Hồi ký - Tiểu sử NC-17 Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/10/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    8. Vụ nổ bom nguyên tử của Liên Xô

    Các tài liệu tình báo về bom nguyên tử có ý nghĩa vô giá không chỉ trong đường lối chính trị, mà cả trong lĩnh vực ngoại giao. Khi Fuchs báo cho chúng ta những số liệu không công bố trong báo cáo của uỷ ban Smith về cấu tạo bom nguyên tử, ông cũng cho chúng ta những tin tức đặc biệt giá trị về quy mô sản xuất uran - 235. Thông tin này của Fuchs cho khả năng tính toán, người Mỹ sản xuất bao nhiêu uran và plutôn hàng tháng, và giúp xác định số lượng thực tế số bom nguyên tử mà họ có.

    Các tin tức nhận được từ Fuchs và Maklin cho phép kết luận rằng phía Mỹ chưa sẵn sàng tiến hành chiến tranh hạt nhân vào cuối những năm 40 và thậm chí vào đầu những năm 50. Về ý nghĩa các tin tức này có thể ngang bằng với thông tin Penkovxky về tiềm năng tên lửa hạt nhân của Liên Xô mà vào đầu những năm 60 y chuyển cho người Mỹ. Tương tự Fuchs, Penkovxky thông báo rằng Khrusev chưa chuẩn bị đối kháng với Mỹ, cũng như Mỹ chưa sẵn sàng đến một cuộc chiến tranh nguyên tử tầm rộng với Liên Xô vào những năm 40.

    Khi bắt đầu chiến tranh lạnh, Stalin cứng rắn tiến hành đường lối đối chọi với Mỹ. Ông biết rằng hiểm hoạ tấn công hạt nhân của Mỹ đến cuối những năm 40 là ít có khả năng. Theo số liệu của chúng tôi, chỉ đến năm 1955 Mỹ và Anh mới chế tạo được dự trữ vũ khí hạt nhân đủ để tiêu diệt Liên Xô.

    Thông tin của Fuchs và Maklin có vai trò quan trọng trong quyết định chiến lược của ban lãnh đạo Liên Xô ủng hộ các nhà cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến những năm 1947- 1948. Chúng ta có các cứ liệu rằng tổng thống Truman xem xét khả năng ứng dụng bom nguyên tử để không cho những người cộng sản ở Trung Quốc chiến thắng. Lúc ấy một cách có ý thức Stalin làm căng thẳng tình hình ở Đức, và năm 1948 nảy sinh khủng hoảng Berlin. Trên báo chí phương Tây xuất hiện những thông báo rằng tổng thống Truman và thủ tướng Anh Etattlec sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử để không cho phép Tây Berlin chuyển sang dưới sự kiểm soát của chúng ta. Thế nhưng chúng ta biết rằng người Mỹ chưa có số lượng bom nguyên tử để đối chọi với chúng ta đồng thời ở Đức và ở Viễn Đông, nơi đang quyết định số phận cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Lãnh đạo Mỹ đánh giá quá mối đe dọa của chúng ta ở Đức và bỏ qua mất khả năng sử dụng kho vũ khí hạt nhân để giúp Quốc dân đảng Trung Quốc.

    Năm 1951 khi chúng ta đã soạn thảo ra kế hoạch về các chiến dịch phá hoại quân sự chống lại các căn cứ quân sự của Mỹ, Molotov khi bình phẩm các đề nghị của chúng tôi, đã nhận xét rằng những chiến dịch như thế phải được tiến hành phù hợp với các ý tưởng quân sự, mà trước hết với các quyết định chính trị. Ông nói rằng quan điểm của chúng ta và những hành động kiên quyết về khối Berlin ở mức độ đáng kể đã giúp những người cộng sản Trung Quốc. Đối với Stalin chiến thắng của những người cộng sản ở Trung Quốc có nghĩa là sự ủng hộ lớn lao đường lối của ông trong sự đối kháng với Mỹ. Tôi nhớ rõ rằng chiến lược của Stalin quy về sự xây dựng trục trụ Liên Xô - Trung Quốc trong sự đối kháng với thế giới phương Tây.

    Tháng 8- 1949 chúng ta thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình. Sự kiện này kết thúc kết quả bảy năm lao động căng thẳng không tưởng tượng nổi. Không xuất hiện thông báo này trong báo chí - chúng ta e ngại đòn nguyên tử cảnh cáo của Mỹ. Ít nhất, trợ lý của Beria về các vấn đề nguyên tử, tướng Xazưkin đã nói với tôi như thế. Vì thế thông báo trên báo chí Mỹ ngày 25- 9- 1949 gây cú sốc cho Stalin, ban lãnh đạo đề án nguyên tử và đặc biệt cho những người chịu trách nhiệm bảo đảm bí mật các soạn thảo nguyên tử. Phản ứng đầu tiên của chúng ta - điệp báo Mỹ đã nhận được cứ liệu về vụ thử vừa tiến hành. Nếu chúng ta đã thâm nhập vào đề án Manhattan, thì không thể loại trừ những hành động tương tự của tình báo Mỹ. Thật nhẹ nhõm cho tất cả mọi người khi sau chừng một tuần các bác học thông báo rằng các thiết bị khoa học lắp trên máy bay thử không khí đều đặn có thể phát hiện ra dấu vết vụ nổ nguyên tử trong khoảng không. Sự giải thích của các bác học cho phép các cơ quan an ninh tránh buộc tội việc tình báo Mỹ cài được điệp viên của mình vào giới những nhà sáng lập vũ khí nguyên tử của đất nước.

    Kurtratov và Beria vì những công lao xuất sắc trong việc củng cố sự hùng cường của đất nước ta đã được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý, giải thưởng bằng tiền lớn và chứng chỉ đặc biệt về chế định suốt đời Công dân Liên Xô danh dự. Tất cả những người tham gia chương trình nguyên tử Xô viết đều nhận được đặc quyền: đi lại trên các phương tiện giao thông miễn phí, nhà nghỉ quốc gia, con cái được vào học các trường đại học không cần thi tuyển. Đặc quyền cuối cùng được giữ đến năm 1991 cho con cái cán bộ tình báo - điệp viên ngầm đang thực hiện các trách nhiệm công vụ ở nước ngoài.

    Sắc lệnh Đoàn chủ tịch xô viết Tối cao ngày 29- 10- 1949 tặng thương huân chương nhóm cán bộ tình báo tham gia vào các chiến dịch về vũ khí nguyên tử, Gorxky, Kvaxnikov và Feklixov nhận huân chương Lenin; Barkovxky, Xemenov, Iatsov - huân chương Cờ đỏ Lao động. Năm 1996 Kvaxnikov và Iatsov được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga. Feklixov và Barkovxky nhận danh hiệu cao quý này khi còn sống.

    Đánh giá các tài liệu về vấn đề nguyên tử đã qua Cục “X”, theo ý kiến tôi, cần chú ý đến những phát biểu của các viện sĩ Khariton và Alexandrov trong cuộc họp kỷ niệm 85 năm ngày sinh Kurtratov. Họ nhấn mạnh thiên tài của ông trong thiết kế bom nguyên tử và trong quyết định đầy trách nhiệm bắt đầu xây dựng các nhà máy sản xuất uran và plutôn trong khi đó chúng ta có số lượng tài liệu này quá ít ỏi nhận được từ các phòng thí nghiệm. Bom nguyên tử Liên Xô được chế tạo trong vòng 4 năm. Các tài liệu tình báo, một cách vô điều kiện, đã đẩy nhanh khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử của chúng ta.

    Đối với tôi Kurtratov vẫn là một trong những nhà bác học lớn đóng vai trò như Oppengeimer, dù tất nhiên, ông không là một người khổng lồ như Nils Bor và Enriko Fermi. Tài năng của Kurtratov, khả năng tổ chức của ông và tính kiên quyết của Beria có vai trò quan trọng trong việc giải quyết thành công vấn đề nguyên tử ở Liên Xô.

    Năm 1961 khi Nils Bor thăm Trường đại học Tổng hợp Lomonoxov Moskva và tham dự ngày hội sinh viên “Ngày vật lý”, KGB khuyên Terletsky, giáo sư Trường đại học Tổng hợp Lomonoxov, người được giải thưởng nhà nước về khoa học và kỹ thuật, đừng xuất hiện trước mắt ông. Nhưng Terletsky đã đến cuộc gặp gỡ, nhưng Bor khi dừng ánh mắt lại chỗ anh, làm ra vẻ không nhận ra. Vào những năm ấy tôi đang ngồi tù, còn Vaxilevxky đang bị đeo dấu ấn một kẻ nguy hiểm, bị khai trừ khỏi Đảng “vì hoạt động phản bội chống Đảng ở Paris và Mexico”. Thế nhưng KGB đã xử sự thông minh khi không gợi lại với Bor về những cuộc gặp gỡ của ông với cán bộ tình báo ta ở Đan Mạch. Mãi đến trước lúc Bor chết không lâu, Rưlov, sĩ quan tình báo ta, cán bộ hãng Quốc tế về năng lượng nguyên tử, trong quá khứ là nhân viên của Cục “X”, đã đến thăm ông tại Copenhagen, và Bor mới nhắc đến cuộc gặp gỡ của ông với các chuyên gia Xô viết năm 1945.

    Vaxilevxky cho rằng sớm hay muộn các cơ quan đặc biệt phương Tây cũng sẽ ghi nhận được các tiếp xúc của chúng ta với Pontekorvo ở Italia và Thuỵ Sĩ, và lúc đó đã có quyết định về cuộc chạy trốn có thể của ông sang Liên Xô. Năm 1950 ngay sau việc bắt giữ Fuchs, Pontekorvo đã chạy sang Liên Xô qua đường Phần Lan. Chiến dịch này của tình báo ta đã phong toả thành công mọi nỗ lực của FBI và phản gián Anh khám phá những nguồn thông tin khác về vấn đề nguyên tử, ngoài Fuchs. Đến Liên Xô Pontekorvo làm công việc khoa học tại trung tâm hạt nhân gần Moskva, ở Dubna. Ông đã viết cuốn tự truyện tuyệt vời trong đó kể nhiều điều hay về Fermi, nhưng đã im lặng về tiếp xúc của mình với tình báo Xô viết.

    Dù Vaxilevxky bị thất sủng khoảng 7 năm - đến năm 1961, ông đã gặp Pontekorvo vào những năm 60 - 70, mời ông ăn trưa tại nhà hàng Nghệ sĩ. Năm 1968 khi tôi được giải phóng khỏi nhà tù, Vaxilevxky đề nghị tôi gặp và ăn trưa với Pontekorvo. Nhưng bởi nhà hàng nằm dưới sự chú ý liên tục của KGB, mà các nhà lãnh đạo tình báo lại kiên quyết chống những cuộc gặp gỡ của Vaxilevxky với Pontekorvo, tôi đã từ chối.

    Năm 1970 tôi trở thành hội viên hiệp hội nhà văn Moskva và thường xuyên đến câu lạc bộ nhà văn. Tại đó, trong nhà hàng, tôi và Vaxilevxky đã gặp Ramon Merkader vào bữa ăn trưa. Tôi không thích kéo sự chú ý tới mình, vì thế đã đề nghị để Ramon không đeo ngôi sao Anh hùng Liên Xô. Nhưng Mercader và Vaxilevxky, ngược lại, khoan khoái khi được ném sự thách thức với chính quyền bằng những huân chương của mình. Đến tận ngày chót Vaxilevxky vẫn tiếp tục viết thư vào BCHTƯ ĐCS Liên Xô, vạch trần nhà lãnh đạo tình báo của KGB lúc đó là tướng Xakharovxky, những thất bại và sai lầm của ông ta trong công tác với mạng điệp viên.


    [...]
     
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    9. Sự thật về vụ án Rozenberg, trò xảo thuật của FBI

    Vợ chồng Rozenberg được lôi kéo cộng tác năm 1938 bởi Ovakimian và Xemenov. Theo sự trớ trêu của số phận vợ chồng Rozenberg được người Mỹ và chúng ta giới thiệu trên báo chí như những nhân vật chủ chốt trong gián điệp nguyên tử cho Liên Xô. Trong thực tế vai trò của họ không quan trọng nhường ấy. Họ hoạt động tuyệt đối ở ngoài mối liên hệ với các nguồn thông tin chính về bom nguyên tử vốn được điều phối bởi một bộ máy tình báo chuyên biệt.

    Những năm 1943- 1945 đứng đầu mạng điệp viên New York là Kvaxnikov và Paxtelniak, sau đó một thời gian ngắn là Apexian (mật danh Tháng Năm) mà dưới sự phụ trách của họ có Xemenov, Feklixov, Iatsov. Nhân thể, Kvaxnikov xuất hiện trên truyền hình Mỹ năm 1990 thừa nhận rằng vợ chồng Rozenberg, khi giúp tình báo chúng ta thu nhận thông tin về hàng không, hoá chất và kỹ thuật điện đài, đã không có liên quan gì cả đến những tài liệu nghiêm túc về bom nguyên tử.

    Mùa hè 1945 con rể của Rozenberg, thượng sĩ quân đội Mỹ Gringlas (Kalibr) vốn làm việc tại các xưởng ở Los Alamos, ngay trước khi thử bom nguyên tử đã chuẩn bị cho chúng ta một thông báo ngắn về các trạm kiểm soát ra vào. Người đưa tin có thể đến gặp anh ta, vì thế Kvaxnikov từ sự phê chuẩn của Trung tâm đã chỉ thị cho điệp viên Gold (Raimon) sau khi gặp Fuchs theo kế hoạch ở Santa Fé, đi đến Albukerke và lấy thông báo chỗ anh ta. Trung tâm bằng chỉ thị đã vi phạm nguyên tắc cốt tử của tình báo - không cho phép điệp viên hay người đưa tin của một nhóm tình báo nhận tiếp xúc và đến với mạng lưới tình báo khác không liên quan với anh ta. Thông tin của Gringlas về vấn đề nguyên tử là tối thiểu, không đáng kể, vì lý do đó tình báo chúng ta không nối lại tiếp xúc với anh ta sau lần gặp ấy với Gold. Khi Gold bị bắt năm 1950, ông ta chỉ ra Gringlas, còn anh ta lại khai ra Rozenberg. Đóng vai trò định mệnh trong trong số phận vợ chồng Rozenberg là sự chỉ thị của nhóm trưởng tình báo MGB tại Washington Paniuskin và trưởng phòng tình báo khoa học- kỹ thuật Raina giao cho cán bộ tác chiến Kamenov nối lại liên lạc với Gold năm 1948 khi ông ta đã ở trong tầm ngắm của FBI. Vào thời ấy Barkovxky làm việc trong mạng điệp viên khoa học- kỹ thuật ở Mỹ.

    Lần đầu tiên tôi biết về việc bắt giữ vợ chồng Rozenberg từ thông báo của TASS và hoàn toàn không lo lắng về nó. Ai đó có thể cảm thấy kỳ quặc, nhưng cần lưu ý rằng, khi chịu trách nhiệm về hành động của mấy nghìn chiến sĩ phá hoại và điệp viên trong hậu phương Đức và về hàng trăm nguồn thông tin ở Mỹ, kể cả những chiến dịch của điệp viên ngầm, tôi không cảm thấy sự bất an. Vào thời là trưởng Cục “X”, một cách vô điều kiện, tôi biết các nguồn thông tin chủ yếu và không thể nhớ nổi là trong số họ, chí ít theo tài liệu tình báo về bom nguyên tử, vợ chồng Rozenberg lại được ghi nhận như nguồn quan trọng. Lúc ấy chỉ thoáng trong đầu tôi rằng Rozenberg có thể là có liên quan với việc tiến hành các chiến dịch tình báo của ta, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không có vai trò độc lập gì cả. Tóm lại sự bắt giữ họ tôi không cho là sự kiện đáng chú trọng đặc biệt.

    Qua đi một năm, và cuối mùa hè năm tiếp theo tôi đã vô cùng sửng sốt khi trung tướng Xavtsenko, lúc ấy là phó tổng cục trưởng tình báo MGB, đến văn phòng tôi và thông báo rằng Ignatiev vừa được bổ nhiệm bộ trưởng An ninh quốc gia ra lệnh báo với ông ấy tất cả các tài liệu về những thất bại của các chiến dịch tình báo ở Mỹ và Anh liên quan với vụ Rozenberg. Ông ta cũng nói rằng trong BCHTƯ cũng thành lập một uỷ ban đặc biệt về xem xét các hậu quả có khả năng nhân việc bắt giữ Gold, Gringlas và vợ chồng Rozenberg. Theo tôi hiểu, vấn đề nói đến các vi phạm nguyên tắc làm việc tình báo- tác chiến bởi các cán bộ cơ quan an ninh quốc gia.

