Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Khái niệm nhạc tiền chiến thực ra cũng rất mơ hồ, là trước 45 hay trước 54? Có bài như Gửi người em gái miền Nam, viết năm 56 cũng xếp vào "tiền chiến"
     
  2. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nó vẫn tiếp tục phát triển, người ta xét theo giai điệu để phân biệt với dòng nhạc đỏ sau đó và dòng bolero trong Nam. Đã thế tôi bổ sung Hoa xoan bên thềm cũ vậy. :P
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngọt từng câu từng chữ, cải lương mình khoái nhứt tuồng này, cũng chỉ khoái cải lương kiếm hiệp chứ không khoái thể loại xã hội khóc lóc ủy mị.

     
    RGBCD and amylee like this.
  4. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Woa. Tưởng còn mình lạc lõng chứ, hôm trước định đăng cải lương mà sợ trớt quớt. :D
    Mình mê ông Minh Phụng, “đẹp troai” ghê :p.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/21
    tran ngoc anh and RGBCD like this.
  5. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Ngáo đá thưởng thức văn học. Từ vn dể hiểu, sao người lại không chịu hiểu.
    Chữ "em" trong từ 'mùa em' thơ Quang Dũng đơn giản chỉ là sự nhân hóa; mùa mềm mại, ngon hiền như một cô gái... có thể có 'mùa anh' 'mùa cô' 'mùa ông'...
     
    Dr. No thích bài này.
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cảm ơn ý kiến rất hay của bạn!

    Tuy nhiên tôi sẽ ban nick bạn 3 ngày vì cái câu cảm thán mở đầu. Bạn là thành viên lâu năm mà không hiểu nội quy. Một sự việc rất bình thường mà bạn xử sự một cách thô lỗ vậy à?
     
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Rất dễ thương và đáng quý. cute_smiley60

    Đặc trưng về ca kịch của miền Bắc là chèo, khi xưa lớp trẻ miền Bắc rất mê chèo tựa như các bạn trẻ bây giờ còn mê cải lương trong Nam vậy.
    Điều này đã thể hiện đậm nét trong bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính
    Hay câu ca dao chê người lười nhác:
    Ăn no rồi lại nằm khoèo,
    Thấy giục trống chèo, bế bụng ra xem.

    Bạn @tran ngoc anh dùng từ "tuồng" để chỉ một "vở" cải lương thấy cũng hay hay và thú vị. Từ một thể loại ca kịch được du nhập từ Trung Quốc từ thời tiền Lê, Trần lại trở thành một danh từ cấp độ thấp hơn của cải lương. :p Đây chỉ là nhận xét chứ không có ý nói là sai, phương ngữ thì không sai bao giờ. :) À, trong Nam chắc hát tuồng gọi là hát bội nhỉ?

    Về hát dân gian thì miền Bắc có chèo (ví dụ bài Bèo dạt mây trôi, hình như cả Trống cơm - không chắc lắm), quan họ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, ở Thanh Hóa có bài Đi cấy - không rõ gọi là thể loại gì. Miền Bắc trung bộ chắc là hò, lý, Nam trung bộ:: hát bài chòi - đã từng thấy một bạn trẻ mê thể loại này. Vào Nam thì chắc chắn là ca vọng cổ rồi, tất nhiên có hò, lý nữa.

    P.S
    Bài đi Cấy của Thanh Hóa có nhịp ngắn, vui nhộn
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/21
    amylee thích bài này.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tưởng có thêm một cao kiến ai dè thêm một Jannik.
     
  9. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Bài thơ của Nguyễn Bính quả thật quá hay! Anh Ba, trong bài thơ đó có câu "Năm tao bảy tuyết anh hẹn hò," thế "năm tao bảy tuyết" nghĩa là gì?
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tại ba mẹ cho nghe cải lương riết rồi mê, cải lương ru ngủ, cải lương là bạn học.. trước khi biết đến nhạc trẻ và ít nghe lại. Sau khi tự biết chọn nhạc mà nghe, nghe từ MLTR, modern talking cho đến nhạc Tàu.. nhạc trẻ thời của các anh chị 8x.. thì vẫn có một tình yêu với cải lương.

