giả thôi.
     
    hafreestyle and V_C like this.
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hai từ này thì chưa chắc đâu. Nhưng nếu gặp Lỗ Bình Sơn hay Kha Lệ Ninh thì ngơ ngác thật. Tuy nhiên trẻ con thời nay khôn, ngơ ngác thì chúng giở google ra là biết :D

    Một phần do hạn chế kỹ thuật, hồi trước các bộ font chỉ dựng trên 8 bit nên thiếu ký tự, phải sử dụng lạm vào các ký tự điều khiển; còn Unicode dùng 16 bit nên thoải mái vô tư không sợ thiếu.
     
  19. V_C

    V_C Lớp 3

    OK! Sửa lại mấy lần nên cũng không để ý. Em là định cho tác giả lên trên cùng.
     
  20. Que83

    Que83 Lớp 5

    Tên Napoléon viết theo tiếng Pháp thì ok, nhưng tên tác giả Евгений Викторович Тарле thì không nên đánh dấu sau chữ а (Та'рле) như thế này. Việc đánh dấu trông như dấu sắc trong tiếng Việt là kiểu đánh dấu nhấn mạnh trọng âm trong tiếng Nga thôi (Евге́ний Ви́кторович Та́рле). Nếu đã đánh dấu thì từ nào cũng đánh dấu cho thống nhất. Nhưng theo mình thì không nên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/16
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này