    Xavtsenko tôi biết từ những năm 20 khi ông đứng đầu phòng tác chiến ban tham mưu bộ đội biên phòng trên biên giới với Rumani. Năm 1946 ông trở thành bộ trưởng an ninh Ucraina, còn muộn hơn, năm 1948, nhờ sự nâng đỡ của Khrusev, chuyển sang công tác ở uỷ ban thông tin, sau đó trở thành phó phụ trách Tổng cục tình báo MGB. Vào cuối những năm 40 - đầu những năm 50 ông trực tiếp phê chuẩn việc tiến hành những chiến dịch chủ yếu ở Mỹ và Anh. Thế nhưng Xavtsenko nói với tôi rằng ông không thể tin chắc vào kết luận của bộ máy của ông về vụ Rozenberg, bởi sự cộng tác của họ với chúng ta bắt đầu trước chiến tranh và tiếp tục trong giai đoạn chiến tranh. Đến thời gian ấy các trưởng nhóm của ta ở Mỹ và Mexico - Gorxky và Vaxilevxky nổi danh ở các nước đó dưới tên Gromov và Taraxov, đã bị sa thải khỏi cơ quan tình báo. Số phận giống thế đối với cả vợ chồng Zarubin, vốn biết rõ mạng điệp viên ta ở Mỹ vào giữa những năm 40. Kheifets đến lúc này đã ngồi trong tù 2 năm như kẻ tham gia “âm mưu Do Thái”. Vì thế Xavtsenko không thể hỏi họ về các tài liệu tác chiến lưu trữ để làm báo cáo cho BCHTƯ. Những nhân chứng quan trọng nhất Ovakimian và Zarubin đứng đồng hướng Mỹ trong những năm chiến tranh, không che giấu thái độ không tôn trọng của mình đối với Xavtsenko vì sự thiếu kinh nghiệm trong công tác tình báo và gọi ông ta công khai là “đồ chó đẻ”. Họ từ chối nói chuyện với ông, tuyên bố rằng sẽ chỉ cho các giải thích ở BCHTƯ. Iatskov, Xokolov và Xemenov, có liên quan đến các việc này, lúc ấy đang ở nước ngoài, nhưng Xavtsenko không muốn dựa vào các giải thích của họ hay vào các kết luận của Kvaxnilov đang phụ trách tình báo khoa học- kỹ thuật, như vào những nhân vật có mối quan tâm.

    Xavtsenko và tôi bị gọi vào BCHTƯ đảng với một câu hỏi duy nhất: ai chịu trách nhiệm cho bức điện báo tai hại cho phép cuộc gặp không thể cứu chữa của Gold với Gringlas ở Albukerke?

    Xavtsenko và các cán bộ tình báo hướng Mỹ của cơ quan an ninh đã chuẩn bị tường trình về kết quả công tác của uỷ ban lên BCHTƯ. Theo tôi nhớ nó khẳng định rằng các thất bại là hậu quả những sai lầm Xemenov gây ra do chỉ đạo Gold. Trong tường trình cũng nói rằng cuộc gặp gỡ bí mật của Grunglas với Gold được sự cho phép của Trung tâm. Trong tường trình nói rằng Ovakimian, trưởng phòng hướng Mỹ những năm 40, bị sa thải khỏi cơ quan an ninh quốc gia. Những công lao khổng lồ của ông tất nhiên không có lấy một lời.

    Tôi kiên quyết phản đối những kết luận này, bởi Xemenov và Ovakimian trong những việc cụ thể đã chứng tỏ là những cán bộ tác chiến lành nghề. Thực tế cuối những năm 30 chính họ đã tạo lập một mạng lưới khá đáng kể những nguồn điệp báo thông tin khoa học- kỹ thuật ở Mỹ. Thế nhưng cả ở BCHTƯ lẫn ở Cục cán bộ người ta đã bỏ qua những suy tính của tôi, họ bị quy tội vì sự thất bại, và họ bị sa thải khỏi cơ quan tình báo do làn sóng chống Do Thái, bởi Xemenov là người Do Thái. Tôi nhớ chúng tôi đã gom góp tiền để giúp Xemenov cho đến khi ông tự thu xếp công việc tư vấn và phiên dịch ở Viện thông tin khoa học- kỹ thuật thuộc Viện hàn lâm.

    Năm sau, scandal này lại bất ngờ tiếp diễn. Tôi lại bị gọi lên BCHTƯ gặp Kixelev, trợ lý của Malenkov. Hoàn toàn bất ngờ khi tôi gặp Xavtsenko chỗ ông ta. Kixelev là người nguyên tắc và thô lỗ. Từ miệng ông ta tôi nghe thấy những lời buộc tội quen thuộc của những năm 1938- 1939: BCHTƯ vạch trần những mưu đồ của một số cán bộ tác chiến riêng biệt và một loạt cán bộ lãnh đạo MGB lừa dối Đảng, khi làm giảm nhẹ vai trò gia đình Rozenberg trong công tác tình báo. Trong một lá thư nặc danh của một cán bộ MGB chuyển về BCHTƯ, Kixelev nói, ghi nhận vai trò đáng kể của vợ chồng Rozenberg trong việc khai thác thông tin về vấn đề nguyên tử. Để kết luận Kixelev nhấn mạnh rằng Ban kiểm tra Tư Đảng sẽ xem xét những tín hiệu này về những ý đồ đưa BCHTƯ đến chỗ lầm lạc về thực chất vụ Rozenberg.

    Xavtsenko và tôi đồng thanh phản đối Kixelev một cách kiên quyết, tuyên bố rằng các chiến dịch tình báo của ta ở Mỹ về vấn đề nguyên tử thực tế đã ngừng vào năm 1946 và chúng ta buộc phải dựa vào các nguồn ở Anh. Chúng tôi viện dẫn những chỉ thị của Beria nhận được năm 1946 giữ các nguồn thông tin để thực hiện chiến dịch chính trị có lợi đối với chúng ta về tuyên truyền giải trừ vũ khí nguyên tử trong giới khoa học và trí thức các nước phương Táy.

    Kixelev buộc tội chúng tôi là thiếu chân thực và có những mưu đồ hạ thấp ý nghĩa của những tiếp xúc của tình báo ta với vợ chồng Rozenberg. Tôi trả lời ông ta rằng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tác thâm nhập mạng điệp viên của ta vào các cơ sở nguyên tử của Mỹ những năm 1944 - 1946. Trong khi đó tôi nhấn mạnh rằng, dĩ nhiên, giá trị của sự thâm nhập điệp viên và các tiếp cận tới những đối tượng chúng ta quan tâm bị biến tướng đột ngột phụ thuộc vào địa vị công tác của các nguồn thông tin. Vợ chồng Rozenberg chỉ là một mắt xích không đáng kể của hoạt động bề ngoài của ta tại các cơ sở nguyên tử Mỹ. Các tài liệu của vợ chồng Rozenberg và con rể họ Gringlas không thể được xếp vào phạm trù thông tin quan trọng. Vợ chồng Rozenberg vốn ấu trĩ, nhưng đồng thời trung thành với chúng ta bởi do tín niệm cộng sản của mình, nhưng hoạt động của họ không có ý nghĩa nguyên tắc trong việc nhận các bí mật nguyên tử Mỹ.

    Kixelev bằng giọng quan cách tuyên bố rằng sẽ báo rõ với BCHTƯ và cá nhân Malenkov các lý giải của chúng tôi, và Ban kiểm tra Đảng sẽ xác lập ai chịu trách nhiệm về sự thất bại của các chiến dịch tình báo ở Mỹ.

    Vợ chồng Rozenberg xử sự anh hùng trong tiến trình điều tra và tại tòa án. Theo lý do đó các cấp lãnh đạo đã ngừng sự kiếm tìm vật tế thần.

    Nhìn lại các sự kiện, thấy rõ ngay rằng vụ vợ chồng Rozenberg ngay từ đầu đã thấm đẫm màu sắc chính trị mà nó đã che mờ tính không đáng kể thông tin khoa học- kỹ thuật trong lĩnh vực vũ khí nguyên tử. Họ đã cho thông tin về hoá chất và định vị sóng. Quan trọng hơn nhiều đối với chính quyền Mỹ và lãnh đạo Xô viết hoá ra là thế giới quan cộng sản và lý tưởng của họ vốn cần thiết cho Liên Xô vào giai đoạn căng thẳng chiến tranh lạnh và cơn cuồng khích chống chủ nghĩa cộng sản. Vào những điều kiện cực kỳ khó khăn họ đã khẳng định là những người bạn bè cứng rắn của Liên Xô.

    Sự bắt giữ vợ chồng Rozenberg lập tức ngay sau thú nhận của Gringlas, theo ý tôi, chỉ ra rằng FBI hành động cũng y như NKVD, tuân thủ các thiết chế và chỉ dẫn chính trị, thay vào chỗ phải tiếp cận công việc một cách chuyên nghiệp. FBI coi thường việc làm rõ tất cả những nhân vật liên quan với vợ chồng Rozenberg. Điều đó hẳn đòi hỏi không chỉ theo dõi vòng ngoài, mà cả nghiên cứu mạng điệp báo của Rozenberg nhằm biết rõ cán bộ tác chiến hay điệp viên mà họ có mối liên lạc. Chỉ có thế mới có thể xác định mức độ sự tham gia của họ trong các chiến dịch của tình báo Xô viết. Sự hấp tấp của FBI đã ngăn cản phản gián Mỹ lần tới Fiser (đại tá Abel), điệp viên Xô viết cắm sâu ở Mỹ năm 1948 và mãi năm 1957 mới bị bắt. Ảnh với mật danh Elen Sobell, vợ của Morton Sobell, thành viên nhóm Rozenberg, bị các nhân viên FBI phát hiện chỉ khi bắt Fiser.

    Khi tôi đọc những đoạn trích từ cuốn sách của Lamfer và Sahtman về hành động FBI vào những năm 50 chống lại mạng điệp viên Xô viết, tôi đã kinh ngạc là cả FBI và NKVD đều sử dụng vẫn chỉ một loại phương pháp khi điều tra vụ án. Thực tế toàn bộ vụ án Rozenberg được xây dựng chỉ dựa vào những thú nhận của người bị buộc tội. Tôi đặc biệt sửng sốt với các luận cứ của người bảo vệ vợ chồng Rozenberg, rằng FBI đã ép và chỉ dẫn Gold và Gringlas đối với các lời khai của họ tại tòa án. Tất nhiên hành động của FBI là hoàn toàn logic, bời nó không xử lý nổi với nhiệm vụ chủ vếu của nó: làm rõ vai trò đích thực của vợ chồng Rozenberg trong khai thác và chuyển thông tin mật cho Liên Xô.

    Vợ chồng Rozenberg trở thành nạn nhân của chiến tranh lạnh. Người Mỹ và chúng ta cố moi được tối đa lợi ích chính trị từ phiên tòa. Rất đáng kể là vào giai đoạn cao trào chủ nghĩa bài Do Thái ở ta và những tố giác cái gọi là “âm mưu Do Thái” tuyên truyền của ta đã gán cho chính quyền Mỹ việc tiến hành chiến dịch bài Do Thái và săn đuổi những người Do Thái.

    Tôi có cảm giác rằng ở Mỹ phiên toà về Rozenberg đã dấy lên sự mạnh mẽ tinh thần bài Do thái. Chúng ta đã lợi dụng điều đó; nhanh chóng dịch ra tiếng Nga những vở kịch và tiểu phẩm của nhà văn Mỹ, thời ấy là đảng viên cộng sản, Hovard Fast về chủ nghĩa bài Do Thái ở Mỹ. Vụ án Rozenberg biến thành một trong những yếu tố tuyên truyền mạnh mẽ của ở ta và uỷ ban hoà bình thế giới được thành lập với sự cổ vũ tích cực của chúng ta vào cuối những năm 40.

    Theo tôi nhớ, ở Mỹ vào những năm 40 thành công của bốn mạng điệp báo: tại Francisco nơi có lãnh sự quán; ở Washington nơi có sứ quán; ở New York - cơ sở đại diện thương mại “Amtorg” và lãnh sự quán; và cuối cùng, ở Washington được lãnh đạo bởi nhóm trưởng Akhmerov. Ông lãnh đạo hoạt động của Golox, một trong những người, tổ chức chủ yếu công tác tình báo gắn bó chặt chẽ với ĐCS những năm 30. Bổ sung vào đó còn nhóm điệp viên hoạt động độc lập ở Mexico được sự chỉ đạo của Vaxilevxky.

    Tôi nhớ rằng sự chạy trốn sang Canada năm 1945 của Guzenko - nhân viên mật mã từ bộ máy tuỳ viên quân sự - có những hậu quả kéo dài. Guzenko thông báo với các cơ quan phản gián Mỹ và Canada các cứ liệu cho phép họ lần tới mạng điệp viên chúng ta đã hoạt động tích cực tại Mỹ vào những năm chiến tranh. Hơn thế, y còn trao cho họ danh mục biệt danh của các nhà bác học hạt nhân Mỹ và Canada mà chúng đã tích cực tìm hiểu. Các nhà bác học này không phải là điệp viên, nhưng là những nguồn thông tin quan trọng về bom nguyên tử.

    Những tin tức nhận từ Guzenko, cũng như những thú nhận của điệp viên tình báo quân đội Bentli bị FBI chiêu dụng, cho phép phản gián Mỹ chui vào mạng điệp viên chúng ta. Thế nhưng bất cứ thông tin nào Guzenko báo cho FBI, đều đòi hỏi sự kiểm tra kỹ lưỡng, mà điều đó cần hàng năm trời làm lụng cật lực. Khi phản gián Mỹ đã tiếp cận các nguồn thông tin, chúng ta đã nhận được tin tức quan trọng nhất về bom nguyên tử và đã phong toả liên lạc với mạng điệp viên. FBI khẳng định rằng Guzenko đã giúp giải mã các bức điện đặc biệt, và điều đó giúp khám phá ra các điệp viên Gold, Nana và Fuchs. Thế nhưng tôi không cho việc giải mã các bức điện đóng vai trò quyết định trong sự phát giác các chiến dịch tình báo của ta. Từ năm 1941 điệp viên Sults- Boizen (Xtarsina) từ Berlin báo về chúng tôi rằng bọn Đức đã chiếm được một cuốn sách chỉ dẫn của ta ở Petsamo, Na Uy. Tất nhiên chúng tôi đã thay các mã khoá của mình. Tôi nhớ rằng năm 1944 trong phạm vi cộng tác giữa Stalin và Tito nảy sinh vấn đề về huấn luyện kỹ thuật giải mã cho các cán bộ an ninh Nam Tư gửi sang ta. Lúc ấy Ovakimian, phó Tổng cục tình báo NKVD, phụ trách địa bàn Mỹ đã kiên quyết phản đối việc huấn luyện những người Nam Tư. Tôi còn nhớ ông đã nói: “Chúng ta đã thay đổi các khoá mã sau thất bại của các nhóm ở Đức. Cần gì phải chia sẻ kinh nghiệm với các phái viên của Tito, chúng ta có đủ cơ sở nghi ngờ trò chơi hai mặt của họ - trong sự cộng tác với tình báo Anh”. Sự phản đối của Ovakimian được tiếp nhận.

    Còn từ 1944 khi Zarubin từ Mỹ trở về, Ovakimian đã e ngại rằng FBI đã cài được các điệp viên của nó vào các nhóm điệp viên ta. Khi Zarubin giải thích các lời buộc tội được đưa ra chống lại ông, nhưng dù sao để phòng ngừa, chúng tôi lại thay khoá mã số. Vì thế tôi không nghĩ rằng FBI phát giác ra mạng điệp viên của ta trên cơ sở mật mã chiếm được ở Petsamo.

    Người Mỹ và người Anh đã giải mã được ghi chép của các chỉ huy mạng điệp viên ở Washington, San Francisco, New York, London, Mexico, Stokholm, Stambul, Xophia, Kanberre với Moskva.

    Chúng ta đã giảm nhẹ cho phía Mỹ công việc này khi chuyển văn bản đầy đủ của các bức điện nhận được theo tuyến NKVD cho Quốc tế cộng sản.

    Do theo dõi thường xuyên sóng điện đài chúng ta, các cơ quan đặc biệt Mỹ từ năm 1940, đã xác lập thông tin do báo chí đưa; hơn 200 điệp viên Xô viết tham gia vào thu thập tài liệu về bom nguyên tử và các tài liệu mật của các cơ quan chính phủ Mỹ trong đó có cả cơ quan đặc biệt. Nhưng một loạt mật danh chủ chốt vẫn không bị phát giác.

    Tháng 5- 1995 FBI gạt bỏ giả thuyết của tôi về việc tình báo chúng ta nhận cứ liệu về bom nguyên tử. FBI ghi nhận rằng Fermi, Oppengeimer, Stsilard và Bor, không phải là gián điệp. Nhưng tôi cũng đâu khẳng định điều đó.

    Tháng 9- 1992 ở quân y viện KGB tôi gặp đại tá về hưu, cựu binh tình báo Iatskov mà Gold giữ liên lạc những năm 1945- 1946. Chúng tôi nhớ lại toàn bộ câu chuyện này được kể trong cuốn sách của Lamfer, về sự bắt được bức điện báo từ lãnh sự quán ta ở New York gửi Moskva, kiểu như đó là cơ sở để phản gián Mỹ tìm ra Fuchs, trong đó - có bức điện đã giải mã của lãnh sự quán ta gửi Trung tâm về cuộc gặp của Gold và Fuchs vào tháng 1- 1945 trong nhà chị gái của Fuchs là Kristel. Như Feklixov viết trong cuốn sách của mình, như chứng cứ chống lại Fuchs là bản đồ Santa Fé ở bang New Mexico không xa Los Alamos nơi được đánh dấu chỗ gặp của Gold và Fuchs. Được khẳng định rằng trên bản đồ phát hiện khi lục soát nhà Gold, có dấu vân tay của Fuchs.

    Đối với tôi, một nhà tình báo, những hoàn cảnh không cho phép FBI chui được vào mạng điệp viên của ta là hoàn toàn dễ hiểu. FBI không đủ thời gian trong một năm rưỡi tổ chức kiểm soát và nắm được hết một số lượng chuyên gia từ nhiều nước đến Mỹ tham gia chương trình nguyên tử. Ở Liên Xô phản gián của ta có những khả năng lớn hơn nhiều để kiểm tra những người được lôi cuốn vào chương trình nguyên tử. Nó dựa trên hệ thống của những tài liệu tác chiến.

