Thiên văn Nhìn lên những chòm sao - Trần Thời

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi V/C, 23/11/18.

Moderators: Utron
  1. V/C

    V/C Mầm non

    NHÌN LÊN NHỮNG CHÒM SAO
    Tác giả: Trần Thời
    Nhà xuất bản Trẻ - 2008
    —★—
    Giới thiệu
    Ở các nước có ngành khoa học không gian tiến bộ trên thế giới thì bộ môn thiên Văn học được đưa vào chính khóa trong các trường phổ thông. Môn học này có sức lôi cuốn các em học sinh một cách đặc biệt, vì sự hấp dẫn của nó. Ở đây, các em còn được thực hành quan sát ở những kính thiên văn hiện đại cùng với những mô hình y như thật để dễ hình dung.
    Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về tuổi thọ của loài người trên thế giới, thì các nhà thiên Văn học thường có tuổi thọ cao hơn nhiều so với các ngành khoa học khác. Kết luận đó có lẽ cũng hoàn toàn thuyết phục, bởi vì, hình như một khi con người đêm đêm nhìn lên bầu trời đầy sao, thấy vũ trụ mênh mông vô tận, lòng người bình thản lại, không còn háo thắng đua tranh. Con người cảm nhận được sự nhỏ nhoi của mình, do đó gạt bỏ những mối ưu tư và sống lâu hơn. Có một nhà hiền triết đã nói rằng, con người sở dĩ văn minh được là vì họ đã biết ngước nhìn lên bầu trời thăm thẳm.
    Trong phạm vi hạn hẹp của quyển sách nhỏ này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự hiện diện của các chòm sao trên bầu trời. Hầu qua đó, chúng ta sẽ được tự trang bị thêm cho kiến thức cuộc sống một hiểu biết sơ đẳng nhất về vũ trụ. Chắc chắn nó sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn trẻ thích tìm hiểu, thám hiểm... Càng tìm tòi, chúng ta sẽ càng thấy say mê.
    Nào, bây giờ mời các bạn hãy mở sách ra. Chúng ta cùng xem nhé!
    —★—
    [VCTVEGROUP]
    • Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/18
    Dinh Dat, vu thien vu, HuyAn and 38 others like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hydra là con rắn nhiều đầu (thần thoại Hy Lạp dịch là con long xà) chứ không phải thần biển.

    [​IMG]

    Chòm sao quen gọi tên là Xử Nữ, sách này dịch là Nữ Đồng Trinh nghe hơi lạ tai.

    Leo là tiếng Latinh của con sư tử, không phải "tên khoa học".
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/18
    123phat, vinhhoa and summer_bkarda like this.
  3. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Leo là tên khoa học của con sư tử đó bác.
    Đúng ra tên đầy đủ là Panthera leo (Linnaeus,1758). Trong đó Panthera là tên genus/giống/chi, còn leo là tên khoa học loài/species, Linnaeus là tên nhà phân loại học đã mô tả, 1758 là năm tác giả công bố bài viết mô tả, () là chỉ tác giả mô tả đầu tiên. :) Thỉnh thoảng chúng ta còn thấy những tên khoa học như Panthera leo persica, Panthera leo senegalensis, hoặc P.l.persica, P.l.senegalensis,...là chỉ loài phụ của chúng...
    [Mấy cái này mà có thời gian tìm hiểu cũng thú vị lắm bác ạ :D]

    Sở dĩ tên "leo" trùng với tiếng Latin cũng không gì lạ, bởi hầu hết tên khoa học được đặt bằng tên Hy Lạp hoặc La Mã, nhất là trong giai đoạn từ thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20.

    Hiện tại thì người ta chuộng tên địa phương hơn, vừa thể hiện tính vùng, vừa thân thiện hơn, như tên Panthera leo senegalensis chẳng hạn (nghĩa là loài phụ Panthera leo ở Senegal) [tên Việt Nam cũng được -ensis khá nhiều đó bác :) ]; hoặc dùng tên ai đó để thể hiện tình cảm của mình với họ, kiểu Panthera leo roosevelti (roosevelt là tên người mà tác giả muốn thể hiện tình cảm [không biết phải ông tổng thống Mỹ không ta :D ], còn "-i" là thể hiện giới tính trong tiếng Latin, nghĩa là thuộc đàn ông).
    Mình được biết là hiện tại người ta còn dùng tên địa phương để đặt tên khoa học nữa, có thể thế này Panthera leo luntit Nhan,2018 (nghĩa là loài phụ Panthera leo lùn tịt, do ông Nhan đặt năm 2018 :D ).
     
    Hanhne, utitgg and bkt92 like this.
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Danh pháp (tên) khoa học gồm hai phần, như bạn nói sư tử là Panthera leo, vì vậy nói "Leo là tên khoa học" là không chính xác.
     
  5. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Xin lỗi bạn mình biết vậy thì nói vậy thôi, :P bạn tên Ca... bây giờ ra đường có quen gọi bạn là "anh Ca..." thì bạn sẽ chào lại hay bạn lại bắt họ phải gọi đúng là Nguyễn Văn Ca..., hay Trần Văn Ca... hay Ca Ca gì đấy mới trả lời nhỉ. :)

    Sẵn tiện nói Danh pháp khoa học, viết cho đúng phải ghi in nghiêng hoặc gạch chân chữ sp, như bạn nói
    vẫn chưa chính xác đâu. :P
     
  6. trangpx

    trangpx Mầm non

    Xin hỏi chủ thớt bản này bạn có epub không? Mình đang cần epub quyển này.
     
    nhcuong81 thích bài này.
  7. nhcuong81

    nhcuong81 Mầm non

    Em cũng cần bản ePub để cho vào kho iBook ạ
     
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này