Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. NQK

    NQK Lớp 11

    Vâng, thế nào cũng có giá trị mà. Anh không có cái bộp chộp thì sao biết thế nào là chín chắn (ù). Cả xã hội không có ai bộp chộp thì các ông ù chín chắn có khi lại thiếu kiến thức về thế nào là bộp chộp ấy ạ.

    Ở chỗ em có mấy cụ bà đi chùa, em cũng không rõ là phật tử chân chính hay chỉ mới vào làm quen. Cụ bà trong lúc ngồi ăn bún quán vỉa hè với em buổi sáng có nói nhiều thứ, trong đó có nói tới việc là không sát sinh, chỉ ăn những cái người khác giết thôi, vì sát sinh là không tốt v.v. Em thấy cũng có cái lý của nó. Nhưng rồi em lại nghĩ là thế mấy ông giết cá gà bò kia chẳng phải là gánh tội cho bà ấy sao? Như vậy là làm phúc cho bà ấy hay bà ấy mượn đao sát sinh. Lý luận thế nào đây các cụ? Hay lại bảo là bà ấy theo Bắc Tông nên toàn cái bị Khựa làm méo mó, phải Nam Tông hay Mật Tông mới gọi là chuẩn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/4/18
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đạo là rất khó hiểu, đến mức dụng tâm nghiên cứu cũng chưa chắc đã ngộ đạo (hiểu). Vì vậy việc một bà già hiểu sai, hiểu chưa đủ không có gì là khó hiểu.

    P. S Đồng ý về vụ: phải có đen thì mới biết trắng là gì. Phải có tối thì mới biết sáng là gì.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quên không nói nốt về vụ "không thèm... ". Còn một sự "không thèm" nữa là không thèm nói, không thèm viết (trên trang này chẳng hạn) mà có những trường hợp, việc nói (gõ phím) là cần thiết, và là trách nhiệm. Không thèm nói nữa có thể xảy ra khi người ta đã đắc đạo. Vì thế ai đó kêu ca về chuyện đó: không nói khi cần phải nói, thì người kêu ca phải hiểu là những đối tượng im lặng được nhắc đến đó đã đắc đạo hết rồi.

    P.S @Caruri Tlkd Chờ tôi chữa xong mấy vết bầm tím (và nếu "nó" không đá thêm tôi nữa) thì sẽ cố đắc đạo.
     
  4. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Người ăn và người giết tội đồng như nhau. Còn coi dụng tâm của 2 người này thế này mới phán tội đc.

    Như người giết vì mưu kế sanh nhai và ko biết giết hại mạng sống là có tội thì người này nếu họ biết việc họ làm là có tội và nghỉ nghề thì tội của họ sẽ đc giảm nhẹ.

    Nếu người giết, vì mục đích giết cho thỏa lòng ham giết, giết vì vui đùa, dù biết có tội nhưng vẫn cố tâm giết thì tội sẽ nặng gắp nhiều lần và khó mà xóa tội đc.

    Người ăn cũng như vậy.
     
  5. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy Đại Huệ Bồ Tát rằng: “Phàm người sát hại sanh mạng chúng sanh, đa số vì có người ăn thịt. Nếu không có người ăn thịt thì không có việc sát sanh. Thế nên, ăn thịt cùng sát sanh hai tội ấy tương đồng”.

    Trong kinh nói: “Những loài có khí huyết nhất định có giác tri. Hễ có giác tri, nhất định phải đồng một thể. Mình không muốn người khác ăn thịt mình, tất nhiên người khác cũng không bao giờ muốn mình ăn thịt họ. Chúng ta không xét nghĩ đến phương diện tự tha đồng thể, lại đi ăn thịt chúng sanh. Thử hỏi thế gian này còn có việc nào tàn ác hơn nữa?”

    Trong kinh Niết Bàn, Ca Diếp Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng: - Vì sao đức Như Lai không cho ăn thịt?

    Đức Phật dạy rằng: “Này Ca Diếp! Vì người ăn thịt là đoạn tuyệt hạt giống đại Từ Bi. Tâm Đại Từ Bi chính là tâm vô thượng Bồ Đề. Tâm Đại Từ Bi đã bị đoạn tuyệt rồi thì còn lấy pháp gì làm cội gốc để thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?”



