Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Kiểu bài hát 3 đoạn này, thường đoạn 1 khác với đoạn 2 và 3 ở mấy từ cuối đoạn. Nếu là "xa vời" và hát thấp xuống sẽ giống với "mong chờ" ở đoạn 2.
    upload_2021-8-25_12-41-51.png
    upload_2021-8-25_12-43-39.png
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    "Đôi mắt xa xôi" hay "đôi mắt xa vời" đúng thì cần xét cả bản nhạc nữa.
    Screenshot_2021-08-25-13-40-06-83_40deb401b9ffe8e1df2f1cc5ba480b12.jpg
    "đôi mắt xa vời" >>> "fa la fa rề" rất hợp lý. Còn "đôi mắt xa xôi" thì chữ "xôi" có cao độ gần bằng chữ "xa" nên cần: "fa la fa mi", hát lên cũng thấy trường hợp 2 ngang phè phè. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cấu trúc bài hát 3 đoạn này rất hay gặp trong nhạc Trịnh. VD bài Diễm xưa, đoạn 1 câu cuối: đường dài hun hút cho mắt thêm sâu, các nốt cuối hát cao độ ngang nhau, hay ở chỗ ngang ấy. Đoạn 2, câu cuối: chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa, các nốt cuối thấp xuống. Đoạn 3 cũng vậy, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
    Có thể xét nhiều bài khác như Hạ trắng, Hát cho người nằm xuống... các nốt cuối đoạn 1 tương tự.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/8/21
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Mấy bài đó thì nhạc điệu hợp lý rồi.

    Nhiều người hát không chuyên không chú ý đến cao độ các nốt nhạc nên hay nhả chữ sai cao độ nên lạc điệu, nghe không hay. Thêm nữa chưa đến độ xung: thả hồn vào bài hát nên dù hát đúng điệu vẫn khá cứng, khô.

    Về bài Dư âm tôi bảo lưu ý kiến chữ vời và nốt rề mềm mại hơn chữ xôi và nốt mi. Chưa cần nói đến ý nghĩa ngôn từ. :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, hay hay dở còn tùy theo người nghe và nghe quen tai hay không nữa.
    Về chuyện này, tôi lại nhớ một vụ (có thể là giai thoại) khi nhạc sĩ Phó Đức Phương đưa bài Trên đỉnh Phù Vân cho ca sĩ Mỹ Linh hát, ca sĩ có cách xử lý khác ở câu hát đầu. Nhạc sĩ thì khăng khăng cho rằng hát như mình viết mới hay, ca sĩ thì bảo hát như mình hát hay hơn. Kết quả cãi nhau tới mức không nhìn mặt nhiều năm. Ca sĩ thì vẫn hát theo ý mình và được khán giả khen nức nở. Nhạc sĩ thì vẫn ấm ức vì đứa con tinh thần bị bóp méo.
    Trường hợp Thanh Lam hát Một thoáng Tây hồ cũng vậy, nhạc sĩ bảo rất đau lòng vì đoạn nhạc quan trọng đắc ý ông viết khó quá ca sĩ không hát được nên bỏ qua đi.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/8/21
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bài hát 3 đoạn phổ biến có dạng A'ABA, trong đó đoạn đầu gọi là A' vì nó hơi khác đoạn 2 và 3, đại đa số các nhạc sĩ đều viết theo cấu trúc này, chỉ có A' khác A nhiều hay ít, nhưng nói chung ít nhất phải khác ở những nốt cuối đoạn.
    VD một bài điển hình là Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn. Đoạn 1 có 4 câu thì 3 câu sau là khác với đoạn 2 và 3, đặc biệt câu 2 và 3 có 3 nốt cuối ngang nhau, nếu nghe không quen thì rất ngang.
    Trời đất kia ngả màu xanh... lơ
    Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa

    Còn câu cuối đoạn, nói chung nếu đoạn 1 có nốt cuối lên thì đoạn 2 nốt cuối xuống và ngược lại:
    Trên những bông hồng đẹp xinh (lên)
    Mùa thu quyến rũ anh rồi (xuống)
    [​IMG]
     
    amylee, tran ngoc anh and RGBCD like this.
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Phó Đức Phương khó tính nhỉ? Ca sỹ mà cứng nhắc, đóng khung theo bản nhạc thì hát sẽ rất khô, làm sao mà bay bổng theo cảm xúc?