    Dù chúng ta đã len vào được giới thân cận của Oppengeimer, Fermi và Stsilard thông qua Fuchs, Pontekorvo và những người khác, chúng ta không bao giờ ngừng những nỗ lực của mình để nhận các tài liệu từ phòng thí nghiệm Berkeley, bởi các soạn thảo của nó gắn chặt với các nghiên cứu ở Los Alamos. FBI nắm được mối quan tâm của chúng ta, nhưng nó đánh giá quá sự quan tâm đó và tập trung vào chống đối lại trong khi đó hướng này chỉ đóng vai trò phụ thuộc.

    Thông tin cực kỳ quý giá về bom nguyên tử chúng ta nhận vào giai đoạn cuối, ngay trước vụ nổ thử đầu tiên. Vào giai đoạn khi phản gián Mỹ tăng cường hơn công việc của nó, chúng ta đã cắt mọi tiếp xúc với những điệp viên có liên hệ với ĐCS và những tổ chức “cánh tả” khác, được cài vào đề án. Kết quả là không ai trong số cộng tác với chúng ta bị bắt quả tang và trực tiếp tại thời điểm chuyển thông tin.

    Để kết luận tôi muốn nói: tình báo Xô viết là người có sáng kiến triển khai các hoạt động quy mô rộng về chế tạo vũ khí nguyên tử ở Liên Xô và giúp đỡ thiết thực cho các bác học chúng ta trong sự nghiệp này. Thế nhưng vũ khí nguyên tử được chế tạo bởi những nỗ lực khổng lồ các các nhà bác học nguyên tử và các cán bộ ngành công nghiệp.


    (Hết Chương VII)​


    [...]
     
    viettran_ru thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Chương 8

    CHIẾN TRANH LẠNH

    *

    1. Đường tới Yalta và bắt đầu đối kháng hoà bình

    Vẫn được xem rằng chiến tranh lạnh đã bắt đầu từ phát biểu nổi tiếng của Winston Churchill ngày 6 - 3 - 1946, khi lần đầu tiên ông ta nhắc về sự tồn tại các “bức màn sắt”. Thế nhưng đối với chúng ta sự đối đầu với các đồng minh phương Tây đã bắt đầu ngay lập tức khi Hồng quân bước lên lãnh thổ Đông Âu. Đụng độ các quyền lợi là tất yếu. Nguyên tắc tiến hành bầu cử nhiều đảng tại các miền đất được giải phóng và sự thành lập những chính phủ liên hiệp (với định hướng phương Tây) như tổng thống Roosevelt đề nghị ở Yalta, có thể là chấp nhận được đối với chúng ta chỉ ở giai đoạn giao thời sau thất bại của nước Đức Hitler. Tôi nhớ nhận xét của ngoại trưởng Molotov và Beria: các chính phủ liên hiệp ở Đông Âu không kéo dài được. Muộn hơn, năm 1947 tại cuộc họp của Ủy ban thông tấn đứng đầu bởi Molotov, những lời này có thêm ý nghĩa mới. Tôi nhấn mạnh rằng từ 1947 đến 1951 ủy ban là cơ quan tình báo chủ chốt nhận hầu như tất cả thông tin từ nước ngoài về những vấn đề quân sự và chính trị.

    Hiệp ước Yalta nơi chính thức ghi nhận sự phân chia thế giới sau chiến tranh giữa Mỹ, Anh và Liên Xô, thực trớ trêu, lại được định sẵn bơi Hiệp định Molotov - Ribbentrop. Trong hiệp định năm 1939 này như bây giờ người ta nói, không có những nguyên tắc nhân đạo cao cả, nhưng lần đầu tiên nó thừa nhận Liên Xô là một cường quốc vĩ đại. Sau Yalta, nước Nga trở thành một trong những trung tâm chính trị thế giới mà tương lai nhân loại và số phận thế giới phụ thuộc vào đó.

    Ngày nay nhiều nhà phân tích chỉ ra sự gần gũi của Stalin và Hitler trong việc phân chia thế giới, người ta phê phán tàn nhẫn Stalin vì rằng ông đã phản bội các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức khi ký hiệp định với Hitler. Trong khi đó đã bỏ qua rằng ông ký những thoả ước và biên bản ngầm về sự phân chia châu Âu, việc trao cho Liên Xô những kẻ di tản tìm chỗ ẩn thân ở phương Tây tránh chế độ Xô viết, với Roosevelt, Churchill và Truman (Yalta, Potsdam).

    Những nguyên tắc tư tưởng hệ còn xa mới có ý nghĩa quyết định đối với những phi vụ bí mật giữa các siêu cường quốc. Tháng 12 - 1941 trong văn phòng Beria gặp đại sứ ta ở Mỹ Umanxky vừa trở về từ Washington sau vụ tấn công Trân Châu cảng của Nhật Bản. Ông kể với tôi rằng Harry Hopkins bạn thân của Roosevelt và phái viên về những vấn đề đặc biệt, nhân danh tổng thống giải tán Quốc tế cộng sản và hoà hợp với nhà thờ chính giáo Nga. Theo lời ông ta, điều đó là cần thiết để cởi bỏ chướng ngại từ phía phe đối lập trong trợ giúp kinh tế và bảo đảm hợp tác chính trị với Mỹ trong những năm chiến tranh. Những giới thiệu không chính thức này được Stalin tiếp nhận từ năm 1943 và đã tạo ra những tiền đề bổ sung thuận lợi cho cuộc gặp gỡ tại Teheran, còn sau đó là ở Yalta. Điều đó cho người Mỹ thấy rằng với Stalin có thể thoả thuận được về những vấn đề tế nhị nhất với sự lưu ý các quyền lợi của ông.

    Nhân thể nói thêm, cả chúng ta lẫn người Mỹ đều gan lỳ không công bố tất cả những ghi chép các cuộc trò chuyện của Hopkins với các nhà lãnh đạo Liên Xô. Nguyên do là đơn giản - những bàn bạc tin cậy các vấn đề tế nhị đang lật đổ nhiều khái niệm truyền thống và chứng nhận về việc sự câu kết của phương Tây với Stalin về sự phân chia lĩnh vực ảnh hưởng trên thế giới sau chiến tranh là hoàn toàn hiện thực. Các nước phương Tây chịu lép với sự tồn tại chủ nghĩa cộng sản trong nền chính trị thế giới, và hơn nữa, họ không cho chế độ cộng sản là sự cản trở trong việc đạt tới thoả thuận về các vấn đề cơ cấu thế giới thời hậu chiến.

    Cuối năm 1944 khi chuẩn bị cho hội nghị Yalta (khai mạc vào tháng 2 - 1945), chúng tôi đã tiến hành cuộc họp các lãnh đạo NKVD- NKGB Bộ Quốc phòng và Bộ Hải quân do Molotov chủ trì. Mục đích cuộc họp này là làm rõ, nước Đức có thế tiếp tục chiến tranh hay không, và phân tích thông tin về những lĩnh vực có thể của những thoả thuận với các đồng minh Mỹ và Anh về tổ chức thế giới sau chiến tranh.

    Sau cuộc họp này Beria cử tôi làm lãnh đạo nhóm đặc biệt chuẩn bị và kiểm tra tài liệu cho hội nghị Yalta. Tôi phải thường xuyên thông tin cho Stalin và Molotov. Beria đi Yalta, nhưng không tham gia hội nghị. Để chuẩn bị cho cuộc gặp ở Krưm, chúng tôi thu thập số liệu về các nhà lãnh đạo các nước liên minh, dựng chân dung tâm lý để phái đoàn ta biết trong đàm thoại có thể đụng độ với cái gì. Chúng tôi rõ rằng người Mỹ cũng như người Anh không có đường lối rõ ràng liên quan đến tương lai của các nước Đông Âu. Ở các đồng minh không tồn tại sự thoả thuận trong vấn đề này, cũng không có chương trình chuyên biệt. Tất cả những gì họ muốn, đó là đưa các chính phủ Ba Lan và Tiệp Khắc đang lưu vong tại Anh trở về nắm chính quyền.

    Các tư liệu của tình báo quân đội và của chính chúng tôi chỉ ra rằng người Mỹ cởi mở cho thoả hiệp, vậy thì tính mềm dẻo có thể bảo đảm phân chia các lãnh vực ảnh hưởng ở châu Âu sau chiến tranh và ở Viễn Đông là chấp nhận được. Chúng ta đồng tình rằng chính phủ Ba Lan lưu vong phải nhận được một số chức vụ quan trọng trong chính phủ liên hiệp mới. Các đòi hỏi của Roosevelt và Churchill đưa ra ở Yalta, chúng tôi cảm thấy là cực kỳ ấu trĩ: từ quan điểm của chúng ta, thành phần chính phủ Ba Lan sau chiến tranh sẽ do các thành phần được sự ủng hộ từ phía Hồng quân.

    Vào giai đoạn trước hội nghị Yalta, Hồng quân tiến hành các hoạt động chiến đấu tích cực chống bọn Đức và có thể giải phóng phần lớn lãnh thổ Ba Lan. Tiên đoán bước ngoặt thuận lợi cho chúng ta trong tất cả các nước Đông Âu là chẳng khó khăn gì - đặc biệt ở nơi nào ĐCS có vai trò tích cực trong các uỷ ban cứu quốc trên thực tế là cựu chính phủ lâm thời nằm dưới ảnh hưởng và chịu kiểm soát một phần của chúng ta.

    Chúng ta có thể thể hiện sự mềm dẻo và đồng tình đối với việc tiến hành những cuộc bầu cử dân chủ, bởi các chính phủ lưu vong không cách gì chống đối nổi ảnh hưởng của chúng ta. Thí dụ, Benes chạy khỏi Tiệp Khắc sang Anh bằng tiền của NKVD. Muộn hơn Lidovich Xvoboda trở thành tổng thống Tiệp Khắc luôn luôn định hướng về Liên Xô. Lãnh đạo tình báo Tiệp, đại tá Moravets, về sau là tướng, từ 1935 đã cộng tác, đầu tiên với tình báo quân đội, sau với NKVD, điều không ngăn cản ông ta giữ tín niệm chống Liên Xô, đã tiếp xúc chặt chẽ với Tsitsaev nhóm trưởng của ta ở London. Nhà vua Rumani trẻ tuổi Mikhai cần sự nâng đỡ của những nhóm cắm sâu của chúng ta có liên hệ với sự lãnh đạo của ĐCS Rumani để bắt giữ tướng Antonescu, cắt đứt liên minh với Hitler và gia nhập liên minh chống Hitler. Tình hình ở Bungari hình cũng hoàn toàn thuận lợi, xét đến sự có mặt và ảnh hưởng của George Dimitrov huyền thoại, cựu chủ tịch Quốc tế cộng sản. Trong thời gian tiến hành hội nghị Yalta chúng ta đã chuẩn bị bí mật chuyển quặng uran khai thác ở núi Rodosk Bungari.


    [...]
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Sứ mệnh của Harriman

    Năm 1945 tôi gặp Harriman, đại sứ Mỹ ở Liên Xô. Buổi gặp gỡ đầu tiên là ở Bộ Ngoại giao: tôi được giới thiệu là Pavel Matveev, cán bộ ban thư ký của Molotov, chịu trách nhiệm về chuẩn bị kỹ thuật của hội nghị Yalta. Sau buổi gặp chính thức đầu tiên tôi mời Harriman ăn trưa tại Aragvi lúc ấy nổi tiếng với những món ăn Gruzia. Harriman có vẻ khoan khoái. Tôi đưa theo công tước Radzivill như phiên dịch của mình được giới thiệu với Harriman với tư cách nhà ái quốc Ba Lan đang sống lưu vong ở Moskva (trong khi đó ông là điệp viên trực thuộc Beria). Đối với Harriman và Radzivill đó là cuộc gặp gỡ của những người quen cũ. Harriman làm chủ một nhà máy hóa chất, nhà máy sứ, hai mỏ than và kẽm ở Ba Lan. Quan trọng hơn nữa là Radzivill và Harriman đồng sở hữu liên hợp than đá- thép nơi cần đến 40 nghìn công nhân. Ở tổ quốc mình Radzivill là một nhân vật chính trị khá nổi bật, vốn là nghị sĩ và chủ tịch uỷ ban hiến pháp về ngoại giao. Năm 1930 ông giúp Harriman mua được cổ phần một số xí nghiệp Ba Lan trong điều kiện cạnh tranh khá quyết liệt từ phía các doanh nhân Pháp và Bỉ.

    Vào những năm 30 Beria đã chiêu mộ Radzivill và chuyển trở lại Đức. Cuối năm 1944 hay đầu 1945 tôi được thông báo: Radzivill bị bắt giữ và chuyển về Moskva; Beria ra lệnh sử dụng ông ta vào các tiếp xúc thăm dò vối người Mỹ ngay trước hội nghị Yalta. Vào thời gian ấy quan hệ của chúng ta với Ba Lan đang căng thẳng. Ủy ban thân cộng sản ở Lublin tuyên bố mình là chính phủ của đất nước để đối chọi với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Chúng ta dự định lợi dụng Radzivill đế trấn an những người Ba Lan thân Anh. Các chính quyền Mỹ và Anh trong khi đó như chúng tôi rõ, bắt đầu điều tra chỗ cư trú của bí mật Radzivill.

    Sự kiểm tra thông thường các quan hệ của ông ta trước chiến tranh cho chúng tôi thấy: Radzivill có quan hệ làm ăn với Harriman. Biết về điều đó, lập tức Beria ra lệnh về việc chuyển Radzivill từ Lubianka nơi đến lúc ấy ông ta đã kịp ngồi tù gần một tháng, tới căn hộ ở ngoại thành Moskva chịu sự giam giữ tại gia. Beria quyết định dùng Radzivill làm môi giới trong tiếp xúc với Harriman.

    Trong bữa trưa tại Aragvi tôi dự định nói về sự chịu đựng của chúng ta liên quan tới các cha cố Gia tô giáo, Thanh giáo và Chính thống, thậm chí cả với những kẻ mà trong chiến tranh đã cộng tác với chính quyền Đức tại các lãnh thổ bị chiếm đóng. Tôi cũng định bàn bạc trong bữa ăn số phận của các linh mục nhà thờ Chính thống Nga và đoan chắc với Harriman rằng chính phủ Xô viết không truy nã các chức sắc Chính giáo.

    Khi tôi nói về điều này, Harriman nhận xét rằng cuộc bầu cử Giáo chủ mới đây đã gây ấn tượng thuận lợi cho dư luận Mỹ. Chúng tôi chẳng bàn thêm được những vấn đề nào khác nữa bởi vì Harriman cảm thấy Radzivill nói chung không phải là một phiên dịch chính thức và đã bàn với ông ta mọi viễn cảnh kinh doanh có thể liên quan đến sự thành lập những xí nghiệp hợp tác ở Liên Xô sau chiến tranh. Theo lời Harriman, chiến bại của Đức có thể một cách logic dẫn tới việc hợp tác kinh tế Xô - Mỹ trở thành hiện thực. Chúng ta cần sự giúp đỡ kinh tế, vì thế chúng ta cho phép tư bản Mỹ vào để nâng lên nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh hủy hoại. Harriman tính rằng phía Mỹ có thể kiếm lợi rất nhiều khi tham gia vào phục hồi nền kinh tế của chúng ta.

    Tôi nói với đại sứ Mỹ rằng chúng ta cám ơn vì thông tin được chuyển cho chúng ta qua kênh ngoại giao về các tiếp xúc của những điệp viên Mỹ với những nhân vật được uỷ nhiệm đặc quyền của Gerdeler và của tướng Beck ở Thụy Sĩ. Người Mỹ công khai thông báo cho chúng ta những kế hoạch đưa nước Đức ra khỏi cuộc chiến. Tôi nhắc về việc chúng ta đã thông tin cho Văn phòng quốc gia Mỹ những tiếp xúc bí mật của chúng ta với người Phần Lan với mục đích ký kết hiệp ước hoà bình mà trong đó đóng vai trò trung gian là gia đình Vallenberg.

    Cuối cùng tôi hỏi Harriman, người Mỹ chờ đợi gì từ hội nghị Yalta. Mục đích của tôi trong khi đó quy lại là để sớm chuẩn bị lập trường về những vấn đề tế nhị nhất mà người Mỹ sẽ đụng chạm đến. Thí dụ, tương lai của Ba Lan, các biên giới sau chiến tranh ở châu Âu hay số phận Nam Tư, Hy Lạp và Áo. Thế nhưng Harriman chưa sẵn sàng tới một cuộc trò chuyện tương tự. Tôi hiểu rằng ông cần chỉ dẫn. Ông quan tâm hơn việc Radziviil định ở lại Moskva bao lâu. Tôi cam đoan rằng Radzivill có thể tự do đi London, nhưng lại thích đi thẳng về Ba Lan hơn ngay khi đất nước thoát khỏi bọn Đức.

    Harriman bất ngờ đặt câu hỏi về sự lôi kéo tư bản Do Thái để khôi phục nền kinh tế của chúng ta bị chiến tranh huỷ hoại. Nói riêng, ông cho biết các giới kinh doanh Mỹ ủng hộ ý tưởng sử dụng tư bản Do Thái để phục sinh tỉnh Gomel ở Beloruxia - nơi sinh sống của phần đông người Do Thái.

