Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Về Mường có trường ca Đẻ đất đẻ nước, đậm chất Mường, nếu đủ thời gian sẽ số hóa. Tiếc là đang dịch giã căng thẳng, không đi mượn được. Biết chỗ có thể mượn dễ dàng, thủ tục đơn giản rồi. :P
     
    amylee thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhân tiện hỏi bạn Quang, cách dùng "dò" thay cho chân của miền Nam, có phải từ dò là sự mô phỏng cho việc khi đi đêm mà không có đèn, ta dùng chân để dò dẫm trước, để quơ quơ chạm nhẹ vào phía trước xem có thể bị sụp hố hay không rồi mới bước một bước chắc.

    Có phải chính vì hành vi đó của đôi chân mà người miền Nam dùng nó để chỉ cặp chân dò đường là cặp dò luôn không?

    Hay chỉ đơn giản là cách đọc khác của từ "giò"?
     
  3. machine

    machine Sinh viên năm I

    Theo như Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linknày:
    mệ: bà nội, bà ngoại
    mụ: bà, chỉ chị gái hay em gái của ông bà nội ngoại
     
    amylee thích bài này.
  4. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chữ "hỏng" không sai, vì đã nghe nhiều gòi. :P "hổng có được, hỏng có được" đều đã từng nghe. :D, "bắt giò" là cách nói vui, đâu cần nghiêm túc quá thế? :P
     
    amylee thích bài này.
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thế này thì tại hạ đành bái phục. Tại hạ chỉ vô tình nghe nhiều, không chủ đích nghiên cứu! :P
     
    amylee thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghiêm túc cái gì mà nghiêm túc, lẽ ra anh phải bắt dò mới có thể bắt dò người Nam viết từ Bắc chứ, hay vì nó đã được để trong ngoặc để đề không bất trắc
     
    amylee thích bài này.
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Giò hay dò nhỉ? Mời thầy @quang3456 phân xử! :P
     
    amylee thích bài này.
  8. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Ớ, Bà mụ chẳng phải để gọi bà đỡ đẻ sao?
    Tiếng Việt quả thật phức tạp quớ!
     
    RGBCD, tran ngoc anh and machine like this.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    A cồng machine bị Chăm hóa sâu sắc hay sao mà lưu trữ nhiều file âm thanh cách đọc tiếng Chăm thế, còn cả âm nhạc Chăm nữa hihi
     
    RGBCD thích bài này.
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Cùng nghề với lão Jan đây mà. Thấy chiêu số bản phái giống nhau. :p
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Và còn hiểu biết sâu sắc về người Chăm các vùng. Nhưng lại từng tiết lộ là dân kỹ thuật.
     
  12. machine

    machine Sinh viên năm I

    Dân kỹ thuật, mà có hứng thú với văn hóa Chăm :D
     
    tran ngoc anh and RGBCD like this.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chắc học xây dựng, có tín chỉ về kiến trúc tháp Chăm, đâm ra ghiền luôn "từ dạo ấy" haha
     
    machine and RGBCD like this.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi không nghĩ vậy. Dò dẫm, dò hỏi... có thể nói là dọ dẫm, dọ hỏi... ở đây dọ có lẽ là biến âm của do chữ Hán nghĩa là noi theo, dõi theo. Vd do thám - thăm dò.
    Còn chân giò hay giò lụa, giò thủ... chắc có nguồn gốc khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    RGBCD and tran ngoc anh like this.
  15. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Hay bị cô Chăm nào đó có đôi mắt tròn xoe bỏ bùa? {:sup:}
     
    machine, amylee and tran ngoc anh like this.
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nói vậy chứ chắc @tran ngoc anh đoán trúng. Vậy hỏi bạn @machine một câu nghiêm túc. Ở gần Phan Rang về phía bắc, có một địa danh là Ba Tháp, xưa có 3:cái tháp, chỗ đó gần phòng tuyến Du Long bảo vệ Phan Rang nên chiến sự ác liệt. Bay mất 2 cái tháp. Có dự án khôi phục không?
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Người TQ miền bắc gọi mẹ là ma hay ma ma, chính là chữ "mụ" trong hình này.
    Miền nam hay gọi mẹ là nương, chính là chữ nàng trong tiếng Việt. Chồng gọi vợ là nương tử nghĩa là mẹ nó. chrome_screenshot_1629614588808.png
     
    amylee thích bài này.
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đang nghe thử được hơn 50 phút. Về nội dung mới láng máng hiểu: Tình yêu ngang trái của Cổ Tây Phong với 2 cô nương. Đào hoa khách Cổ Tây Phong có ân oán giang hồ cũng khá nhiều. Chắc phải nghe đến lần 2 mới hiểu rõ hơn.

    Về ca từ, thấy nhân vật nói "vâng" mấy lần, lạ nhỉ? :p Có đoạn đang nhạc cổ sao bỗng dưng xen vào câu: "Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn". :D

    Về nhạc điệu nói chung thì rất ngọt.
     
    amylee thích bài này.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Không thấy nhắc đến mấy câu vọng cổ... lên hơi dài vậy anh? Tinh túy của tuồng đó :D mình nghe mà mình nhướng theo muốn hụt hơi mà họ vẫn hát thêm được một cách mượt mà, quá hay luôn.
     
    RGBCD thích bài này.
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Anh cũng nghe vọng cổ và cải lương nhiều rồi, có nhiều lần nghe live luôn. Nên cũng biết vụ: một anh hùng lãnh một nhát kiếm chí mạng vẫn ca một câu dài dặc ai oán mới chịu hy sanh. Đó là cảnh hấp hối, còn cảnh đang giãi bày, công lực còn dồi dào thì điều đó là thường, đúng ra không lạ.

    Còn ca được như vậy thì nghệ sỹ phải có kỹ thuật về hơi tốt, được dạy và luyện nhiều.

    Về vụ nghe live, ít nhất 2 lần được làm việc với người ở trỏng, một đội người Cần Giuộc - Long An, một đội Bình Minh, Vĩnh Long - Cần Thơ - Trà Vinh tuy là dân kỹ thuật nhưng về cải lương họ vẫn ca rất tốt. Làm việc với nhau cả năm nên chuyện ăn nhậu rồi hát hò thiếu gì dịp.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này