    Có một bài hát mà nhớ ca sỹ mà trở nên bay bổng, thành một hiện tượng xôn xao một thời gian. Đó là bài Nhớ về Hà Nội của nhạc sỹ Hoàng Hiệp, được sáng tác năm 1984. Ban đầu được ca sỹ Phạm Nguyễn thể hiện một cách bình thường, đài phát thanh Hà Nội phát suốt nhưng không gây nhiều ấn tượng nhiều lắm trong suốt gần 10 năm. Đến đầu năm 1990s (không nhớ năm nào), bài hát này được Hồng Nhung thể hiện rất thành công với một phong cách tươi trẻ, quyến rũ. Bài hát đã mang một diện mạo mới, lập tức trở thành một trong những bài hát kinh điển nhất về Hà Nội được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Không rõ có phải vì lý do này mà đài phát thanh Hà Nội dùng nó làm nhạc hiệu mở đầu cho mỗi ngày phát sóng?

    Còn Hồng Nhung cũng nhờ bài hát này mà thành danh.

    Đây là bản phối khí và phiên bản tôi thích nhất.
     
    amylee and quang3456 like this.
  8. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Giờ mới xem kỹ bản nhạc. (Xưa hồi PTCS tôi có được học nhạc như một môn phụ giống hội họa. Nên có đọc được nốt nhạc, hiểu độ dài của từng nốt nhạc: nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, nốt có chấm dôi, gạch nhịp, luyến..., hiểu kỹ thuật xướng âm: hát bằng cách đọc tên nốt nhạc...). Hóa ra mấy câu "Anh mong chờ mùa thu" ở các đoạn giống hệt nhau về nốt nhạc, độ ngân dài. Nhớ hồi nào làm ka sỹ, thì toàn xử lý chữ "thu" có cao độ và độ dài khác nhau ở mỗi đoạn. :D
     
    quang3456 thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồng Nhung thì hoạt động nghệ thuật từ rất sớm nhưng có lẽ hồi đó phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến và xã hội chưa mở cửa nên chưa nổi tiếng.
    Tôi nhớ năm 87, lần đầu xem Hồng Nhung Quang Vinh hát "Lời của gió" trên TV, bài ấy trở thành bản hit của năm. Vào ký túc xá sinh viên lúc nào cũng nghe nghêu ngao, buổi tối mà có cây đàn ghi ta và vài em yêu văn nghệ nữa thì thôi rồi.
    Những năm đổi mới ấy, nhạc trẻ lên ngôi, có Ngọc Thúy của đoàn Hải đăng, Ngọc Bích, Ngọc Ánh...
     
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tôi không nhớ rõ năm nào mà.

    Nhắc đến thời đó thì Ngọc Thúy có mấy bản: Chuyện tình của biển,
    clip này được đài PTTH Khánh Hòa thực hiện ở lầu Bảo Đại, cảnh biển từ trên núi nhìn xuống thật đẹp.

    Phố biển,

    Lời tỏ tình của mùa xuân,
    hơi tiếc là clip này âm thanh kém quá.

    Đoàn Hải Đăng hồi đó nổi như sóng biển Nha Trang mùa gió chướng. Còn có
    Thanh Trúc với Rừng xanh yêu thương
    một bài hát từ văn nghệ quần chúng trở thành hit. :p

    Minh Châu với Mimosa

    Không ngờ cụ Trần Kiết Tường lại sáng tác được một bản trẻ trung đến thế.

    Và thành phố Nha Trang xinh đẹp hút hồn tôi từ dạo đó... :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/21
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đoàn Hải đăng và nhạc sĩ Thanh Tùng có lẽ là một trong những luồng gió tươi mát đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Thời đó vợ ông chưa mất, ca khúc rất sôi động không pha màu u uẩn như sau thập niên 90.