    Tôi tìm mọi cách cố chuyển câu chuyện sang đề tài khoa học. Và thế, tôi khuyên Harriman chú ý đến các xử sự của con gái ông mà những trò phiêu lưu với đám trẻ ở Moskva có thể gây cho cô ta thiệt hại lớn: trong thành phố đủ loại du côn, điều không có gì lạ nếu tính đến những khó khăn của thời chiến. Những nhận xét của tôi được nói mềm mỏng, thân tình và cố ý nhấn mạnh rằng, tất nhiên chính phủ chúng ta sẽ cố không để có những hành động nào bôi nhọ thanh danh của chính Harriman cũng như gia đình ông. Trong khi đó tôi lưu ý đặc biệt rằng Harriman có được lòng kính trọng của lãnh đạo quốc gia chúng ta. Những ngăn ngừa này không hề là sự đe dọa lẫn ý đồ tống tiền nào đó. Ngược lại, mục đích của chúng ta là cho ông ta thấy không hề có những sự khiêu khích nào đối với ông ta. Cái sự kiện là chúng tôi bàn bạc với ông không chỉ những vấn đề ngoại giao mà còn những vấn đề hoàn toàn riêng tư, thêm nữa vấn đề lại khá tế nhị, chỉ cho thấy độ tin cậy của chúng ta. Nhưng Harriman không hề có phản ứng khi tôi thể hiện mối quan tâm về việc cung cấp vodka và trứng cá đen cho những hội nghị sắp tới ở Krưm.

    Trò chuyện với Radzivill, Harriman nhấn mạnh rằng Yalta cần phải bật đèn xanh cho những khởi sự kinh doanh tương lai tại Đông Âu thời hậu chiến và ở Liên Xô. Giữ mạch trò chuyện tôi nói rằng ý nghĩa của việc Radzivill bí mật đến Moskva là để loại trừ đủ thứ tin đồn, dường như bạn của Goering sắp xuất hiện ở Thuỵ Điển hoặc Anh với tư cách người đưa tin của Hitler. Radzivill không những lập tức dịch những lời của tôi mà từ phía mình đã ủng hộ tôi, khẳng định ý định của mình xuất hiện ở châu Âu chỉ sau chiến tranh. Bởi nhẽ trong cuộc gặp gỡ, như một quan chức cao cấp của chính phủ, tôi nhân danh lãnh đạo đã tặng quà Harriman - một bộ đồ uống trà.

    Cuộc trò chuyện của tôi với Harriman ở Aragvi, sau đó tại khách sạn Xô viết được ghi băng. Sau đó chúng tôi nghe băng ghi, cố tìm trong đó những nét bổ sung để xác lập chân dung tâm lý các thành viên phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Yalta. Điều này đối với Stalin còn quan trọng hơn những tin tình báo: khả năng thiết lập các tiếp xúc cá nhân với những người đứng đầu các phái đoàn phương Tây, Roosevelt và Churchill là điều quyết định. Và đích thực, những quan hệ cá nhân của các thủ lĩnh thế giới đóng vai trò khổng lồ khi bàn bạc và tiếp nhận các tài liệu tại hội nghị Yalta.

    Tháng 11 - 1945 khi Stalin nghỉ ở Krưm, Harriman vô vọng cố gặp được ông để bàn bạc các kế hoạch hợp tác kinh tế và chính trị. Tôi nghe kể, ông ta đã đến gặp Molotov và thuyết phục ông ấy rằng ông là bạn của chúng ta, trong suốt mấy năm luôn bàn những vấn đề tế nhị với những nhân vật có chức quyền Xô viết và riêng với Stalin. Thế nhưng lần này Molotov hững hờ và quan cách. Điều đó có nghĩa là từ đây Harriman không còn là mối quan tâm đối với phía chúng ta và ông đã bị cấm tiếp cận với cấp cao nhất của chúng ta. Harriman rời Moskva vào cuối tháng 1 - 1946.


    [...]
     
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Phái viên và đặc phái viên của Roosevelt

    Mùa hè 1941 Harry Hopkins, cố vấn của tổng thống Roosevelt đề nghị với đại sứ ta ở Washington Umanxky thiết lập những quan hệ mật. Như Umanxky kể với tôi, ông ta làm theo chỉ thị trực tiếp của tổng thống. Tháng 12 - 1941 Stalin cử Litvinov tiếp xúc với Hopkins và đã lập tức thiết lập các quan hệ gần gũi với ông ta.

    Trước bất cứ chuyến đi thăm chính thức nào danh sách những người tham gia đàm phán nhất thiết phải trao cho NKVD (hay NKGB). Trong trường hợp này danh sách tất cả các thành viên phái đoàn Mỹ tại hội nghị Yalta do tôi nhận. Trong đó có số liệu chi tiết kể cả các mối liên hệ và thái độ đối với đất nước ta.

    Một trong những quan chức Mỹ mà chúng ta có quan hệ bí mật, thuộc thành phần đại biểu Mỹ tham dự các thương thuyết Yalta. Người đó là Ellger Hiss, ông ta là người được tin cậy của Hopkins. Trong những cuộc trò chuyện với Umanxky, còn sau đó là với Litvinov Hiss đã hé lộ kê hoạch của Washington. Ngoài ra, ông ta cũng rất gần gũi với một số “nguồn” cộng tác với tình báo quân đội Xô viết và với những điệp viên tích cực của chúng tôi ở Mỹ. Theo những kênh đặc biệt của tình báo quân đội chúng ta biết rằng từ Hiss đến với chúng tôi một thông báo: người Mỹ sẵn sàng đi đến thoả thuận về châu Âu tương lai.

    Trong hồ sơ của chúng tôi về Hopkins chỉ rõ, ông có cảm tình với Liên Xô và là người theo phái hợp tác sau chiến tranh giữa hai chính phủ Xô - Mỹ. Thế nhưng không hề nói rằng Hiss, cán bộ văn phòng nhà nước, là điệp viên của tình báo ta.

    Năm 1993 tôi trò chuyện với một đồng nghiệp một thời gian là nhóm trưởng tình báo quân đội ở London và New York. Theo lời ông, Hiss trở thành nguồn thông tin của chúng ta ở Washington vào đầu và giữa những năm 30. Thuộc nhóm ấy mà đứng đầu là nhà kinh tế sinh ở Nga Natan Silvermaster, có cả những điệp viên của ta cũng như những người là nguồn thông tin mật, nhưng tên tuổi không được ghi ở bất kỳ tài liệu nào bởi không ai trong số họ ký về văn bán hợp tác.

    Các bản báo được dịch ra tiếng Nga, theo thông lệ chúng tôi báo cáo với Stalin và Molotov. Theo tôi nhớ, dù tôi có thể nhầm, Hiss được xem như nguồn “Maks”, nhưng ông ta không có chút khái niệm nào về điều đó.

    Cuối những năm 40 khi Hiss bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô, người Mỹ không đưa ra được chứng cứ nào thuyết phục, mà thực ra chúng cũng không có. Hiss đã gần gũi với những người cộng tác với tình báo quân đội Xô viết, có thế là nguồn thông tin được chuyển cho các cơ quan đặc biệt của ta, thế nhưng ông chưa bao giờ là điệp viên theo đúng nghĩa của từ này.

    Bạn tôi, sĩ quan tình báo quân đội đã nghỉ hưu, nhớ lại rằng trong ban quản trị của Roosevelt chúng ta có một nguồn thông tin rất quan trọng. Đó là trợ lý của Roosevelt về tình báo có quan hệ xấu với William Donovan và Edgar Hoover, các lãnh đạo Tổng cục chiến lược và FBI. Thời ấy Roosevelt lập một mạng lưới tình báo không chính thức mà ông sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ tế nhị. Hiss cũng như Hopkins và Harriman thuộc nhóm nhỏ những nhân vật được tin cậy này.

    Có thể điều đó lý giải tại sao Truman lên thay Roosevelt, đã không lập tức loại Hiss ra. Một lời cảnh cáo mềm mỏng ông nhận được, những lời buộc tội mơ hồ đưa ra chống lại ông, và cuối cùng, lập trường trung lập mà chính phủ Mỹ giữ trong vấn đề này, chỉ ra rằng Hiss biết quá nhiều, điều có thể ảnh hưởng đến thanh danh cả Roosevelt lẫn Truman. Bạn tôi, cựu binh tình báo quân đội cho rằng trong lưu trữ của FBI hẳn có nhiều tư liệu hơn về Hiss so với những gì được trình ra toà, có khả năng, giữa Roosevelt và Truman tồn tại thoả thuận ngầm hạn chế sự buộc tội Hiss chỉ bằng chứng cứ ngụy tạo mà thôi.

    Nên lưu ý rằng 80% thông tin tình báo về các vấn đề chính trị đến không phải từ các điệp viên mà từ các nguồn bí mật. Thông thường các nguồn này phản gián lần ra, nhưng chứng minh hành động gián điệp bao giờ cũng là vấn đề. Đường lối tình báo Xô viết quy lại là để các đảng viên cộng sản không dính líu với hoạt động tình báo của chúng ta. Nếu nguồn thông tin là quá quan trọng, thì người ta sẽ được lệnh ra khỏi Đảng nhằm bày tỏ sự thất vọng của mình vào chủ nghĩa cộng sản.

    Trong những năm chiến tranh Hopkins và Harriman giữ quan hệ riêng, không chính thức với chính phủ Xô viết - tôi cho rằng họ hành động theo chỉ thị của Roosevelt. Còn Stalin dựa vào sự quan hệ không chính thức chỉ vào đầu chiến tranh, lợi dụng Umanxky và Litvinov. Khi ông vừa thiết lập được các quan hệ riêng với Roosevelt ở Teheran, ông không còn cần giữ Litvinov, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, nói thông thạo tiếng Anh, Đức, Pháp ở lại Mỹ. Việc cử Gromưko làm đại sứ ở Mỹ năm 1944 chứng tỏ rằng đã thiết lập được tiếp xúc riêng giữa Stalin và Roosevelt. Ông không cần thêm nữa những nhà trung gian như Litvinov và Umanxky.

    Muộn hơn Stalin từ giã tất cả những ai giữ những tiếp xúc không chính thức với các phái viên của Roosevelt. Thông báo về việc phiên dịch riêng của Roosevelt - con trai của một trong số thủ lĩnh tổ chức khủng bố bạch vệ “Liga Obera” tham gia vụ ám sát Voikov đại sứ Liên Xô ở Varsava, tôi nhận được hai ngày trước khi bắt đầu hội nghị Yalta. Tôi cấp tốc báo cáo về điều đó với Bogdan Kobulov, ông này - cho Beria đang ở Yalta, và theo mệnh lệnh của ông Krulov chính thức chịu trách nhiệm bảo vệ các phái đoàn và giữ tiếp xúc thường xuyên với các cơ quan đặc biệt Anh - Mỹ, đã thông tin cho chỉ huy cơ quan bảo vệ Mỹ. Phiên dịch lập tức bị đưa đi khỏi Yalta lên con tàu Mỹ neo ở cạnh bờ biển Krưm.


    [...]
     
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. Kế hoạch Marsall. Sự kiện ở Bungari và Tiệp Khắc những năm 1946 - 1948

    Thoạt đầu lãnh đạo Liên Xô nghiêm túc xem xét sự tham gia của Liên Xô vào “kế hoạch Marsall”. Tôi nhớ cuộc gặp của mình với Vetrov trợ lý của Molotov trước chuyến đi của ông sang Paris vối Molotov để tham gia thương thuyết về tương lai châu Âu. Đó là năm 1947. Vetrov bạn cũ của tôi từ thời còn làm việc tại Riga năm 1940, kể với tôi rằng đường lối của ta xây dựng trên sự hợp tác với các đồng minh phương Tây trong hiện thực hoá “kế hoạch Marsall”, trước tiên là hồi sinh nền công nghiệp bị huỷ hoại bởi chiến tranh tại Ucraina, Beloruxia và Leningrad.

    Bất ngờ đường lối chính trị thay đổi đột ngột. Tôi được mời đến Ủy ban thông tấn. Vưsinxky, quyền chủ tịch uỷ ban khi Molotov vắng mặt, và Fedotov phó của ông thông báo rằng, nhận được thông tin quan trọng từ điệp viên mật danh “Stuart” (đó là Donalt Maklin). Vốn là bí thư thứ nhất sứ quán Anh tại Mỹ và thực hiện trách nhiệm chánh văn phòng sứ quán, Maklin tiếp xúc được với thư từ bí mật đặc biệt. Trong tin báo khẳng định: mục đích của “kế hoạch Marsall” là xác lập sự thống trị kinh tế của Mỹ ở châu Âu.

    Tổ chức kinh tế thế giới về phục hồi công nghiệp châu Âu sẽ nằm dưới sự kiểm soát của tư bản Mỹ. Nguồn thông tin này không phải là ai khác mà chính ngoại trưởng Anh Ernest Bevin. Kế hoạch này tiên liệu trước sự khác biệt trong phát triển kinh tế của các nước Đông và Tây Âu.

    Nói chung giá trị của D.Maklin đối với các đường lối đối ngoại là lớn hơn hẳn rất nhiều so với các tài liệu đến từ Filby. Filby có giá trị đặc biệt đối với các chiến dịch của cơ quan an ninh, bởi các số liệu của ông cho phép chặt đứt một loạt hoạt động lớn của tình báo Anh và Mỹ ở Anbani và Tây Ucraina năm 1951.

    Vưsinxky muốn không chậm trễ báo cáo về tin này với Stalin. Thế nhưng, ông cần biết chắc độ tin cậy của điệp viên mà từ đó thông tin phát đi, thêm nữa không chỉ trong chính Maklin mà cả trong các điệp viên khác thuộc nhóm Cambrige - Filby, Berges, Kernkross và Blant. Vưsinxky e ngại rằng những người này bị bôi nhọ bởi các mối liên hệ trong quá khứ với Orlov. Nhỡ đâu giờ đây họ chơi trò hai mặt?

    Vưsinxky hỏi tôi. Tôi đáp rằng tôi chịu trách nhiệm về những chỉ thị tôi ký, nhưng về công việc của Maklin tôi chỉ có tin tức đến năm 1939, còn từ 1942 tôi không có báo cáo nào về ông ta.

    Cuối cuộc nói chuyện tôi nhắc Vưsinxky nhớ là chính Stalin ra lệnh để NKVD không tìm kiếm Orlov ở nước ngoài và không săn đuổi gia đình ông ta. Sau sự nhắc nhở đó Vưsixnky có vẻ tin rằng không có cơ sở để nghi ngờ, mà nghĩa là nên báo cáo về tin tức với Stalin. Nếu thông tin của Maklin thiếu chính xác thì Vưsinxky hiểu là có thể phủi tay, viện tối lệnh của Stalin để Orlov yên. Ngoài ra, cuộc nói chuyện của chúng tôi diễn ra trước Fedotov người có thể dùng làm nhân chứng chống lại tôi, nếu thông tin của Maklin là giả.

    Trong thông báo cũng nói rằng “kế hoạch Marsall” tiên liệu việc Đức ngừng trả bồi thường chiến tranh. Điều đó lập tức làm lãnh đạo Liên Xô cảnh giác, bởi vào thời ấy bồi thường chiến tranh về thực chất là nguồn duy nhất của các phương tiện nước ngoài để hồi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá.

    Tại Yalta và Postdam các bên đã đi đến thỏa thuận rằng nước Đức sẽ trả bồi thường chiến tranh bằng các thiết bị, máy cái công nghiệp và máy móc, xe hơi, xe tải và vật liệu xây dựng một cách đều đặn - trong vòng 5 năm. Sự cung ứng này là đặc biệt quan trọng cho công nghiệp hoá chất và chế tạo máy đang cần hiện đại hóa. Thêm nữa việc sử dụng các cung ứng ở Liên Xô không chịu sự kiểm soát quốc tế, điều đó có nghĩa là chúng ta có quyền sử dụng chúng cho bất cứ mục đích gì.

    Theo “kế hoạch Marsall” hiện thực hoá tất cả các đề án trợ giúp kinh tế của nước ngoài phải nằm dưới sự kiểm soát quốc tế, thực tế là của Mỹ. Kế hoạch này có thể chấp nhận được nếu nó là sự bổ sung cho sự chuyển đều đặn bồi thường chiến tranh từ Đức và Phần Lan. Thông báo nhận từ Maklin rõ ràng cho thấy chính phủ Mỹ và Anh muốn nhờ “kế hoạch Marsall” đình chỉ bồi thường chiến tranh cho Liên Xô và các nước Đông Âu và cho sự giúp đỡ quốc tế dựa trên không phải hiệp định hai bên mà trên sự kiểm soát quốc tế.

    Điều này là tuyệt đối không chấp nhận được, nó cản trở sự kiểm soát của chúng ta đối với Đông Âu. Mà điều đó có nghĩa rằng các ĐCS đã tự khẳng định ở Rumani, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungari sẽ mất đi những đòn bẩy của quyền lực. Rất đáng nhớ, một năm rưỡi sau khi “kế hoạch Marsall” bị gạt bỏ, hệ thống đa đảng ở Đông Âu bị thủ tiêu với sự tham gia tích cực của chúng ta.

    Theo chỉ thị của Stalin, Vưsikxky gửi mật mã cho Molotov ở Paris khái quát thông tin của Maklin. Dựa trên thông tin này, Stalin đề nghị Molotov phát biểu chống lại việc hiện thực hoá “kế hoạch Marsall” tại Đông Âu.

    Sự đối kháng được tiến hành bằng những cách khác nhau. Thí dụ, riêng Vưsinxky tiến hành đàm phán với vua Rumani Mikhai về việc ông từ chối sang ở Mexico với các đảm bảo. Chúng ta cũng tặng ông huân chương “Chiến thắng”, chính phủ Rumani xác lập chi phí suốt đời cho ông.

    Những sự kiện ở Ba Lan những năm 1946 - 1947 phát triển căng thẳng đối với các quyền lợi đối ngoại của Liên Xô. Con át chủ bài của giới lãnh đạo Ba Lan thân với Liên Xô là vấn đề về biên giới mới, về những vùng đất chuyển cho Ba Lan từ nước Đức theo các thoả thuận của Liên Xô, Anh và Mỹ ở Postdam năm 1946. Chúng ta đã ủng hộ về kỹ thuật và tổ chức cho chính phủ Berut trong tiến trình chiến dịch bầu cử. Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Xelivanovxky mấy lần sang Ba Lan với một nhóm lớn cán bộ kỹ thuật- tác chiến đứng đầu là Cục trưởng Cục kỹ thuật tác chiến Palkin.

