Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Có một cái vườn chiều về có chim (chim lớn chứ không phải mấy con chim sẻ đâu) về tổ. Vườn đó có trồng nhiều tầm vông. Đi trước năm 2000, theo tour của Sinh Cafe. Nói đi phượt cho oai, chứ thực ra là có điểm dừng và lịch trình rất gấp. :D
     
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Thích câu này đó nhoa. {:sup:}
     
    RGBCD and tran ngoc anh like this.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cò đó cụ CD ba màu ơi haha :D
     
    RGBCD and amylee like this.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hihi ^^
     
    RGBCD and amylee like this.
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thôi, lại đậu phộng đề rồi. Hẳn 2 trang mới chết :p

    Trở về chủ đề chính thôi.
    Cây đàn ghi ta của Lorca có từ trước cơ. Tôi vẫn nhớ lớp tôi (năm 1984) có một bạn chuyên phừng phừng guitar hát chơi mỗi khi trường có việc.

    Mấy ca khúc của thời này có nhạc điệu thật đẹp, tươi sáng khác hẳn nhạc tiền chiến, nhạc vàng. Có thể nói thêm: Kỷ niệm đêm hè - Sỹ Đan. Không rõ Mặt trời bé con - Trần Tiến sáng tác năm nào nhỉ?
     
  6. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đúng là vườn cò thật. Khá nhiều nên Sinh Cafe mới đặt lịch trình dừng ở đó. :D
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu có thấy cò luôn thì chắc phải nhớ và nói ngay là đi vườn cò chứ phải không? Mà chạy huốt xuống Thốt Nốt mới tập trung nhiều cò, chạy dọc theo các con lạch ở dưới tán cây có khi lãnh "đạn trắng lỏng" :D
     
    RGBCD thích bài này.
  8. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Bọn Sinh toàn chọn điểm dừng sát lộ. Để tiết kiệm thời gian. Nên chọn cái vườn đó.

    Trong 2 ngày 3 đêm đi Long An (lướt qua), lướt qua luôn Tiền Giang, có dừng ở chân phà Mỹ Thuận bờ Vĩnh Long ăn bánh tráng, dừng ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, rồi quay lại để về Sài Gòn. Không đến Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Tour này đi 2 lần, 1 lần với bạn một lần với file đính kèm.

    Hồi đó được nghỉ dịp 30-4 1-5, được nghỉ 4 hay 5 ngày gì đó.

    Còn một ngày khác thì đi địa đạo Củ Chi và Tây Ninh, có dự một buổi lễ của tòa thánh Cao Đài.

    Một ngày tự khám phá Sài Gòn.

    Có 1 lần làm ở Biên hòa thì dùng xe dự án đi Bến Tre chơi 1 ngày, thì có dừng ở Mỹ Tho ăn.

    Còn một lần khác từ Bến Lức, Long An (tạm trú ở đây 1 năm rưỡi), đi chơi với bạn làm ở công trình xây dựng cầu Rạch Miễu, rồi lại đi Cần Thơ với ông bạn khác, vẫn nhớ cả đám nhậu ở quán Lá Cà (chịu không nhớ ở đường nào) lần này có vụ nhậu cua rang muối ở cổng chợ Cần Thơ vào buổi tối, chẳng quán xá gì, mấy cái ghế và bàn ở ngoài trời luôn. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/21
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cả thì không gọi là chú nhưng thứ 2 thì có thể là chú, và lại thành chú lớn nữa. VD cách gọi trong truyện Sống nhờ của MPT:
    chrome_screenshot_1630011237842.png

    Như vậy, chú là con thứ 3 lại thành chú hai, thế mới rắc rối. Ngày xưa người ta vẫn gọi thế, chắc vì xưa có nhiều con, còn bây giờ đơn giản, tất cả gọi là chú không thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/21
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Truyện này ở ngoài Bắc rồi. Lại có cả chú lớn, chú hai. Vậy phải xem cái người đang "kể chuyện" đó có quan hệ họ hàng gì với hai chú đó.
    Screenshot_2021-08-27-07-34-40-94_40deb401b9ffe8e1df2f1cc5ba480b12.jpg
    Giọng Huế gốc:

    Vụ giọng Nha Trang thì ngẫm ra thế này. Ở Nha Trang có rất nhiều dân gốc Bình Định, Huế... (như đã nói), thế hệ sinh ra lớn lên ở quê vẫn giữ nguyên giọng quê hương, nhưng thế hệ sinh ra và lớn lên ở Nha Trang thì có giọng giống kiểu Ngọc Thúy trong clip nói trên, vậy giọng đó gọi là giọng Nha Trang thì không sai chứ? Tình trạng này cũng giống người sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, nói giọng Nam không giống Huế và Quảng Nam.