    .Trong kinh Ương Quật nói: “Nếu hàng lụa tơ tằm từ tay kẻ sát sanh đem cúng dường bố thí thì quý tỳ kheo cũng không nên nhận lãnh. Nếu nhận lãnh thì không có tâm Từ Bi”.


    Phần sau như trong kinh Lăng Già nói: “Những người làm nghề ác luật nghi, nói rõ ra là những người ác như thợ săn, đồ tể, lưới cá, bắt chim v.v.. khi chó trông thấy thì sợ hãi sủa la, thú thấy thì bỏ chạy, những loài bay trên không, chạy trên đất, lội dưới nước v.v... khi trông thấy đều cho rằng: “Người này như các quỷ La Sát, hôm nay đến chỗ chúng ta chắc sẽ giết hại chúng ta”.


    Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy ngài A Nan rằng: “Những người ăn thịt, dù tâm được khai ngộ, tựa hồ như đắc Tam Ma Địa, nhưng thực ra là quỷ La Sát. Sau khi xả thân, quyết định phải bị trầm luân trong bể khổ sanh tử. Người ấy không thể nào thoát ly tam giới”.

    Và lúc Đức Phật giảng kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già cho bốn bộ đệ tử, nghe đến đây, tức đoạn kinh văn: “Đức Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn...”, Đại Huệ Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật đảnh lễ, đoạn quỳ chắp tay, bạch lên Đức Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Xin thương xót vì chúng con giảng dạy công đức không ăn thịt và tội lỗi của ăn thịt để cho con cùng chư Bồ Tát Ma Ha Tát biết rõ nghĩa ấy và vì chúng sanh đời hiện tại và vị lai đã huân tập quen theo tánh ăn thịt mà giảng nói, khiến chúng sanh sanh tâm nhàm chán, xa lìa nhục vị mà nhất tâm cần cầu pháp vị của Như Lai, đối với toàn thể chúng sanh khởi tâm đại từ, đối xử với nhau thân ái, xem nhau như con một nhà, an trụ địa vị Bồ Tát, đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề’.


    Đức Phật bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng: “Này Đại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều có vô lượng nhân duyên. Chư Bồ Tát vì lẽ ấy nên sanh tâm Từ Bi, không nên ăn thịt. Ta hôm nay theo lời cầu thỉnh của ông mà lược giảng ít phần như sau:

    Này Đại Huệ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ trở lại, mãi luân hồi trong sanh tử, từng làm cha mẹ, anh em, con trai, con gái, quyến thuộc cho đến bằng hữu thân ái cũng như thị tùng giúp đỡ v.v... Nhưng sau khi xả thân, sanh qua đời khác, phải theo ác nghiệp mà thọ thân phi cầm, tẩu thú. Như thế, chúng sanh chính thực là quyến thuộc của mình, tại sao mình lại giết để ăn thịt?

    Này Đại Huệ! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát quan sát chúng sanh đồng với thân mình, đoạn suy nghĩ tất cả thịt đều từ nơi sanh mạng chúng sanh!

    Này Đại Huệ! Các quỷ La Sát là thứ hung dữ, nhưng khi chúng nghe Ta giảng nói những lời trên còn phát nguyện đoạn tuyệt không ăn thịt. Huống chi hàng Phật tử là người ưa thích, cần cầu chánh pháp của Như Lai?

    Này Đại Huệ! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát quán sát tất cả chúng sanh đều là quyến thuộc của mình, đến nỗi sanh từ niệm xem như con một của mình, nên đối với tất cả thịt của chúng sanh đều không nên ăn.

    Này Đại Huệ! Chúng sanh khi trông thấy người ăn thịt đều sanh tâm sợ hãi. Thế thì người Phật tử tu tâm Từ, sao nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh?