    Cũng vậy cách kêu tuồng cũng là kêu theo người lớn à haha
     
    amylee and RGBCD like this.
  11. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Ca này khó, chuyển lên tuyến trên, mời thầy @quang3456! :P
     
    amylee thích bài này.
  12. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Định thích và tìm hiểu nhà thơ Nguyễn Bính mà gặp bài này:

    ...Anh đố em này:
    Làng ta chưa vợ mấy người ?
    Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
    Đố ai đi khắp tây đông,
    Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
    Làm sao như rượu mới say,
    Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ?
    Làm sao như vợ như chồng ?
    Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
    Làm sao cho tỏ hơi đèn ?
    Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
    Làm sao ? anh khen em tài ?
    Làm sao ? em đáp một lời làm sao... ?

    Nhà thơ dùng từ "mấy ả" là thấy kém duyên, hết muốn tìm hiểu.:p Còn cái gì mà "Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây".:cool:
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Không đâu Amylee. Cụ Nguyễn Du cũng dùng từ này cho những câu đầu Truyện Kiều:

    Chắc chắn cụ không thể gắn bất cứ tính xấu gì của từ "ả" (mà nghĩa hiện đại mang) cho hai bé gái mới ra đời được.

    Và theo mình biết từ "ả" vốn không có nghĩa chỉ người con gái mang nhiều nét/tính xấu như cách gọi bây giờ.
     
    amylee thích bài này.
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nội dung bài đó cũng có màu sắc soi mói đời tư người khác nữa. Anh Ba cũng thấy dị ứng với điều đó. Nguyễn Bính là nhà thơ bình dân nên cũng nhiễm tính bình dân kiểu nông thôn Bắc Kỳ đó.

    Theo anh Ba, Nguyễn Bính còn mấy bài hay nữa, để rảnh rảnh sẽ lựa cho, đừng tự tìm hiểu, vừa mất công, lại mất hứng. :p
    Đây là bài Tương tư
    P.S anh Ba không có tính cực đoan, nên dù ghét ai đó nhưng vẫn thích người đó ở một vài khía cạnh. Thực dụng nhỉ? :p
     
    amylee thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ mụ cũng như vậy, ban đầu chắc chỉ có nghĩa là người già phái nữ. Sau vì truyện cứ dùng từ mụ già lặp đi lặp lại cho những bà phù thủy, những nhân vật ác, nên nhắc đến mụ là thấy tiêu cực và cứ thấy bà già nào xấu tính là kêu là con mụ đó :D

    Từ ngữ là sống mà ^^
     
    amylee thích bài này.
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Từ ả này khá hay. Tùy ngữ cảnh mà mang sắc thái tiêu cực hay bình thường, có lẽ không có ý nghĩa tích cực như nàng, cô...

    Trong câu "Tại anh tại ả, tại cả đôi đàng" thì chữ anh và ả có sắc thái bằng nhau, phớt phớt ý chê bai.

    P.S trong bài thơ mà @amylee trích thì anh Ba không để ý từ ả, mà để ý vụ soi mói. :D
     
  17. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Em đang suy nghĩ mà chưa biết nhà thơ soi mói cái gì:p, mà em thấy nếu nhà thơ muốn tán tỉnh mà dùng bài này thì nhà thơ forever lonely.:p:p:p
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Soi mói đời tư người khác.

    Ta có quyền tìm hiểu, nhưng nếu động đến đời tư cá nhân thì nên thể hiện kín đáo, khéo léo, tế nhị chứ không phát ngôn ra lộ liễu kém duyên, đó là trong đời sống thường nhật, lại càng không nên đưa ra đại chúng, lại càng không nên đưa vào thơ, viết được một bài thơ hay đã khó rồi, đừng phá hỏng nó.
     
    amylee thích bài này.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tao chữ Hán là 1 lần, 1 lượt, 1 vòng... như trong từ cổ: tao võng. NB cũng có câu thơ: Đạn thù nghiền nát mấy tao võng rồi...
    Tuyết là đọc trại từ tiết nghĩa là đoạn, khúc... Vd trúc tiết là gióng tre, tiết túc là bộ chân khớp...
    NB còn có câu thơ: cùng ôn lại năm tao bảy tiết, càng xa nhau càng biết lòng nhau...
     
    RGBCD and amylee like this.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Gọi cải lương là gọi tắt, cải lương chỉ có nghĩa là thay đổi cho tốt lên. Đầy đủ phải gọi là tuồng cải lương, gọi là tuồng còn đúng hơn tuy chưa chính xác hoàn toàn.
    Hát bội là nói trại từ hát bộ, tức gồm có hát và ra bộ, từ này miền Nam trung bộ hay dùng.
     
    RGBCD, amylee and tran ngoc anh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này