    Theo tuyến cơ quan tình báo và phá hoại được gửi sang Ba Lan nhóm tác chiến đứng đầu là Anh hùng Liên Xô đại tá Mirkovxky. Nó có giúp đỡ thiết thực cho cơ quan an ninh Ba Lan trong cuộc đấu tranh với các đơn vị du kích tàn quân Kraiova và trong tổ chức chiến dịch thông tin giả chống lại tình báo Anh và Mỹ vẫn tiếp tục cho đến tận năm 1952.

    Tình hình hiếm có đã hình thành ở Bungari. Trong thời gian chiến tranh tôi thường gặp Georgi Dimitrov người đứng đầu Quốc tế cộng sản cho đến khi nó được giải thể năm 1943. Trong một năm ông là trưởng ban quốc tế của BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Năm 1944 khi Dimitrov trở về Bungari, ông cho phép Nữ hoàng và con trai bà, thái tử, khi rời đất nước đem theo toàn bộ tài sản gia đình. Biết mối de dọa của các giới quân chủ lưu vong, Dimitrov quyết định thủ tiêu toàn bộ phái đối lập chính trị: các nhân vật chủ chốt của nghị viện cũ và chính quyền nhà vua Bungari bị thanh trừng và bị thủ tiêu. Kết quả hành động này là Dimitrov trở thành nhà lãnh đạo cộng sản duy nhất ở Đông Âu không có tổ chức đối lập giữa giới lưu vong cạnh tranh quyền lực một cách thực tế. Những người thừa kế Dimitrov lợi dụng thành quả của tình huống này được hơn 30 năm. Tướng Ivan Vinarov một trong những lãnh đạo tình báo Bungari, làm việc dưới sự chỉ đạo của tôi trong Tổng cục 4 thời chiến tranh, muộn hơn khi chúng tôi gặp nhau vào những năm 70 ở Moskva đã nói: chúng tôi sử dụng kinh nghiệm của các anh và đã tiêu diệt tất cả những kẻ đối lập trước khi chúng kịp chạy sang phương Tây.

    Mặc dù thế, tình thế ở Bungari đôi khi rất căng thẳng. Vào những ngày khủng hoảng chính trị gay gắt năm 1947 chúng tôi chuyển cho Dimitrov một nhóm cán bộ của cơ quan đặc biệt đứng đầu là đại tá Xtudnikov. Nhiệm vụ của họ là giúp cơ quan an ninh Bungari vô hiệu hoá và khi cần thì gạt bỏ các đối thủ chính trị của Dimitrov. Đứng đầu sự phối hợp trực tiếp các hành động của cơ quan đặc chúng ta và Bungari là thành viên ban lãnh đạo Bungari Tservenkov cũng là người họ hàng của Dimitrov.

    Tình hình ở Tiệp Khắc có khác. Nhóm trưởng của chúng ta ở Praha Borix Rưbkin đến cuối 1947 đã tạo lập một mạng lưới bí mật hoạt động dưới vỏ bọc hãng xuất nhập khẩu chế tác kim hoàn, sử dụng nó như cơ sở cho mọi chiến dịch phá hoại có thể ở Tây Âu và Cận Đông. Sản phẩm kim hoàn Tiệp nổi tiếng khắp thế giới, điều đó làm giảm nhẹ cho Rưbkin nhiệm vụ thành lập các hãng con tại những thủ đô Tây Âu và Cận Đông. Trong nhiệm vụ của Rưbkin có việc sử dụng phong trào người Kurd chống vua Iran và các nhà cầm quyền Iraq, vua Feixal II và thủ tướng Nuri Xaid. Cuối năm 1947 Rưbkin chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Praha, nhưng đến lúc đó nhóm của ông đã bắt đầu hoạt động tích cực.

    Năm 1948 trước khi chuyển chính quyền từ tay Benes sang tay Klement Gotvald, Molotov gọi tôi vào văn phòng Kremli và ra lệnh đi sang Praha và, tổ chức gặp kín với Benes, đề nghị ông ta rời khỏi chức vụ khi chuyển chính quyền cho Gotvald, thủ lĩnh của ĐCS Tiệp Khắc. Để nhắc Benes về các liên hệ chặt chẽ không chính thức của ông với Kremli, tôi phải đưa ra giấy biên nhận 10.000 đôla do thư ký của ông ký năm 1938, số tiền ấy cần cho Benes và người của ông ta để đi sang Anh. Trong trường hợp ngược lại tôi phải nói với ông ta rằng chúng ta sẽ tìm ra biện pháp làm rò rỉ thông tin về hoàn cảnh chạy trốn của ông ta khỏi đất nước và về tài trợ tài chính cho ông ta, về hiệp ước cộng tác ngầm của tình báo Tiệp và Liên Xô ký năm 1935 tại Moskva, về hiệp định bí mật chuyển Ucraina Karpat cho chúng ta và về sự tham gia của chính Benes trong việc chuẩn bị bạo động năm 1938 và việc ám sát thủ tướng Nam Tư.

    Molotov nhấn mạnh rằng tôi không được uỷ quyền tiến hành bất cứ thương thuyết nào về các vấn đề chính trị Tiệp Khắc: nhiệm vụ của tôi chỉ là truyền đạt những điều kiện của chúng ta, cho phép Benes tự lựa chọn giải pháp thực hiện. Molotov nhắc lại các chỉ dẫn rất rành rọt và nhìn chăm chắm vào mắt tôi qua kính một tròng. Tôi trả lời rằng một nhiệm vụ tế nhị như vậy phù hợp hơn Zubov, nhóm trưởng của chúng tôi ở Praha những năm trước chiến tranh, người bị Stalin và Molotov có thời đã nhốt vào tù vì rằng năm 1938 ông đã thông báo về tính không hiện thực của kế hoạch Benes dựa vào những kẻ đáng ngờ ở Belgrad và, hơn nữa, đã không cho họ tiền. Đáp lại Molotov nói tôi phải thực hiện nhiệm vụ với những phương cách do chính tôi cân nhắc. Rõ ràng ông ta không muốn nhận về mình trách nhiệm, ông ta chỉ cần kết quả. Tôi phải rời Praha sau 12 giờ, không đợi lời đáp của Benes.

    Cùng với Zubov (từ tháng 9 - 1946 Zubov đã nghỉ hưu; sau khi ra tù ông đã trở thành phế nhân: đi khập khiễng chống gậy) chúng tôi đi tàu hoả sang Praha tháng 1 - 1948, nhưng không dừng ở sứ quán mà ở tại một khách sạn khiêm tốn nơi chúng tôi tự giới thiệu là thành viên của một đoàn thương mại Xô viết. Binh đoàn chúng ta gồm 400 người mặc đồ dân sự đã có mặt ở Praha. Nhóm này được chuyển ngầm sang để giúp đỡ và bảo vệ Gotvald.

    Các đại diện Xô viết chính thức đã gây áp lực cho Benes, chúng tôi lại còn phải thêm phần của mình. Zubov nhờ các mối liên hệ cũ đã gặp Benes 15 phút tại dinh thự ông ta. Theo chỉ dẫn Zubov nói với Benes rằng không chờ câu trả lời, mà chỉ truyền đạt một thông điệp không chính thức. Benes có vẻ như bị đánh gục, cố làm tất cả những gì có thể để tránh sự bùng nổ vũ lực và rối loạn ở Tiệp Khắc.

    Hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi lên tàu Praha- Moskva. Khi tàu vừa qua biên giới, tôi lập tức, lợi dụng các kênh liên lạc của tỉnh uỷ địa phương gửi mật mã cho Molotov và bản sao cho Abakumov bộ trưởng an ninh lúc đó: “Sư tử đã được tiếp và chuyển thông điệp” (Sư tử là mật danh của Zubov). Sau một tháng Benes nhường dây cương lãnh đạo cho Gotvald.


    [...]
     
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    5. Tổ chức lại các cơ quan an ninh và tình báo vào những năm 1946 - 1947

    Vào cuối chiến tranh vị trí công tác của tôi càng được củng cố: Tổng cục 4 mà tôi lãnh đạo đã đóng góp đáng kể được thừa nhận vào chiên thắng của chúng ta. Trong 28 chiến sĩ Treka được tặng thưởng huân chương cao quý nhất - danh hiệu Anh hùng Liên Xô, 23 người là sĩ quan và cán bộ của Tổng cục tôi. Tháng 12 - 1945 tôi được vinh dự đặc biệt báo cáo chính thức tại cuộc họp thường niên cán bộ bộ máy NKGD- NKBD kỷ niệm ngày truyền thống thành lập Treka. Nhanh chóng tôi được bầu là đảng uỷ viên Bộ An ninh Quốc gia.

    Còn từ tháng 7 - 1945, ngay sau kết thúc cuộc chiến, trước hội nghị Potsdam, Stalin ký sắc lệnh phong cho sĩ quan và lãnh đạo an ninh quốc gia và nội vụ quân hàm tương đương với Hồng quân (trung tá - đại tá, chính uỷ an ninh quốc gia bậc 3 - trung tướng, bậc 2 - thượng tướng, bậc 1 - đại tướng; tổng chính uỷ - nguyên soái). Beria nhận danh hiệu nguyên soái tháng 7 - 1945. Fitin và tôi được phong hàm trung tướng, còn Eitingon - thiếu tướng. Đó là lần đầu tiên tên tôi và Eitingon được nhắc đến trên các trang báo trong nước.

    Trong khi đó “chiến tranh lạnh” đã có tính chất khắc nghiệt, dẫn đến việc tổ chức lại cơ cấu các cơ quan tình báo năm 1947. Chiến tranh cho thấy rằng tình báo chính trị và quân sự không phải bao giờ cũng đủ trình độ chuyên nghiệp để đánh giá và phân tích toàn bộ thông tin mà họ nhận được từ các kênh. Và lúc đó Molotov, người trước hội nghị Yalta mấy lần chủ trì những cuộc họp của lãnh đạo các cơ quan tình báo, đã đề nghị thống nhất chúng vào một tổ chức trung tâm. Stalin đồng ý, thế là xuất hiện Ủy ban thông tấn mà gia nhập vào đó có Tổng cục 1 MGB và Tổng cục tình báo Bộ Quốc phòng (GRU). Bộ an ninh thì vẫn giữ trong thành phần của nó cơ quan tình báo và phá hoại đặc biệt - phòng trường hợp chiến tranh có thể hoặc đụng độ khu vực ở Cận Đông, châu Âu, vùng Balkan hay ở Viễn Đông. Một phân đội tương tự cũng được giữ lại ở Bộ Quốc phòng.

    Tổng cục tình báo của NKVD- NKGB trước kia là công cụ chủ yếu đảm bảo các quyền lợi an ninh quốc gia ở nước ngoài, thực chất, đã biến thành bộ phận phụ của Bộ Ngoại giao mà hoạt động chủ yếu của nó là ngoại giao chứ không phải tình báo. Cũng như Ủy ban thông tấn, Bộ chịu sự kiểm soát của Molotov. Kết quả là những chiến dịch thuộc NKVD- NLGB tiến hành thành công như chui vào tổ chức lưu vong, cài điệp viên vào các cơ quan đặc biệt của Anh và Mỹ và sự hợp tác với phản gián trong việc đàn áp các phong trào dân tộc chủ nghĩa vùng Baltic và Tây Ucraina, dần dần mất đi ý nghĩa. Ủy ban thông tấn được phê chuẩn cùng thời với CIA ở Mỹ. Đó là một ý đồ - sai lầm nghiêm trọng! - một cách tương tự phản ứng lại những thay đổi ở Mỹ.

    Thậm chí bây giờ sau sự sụp đổ của Liên Xô, tôi vẫn tin chắc: chức năng có hiệu quả của cơ quan đặc biệt ở nước Nga phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ của nó với các cơ quan an ninh. Chúng ta không có cơ sở chuyên nghiệp cho công việc cứ nói như cảnh sát thuế vụ, cơ quan hải quan v.v... Ở phương Tây các cơ quan này có những đòn bẩy quan trọng kiểm soát những lĩnh vực quan trọng của cuộc sống xã hội. Ở Nga các cơ quan này chỉ mới ra đời. Đồng thời cơ quan phân tích và đánh giá tin tức tình báo cần hoạt động độc lập, trực tiếp bàn bạc với lãnh đạo đất nước, chứ không phải chịu phụ thuộc vào những kẻ quan liêu và những nhà chính trị hay lãnh đạo có uy tín này khác của các cơ quan đặc biệt.

    Sự cần thiết trong một bộ máy như thế cảm thấy đặc biệt sâu sắc hiện giờ vì rằng như tôi nghe kể, thường có những thông tin mâu thuẫn của các cơ quan đặc biệt - SBR, FSB, FAPSI và các công sở khác - đang cạnh tranh lẫn nhau trong việc định hướng của lãnh đạo đất nước được đệ lên bàn tổng thống.

    Người ta không đi đến những kết luận như thế ngay được mà từ từ, đến năm 1951, chính xác hơn là năm 1952 khi Stalin ra lệnh để toàn bộ công tác tình báo tác chiến lại được tập trung vào Tống cục tình báo Bộ Quốc phòng và Tổng cục 1 mới (tình báo đối ngoại) của Bộ An ninh Quốc gia. Ủy ban thông tấn đóng vai trò trung tâm phân tích về xử lý thông tin tình báo chính trị và quân sự. Berges và Maklin bắt đầu làm việc ở đấy khi họ chạy sang được Liên Xô.

    Có thể, với lý do này những năm 1960 Khrusev đã thành lập Ban thông tin quốc tế trực thuộc BCH ĐCS Liên Xô để phân tích và xử lý tài liệu về các vấn đề chính trị và kinh tế đối ngoại. Sau những sự kiện tháng 8 - 1991 Gorbachev và Eltsin lại có sai lầm: thay vào chỗ soạn ra cơ chế kiểm soát nghị viện dân chủ xã hội đối với hoạt động của các cơ quan đặc biệt, họ đã hợp nhất công việc tác chiến và phân tích và tạo lập cơ quan tình báo đối ngoại mà trong hoạt động nước ngoài của mình không thể dựa vào các tài liệu của phản gián. Sự thiếu điều phối hiệu quả các hành động của các cơ quan an ninh trong nước, cảnh sát thuế vụ và hải quan vẫn là điểm yếu trong công việc của nó.

    Lãnh đạo Ủy ban thông tấn thoạt đầu là Molotov, sau đó 3 tháng là Vưsinxky còn sau ông ta là Zorin mà về sau là đại diện của Liên Xô tại Liên hợp quốc. Tôi đã có mặt tại mấy cuộc họp thời Vưsinxky: cho đến ngày cuối cùng giữ chức chủ tịch uỷ ban ông ta đã khéo tránh không ký một tài liệu quan trọng nào mà chuyển trách nhiệm cho các vị phó của mình. Luôn luôn ông ta nói: “Trong một công việc nghiêm túc như thế tôi hoàn toàn không thạo”.

    Theo lời ông ta, ông đã hai lần nói với đồng chí Stalin về nghiệp vụ yếu của mình trong những vấn đề hoạt động tình báo. Lần nào đến chỗ Stalin ông ta cũng mang theo người phó của mình. Ông ta hoàn toàn cởi mở muốn để ai đó chia xẻ với ông trách nhiệm: điều đó cho phép ông ta có khả năng trong trường hợp thất bại chuyển tội sang người khác. Tiện thể Vưsinxky còn thạo việc hơn nhiều so với những gì ông ta cố tự giới thiệu. Có lần trong bối cảnh không chính thức ông ta thú nhận rằng tình báo, về nguyên tắc, gắn với những điều khó chịu chứ không phải với thành công trong công việc. Ông ta đã đúng: trong công việc của chúng tôi thực sự không chỉ tính đến toàn thành công - sự mạo hiểm bao giờ vẫn cao. Cuối cùng ông ta đã thuyết phục được Stalin giải phóng cho ông khỏi gánh nặng này, và Zorin được cử giữ chức chủ tịch uỷ ban thông tấn.

    Trước những thay đổi đó, năm 1946 bất ngờ đối với tôi, Merkulov bị mất chức bộ trưởng An ninh quốc gia. Sau chiến tranh vấn đề tổ chức lại lực lượng vũ trang được đặt lên hàng đầu. Ngay sau điều đó Stalin đề nghị Bộ chính trị xem xét hoạt động của các cơ quan an ninh quốc gia và đặt trước chúng những nhiệm vụ mới. Muộn hơn Mamulov và Liudvigov kể với tôi rằng người ta đòi hỏi Merkulov trình lên Bộ Chính trị kế hoạch tổ chức lại Bộ An ninh Quốc gia. Trên cuộc họp Beria, theo lời của họ (cả hai phụ trách ban thư ký của Beria), đã đổ xuống đầu Merkulov sự thiếu khả năng định hướng trong công tác phản gián thời hậu chiến. Stalin chung ý kiến với ông khi buộc tội Merkulov hoàn toàn không có chuyên môn. Tại cuộc họp có hiện diện của các phó của Merkulov phải thảo luận những nhiệm vụ mới của Bộ An ninh. Phản gián quân đội (XMERS) thời chiến tranh thuộc Bộ Quốc phòng do Abakumov lãnh đạo và Stalin kiểm soát, giờ đây lại được trả về cho Bộ An ninh vì Stalin không đứng đầu Bộ Quốc phòng nữa. Buganin, một người không am hiểu quân sự, được cử giữ chức bộ trưởng Quốc phòng, ông ta được khẩn cấp phong hàm nguyên soái, tiếp ngay đó là sự cất nhắc.