    Này Đại Huệ! người ăn thịt thì thân thể hôi thối, dơ bẩn, tất cả thánh hiền, thiên nhân đều không gần gũi. Thế nên Bồ Tát không nên ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Huyết nhục là thứ ô uế, nên chư thiên, chư tiên đều lánh xa. Các hiền thánh cũng không ăn. Thế nên Bồ Tát không nên ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Nếu đệ tử của ta ưa ăn thịt, khiến thế nhân sanh lòng hủy báng rằng: “Sa môn là người tu tịnh hạnh mà giống như loài thú dữ, ăn thịt no bụng rồi rảo đi trong nhân gian, khiến tất cả chúng sanh đều sanh tâm sợ hãi, phá hoại hạnh thanh tịnh, mất đạo sa môn”. Bồ Tát phải có tâm từ mẫn, ái hộ chúng sanh đừng để chúng sanh sanh khởi tâm niệm như vậy. Muốn thế, Bồ Tát không nên ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân, những người tu hạnh thanh tịnh, hoặc trụ từ tâm, hoặc trì thần chú, hoặc thú hướng pháp Đại Thừa, hoặc mong cầu được giải thoát, nhưng do vì ăn thịt nên tất cả đều bị chướng ngại, không được thành tựu. Thế nên, Bồ Tát muốn được lợi mình, lợi người thì không nên ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh phải có từ niệm, xem như chính thân mình, sao lại nỡ khởi niệm tưởng ăn thịt chúng sanh? Vì lý do ấy nên Bồ Tát không ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Người ăn thịt thì chư thiên, thiên thần đều lánh xa, vì hơi trong miệng thường hôi thối, bản thân họ lại dễ sanh trưởng các bệnh tật, ghẻ chốc.

    Này Đại Huệ! Thịt không phải là một thứ ngon quý, mà là một vật bất tịnh, lại sanh ra các tội ác, phá hoại các công đức. Nên chư thiên, chư tiên và các bậc thánh nhân thảy đều xa lánh. Vì thế, có lý nào ta lại cho đệ tử của ta ăn thịt? Nếu người nào nói ta cho đệ tử ăn thịt thì người ấy chính là kẻ hủy báng Ta.

    Này Đại Huệ! Người ăn thịt có vô lượng tội lỗi như thế. Vì thế nếu người nào đoạn tuyệt sự ăn thịt thì được vô lượng công đức”.


    “Phàm phu ngu si, không biết sự tổn hại và lợi ích như vậy. Thế nên hôm nay ta vì ông chỉ lược giảng nói. Nếu nói ra đủ cả thì không thể nào cùng tận được. Tóm lại, ngoài rau cải là vật vô tình, tất cả những thứ nào thuộc về thịt đều không được ăn”.

    ...Trong kinh A Hàm có kể câu chuyện một nữ quỷ đến thỉnh vấn tôn giả Mục Liên rằng: “Bạch tôn giả! Suốt đời con đã sinh được rất nhiều đứa con rất đoan nghiêm đẹp đẽ. Con rất thương yêu, cưng quý chúng. Nhưng chúng đều bất hạnh chết yểu. Vì thế khiến cho con mỗi khi nghĩ đến, tưởng chừng can trường đứt đoạn, buồn đau không muốn sống. Đây chẳng biết do tội nghiệp chi, kính xin tôn giả mở lòng từ bi chỉ giáo!”


    Mục Liên đáp rằng: “Vì thời quá khứ, lúc ngươi làm người, khi thấy các con của người giết hại sanh mạng của chúng sanh, ngươi chẳng những không sanh tâm thương xót ngăn cản, lại còn hoan hỷ trợ giúp và lại cùng ăn thịt các chúng sanh mà các con ngươi đã giết. Vì con của ngươi tạo nghiệp sát sanh, nên đời này bị quả báo đoản mạng. Còn ngươi trông thất sát sanh lại sanh tâm tùy hỷ nên đời này bị khổ đau như vậy. Đây chỉ mới là hoa báo, quả báo tương lai ngươi sẽ bị đọa vào địa ngục”.


    ...Trong kinh Lăng Già, Đức Phật có khai thị như vầy: “Ở đời vị lai có những người ngu si, vọng nói giới luật, phá hoại chánh pháp, hủy báng ta, nói rằng ta cho ăn thịt.

    Này Đại Huệ! Ta ở trong các kinh, có nói cấm ăn mười thứ thịt, cho ăn ba thứ. Đó là phương tiện dần dà sẽ cấm hẳn cho các ông tu học. Hôm nay, trong kinh Lăng Già này, phàm là thịt lấy từ những con vật tự chết hay do người giết v.v... tất cả đều phải đoạn tuyệt, không được ăn nữa. Nếu có người ngu si, hủy báng ta, nói Như Lai cho ăn thịt, nên biết người ấy bị ác nghiệp buộc ràng, sẽ vĩnh viễn đọa vào trong cảnh khổ đau của tam đồ ác đạo”.
     
    bibong and 4DHN like this.
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cái tệ sùng bái cá nhân làm người ta nhẹ thì bị bao phủ bởi màn che, nặng thì có hành động bê mông thầy đưa lên bàn thờ. Muốn tiếp cận cái chi thì cũng phải bỏ cái tệ đó đi trước đã.