    Còn đây là giọng người quê Bình Định, sinh ra và lớn lên ở Pleiku, nên có thể coi đây là giọng Pleiku chứ?


    P.S vụ vườn cò ngẫm lại không chắc là Ô Môn hay Thốt Nốt nữa, xảy ra hơn 20 năm rồi còn gì. Chắc là CD ba màu lộn code rồi. :P
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Người kể là cháu ruột của 2 ông chú, tức là con bác cả (đã chết). Như vậy ở miền bắc có chú hai, nhưng lại khác với bác hai miền nam.
    Bản thân tôi ở quê cũng có người cô gọi là cô hai, tất nhiên là chuyện này rất hiếm vì bây giờ người ta chỉ gọi tên, nhưng ngày xưa hay kiêng.
    Từ đời ông bà tôi hầu như chỉ gọi thứ và kèm theo chức vụ, công việc gì đó (nếu có), giờ muốn biết tên húy các cụ phải mở gia phả ra. VD cụ lang Hai, cụ nhiêu Sáu...
     
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Ở ngoài Bắc gọi chú thứ hai thì quá bình thường.

    Trên kia tôi viết chưa kín kẽ. Ý tôi là con lớn nhất trong nhà mà gọi là chú thì sai. Tôi vẫn bảo lưu ý kiến để giải thích thì cần định nghĩa từ gốc. Vd: dì là chị hoặc em gái của mẹ (theo tập quán trong Nam), hay dì là em gái của mẹ, bác là chị của mẹ (theo tập quán ngoài Bắc). Như vậy mới rành mạch.

    Bạn tna nói dì Hai và chồng của dì là dượng Hai thì dì Hai là chị lớn nhất dưới có thể có cậu Ba, dì Tư....

    Chấm dứt chủ đề này nhỉ? Bàn tiếp về thơ với nhạc đi bác!
     
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Về ca sỹ Ngọc Thúy tôi tìm được một số bài. Hóa ra cô sinh ra ở Tuy Hòa năm 1969, về lại Nha Trang năm 1975 (nghe giọng không có chút Phú Yên nào), đã tốt nghiệp ĐH Thủy sản, kỹ sư kinh tế. Hiện sống ở Mỹ, từng sống ở Hà Nội một thời gian, có hai con trai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Dừng chủ đề về Ngọc Thúy. :D
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sao lại dừng bác, chủ đề đang hay.
    Các bác hiểu thế nào về câu tục ngữ: "Cô đi chín tháng, cô về một năm"?
     
  15. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Bàn thế là nát nước rồi. Cách xưng hô thì phân hóa cực mạnh. Ngay trong Hà Nội thôi đã có sự khác nhau rồi.
    Chưa nghĩ ra.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Các cụ bàn về nhạc xưa không, em/cháu không biết gì chỉ ngồi nghe :D
     
  17. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Về cải lương, tìm hiểu sơ qua, hóa ra nó mới hình thành cách đây 100 năm. Trên cơ sở đờn ca tài tử và dân ca.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Các tuồng cải lương ban đầu là cải biên từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, sau mới sáng tác thêm và tách hẳn thành một thể loại riêng.

    Đấy là các khái niệm chung chung. Vậy @tran ngoc anh nói rõ hơn được không. Nếu có minh họa bằng clip thì tốt. :D
     
    amylee thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Học sinh không chú ý bài giảng gì hết, :D

    Cải lương - cái tên nghe đã thấy mới rồi mà, cụ Quang đã nói ở một vài post trước ^^

    Loại hình đờn ca này theo em nhớ thì được phát triển ở Bạc Liêu, còn Cải lương không hoàn toàn chỉ dựa vào đờn ca tài tử, ít nhất là với cải lương Hồ Quảng (CLHQ), dựa vào tích sử TQ, sau này được nghệ sĩ Thanh Tòng Việt hóa tối đa, đưa vào CLHQ hết mức có thể lịch sử Việt Nam, và nó cũng cho thấy hình thức mới này cực kỳ phù hợp khi được công chúng đón nhận.

    Trong này ai cũng kêu là tuồng chứ về nguồn gốc cách kêu thì chắc như link anh trích ^^
     
    amylee and RGBCD like this.
  19. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nghe nhiều người nói đờn ca tài tử do Cao Văn Lầu phát triển, tìm hiểu về Cao Văn Lầu thì đúng là ông hoạt động ở Bạc Liêu thật. :D
    Vụ này đã xong. Chỉ là cái tên gọi thôi. :P
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nói đến Cao Văn Lầu thì phải nhắc đến bản này. Vậy nó là đờn ca tài tử à?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Không nhúng media vì comments ở clip này trên youtobe rất thú vị. :D

    Thấy nhiều người cãi nhau về "sa ong bướm" và "xa ong bướm". :P
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này