    Lúc ấy tại cuộc họp xảy ra một cảnh thú vị. Stalin hỏi tại sao trưởng phản gián quân đội lại không thể đồng thời là thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia. Merkulov đồng ý ngay với ông để Abakumov được cử làm thứ trưởng thứ nhất. Lúc ấy Stalin nhận xét cay độc rằng Merkulov xử sự tại Bộ chính trị như một kẻ theo đuôi và nên thay ông ta ở chức bộ trưởng An ninh. Giống như Merkulov có sai lầm khi dễ dàng đồng ý với đề nghị của Stalin, nhưng thực tế thì Stalin đơn giản tìm một nguyên cớ thích hợp để gạt bỏ Merkulov. Stalin đã có sẵn ứng cử viên - Ogolsov, một người trung thực, người tỉnh lẻ, chưa bao giờ làm việc ở Trung tâm; mới nửa năm ông ta được chuyển từ sở an ninh Quybưsev về Moskva. Ogolsov van lạy Stalin đừng cử ông làm chức ấy. Như một đảng viên cộng sản trung thực, ông tuyên bố ở Bộ Chính trị, tôi hoàn toàn không hợp cho một chức vụ cao như thế, bởi tôi chưa đủ kinh nghiệm và tri thức cần thiết đối với một công việc đầy trách nhiệm nhường ấy. Lúc ấy Stalin bèn đề nghị cử Abakumov giữ chức bộ trưởng. Beria và Molotov im lặng, thế nhưng uỷ viên Bộ Chính trị Jdanov đã nồng nhiệt ủng hộ ý tưởng đó.

    Sau một tuần Eitingon và tôi được gọi đến chỗ Abakumov. - Gần hai năm trước - ông ta bắt đầu, - tôi đã có quyết định không bao giờ làm việc với các anh. Nhưng đồng chí Stalin, khi tôi đề nghị giải phóng các anh khỏi trách nhiệm đang giữ, đã nói rằng các anh phải tiếp tục làm việc ở chức vụ cũ. Vậy nên, - bộ trưởng mới kết luận, - hãy cùng hợp tác.

    Thoạt đầu tôi và Eitingon cảm thấy nhẹ nhõm - sự chân thành của ông ta đã ru ngủ chúng tôi. Thế nhưng những sự kiện tiếp theo cho thấy rằng chúng tôi không nên quá say sưa với tương lai. Sau mấy ngày bị gọi lên cuộc họp của uỷ ban đặc biệt của BCHTƯ tại đó người chủ toạ là người phụ trách mới của cơ quan an ninh bí thư BCHTƯ A. Kuznetsov.

    Uỷ ban xem xét “những sai lầm tội lỗi” và những trường hợp thiếu trách nhiệm mà lãnh đạo Bộ an ninh cũ đã để xảy ra. Đó là chuyện thường: mỗi lần khi thay đổi lãnh đạo trong các Bộ (quốc phòng, an ninh hay ngoại giao) BCHTƯ đều cử một uỷ ban để xem xét hoạt động của ban lãnh đạo cũ và chuyển giao công tác.

    Giữa những vấn đề mà uỷ ban của Kuznetsov xem xét có vấn đề thế này: Merkulov bị đình chỉ dẫn đến truy cứu hình sự những kẻ theo Trotsky trong những năm 1941 - 1945. Bất ngờ nổi lên những mối liên lạc đáng ngờ của tôi và Eitingon với những “kẻ thù của nhân dân” nổi tiếng - các nhà lãnh đạo tình báo OGPU- NKVD vào những năm 30. Abakumov buộc tội thẳng tôi và Eitingon trong các vụ “đầu cơ tội phạm”: chúng tôi đã đưa “các bạn bè” ra khỏi nhà tù năm 1941 và giúp họ thoát khỏi sự trừng trị xứng đáng. Điều đó làm xúc phạm tôi đến tận đáy lòng: ông ta vu khống những người anh hùng của cuộc chiến tranh, những người trung thành với sự nghiệp của chúng ta. Điên giận, tôi cắt ngang ông ta một cách đột ngột:

    - Tôi không cho phép dẫm đạp ký ức các anh hùng đã hy sinh trong chiến tranh, những người đã thể hiện lòng dũng cảm và trung thành đối với Tổ quốc trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa phát xít. Trước sự có mặt của đại diện BCHTƯ tôi sẽ chứng minh rằng sự nghiệp của những chiến sĩ Treka ấy bị ngụy tạo trong kết quả hoạt động tội lỗi của Ejov, - tôi tuyên bố nóng giận.

    Kuznetsov (ông trực tiếp biết tôi - chúng tôi gặp nhau ở nhà láng giềng, bà goá của Emelian Iaroxlavxky), đã can thiệp vào, vội vã nói rằng vấn đề đã được khép lại. Cuộc thảo luận đến đấy là chấm dứt và tôi bỏ đi.

    Trở về phòng mình, tôi gọi ngay Xerebrianxky, Zubov, Prokopiuk, Medvedev và những cán bộ khác bị bắt và bị sa thải vào những năm 30, và đề nghị họ xin thôi việc không chậm trễ. Tình trạng của Xerebrianxky và Zubov là đặc biệt dễ tổn thương vì vụ của họ thời trước do Abakumov tiến hành.

    Tháng 7 - 1946 - lần đầu tiên sau 8 năm - tôi xin nghỉ phép và đi với vợ con đến vùng Riga, đến nhà nghỉ Maiori. Lúc đầu chúng tôi sống trong viện điều dưỡng quân đội, nhưng nhà văn Latvia nổi tiếng, một thời là chính uỷ nhân dân Bộ Nội vụ Latvia, còn sau đó là chủ tịch hội đồng bộ trưởng, đã mời chúng tôi đến dinh thự ông. Sau kỳ nghỉ khi tôi trở về Moskva phụ trách ban thư ký Bộ An ninh Quốc gia. Tsernov thông báo với tôi rằng Tổng cục 4 mà tôi lãnh đạo đã bị giải tán. Bởi vì phân sở của tôi không còn tồn tại thêm nữa, tôi nhận được chỉ thị của bộ trưởng trình cho ông ta những đề nghị về việc sử dụng biên chế của nó. Tôi thực tế không có khả năng lựa chọn: một phía - Molotov dự định lập Ủy ban thông tấn, còn phía khác - Abakumov, bộ trưởng An ninh quốc gia.

    Dù sao tôi vẫn đang là người lãnh đạo văn phòng tình báo của Ủy ban đặc biệt chính phủ về vấn đề nguyên tử. Từ Ogolsov tôi biết: Abakumov rất bực bội rằng tôi cho đến giờ vẫn giữ chúc vụ này và tiếp cận thẳng với Kremli. Ông ta chẳng thể làm gì được, bởi vấn đề nguyên tử không thuộc đặc quyền của ông ta.

    Ủy ban thông tấn mới, như dự tính, phải liên kết tình báo và không thể không đụng đến công việc của văn phòng tình báo đặc biệt về vấn đề nguyên tử vốn chuyên trách sự điều phối hoạt động của GRU và MGB về thu thập các thông tin gắn với vũ khí nguyên tử. Vậy phân sở này bây giờ sẽ làm gì? Đến cuối năm 1946 câu hỏi này đã nổi cộm, mà tôi thì vẫn chưa thoả thuận được với Beria đang là vị phó đứng đầu chính phủ và uỷ viên Bộ Chính trị. Cuối cùng tôi gọi điện thoại cho ông và hỏi, chế định của uỷ ban đặc biệt của chính phủ về ‘Vấn đề số 1” giờ đây phải là thế nào và trực thuộc ai liên quan với việc tổ chức Uỷ ban thông tấn.

    Lời đáp của Beria làm tôi lo lắng:

    - Các anh có bộ trưởng của mình để giải quyết những câu hỏi như thế - ông nói xẵng và buông máy.

    Tôi hiểu nếu Abakumov vẫn là bộ trưởng, thì ông ta sẽ chẳng bao giờ ủng hộ tôi.

    Vì thế tôi lập tức đề nghị để các chức năng của văn phòng tình báo số 2 được chuyển cho Uỷ ban thông tấn. Xét tầm quan trọng của vấn đề nguyên tử, một cục khoa học- kỹ thuật độc lập phải chuyên trách những vấn đề này. Tôi giới thiệu Vaxilevxky giữ chức Cục trưởng tình báo khoa học- kỹ thuật. Fedotov thoạt đầu thay Fitin ở chức trưởng tình báo MGB còn sau đó trở thành phó của Molotov tại Uỷ ban thông tấn, đã đồng ý, nhưng Vaxilevxky chỉ làm được mấy tháng. Ông bị loại khỏi Uỷ ban thông tấn khi chiến dịch bài Do Thái đã bắt đầu trong nước, ông về hưu năm 1948 với quân hàm đại tá vì nhiều năm phục vụ.


    [...]
     
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    6. Thành lập đội đặc nhiệm thời bình

    Mãi đến mùa thu 1946 vị trí công tác của tôi mới được xác định khi BCHTƯ và chính phủ thành lập cơ quan tình báo và phá hoại đặc biệt thuộc Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô (từ năm 1950 nó được gọi là Văn phòng MGB số 1 về công tác phá hoại ở nước ngoài), và tôi được cử là trưởng, còn Eitingon làm phó.

    Năm 1950 khoảng 2 tháng cùng với Eitingon, còn một vị phó nữa của tôi là Korotkov. Từ tháng 10- 1951 đến tháng 3 - 1953 chịu trách nhiệm phó của tôi là chỉ huy du kích nổi tiếng trong thời gian chiến tranh, anh hùng Liên Xô Prudnikov lúc ấy là đại tá. Nhiệm vụ của tôi là tổ chức một cơ quan độc lập mà trong trường hợp chiến tranh chúng ta tái lập lại trong một thời hạn ngắn nhất thành cơ quan điều hành công tác chiến đấu. Nó cũng đề cập đến các hành động trong trường hợp nảy sinh các căng thẳng ngay bên trong Liên Xô mà có thể biến chuyển thành đụng độ vũ trang liên quan đến sự lan tràn nạn cướp vùng Baltic và Tây Ucraina.

    Tôi muốn điểm lại công việc căng thẳng của tình báo ta vốn ít ai được rõ vào cuối những năm 1940. Bằng sắc lệnh đặc biệt của Stalin cho phó của tôi, Eitingon, được tiến hành chiến dịch tương trợ cho các cơ quan an ninh của ĐCS Trung Quốc trong việc đàn áp phong trào ly khai của người Uigur tại vùng được gọi là Đông Turkextan, vẫn quen thuộc với mọi người hơn gọi là vùng Tây Tạng của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

    Hồng quân và các cơ quan đặc biệt chúng ta từ 1937 đã dùng Tây Tạng như lãnh thổ biên giới của Trung Quốc để giúp đỡ thiết thực cuộc đấu tranh vũ trang của quân đội Trung Quốc. Tình hình tại vùng này những năm 1940- 1944 căng thẳng đột ngột bởi kích động của tình báo Nhật Bản đối với người Uigur và Kazak dưới sự chỉ huy của Osman Batưr. Quân bạo loạn được Nhật vũ trang đã tiến hành hàng loạt hoạt động phá hoại chống lại các xí nghiệp hàng không Liên Xô thời đó đóng tại Sintszian. Nhà hoạt động nổi tiếng người Uigur Ali- khan Tere, tuyên bố độc lập của Đông Turkextan ngầm ý ủng hộ của Tưởng Giới Thạch, người quan tâm đến sự bất ổn định hậu phương của những người cộng sản Trung Quốc, năm 1944 đã chống lại Mao Trạch Đông.

    Eitingon và chỉ huy phong trào du kích nổi tiếng, Anh hùng Liên Xô Prokopiuk tổ chức sự đối chọi có hiệu quả các hành động của các cơ quan đặc biệt của Tưởng Giới Thạch. Bọn dân tộc chủ nghĩa trong những đụng độ khốc liệt những năm 1946 - 1949 đã thất bại hoàn toàn.

    Đáng lưu ý là Eitingon điều phối hoạt động với các cán bộ của cơ quan đặc biệt trực thuộc chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô và BCHTƯ ĐCS. Nhiệm vụ đặc biệt đến nỗi mà tôi như lãnh đạo trực tiếp của ông cũng chỉ được thông tin ở những nét chung chung nhất nhân những chuyến đi công tác dài ngày của ông ở Sintszian. Sau này khi sự minh oan với Khrusev, Eitingon nhắc về nhiệm vụ đó từ Hội đồng bộ trưởng. Từ những chuyện kể của ông trong tù tôi được biết người được phân để điều phối các hành động cùng ông là cán bộ bộ máy của Stalin họ tên là Vaxiliev có trong tay mạng lưới điệp viên ở Trung Quốc trong số đảng viên cộng sản bí mật.

    Tôi giữ địa vị như người chỉ huy một phân sở trực thuộc ban lãnh đạo chính phủ Xô viết trong hệ thống Bộ An ninh quốc gia, Abakumov tế nhị vừa đủ để không tước đi của tôi những đặc quyền mà tôi được nhận trong những năm chiến tranh: tôi được giữ nhà nghỉ, tiếp tục được đưa vào danh sách những người ngoài tiền lương còn nhận tiền thưởng hàng tháng, cũng như quyền được phục vụ đặc biệt và ăn uống trong nhà ăn điện Kremli. Cũng có một số thay đổi như tôi không còn được mời dự những cuộc họp định kỳ của các Cục trưởng dưới sự chủ toạ của bộ trưởng như vẫn xảy ra trong thời gian chiến tranh. Thực tế tôi và Abakumov không tiếp xúc với nhau cho đến một ngày nọ bất ngờ tôi nghe qua điện thoại giọng tự tin thường có ở Abakumov:

    - Tôi được tin các con trai anh lên kế hoạch ám sát đồng chí Stalin.

    - Ý anh nói gì?

    - Nói điều đã nói, - Abakumov đáp - Thế anh biết chúng mấy tuổi không?

    - Có gì khác cơ chứ? - bộ trưởng đáp.

    - Thưa bộ trưởng, tôi không biết ai báo với anh điều đó, nhưng những lời cáo buộc tương tự là không thể. Con trai bé của tôi 5 tuổi, còn đứa lớn 8 tuổi.

    Abakumov ném máy. Và trong suốt một năm tôi không nghe thấy từ ông ta lấy một lời về công việc. Ông ta không gặp tôi lần nào dù tôi chịu sự phụ trách trực tiếp của ông ta. Tất cả mọi vấn đề được giải quyết chỉ qua điện thoại.

    Cuối năm 1946 đầu năm 1947 tiếp tục những thay đổi tổ chức nghiêm trọng của Tổng cục tình báo: tháng 7 - 1946 Tổng cục 4 bị bỏ; cuối 1946 đầu 1947 tổng cục tình báo MGB chuyển cho Uỷ ban thông tấn thành lập tháng 3 - 1947, - nửa năm tiến triển “việc phân chia bộ máy điệp viên.” Fiser làm việc ở tổng cục 4 dưới sự chỉ đạo của tôi suốt chiến tranh, chịu trách nhiệm tình báo điện đài, được chuyển sang Uỷ ban thông tấn. Nhờ sự giúp đỡ của Oglsov, phó thứ nhất của Abakumov, tôi thuyết phục được Fedotov, phó của Molotov rằng cơ quan của tôi cần có một trung tâm điện đài. Việc Uỷ ban và văn phòng phải sử dụng chung một trung tâm điện đài không làm tôi vui. Trong Uỷ ban Korotkov được cử làm trưởng phòng điệp viên - chính ông đã soạn thảo kế hoạch sử dụng Fiser sau này nổi tiếng dưới mật danh Rudolf Abel với tư cách người lãnh đạo mạng lưới điệp viên ở Mỹ và Tây Âu.

    Kế hoạch của Korotkov trước hết phải được sự xác nhận của tôi vì một trong những nhiệm vụ cơ bản của nó là thâm nhập vào các công trình quân sự ở Bergrn (Na Uy), Havre và Sherbur (Pháp). Tôi chống một cách cương quyết bởi cho rằng sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu Fiser khi làm việc ở nước ngoài sẽ hoàn thiện hệ thống liên lạc điện đài của chúng ta thay vào chỗ mạo hiểm lãnh đạo mạng điệp viên. Các nhân viên điện đài bí mật và điệp viên ngầm phải hoặc là chồng và vợ, hoặc làm việc riêng biệt với nhau, giữ liên lạc qua người đưa tin để hạ thấp tối đa sự mạo hiểm. Korotkov, thực chất khăng khăng để Fiser liên kết sự lãnh đạo mạng điệp viên và kiểm soát các điện báo viên.


    [...]
     
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    7. Những chiến dịch điệp viên của Abel- Rser và những người khác ở Tây Âu và trên đại lục Mỹ

    Quyết định chuyển Fiser ra nước ngoài được phê chuẩn cuối 1947. Tôi đề nghị Fedotov chuyển ông sang Tây Âu và Bắc Mỹ để kiểm tra tại chỗ mạng lưới điệp viên chúng ta có gì ở Pháp, Na Uy, Mỹ và Canada. Ông phải bảo đảm sự tiếp cận những cơ sở quân sự, kho tàng, kho đạn dược. Chúng ta rất cần biết được người Mỹ có khả năng đổ quân sang châu Âu trong trường hợp “chiến tranh lạnh” trăng trưởng thành chiến tranh nóng như thế nào.