    Nguyễn Duy Cần nhận định sai, đoán bậy cũng là chuyện thường thôi.

    Thánh nói thì không có sai, Phật nói thì chỉ có đúng, Chúa nói thì chuẩn cơm mẹ nấu rồi? 3D_423D_42
     
  7. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Có những tay viết truyện viễn tưởng quá hay:
    15.jpg 16.jpg 17.jpg
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Không liên quan. Không lôi người khác vào.
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vợ chồng nghèo mất con trai duy nhất khi cứu cô gái tự tử
    08/04/2018 12:59 GMT+7

    - Khi đưa được cô gái lên bờ, anh An kiệt sức, chìm dần xuống sông. Bố mẹ An khóc cạn nước mắt khi mất đi đứa con trai duy nhất và không đủ tiền mua quan tài cho con.

    Chết đuối khi cứu người tự tử

    Trong căn nhà chừng 30m2 ở khu phố 7, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, ông Nguyễn Văn Giàu (61 tuổi) thất thần bên di ảnh con trai Trương Văn An (24 tuổi). An không may Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkhết đuối lúc cứu người nhảy sông tự tử.

    Người thân anh An kể lại, chiều hôm qua, cô gái tên Phương cùng nhóm bạn tới nhà anh An ăn uống. Lúc sau, Phương nhận được điện thoại của chồng trách việc bỏ nhà đi chơi.

    a.jpg

    Cầu Tàu nơi anh An nhảy xuống cứu cô gái tự tử

    Buồn bực sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, Phương lấy xe máy rời đi. Lo lắng cô gái sẽ làm điều dại dột, anh An và người bạn tên Tùng lấy xe máy đuổi theo.

    Khi tới cầu Tàu (thị trấn Dầu Tiếng), Phương dừng xe, tiếp tục nói chuyện điện thoại với thái độ cáu gắt. Ít phút sau, cô gái này bỏ lại xe máy rồi leo qua lan can, gieo mình xuống sông.

    Phát hiện sự việc, An cố giữ cô gái lại nhưng bất thành nên vội nhảy theo sau, bơi tới chỗ cô gái đang bì bõm.

    Sau khi đưa được Phương vào bờ, anh An đuối sức, chìm dần xuống sông. Người bạn tên Tùng do không biết bơi, vội hô hoán người dân ứng cứu.

    Cô gái khi được đưa vào bờ cũng ngất xỉu, được đưa tới bệnh viện. Bác sĩ nói rằng cô đang mang bầu tháng thứ 6.

    Lúc đang đi bán vé số dạo, bà Trương Thị Kim Loan (52 tuổi, mẹ của An) nhận được tin từ người thân báo việc con trai bị mất tích dưới sông. Bỏ lại xấp vé số mới bán được vài tờ, bà vội tới cầu Tàu và ngất xỉu khi chứng kiến cảnh người ta đang tìm kiếm con.

    Tới 21h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tỉnh Bình Dương mới tìm thấy thi thể anh An.

    Không đủ tiền mua quan tài cho con

    Đau đớn đón nhận thi thể người con trai duy nhất, nỗi đau hai vợ chồng ông Giàu càng chồng chất khi trong nhà chỉ còn 300 nghìn đồng, không đủ mua quan tài cho con.

    Theo người thân, anh An sinh ra trong gia đình nghèo khó, từ nhỏ không được tới trường như bạn bè cùng trang lứa. Vì không biết chữ, lúc lớn lên, anh cũng chỉ biết làm những việc chân tay, như thợ hồ, bốc vác.

    Trong khi người cha Trần Văn Giàu cũng chỉ làm thợ hồ, công việc thất thường thì mẹ anh – bà Loan lại mang trong mình bệnh nặng nhưng hàng ngày vẫn đi khắp nơi bán vé.

    Thu nhập cả gia đình cộng lại cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống mỗi ngày, không dư được đồng nào.

