Kinh điển Người hoa tiêu trên sông Danube - Jules Verne

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Cải, 13/6/14.

  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Soát lỗi xong. Lát nữa sẽ bổ sung vào ebook.
     

    Các file đính kèm:

    Caruri Tlkd and cuoicaisudoi like this.
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã sửa ebook và đính lên post 1 và 2 nhé!
     
  3. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình thấy dịch giả phiên âm hơi buồn cười, dịch nghĩa cũng không sát bản gốc. Hình như dịch từ tiếng Nga sang.
    Thí dụ: ngay trang đầu tiên của chương 1
    Munich/München thì phiên âm là Huyn-khen, chắc là phiên âm từ tiếng Nga Мюнхен (đọc là Myun-khen) 3cat113

    Florence thì phiên âm là Florentina (tiếng Nga là Флоренция, đọc là Florensia mới đúng)cute_smiley56
    Không hiểu là do lỗi đánh máy hay thật sự bản gốc phiên âm lỗi như vậy, hay là phiên âm từ bản tiếng Lào :D
    Chắc phải check lại phiên âm toàn bộ danh từ riêng, nhiều từ nghe lạ hoắc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/1/21
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thời đó nó thế, thắc mắc làm gì. Người đánh máy thì cứ sao y bản chính thôi. Nếu muốn đổi lại phiên âm thì bạn cứ làm đi, chúng tôi rất hoan nghênh.
     
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Không có sách giấy nên không biết dịch giả dịch từ tiếng nào. Huyn-khen có lẽ do đánh máy sai chữ M thành H vì nếu dịch từ Nga thì tiếng Nga không có âm H (hồi thập niên 80 báo ta dịch từ Nga phiên là gu-li-gân với từ hooligan, hay Hà Nội trong tiếng Nga là Kha-nôi). Cho nên một anh nhà báo phát âm tên người đại diện của thủ môn Văn Lâm là Gờ-rút-hin biết ngay anh ta phiên âm sai. Chính xác phải là Gờ-ru-sin với cái tên phiên âm sang Latin là Grushin.

    Dịch giả có chỗ dịch sai, ví dụ báo Press gì đó là của Viên (Áo) chứ không phải của Hung. Ngay đọc mà không có nguyên bản cũng có thể suy đoán vì tên báo tiếng Đức chứ không phải tiếng Hung.

    PS: phát hiện chắc dịch từ tiếng Nga, vì dịch giả dùng từ Checnogoria (Черногория) để gọi tên nước Montenegro. Cho nên có người thích giữ nguyên phiên âm, nhưng thỉnh thoảng sẽ gặp vài địa danh xa lạ mà biết đâu ta sẽ thấy gần gũi nếu không phiên âm mà giữ nguyên tên gốc. Ví dụ: "Người Xlavo, người Madia, người Grec, người Kroni, người Tepton" tôi không hiểu người Madia, Kroni là gì, nhưng nếu đổi là "Người Slav, người Hungary, người Hy Lạp, người Croatia, người Teuton" sẽ thấy dễ hiểu hơn nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/21
  6. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình đang soát lỗi lướt và thay lại các danh từ riêng (địa danh, tên người, tên dân tộc) bị phiên âm kiểu ni-cô-lai-nhai-dép-xốp trở về từ gốc, chủ yếu dùng lại bản tiếng Pháp, và có tra lại wiki để đổi thành tên trong tiếng Anh hoặc Đức (do các tên riêng nói đến trong sách phần lớn thuộc Đức, đế quốc Áo-Hung và các thuộc địa và một số thành phố Romania, Hungary, Serbia, etc có tên cũ bằng tiếng Đức).
    Thí dụ:

    Người Ma-di-a : bản gốc tiếng Pháp là Magyars, tên tương ứng tiếng việt là Người Hungary
    Hatixhom (???): bản tiếng pháp là Ratisbonne: mình đổi là Ratisbon (tên khác của thành phố Regensburg)
    fun: bản tiếng pháp là livre: đổi là pound (đơn vị đo lường của Anh)
    Caclo Dragoso = Karl Dragoch
    Rusuco = Roustchouk (tên cũ của thành phố Ruse, Bulgaria)
    Xecgay Latco = Serge Ladko
    etc.

    Nói chung cũng cảm ơn tác giả đã kỳ công dịch, không lược bỏ đoạn nào như một số tác phẩm dịch khác của Jules Verne mà mình từng đọc. Đây là bản dịch không từ sách gốc nên đành tạm chấp nhận thôi. Thiết nghĩ các tác phẩm của Jules Verne có chứa đựng một hàm lượng khá lớn các địa danh, các nhân vật lịch sử, dân tộc qua đó cung cấp nhiều kiến thức địa lý, lịch sử - đó cũng là cái thú vị mà tác phẩm mang lại - nên thành ra dịch sang tiếng Việt không dễ chút nào nếu không có đối chiếu với nguồn tham khảo.