    Eitingon về phần mình, đề nghị Fiser nhận quốc tịch Mỹ và dàn xếp hệ thống liên lạc điện đài riêng của mình với Moskva. Tự ông là một nhân viên điện đài giỏi. Tôi đồng ý với Eitingon, nhấn mạnh rằng trong bất cứ trường hợp nào Fiser cũng không được dựa vào các nguồn thông tin cũ. Ông phải thiết lập những tiếp xúc mới, sau đó kiểm tra những người mà chúng ta đã sử dụng những năm 30 - 40: trong từng trường hợp ông cần tự quyết định, có nên bắt mối liên lạc với họ hay không, nghĩa là chúng tôi sẽ không báo với họ về sự xuất hiện người phụ trách mới của họ ở phương Tây.

    Quan trọng hàng đầu ở Mỹ đối với chúng ta là bờ biển miền Tây - chính ở đấy tại Long Bach, có các cơ sở quân sự. Fiser nhận chỉ thị thông báo với chúng tôi về các chuyến hàng quân sự chuyển đi Trung Quốc cho Quốc dân đảng Trung Hoa lúc ấy vẫn đang tiến hành những trận chiến tàn khốc với quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa.

    Fiser lập được mạng điệp viên mới, liên kết các điệp viên ở California và điệp viên người lưu vong Tiệp ở Brazin, Mexico và Argentina. Người của ông báo cáo về sự di chuyển của kỹ thuật quân sự và đạn dược được chuyển từ các cảng Mỹ trên Thái Bình Dương đến các cảng Viễn Đông. Các điệp viên khá thường xuyên đi từ Mỹ Latinh sang Mỹ theo công việc gắn với kinh doanh của họ, vỏ bọc tuyệt vời. Tất cả bọn họ là những chuyên gia thật sự về tiến hành các chiến dịch phá hoại, có nhiều kinh nghiệm trong thời gian chiến tranh du kích chống Đức. Trong nhóm Mỹ Latinh này có Grintsenko, Filonenko và cựu thư ký của Trotsky Maria de Las Eras (mật danh Patria). Nhận lệnh từ Trung tâm, họ có thể lôi kéo các điệp viên California vào các chiến dịch phá hoại.

    Đại tá Filonenko và vợ ông, thiếu tá tình báo, cùng với ba đứa trẻ sống ở Argentina, Brazin và Paragoay, dưới vỏ bọc doanh nhân Tiệp từ Thượng Hải chạy trốn những người cộng sản Trung Quốc. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể sử dụng những người Trung Quốc sống ở California để tiến hành gây nổ trên các tàu Mỹ chở hàng quân sự đi Viễn Đông. Để hạn chế mạo hiểm, Filonenko thường đều đặn đi thăm Mỹ thay cho việc sống cố định tại đấy. Rất may, đã không có lệnh tiến hành phá hoại trên các tàu Mỹ.

    Mạng lưới điệp viên khác của Fiser - các kiều dân Đức ở bờ biển phía Đông của Mỹ. Nói riêng có Kurt Vizel cựu trợ lý của Ernst Vollveber, chuyên gia tiến hành phá hoại từ trước chiến tranh. Tại Mỹ ông đã leo cao trong công tác và giữ chức kỹ sư trưởng của hãng chế tạo tàu biển cho phép tiếp cận thông tin bí mật. Hãng của ông nằm đâu đó gần Nolfork hay Philadelphia gì đó, ông có các mối liên hệ rộng trong cư dân Đức tại đây. Vizel tạo được một nhóm tin cậy để tiến hành các vụ phá hoại.

    Vào cuối những năm 40 cũng có người bị quyến rũ bởi ý định trang bị các thiết bị nổ cho Vizel và Filonenko, nhưng tôi kiên quyết phản đối. Mùa thu 1950 khủng hoảng trong cuộc chiến Triều Tiên lên đến đỉnh điểm, các chuyên gia chúng ta vốn có thể lắp thiết bị nổ tại chỗ, đã từ Mỹ Latinh đi sang Mỹ. Họ ở Mỹ hai tháng, nhưng không có lệnh của Trung tâm, và các sĩ quan lại yên lành trở về Argentina, còn từ đấy qua Vienne về Moskva.

    Có thể, điểu đó đã cứu các điệp viên ở Mỹ Latinh thoát chết. Vào những năm 1950 - 1960 tình báo Mỹ kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đặc biệt các quốc gia Mỹ La tinh tích cực tìm kiếm và mò mẫn một số cách tiếp cận các điệp viên ngầm của ta. Nói riêng người Mỹ biết xác định rằng điệp viên Xô viết Artur, ông cũng là Iuzik (tên trong tài liệu tác chiến của Grigulevich), đã lập một nhóm tình báo- phá hoại ở Argentina trong những năm chiến tranh. Rất may Grigulevich đã được đưa ra khỏi đòn giáng năm 1944, trở về Liên Xô qua một lớp huấn luyện của đại tá Makliarxky, rồi được ném sang Tây Âu. Họ cũng tìm Zina - vợ của đại tá Filonenko mà họ rõ nhân dạng, vì bà hoạt động công khai năm 1945 trong phái đoàn thương mại ở Montevideo.

    Các nhà lãnh đạo cơ quan bí mật của ta của Ủy ban thông tấn, sau là Tổng cục 1 KGB đã làm một sự phiêu lưu khó biện minh khi gọi Filonenko đến cuộc họp bí mật ở Urugoay, tại Montevideo. Dù chuyến đi không khó nhưng điệp viên ngầm - trưởng nhóm đi sang một nước mà phản gián địa phương có những tư liệu về vợ ông ta là mạo hiểm.

    Trong thời gian ở Moskva Fiser về nghỉ phép, Abkumov hay, hình như Molotov có nêu vấn đề về truy lùng Orlov, tôi kiên quyết phản đối, nhắc lại BCHTƯ đã cấm chúng tôi truy nã ông ta. Ngoài ra Orlov sẽ nhận ra ngay sự theo dõi hay ý đồ bất kỳ của các điệp viên tìm cách đến gần những người họ hàng của ông ta. Ý tưởng dùng Fiser để tìm kiếm Orlov là của Korotkiv.

    Về sau chính Korotkov trở thành kẻ có lỗi trong sự đỗ vỡ của Fiser. Năm 1955, với tư cách trợ lý ông ta đã gửi cho Fiser điệp viên Kheikhanen, người Phần Lan. Tay này thích rượu, tiêu hết tiền tác chiến, vi phạm nguyên tắc bảo mật, còn khi người ta quyết định gọi y về Moskva, y ở lại Mỹ và khai ra Fiser “Rudolf- Abel”.

    Fiser được chuyển về cục tình báo bí mật của Ủy ban thông tấn, nhưng tôi vẫn để ý đến ông. Năm 1951 hay 1952 bộ trưởng mới Bộ An ninh Ignatiev ra lệnh đế văn phòng của tôi cùng với GRU chuẩn bị kế hoạch của chiến dịch phá hoại tại các cơ sở quân sự Mỹ trong trường hợp chiến tranh hay đụng độ khu vực hạn chế gần biên giới. Chúng tôi xác định 100 mục tiêu, chia chúng thành 3 loại: các căn cứ quân sự nơi đóng các lực lượng không quân chiến lược với vũ khí hạt nhân; các công trình quân sự với kho tàng đạn dược và kỹ thuật chiến tranh dành để cung ứng cho quân đội Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông; và cuối cùng, các đường dẫn dầu với kho chứa nhiên liệu để đảm bảo cho sự bố trí ở châu Âu các đơn vị Mỹ và NATO cố định, cũng như cho quân đội họ đóng ở Cận Đông và Viễn Đông ở gần biên giới nước ta.

    Đến đầu những năm 1950 chúng tôi có trong tay những điệp viên có thể thâm nhập vào các căn cứ và cơ sở quân sự ở Na Uy, Pháp, Áo, Đức, Mỹ và Canada. Kế hoạch là để thiết lập sự theo dõi và kiểm soát các cơ sở chiến lược của NATO, ghi nhận sự tích cực của nó. Fiser phải thiết lập liên lạc điện đài cố định, tin tưởng các nhóm chiến đấu chúng ta dự trữ ở Mỹ Latinh. Trong trường hợp cần thiết những người này sẵn sàng vượt biên giới Mexico sang Mỹ như những công nhân thời vụ.

    Tại châu Âu trong khi đó công tước Gagarin, điệp viên từ lâu của ta tự nhận là người lưu vong có tinh thần chống Xô viết và thời thế chiến II phục vụ trong quân đội của Vlaxov, chuyển từ Đức sang Pháp. Nhiệm vụ của ông là tạo lập các căn cứ cho các hoạt động phá hoại ở các cảng biển và sân bay quân sự cũng như những nhóm phần tử vũ trang mà trường hợp chiến tranh hay căng thẳng dọc biên giới nước ta, hẳn đủ sức loại khỏi vòng chiến đấu hệ thống cung ứng sinh hoạt và thông tin của ban tham mưu NATO đóng ở Fontainebleau - ngoại ô Paris.

    Một trong những nhà hoạt động chính trị Pháp được tuyển dụng những năm 1930 bởi Xerebrianxky khi ông làm việc trong văn phòng Deladie, thủ tướng lúc ấy, cũng có vai trò quan trọng trong mạng lưới điệp viên chúng ta tổ chức, ở Moskva tôi được chuyển một nhóm chuyên gia về dầu lửa, chế biến dầu và bảo quản nhiên liệu mà cùng họ chúng tôi thảo luận các đánh giá kỹ thuật và sự phân bố các đường dẫn dầu chủ chốt ở Tây Âu. Sau đó chúng tôi giao cho các sĩ quan của mình nhiệm vụ chiêu mộ điệp viên phá hoại trong số người phục vụ các nhà máy lọc dầu và quản lý ống dẫn dầu.

    Năm 1952 tôi nhận một thông báo rằng Fiser đã nhận quốc tịch Mỹ và bằng cách đó kiếm được “ô” chắc chắn. Bây giờ ông có thể làm, hoàn toàn chính thức, một nghề nghiệp của mình - nghệ sĩ hay hoạ sĩ. Ông có ba căn hộ được trang bị điện đài: giữa New York và Nolfork, gần hồ Lớn và tại bờ biển miền Tây. Đó là điều cuối cùng tôi nghe được về ông trước khi tôi bị bắt và trước thời điểm ông được đổi lấy phi công quân sự Mỹ Powers, nằm trong tù Vladimir, nơi tôi cũng ở đó thời ấy.

    Ignatiev thay chức bộ trưởng An ninh của Abakumov và bộ trưởng Quốc phòng nguyên soái Vaxilevxky năm 1952 khuyến khích kế hoạch hành động chống lại các căn cứ quân sự chiến lược Mỹ và NATO trong trường hợp chiến tranh hay các đụng độ toàn cục vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng đề nghị của tôi mở rộng cơ sở hoạt động của điệp viên ở Paris bất ngờ đã vấp phải những khó khăn nghiêm trọng.

    Khokhlov (mật danh Xvixtun), một trong điệp viên- cựu binh của chúng ta, làm việc tích cực trong những năm chiến tranh, đột nhiên bị phát giác bởi phản gián đối phương, muộn hơn anh ta chạy sang phương Tây. Trước chiến tranh Khokhlov chủ yếu “làm việc” trong giới trí thức. Chúng tôi lên kế hoạch dùng anh ta như người liên lạc cho mạng điệp viên được thành lập ở Moskva trong trường hợp nó bị Đức chiếm. Ở Minxk, anh làm quen với cô hầu của thống đốc Beloruxia người Đức. Năm 1943 trong phòng ngủ của ông chủ một quả mìn được gài dưới đệm và thông đốc Cube bị giết.

    Tôi đưa theo Khokhlov sang Rumani để anh ta quen dần với lối sống phương Tây. Trở về Moskva anh ta là nguồn dữ trữ tích cực nhằm để cài sâu sang phương Tây. Tôi bố trí cho anh ta vào học khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Moskva. Từ những năm 1950 Khokhlov bắt đầu thường hay đi sang phương Tây. Trong văn phòng tôi Khokhlov do Tamara Ivanovna phụ trách, cô là trưởng phòng huấn luyện điệp viên. Cô làm việc tốt ở Hungari và Áo, năm 1945 tham gia chiêu mộ những người Đức trong chiến dịch Berezino, nhưng năm 1948 được gọi về theo sắc lệnh đình chỉ công việc và gọi về tất cả các điệp viên từ những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

    Khokhlov mấy lần đi Đức, Áo và Thuỵ Sĩ. Tôi muốn anh ta bằng khả năng thiên phú làm quen với vũ nữ balê gốc Gruzia trong nhà hát balê Paris mà người ta thường thấy trong nhóm các sĩ quan Mỹ và thành viên NATO. Bản thân Khokhlov không biết gì về các kế hoạch này. Thật tiếc và bực tức, anh ta đã gây một sai lầm không thể tha thứ mà lúc đầu tự thấy không quan trọng. Dưới mắt tôi, điều đó đã gạch bỏ hoàn toàn đường công danh của anh ta.

    Tháng 5 - 1992 Khokhlov xuất hiện một thời gian ngắn ở Moskya sau khi Eltsin ký lệnh ân xá cho y, nhưng rồi nhanh chóng lại quay sang Mỹ.

    Một trong những chỉ huy cuối của Khokhlov, Anh hùng Liên Xô Mirkovxky, cựu phó của tôi, kế với tôi rằng thuộc cấp của ông không muốn đi làm nhiệm vụ cuối cùng. Người ta cử y đi không phải để giết Okolovich, mà để chuẩn bị cho vụ ám sát đó, còn một nhóm điệp viên Đức phải thực hiện việc này. Khokhlov cũng không muốn đưa vợ và con theo sang Áo. Điều đó có nghĩa y hoàn toàn không định chạy trốn. Thế nhưng tại cuộc họp báo y nói là y và vợ chỉ luôn mơ được bỏ chạy sang phương Tây. Việc chạy sang phương Tây của Khokhlov gây đau khổ cho gia đình y, đặc biệt cô vợ. Cô vợ đã không kể gì về người bố với con trai. Con trai Khokhlov trở thành giáo sư sinh học ở Trường đại học Tổng hợp Moskva và như một thẩm định viên khoa học vẫn sang Mỹ. Vả lại với bố mình anh gặp lần đầu tiên chỉ khi vào tháng 5 - 1992 Khokhlov xuất hiện tại căn hộ của họ ở Moskva.


    [...]
     
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    8. Thất bại của phái dân tộc chủ nghĩa ở Tây Ucraina và vùng Baltic

    Sự nảy sinh “chiến tranh lạnh” gắn chặt với sự ủng hộ của phương Tây cho những phong trào vũ trang phái dân tộc chủ nghĩa tại các nước vùng Baltic và ở Tây Ucraina. Tôi bị cuốn vào vòng xoáy các sự kiện ở Tây Ucraina - bởi kinh nghiệm làm việc về các vấn đề Ucraina trước đây.

    Có lần mùa hè 1946 tôi bị gọi cùng Abakumov đến BCHTƯ. Trong văn phòng bí thư BCHTƯ Kuznetsov tôi trông thấy Khrusev, bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina. Kuznetsov thông tin cho tôi rằng BCHTƯ đồng ý với đề nghị của Kaganovich và Khrusev bí mật trừ khử Sumxky, người lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Ucraina Theo số liệu MGB Ucraina Sumxky thiết lập các tiếp xúc với bọn lưu vong ở phương Tây, bày những mưu mô nhằm vào chính phủ lưu vong lâm thời đang hình thành. Sumxky nổi tiếng trong các nhóm dân tộc chủ nghĩa như người bị thanh trừ từ đầu những năm 30 trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng. Ông ta được tha khỏi nhà tù chỉ vì sức khỏe yếu.

    Sumxky khi đang bị đày ở Xaratov, móc nối với các nhà hoạt động văn hoá Ucraina ở Kiev và ở nước ngoài. Theo lời Kuznetsov, ông ta rõ ràng đánh giá quá về uy tín của mình giữa những kẻ lưu vong Ucraina và gửi một bức thư láo xược cho Stalin, đe dọa tự vẫn nếu không được phép trở về Ucraina. Khrusev từ phía mình, nói thêm rằng ông ta có những tin tức, Sumxky đã mua vé tàu hoả và dự định trở về Ucraina để tổ chức phong trào vũ trang dân tộc chủ nghĩa hoặc chạy ra nước ngoài và tham gia vào thành phần chính phủ Ucraina lưu vong.

    Đáp lại Abakumov nói, bởi tôi là chuyên gia về các vấn đề Ucraina, tôi nên theo dõi các liên hệ của Sumxky với tổ chức bí mật dân tộc chủ nghĩa Ucraina và những kẻ lưu vong Ucraina. Abakumov cũng nói rằng sẽ phái một nhóm đặc biệt để thủ tiêu Sumxky, và tôi có nhiệm vụ xóa tất cả mọi dấu vết. Mairanovxky hồi ấy là trưởng phòng thí nghiệm chất độc của MGB, được triệu gấp về Xaratov, nơi Sumxky đang nằm viện. Chất độc đã phát huy tác dụng Sumxky được kết luận chết vì bệnh tim. Tiện thể, chúng tôi đã không xác lập được các mối liên hệ ở nước ngoài của ông ta. Moskva cho chiến dịch một ý nghĩa lớn lao. Đi đến Xaratov có thứ trưởng MGB Ogolsov mà Mairanovxky trực thuộc, và Kaganovich trực tiếp biết Sumxky.

    Những cam đoan của chúng ta với Roosevelt trước hội nghị Yalta rằng công dân Xô viết có quyền tự do tín ngưỡng nói chung không có nghĩa là đã kết thúc sự đổi kháng với các tín đồ Thiên chúa giáo hay Uniat. Grigulievich, điệp viên của ta ở Roma nhận quốc tịch Costa- Rica và sau chiến tranh trở thạnh đại sứ Costa- Raca ở Vatican và Nam Tư, thông tin cho chúng tôi về việc Vatican có ý định giữ lập trường cứng rắn liên quan đến Moskva do những thúc ép của nhà thờ Thiên chúa giáo Ucraina.