    "Thằng An nó rất ngoan, thương vợ chồng tui lắm, thế mà ông trời lại cướp mất đứa con duy nhất của chúng tôi" - bà Loan khóc ngất.

    Chứng kiến cảnh hai vợ chồng ông Giàu không đủ tiền lo ma chay cho anh An, nhiều người đã tự quyên góp ủng hộ. Khi có được chút tiền, ông Giàu mới vội đi mua quan tài cho con trai.

    "Thằng An số khổ, từ nhỏ đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Tới giờ, khi nó mất, tới chiếc quan tài cũng không có mà nằm. Phận làm cha mẹ thật có lỗi với con" - ông Giàu chua xót.

    Tới thắp hương, chia buồn cùng gia đình ông Giàu, bà Loan, hàng xóm đã không cầm được nước mắt trước sự ra đi khi còn quá ít tuổi của anh An.

    ***


    Tôi vừa đọc tin đó trên việt nam nét chấm vờ nờ.

    Không biết tay nào đặt tên cầu, tên gì không đặt lại đặt tên cầu Tàu, nghe ghê quá.

    Ông trời nào lại làm cái chuyện khốn nạn "cướp mất đứa con duy nhất của chúng tôi"; chẳng qua là chúng ta (con người) đau, nên ta tìm nơi để đổ lỗi nhằm xoa dịu nỗi đau. Tôi cũng đã từng và giờ thì không.
     
  10. doreamon

    doreamon Mầm non

    Hôm trước tôi nghe một người nói “Đạo Phật giúp con người vượt khổ chứ không phải là tránh khổ”. Tôi cho đó là một câu nói rất hay. Đã là con người thì ai cũng khổ, không khổ cái này thì khổ cái khác. Có điều mỗi người có mỗi cách vượt khổ khác nhau, thậm chí có người buông xuôi, đều là sự lựa chọn và hiểu biết của mỗi người mà nên.
    Tất cả mọi người đến với thế gian này, cho dù là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè,... đều là để học tập và trải nghiệm hai chữ “biệt ly”... đó chính là cuộc sống!
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ở video này:


    Đoạn từ phút 4:04, thầy không trả lời được câu hỏi của trò, thầy liền bỏ vào nhà, còn anh cu trò cứ gãi đầu gãi tai không hiểu ý thầy là sao.

    Đó là một ví dụ điển hình, một ông thầy tỏ ra "nguy hiểm" cho trò nó không biết đâu mà lần, một cu trò "cà rốt" với tấm màn che bởi uy lực của thầy.

    Phải xé màn che (gạt bỏ uy lực) đó đi thì mới sáng ra được. 3D_423D_42
     
  12. NQK

    NQK Lớp 11

    Có người mang cái nick cũng đã khổ rồi, gọi là Người Quá Khổ.
     
    summer_bkarda and doreamon like this.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    NQK = Nick Quậy Khắp = Người Quá Khổ = Nói Quá Khó = ... = Nam (đồng) Quân Khu - Như Quân Khu...
     
    doreamon thích bài này.
  14. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Vấn đáp là cách tìm vào lý luận rất hay và hiệu quả. Trước xin cảm ơn các thầy phát tâm cho người cầu Đạo, sau xin trả lời cho tôi được rõ hỏi vậy thì có ích gì cho Đạo và liệu bác Tàu có lời giải cho câu hỏi hay đường lối rõ ràng để lần vào đường học Đạo chăng? Xin bác trả lời rõ cho tôi, nay tôi không phải vì thích mà hỏi bác đâu nhé.


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  15. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Xin hỏi tiếp bác có cho những lời bác nhận định về thầy Thu Giang là đúng chăng, hoặc giả như bác hiểu tất cả về thầy Thu Giang vậy bác có phải chính là thầy ấy chăng? Tôi tâm niệm là tôi không nhận định có đúng sai, coi bằng phải trái, vậy chưa cần viện đến các thầy tôi, xin hỏi bác có cách chi chứng minh tôi sai nhỉ? Tôi đã hỏi, xin bác trả lời cho dẫu ít hay nhiều vì tôi cũng như những người học Đạo khác thôi. Quá trời nhiều thắc mắc luôn