    Người đã từng HÁT VỚI CHÚ VE CON
    Người đã viết những CHUYỆN TÌNH CỦA BIỂN
    TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN giờ đi vào miên viễn
    Để MỘT MÌNH em LỐI CŨ TA VỀ
    Giọt MƯA NGÂU đang khóc chia ly
    Hay là GIỌT SƯƠNG TRÊN MI MẮT
    GIỌT NẮNG BÊN THỀM chiều nay đã tắt
    Và NGÔI SAO CÔ ĐƠN cũng khuất cuối trời
    HOA TÍM NGOÀI SÂN còn nhớ chăng ai
    Trên PHỐ BIỂN , EM VÀ TÔI gặp gỡ
    CÂU CHUYỆN NHỎ CỦA TÔI vẫn còn dang dở
    LỜI TỎ TÌNH CỦA MÙA XUÂN tan vỡ trên môi
    CẢM ƠN MÙA THU xin cảm ơn người
    Người GÕ CỬA TÌNH YÊU cho đời tiếng hát
    VĨNH BIỆT MÙA HÈ với bóng tùng xanh bát ngát
    AI ĐỪNG ĐI XIN AI ĐỪNG ĐI

    (17/3/2016)
     
    RGBCD and tran ngoc anh like this.
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thấy clip này. Ngọc Thúy tại lễ hội biển Nha Trang năm 2005. Có đoạn đầu Ngọc Thúy tâm sự, @tran ngoc anh thử nhận xét giọng Nha Trang như thế nào? Đoạn sau Ngọc Thúy trình bày một liên khúc rất xung.


    Nhạc sỹ Thanh Tùng vốn học kỹ sư hàng hải. Sau không rõ vì lý do gì đi theo con đường sáng tác và rất thành công. Sau ông có sản xuất một loại nước khoáng tên Tu Bông (một địa danh ở phía bắc Nha Trang). Nha Trang là một vùng có rất nhiều nguồn nước khoáng, bùn khoáng nóng, nên ngoài thế mạnh du lịch biển, còn là nơi nổi tiếng về các dịch vụ tắm nước khoáng nóng (hồ bơi dùng nước khoáng), tắm bùn khoáng nóng (đẹp da lắm)...
     
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Các ca sỹ thể hiện các bài này còn có Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân... Trong list này thiếu Một thoáng quê hương có sự tham gia của Từ Huy.
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu đây là đặc trưng giọng Nha Trang thì em sẽ chú ý hơn chứ hiện tại vẫn chưa phân biệt được với các giọng khác. Song lại nghe ra một chút Huế, một chút Nam Bộ, chắc vì ở đoạn giữa.
     
  15. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Giọng Nha Trang y hệt như thế, một số người phát âm a thành e thì là dân gốc Khánh Hòa quê ở các huyện quanh đó. Anh còn quen một gia đình ở Cam Ranh ba nói giọng Bình Định, mẹ nói giọng Bắc, anh Hai giọng Bắc, anh Ba, chị Tư, Út (nữ) nói giọng Nam. :D Do ba tập kết ra Bắc, sau giải phóng vài năm thì chuyển công tác về Nam.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ông bạn của dượng hai của em đi Hà Nội 3 năm thôi mà về nói giọng Hà Nội y hệt. Hỏi sao vẫn nói giọng Hà Nội thì bảo quen không muốn nói lại giọng Nam, chứ nói giọng nào cũng được.
     
    RGBCD thích bài này.
  17. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Dượng là chồng của dì à?

    Ở ngoài Bắc từ dượng chỉ có chỉ chồng của mẹ. Cha dượng, mẹ ghẻ (vợ của cha).
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Còn có Cây đàn ghi ta của Lorca, (cùng với Hình Phước Liên), Hoàng hôn màu lá...
    Cẩm Vân nổi tiếng với Những ngôi sao cô đơn, Ngọc Bích với Lời tỏ tình..., Hoa tím ngoài sân...
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dượng 2 thì là chồng dì 2. Vậy chồng của dì 2 ngoài ấy kêu bằng gì anh?
     
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Quên mất Ngọc Bích, thật thiếu sót.
    Ngoài này kêu chị của mẹ là bác, anh của mẹ cũng bác, em trai của mẹ là cậu, em gái của mẹ là dì.

    Chồng của bác gái cũng kêu là bác, chồng của dì kêu là chú.

    Anh của bố, mẹ kêu là bác, em trai của bố kêu là chú. Em gái của bố kêu là cô.

    Vợ của bác cũng kêu là bác, vợ của cậu (em mẹ) kêu là mợ, vợ của chú (em bố) kêu là thím. Chồng của cô kêu là chú.

    Các cách xưng hô đó dùng cho cả anh, chị em ruột và anh, chị em họ của bố mẹ.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này