    Mình sẽ post bản sửa lỗi danh từ riêng khi rà xong.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/21
    gaumisa and Dr. No like this.
  7. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Đã chuyển xong toàn bộ phiên âm về từ gốc :D

    Mình post file epub đã sửa phiên âm ở đây.
    Mình có sử dụng file style của post #2 chỉ đổi lại font cho nhẹ bớt kích cỡ tệp và đơn giản hóa ebook (nhưng vẫn đẹp nhé :D), bổ sung lại bảng mục lục.
    Nhờ các mod update lại post #1, #2 để các bạn đọc tùy chọn style luôn cũng được.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 19/1/21
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Người Teuton là một dòng hiệp sỹ phải không anh?
     
  9. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Hồi xưa xem bóng đá mà đau hết tai vì các BLV nổ. Cameroon thì các anh cứ Ca-mê-run, Michel Platini thì các anh cứ Mi-chen... :)

    À, chợt nhớ hồi xưa đi xem nhờ tv ở nhà "đại gia" nào đó trong xóm. Hết phim (Liên xô) thì cứ "Kô-hêu rồi, về đi chúng mày!" :D
     
    y42b5yis.vzn thích bài này.
  10. vinhson65

    vinhson65 Mầm non

    Tôi có nguyên tuyển tập Jules Verne bằng tiếng Anh, xin đưa lên ở đây.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hnxuan, chis and vinhhoa like this.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thời đó có lẽ là thời đế quốc Áo- Hung, sử dụng tiếng Đức trên toàn quốc và Budapest là 1 trong 2 thủ đô cùng với Viên.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói về phiên âm và nguyên bản thì cái tên sông Danube cũng là một cách phiên âm sai, mà con sông này cũng không dính dáng đến nước Pháp. Còn mỗi nước mà sông chảy qua lại có cách gọi tên khác nhau và nghe đâu cũng không giống từ nguyên lắm.
     
  13. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Danube là tên được dùng nhiều nhất, wikipedia cũng chọn đó là tên chính.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, phiên âm sai nhưng được dùng nhiều quen tai, chẳng ai thấy buồn cười nữa. Có nhiều cái tên khác cũng như vậy, VD China
     
  15. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình nghĩ "phiên âm" ở đây mọi người đang nói chỉ trong phạm vi hẹp là các tác phẩm nước ngoài dịch ra Tiếng Việt được phiên âm lộn xộn, thậm chí tức cười, làm người đọc mất hứng. Còn "phiên âm" bạn nói có lẽ là một quá trình tiến hoá tự nhiên của ngôn ngữ. Dân xứ A nghe một từ mới ở xứ B rồi đọc trại lại theo cách nói ở xứ mình. Đôi khi kiểu "phiên âm" bằng cách nghe rồi nói lại, chép lại đó cũng chỉ xuất phát từ sự hiểu nhầm, thí dụ từ "kangaroo".
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, ý tôi cũng như vậy thôi. VD trong tác phẩm này, các tên riêng có lẽ đã được phiên âm ra tiếng Nga rồi khi tiếp tục phiên âm ra tiếng Việt sẽ sai khác với phát âm gốc làm mọi người thấy buồn cười.
    Còn trong thực tế, vd từ Chine trong tiếng Pháp, tiếng Latin... có lẽ gần với phát âm gốc hơn, nhưng khi sang tiếng Anh thì được đánh vần theo kiểu Anh thành Chai nờ. Sang tiếng Nga đánh vần thành Ki tai.
    Nếu không biết âm gốc và đã nghe quen âm đọc sai sẽ thấy bình thường. Cuối cùng thì cách đọc sai lại được cho là chuẩn, được coi là sự tiến hoá của ngôn ngữ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/21
    amylee and y42b5yis.vzn like this.
  17. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Đúng vậy. Nhưng cụ thể trong cuốn này có thể người dịch hoặc nhà xuất bản biên tập (hoặc có thể do người đánh máy lại) phiên âm sai nữa cơ, chả theo cách đọc tiếng Nga hay tiếng Pháp hay Anh. Thà cứ theo kiểu "Cu-dơ-nhét-xốp" còn tốt hơn nhiều so với kiểu phiên âm hổ lốn này.
     
    quang3456 thích bài này.

Chia sẻ trang này