Những bài học Lịch sử thú vị

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 18/11/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Lịch sử từng là môn học mà mình chán ngán nhất, với cơ số hàng tá ngày tháng, mốc sự kiện, tiểu sử nhân vật phải nhồi nhét vào đầu một cách khó khăn vì không có sẵn niềm đam mê thích thú.

    Mãi đến những năm gần đây, khi đã rời xa cái thời cầm sách "tụng bài" hàng giờ liền, sau khi vui miệng bàn tán về lịch sử các triều đại Trung Hoa (nhất là nhà Thanh) trong các bộ phim truyền hình Hoa ngữ, bản thân mới chợt giật mình. Làm sao một người Việt có thể hiểu biết lịch sử đất người hơn là lịch sử chính dân tộc mình đây?

    Giờ đây, khi có hứng thú tìm tòi, khi không còn chịu áp lực phải thuộc những chuỗi ngày tháng khô khan không hồi kết; mình nhận ra có rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn trong bộ môn này đó chứ.

    Cuối cùng lập topic này, để chia sẻ, cũng là lưu giữ những bài học nho nhỏ, hay hay góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê với cội nguồn, với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/11/13
    pkqt12 thích bài này.
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Clip Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

    Clip Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

    Trong 10 phút, lịch sử đất nước được tóm lược ngắn gọn và hấp dẫn qua clip đồ họa độc đáo của sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn


    [video=youtube_share;410rd2S00UI]http://youtu.be/410rd2S00UI[/video]​
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/11/13
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Một số sai sót trong clip 10 phút về Lịch sử Việt Nam

    Một số sai sót trong clip 10 phút về Lịch sử Việt Nam


    "Khu vực Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam và vùng Tây Bắc không phải kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh" là những góp ý của PGS Sử học Vũ Duy Mền cho clip 10 phút về lịch sử Việt Nam.


    Chia sẻ với VnExpress, PGS Vũ Duy Mền, Viện Sử học Việt Nam, ghi nhận công sức tìm tòi của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn khi làm clip 10 phút về Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Theo ông, đó là sự sáng tạo trong cách thể hiện của sinh viên về lịch sử Việt Nam. Các em có kiến thức lịch sử tốt, đáng khích lệ vì giúp người xem hào hứng với những điều tưởng chừng khô khan.


    [​IMG]


    Nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn làm clip về lịch sử gây sốt trên mạng.


    Tuy nhiên, PGS Mền cho rằng cần chỉnh sửa hai điểm cho chính xác. Đó là khu vực Nam Bộ trong clip nói rằng vùng đất này trước khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1612) vào mở rộng là đất thuộc Campuchia, điều đó không đúng với lịch sử. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, vùng đất Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam.


    Là quốc gia ven biển, lãnh thổ Phù Nam rất rộng lớn, bao gồm vùng đất Campuchia, phía Nam Việt Nam, Đông Nam và phía Tây Thái Lan, kéo dài đến phía Nam nước Lào và đến tận cực Nam bán đảo Malaysia, mà trung tâm là vùng Nam Bộ. Cư dân gồm đa sắc tộc (bên cạnh người bản địa còn có người gốc Mã Lai - Đa Đảo - từ biển vào).


    Sau năm 627, Phù Nam bị sáp nhập vào Chân Lạp của người Khmer, Chân Lạp lại phân ra Lục Chân Lạp thuộc vùng trung lưu sông Me Kong và Thủy Chân Lạp, miền hạ lưu. Đến thế kỷ XVII- XVIII, vùng đất xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam đã tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.


    Một điểm cần sửa nữa là vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu và Điện Biên không phải là kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh. Từ thời Lê Thái Tổ (1428-1433), sử cũ đã ghi "mùa xuân năm 1432, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ". Mường Lễ chính là tỉnh Lai Châu và Điện Biên ngày nay.


    "Tác giả nên chỉnh sửa hai chi tiết nêu trên trong clip cho phù hợp với lịch sử khách quan, để tác dụng của nó được nhân rộng, người dân hiểu đúng hơn", PGS Mền nói.


    Ngày hôm 6/1, clip lịch sử "Việt Nam hình hài một chữ S" của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn xuất hiện và gây sốt trên mạng. Tác giả Dương Tố Đào cho biết, clip được xây dựng từ sự gợi ý và động viên của giáo viên hướng dẫn làm clip về lịch sử Việt Nam kết hợp với phong cách đồ họa infographic.
    Hoàng Thùy

    Sưu Tầm
    Nguồn VNExpress
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Tây Sơn Anh Hùng Ca



    [video=youtube_share;hME3rsTP444]http://youtu.be/hME3rsTP444[/video]

    Clip lịch sử do học sinh lớp 10 trường Phổ Thông Năng Khiếu thực hiện
    Tài liệu lịch sử đối chiếu:
    [h=1]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/h]
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này