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  16. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Bác bỏ quá chứ tôi thấy đoạn dưới ngôn tình thật. Loại bỏ vọng tưởng là dứt được khổ đấy bác ạ. Còn như tránh khổ và vượt khổ và dứt khổ có giống hay là khác nhau thì tôi cũng chịu. Là vì tôi máy móc chỉ biết học Đạo hệt theo mấy tiền nhân chưa biết thắc mắc bao giờ cả...
    Tôi chỉ nghi ngờ thôi :-))


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  17. doreamon

    doreamon Mầm non

    Mèng ơi, bác này quá hay luôn. Sao mà câu tôi trích từ ngôn tình ra mà bác đọc cái thấy luôn vậy nè.
    Đúng rồi câu nói đó của “Lão ăn mày” trong bộ phim Tân anh hùng xạ điêu mà tôi mới xem đó bác. Tôi xem xong thấy thích câu đó quá trời khi nghĩ đến những cảnh đau khổ vật vã mà con người phải chịu trước việc “người còn kẻ mất”.

    Còn “vượt qua” tức là đối mặt, “tránh đi” là không dám đối mặt, né tránh đó bác. Tôi chỉ nói được đến thế thôi. Muốn hiểu rõ hơn thì bác nhờ bác “Tàu máy chém” chém giùm nha, tôi thuộc dạng dao cùn cưa mẻ, chịu không chém được hơn. hihi :)
     
  18. doreamon

    doreamon Mầm non

    Người quá khích được hông bác Tư, hay là quá khen.. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/4/18
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thứ nhất, trong bài viết đó, tôi đưa dẫn chứng video đó không phải nội dung cả video đó có giá trị. Tôi chỉ muốn nói tới phần nhỏ, đoạn mà người hỏi kể về có hỏi thầy anh ta, thầy anh ta không trả lời rồi bỏ vào nhà. Chỉ đoạn đó thôi.

    Còn lại thì vô vị, chém như tay viện chủ thì có mà chém cả đời cũng vòng vòng quanh, là bởi ông ta đã cài một câu vào trong lý luận của ông ta (ở video nào tôi không còn nhớ, nếu tìm lại sẽ ra), với câu đấy thì có bố ông trời xuống hỏi cũng không lật được lý thuyết của ông ấy.
    Câu đó đại ý như này: Không có chứng đắc gì hết, chỉ có anh có hiểu nhân quả không mà thôi.

    Tất cả mọi lý luận, thực hành đều lấy thân và tâm của người chơi làm chuẩn. Anh chơi lý thuyết đó, anh thực hành cái lý thuyết đó để rồi tâm anh ra sao, thân anh ra sao.

    Trước tiên là tự anh phải nhận ra (nhận ra mình đã đắc chưa), rồi người đời nhìn vào cuộc sống của anh xem có biến chuyển tốt đẹp hơn họ không. Đó gọi là Chứng và Đắc là vậy.


    Ví dụ, Thích Ca Mâu Ni bảo với mọi người: Anh đã ngộ đạo rồi, giờ các chú gọi anh là Phật nhé.

    Rồi đi giảng cho người đời cái mình đã ngộ.

    Đầu tiên gặp 5 ông bạn ngày trước cùng tu, bảo: Ê mấy thằng cu, lại đây anh chỉ cho, bọn mày dốt như lợn, luyện như vậy thì tới khi naò mới thành chính quả. À chúng mày phải mang tặng anh một con xe rolls royce như của tay Osho nhé, tay đó có nhiều xe lắm, anh đòi một con xe như vậy là còn kiêm tốn đấy, lẽ ra với trình độ của anh phải được cúng nhiều xe hơn Osho thì mới đúng. Thôi các chú còn nghèo, vậy cứ kiếm cho anh một con đi tạm.

    Khi giảng thì cứ chốc lại văng đụ, lát lại văng đéo, đủ kiểu; rồi thì khi đang ngồi trên cao giảng thì thấy đứa thì ngáp ngáp ngáp, đứa thì gật gật gật (ngủ), lúc đó chửi: bố mấy thằng này, anh giảng hay vậy mà lại tỏ thái độ thế à, cút ngay, cút luôn....

    Ví dụ vậy để thấy, đã ngộ đạo nghĩa là tự thân nhận ra mình ngộ đạo và người ngoài cũng có người nhận ra. Không thể nào chỉ có một phía được.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Được chứ. Còn quá khích hay quá khen thì tùy theo thời tiết. :D
     
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này