    Với nhà thờ Uniat thì nó có một tình trạng khá đặc biệt: khi trực thuộc Vatican, giáo đồ Uniat cầu nguyện bằng tiếng Ucraina. Đứng đầu nhà thờ là giáo chủ Andrei Septintsky, bá tước Ba Lan, cựu sĩ quan quân đội Áo. Người đứng đầu giáo phái Uniat Ucraina được phong giám mục từ trước thế chiến I và vì nhà thờ đã hy sinh binh nghiệp. Trong thế chiến I ông cộng tác với tình báo Áo, bị phản gián quân đội Sa hoàng bắt và lưu đày, được Chính phủ lâm thờ tha năm 1917 và quay về Lơvov, nơi tổ chức quân đội dân tộc chủ- nghĩa Ucraina đứng đầu là đại tá Konovalets được thành lập.

    Năm 1941 khi chiến tranh bắt đầu và quân Đức chiếm Lơvov, Septinxky gửi điện chúc mừng Hitler nhân danh nhà thờ Uniat, hi vọng giải thoát Ucraina khỏi những người bolsevich. Ông đã đi quá xa, thậm chí đã chúc phúc cho sư đoàn Galitsina thành lập tháng 11 - 1943, một đơn vị Ucraina đặc biệt nằm dưới sự chỉ huy của sĩ quan Gestapo Đức. Sư đoàn đã thề trung thành với Hitler và được sử dùng cho các cuộc tiễu phạt chống dân lành và Do Thái, những người bị thủ tiêu ở Ucraina, Xlovakia và Nam Tư. Septitsky cử viện trưởng Ioxif Xlipưi làm cha tuyên uý của sư đoàn.

    Các phân đội của sư đoàn này bị người Anh bắt làm tù binh ở Italia và Áo, còn tháng 5 - 1947 chỉ huy các phân đội bị đày sang Anh. Năm 1951 chúng được dùng làm điệp viên phá hoại nhảy dù xuống Tây Ucraina nơi chúng phải lãnh đạo phong trào kháng chiến.

    Năm 1944 Septitsky đã già và sắp chết. Lo lắng về số phận nhà thờ Uniat Ucraina, ông gửi một phái đoàn đi Moskva có em trai ông, viện trưởng Ioxif Xlipưi và viện trưởng Gaviil Koxtenkov. Họ qua Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đề nghị giáo chủ nhà thờ Chính giáo Nga vốn chưa bao giờ có quan hệ tốt với giáo phái Uniat, tiếp họ. Thế nhưng Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đã chuyển phái đoàn sang NKVD để làm rõ việc cộng tác với bọn Đức của ban lãnh đạo nhà thờ Uniat Ucraina. Tôi và tướng Mamulov trưởng ban thư ký NKVD được lệnh tiếp họ. Tôi trình bày các cứ liệu về sự cộng tác đó, nhưng như được lệnh, tôi cam đoan với họ rằng nếu họ hối hận và làm sáng tỏ được rằng các giáo sĩ nhà thờ tự mình không gây tội chiến tranh, họ sẽ không bị truy nã.

    Các sự kiện tiếp theo phát triển một cách bi kịch. Sau cái chết của giáo chủ Alexandr Septitsxky năm 1945 trong những người phụng sự nhà thờ Uniat đã bùng lên đụng độ tàn khốc. Bên trong nhà thờ Uniat từ lâu đã tồn tại một phong trào ủng hộ sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo. Những giám mục xung quanh Alexandr Septitsxky vốn chống lại liên minh này bị vấy bẩn nghiêm trọng bởi sự cộng tác với bọn Đức. Tu viện trưởng Gavriil Koxtelnik suốt ba chục năm kêu gọi sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo, đứng đầu phong trào này. Người ta có nói rằng ông là điệp viên của NKVD, nhưng nó không có cơ sở. Thực tế, hai con trai ông bị lôi kéo vào phong trào của Bandera, và cả hai đều chết trong các trận chiến với các đơn vị NKVD. Năm 1946 Koxtelnik triệu tập hội nghị các giám mục Uniat biểu quyết cho sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo. Ioxif Xlipưi bị bắt và chịu lưu đày. Sự thống nhất của nhà thờ giáng một đòn quyết định vào phong trào du kích dân tộc chủ nghĩa Ucraina dưới sự lãnh đạo của Bandera - đa số chỉ huy của chúng là từ những gia đình giám mục Uniat.

    Cố hết sức bảo tồn phong trào dân tộc chủ nghĩa, Bandera dùng đến các hành động khủng bố. Các chính quyền địa phương thực chất mất quyển kiểm soát vùng nông thôn. Bọn thủ lĩnh phái dân tộc chủ nghĩa cấm thanh niên đến các điểm gọi để gia nhập Hồng quân; Bọn Bandera chém giết gia đình những người nhập ngũ, đốt nhà họ, cố thiết lập quyền lực OUN tại các lãnh địa nông thôn. Vụ ám hại Koxtelnik ngay trên thềm nhà thờ Lơvov khi ông vừa làm lễ rửa tội đã trở thành đỉnh điểm chiến dịch khủng bố. Tên sát nhân bị đám đông bao vây và đã tự sát; người ta nhận ra hắn - Sukhevich bảy năm lãnh đạo phong trào bí mật của Ucraina, thành viên nhóm khủng bố do Bandera đứng đầu. Trong thời gian chiến tranh Sukhevich mang hàm đại uý và là một trong những chỉ huy tiểu đoàn tiễu phạt Nacthigal. Chỉ huy tiểu đoàn chủ yếu là người Đức. Sau vụ bắn giết hàng loạt người Do Thái và trí thức Ba Lan vào tháng 7 - 1941 bọn Bandera tuyên bố thành lập chính phủ Ucraina độc lập đứng đầu là Xtetsko.

    Thế nhưng bọn Đức đã nhanh chóng xua đuổi chính phủ này. Một loạt nhà hoạt động chính trị OUN bị quản thúc, trong đó có Bandera. Hitler xem phong trào Uniat chỉ như một lực lượng cảnh sát trong sự thiết lập nền thống trị của Đức trên lãnh thổ Xlavơ. Người Đức ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ucraina chỉ trong sự thành lập các cơ quan điều hành địa phương dưới sự kiểm soát của mình và cho đến tận năm 1944 kiên quyết không thừa nhận OUN như một lực lượng chính trị.

    Năm 1945, một bộ phận tiểu đoàn Nacthigal nhập vào phân đội tiễu phạt tinh hoa của lực lượng vũ trang Đức phát xít - sư đoàn Galitsina.

    Thông tin chúng tôi nhận từ nước ngoài về việc Vatican tìm sự ủng hộ của chính quyền Anh Mỹ để giúp nhà thờ Uniat và các phân đội Bandera gắn bó chặt chẽ với nó, được chuyển không chỉ cho Stalin và Molotov, mà cả Khrusev, bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS Ucraina. Khrusev xin Stalin cho phép ông ta bí mật thủ tiêu toàn bộ chóp bu nhà thờ Uniat ở thành phố Hungari cũ Ujgorod. Trong bức thư gửi đến hai địa chỉ - Stalin và Abakumov, - Khrusev và Xavtsenko, bộ trưởng An ninh Ucraina, khẳng định rằng tu viện trưởng Romja của nhà thờ Uniat Ucraina tích cực hợp tác với các đầu lĩnh phong trào khủng bố và giữ liên lạc với các phái viên mật của Vatican đang tiến hành cuộc đấu tranh tích cực với chính quyền Xô viết và giúp đủ mọi cách cho bọn Bandera. Họ cũng viết rằng nhóm Romja là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định chính trị trong khu vực vừa mới nhập vào Liên Xô.

    Thông tin về tình hình trong ban lãnh đạo Ucraina qua Romja rò rì ra nước ngoài, từ đó mới về Moskva. Tất cả mọi điều đó tạo nên mối đe dọa hiện thực đối với Khrusev. Không xử lý được tình huống, Khrusev đã có sáng kiến bí mật trừ bỏ Romja.

    Bộ trưởng An ninh quốc gia Liên Xô Abakumov cho tôi xem bức thư của Khrusev và Xavtsenko và cảnh báo: không giúp gì cho các cơ quan an ninh Ucraina trong vụ này trước khi có chỉ thị trực tiếp của Stalin.

    Stalin đồng ý với đề nghị của Khrusev rằng đã đến lúc tiêu diệt cái “ổ khủng bố” của Vatican ở Ujgorod.

    Thế nhưng vụ tấn công Romja được Xavtsenko và người của ông ta chuẩn bị tồi: kết quả vụ tai nạn xe hơi chỉ làm bị thương Romja và ông ta được đưa vào một bệnh viện Ujgorod. Khrusev lo cuống cuồng, lại nhờ Stalin, ông ta khẳng định rằng Romja chuẩn bị gặp những kẻ liên lạc cao cấp từ Vatican.

    Tôi cùng nhóm của mình đi Ujgorod để làm rõ các mối liên lạc và tiếp xúc của Romja, bởi vì tôi biết tất cả toàn bộ ban lãnh đạo phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina từ thời được cài vào ban chỉ huy OUN.

    Tại Ujgorod tôi dừng lại gần hai tuần. Vào thời gian ấy Abakumov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng Xavtsenko và Mairanovxky, trưởng phòng thí nghiệm chất độc sẽ đến Ujgorod sau một tuần với lệnh thủ tiêu Romja. Xavtsenko và Mairanovxky kể với tôi rằng trên ga Kiev trong toa tàu của mình Khrusev đã tiếp họ, đưa ra những chỉ thị rõ ràng và chúc thành công. Hai ngày sau Xavtsenko báo điện thoại với Khrusev là mọi thứ đã sẵn sàng, Khrusev ra lệnh thực thi hành động. Mairanovxky đưa một ống tiêm chứa thuốc độc cho cô y tá - điệp viên địa phương, - trong bệnh viện có Romja nằm, và cô ta đã làm một mũi tiêm chết người.

    Kết quả phi vụ này là Xavtsenko được thăng chức, sau một năm ông ta được chuyển về Moskva và được cử làm phó cho Molotov trong ủy ban thông tấn…

    Sau vụ thủ tiêu Romja, khoảng một năm tôi chẳng có tiếp xúc gì với Abakumov, nhưng một lần vào khoảng bốn giờ sáng, chuông điện thoại kêu.

    - Anh hãy sẵn sàng đến mười giờ để thực thi một nhiệm vụ khẩn. Chuyến bay từ Vnukovo.

    Tôi ra sân bay có Eitingon đưa tiễn. Chờ tôi ở đây đã có trung tướng Xelivanovxky, phó của Abakumov. Chỉ khi bay đến gần Kiev, ông mới nói với tôi: mục tiêu cuối của chuyến đi là Lơvov. Xelivanovxky kể về vụ giết hại Galan một cách độc ác bởi bọn Bandera. Đồng chí Stalin, theo lời ông, rất không bằng lòng về công việc của cơ quan an ninh ở Tây Ucraina trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố. Vì điều đó tôi được lệnh tập trung truy tìm các thủ lĩnh hoạt động bí mật của Bandera và tiêu diệt chúng. Tôi hiểu ngay: tương lai của tôi phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ này.

    Tại Lơvov chúng tôi gặp ngay một đảng viên tích cực, người dẫn đường cho Khrusev từ Kiev đến để trực tiếp kiểm soát việc truy nã những kẻ giết Galan. Trong cuộc họp giữa tôi và Khrusev nảy ra tranh cãi. Ông ta rõ ràng không bình tĩnh: trên đầu ông ta lơ lửng mối đe dọa bị thất sủng với Stalin vì để cho nạn khủng bố hoành hành tại Tây Ucraina. Tôi càng làm ông ta hết kiên nhẫn, khi phản đối chống lại đề nghị cấp hộ chiếu đặc biệt cho cư dân Tây Ucraina. Khrusev cũng đề xuất tổng động viên thanh niên đi làm việc ở Donbax và đi học nghề tại trường dạy nghề ở Đông Ucraina và bằng cách đó cắt đứt nguồn bổ sung cho bọn Bandera. Tôi tuyên bố cứng rắn rằng, việc cấp hộ chiếu đặc biệt và việc di dân thực tế của thanh niên - phản tác dụng, điều này có thể làm dân cư địa phương trở nên tàn nhẫn hơn, còn thanh niên có thể trốn vào rừng theo bọn cướp vũ trang. Khrusev bực tức nói đó không phải việc của tôi, bởi nhiệm vụ của tôi là diệt thủ lĩnh của chúng, giải quyết những vấn đề khác sẽ là những người có trách nhiệm khác.

    Nhưng sự can thiệp của tôi là kịp thời, và ý tưởng cấp hộ chiếu đặc biệt bị chôn vùi, các kế hoạch tổng động viên thanh niên chỉ thực hiện từng phần - họ chỉ bị gọi đến trường dạy nghề mà thôi. Sự ân xá được công bố nhanh sau đó dành cho những ai tự nguyện nộp vũ khí. Hành động này đặc biệt có hiệu quả, chỉ ngay trong tuần đầu tiên của năm mới 1950 đã có 8000 người nộp vũ khí.

    Theo các tin tức của chúng tôi, cầm đầu sự chống chọi vũ trang là Sukhevich. Từ 1943 đến năm 1950 y đứng đầu hoạt động bí mật của Bandera. Đó là một người có lòng can đảm hơn người và có kinh nghiệm công tác bí mật, điều cho phép y thêm 7 năm sau khi bọn Đức đi khỏi vẫn tiến hành hoạt động phá hoại tích cực. Khi chúng tôi tìm kiếm y ở vùng Lơvov thì y đang ở viện điều dưỡng bên bờ biển Đen gần Odecxa. Sau đó y xuất hiện ở Lơvov, thăm mấy nhà hoạt động văn hoá nổi tiếng và thậm chí gửi vòng hoa mang tên mình đến đám tang của một người trong số họ. Chúng tôi được tin báo về y ở Lơvov, đồng thời về phần mình, chúng tôi xác lập được nhân thân của 4 tên vệ sĩ - tất cả đều là đàn bà và đồng thời là tình nhân của Sukhevich. Tôi ở lại Lơvov nửa năm - cởi nút dù sẽ là tất yếu, nhưng như thường, nó lại khá bất ngờ. Sukhevich quá tin vào các mối liên hệ cũ thời chiến tranh và mất cảnh giác. Trong khi đó chúng tôi tiếp cận được gia đình Gorbovoi, luật sư và một kẻ tham gia phong trào Bandera có uy tín. Gorbovoi và gia đình ông ta muốn thoả hiệp với chính quyền Xô viết và không muôn tham gia vào các vụ giết người. Tôi tiếp cận được Gorbovoi và bạn bè ông ta và đề nghị nhân danh lãnh đạo Xô viết: cần kết thúc đầu mối và đưa mọi người quay lại cuộc sống bình thường. Tôi hứa lo việc giải phóng cháu gái của Gorbovoi từ trại giam ở Nga nơi cô bị đày đến. Tôi đã giữ lời hứa - sau cú điện thoại của tôi gọi trực tiếp cho Abakumov, cháu gái của Gorbovoi lập tức được tha và đưa về Lơvov bằng máy bay. Đáp lại Gorbovoi chỉ những nơi Sukhevich có thế ẩn náu. Đên thời gian ấy chúng tôi đã kéo được về phía mình cả một liên lạc của Sukhevich, cầu thủ bóng đá đội Dinamo địa phương. Gorbovoi và người cùng chí hướng với ông ta viện sĩ Kripiakevich người có con trai tham gia tích cực phong trào Bandera, đã hối hận và công khai về sai lầm của của mình; họ không bị trừng phạt.

    Trong khi đó Sukhevich có một sai lầm định mệnh. Khi một công an xuất hiện để kiểm tra giấy tờ một cách thông thường trong ngôi nhà mà y với vệ sĩ- tình nhân Daria Guxiak đang ở, thần kinh y đã không chịu nổi. Sukhevich bắn chết người công an, con y, tình nhân và mẹ cô ta bỏ trốn. Những cuộc truy tìm của chúng tôi tại một làng hẻo lánh đã phát hiện được mẹ của Daria, Sukhevich không có đấy, nhưng sự hiện diện của người đàn bà cho thấy y chưa thể đi xa. Muộn hơn, khi Daria bị bắt cô ta khai rằng đã lạy lục Sukhevich không giết mẹ cô: bà đi chân giả, và y sợ có bà thì khó chạy trốn. Lúc ấy chúng đã bỏ bà cụ lại trong làng.

    Nhóm truy bắt Sukhevich của chúng tôi bố trí trong nhà có mẹ Daria sống. Một nữ sinh viên trẻ trung xinh xắn từ Lơvov, cháu của Daria nhanh chóng xuất hiện. Cô đi thăm họ hàng và tuyên truyền về sự phản động của chủ nghĩa dân tộc theo nhiệm vụ của Đoàn trường. Khi trò chuyện tôi thận trọng hỏi bây giờ cô Daria sống ở đâu, cô gái đáp Daria sống trong ký túc xá trường cô và thỉnh thoảng đi thăm Học viện Lâm nghiệp, nơi sắp định thi vào.

    Nhóm theo dõi nhanh chóng xác định được Daria đi đến “học viện” nào: cô ta đi tới một cái làng gần Lơvov, nơi cô ta ở lại nhiều giờ trong một quầy bán hàng. Điều đó buộc chúng tôi giả định rằng Sukhevich ở đó. Rất không may, các sĩ quan trẻ tiến hành theo dõi vào tháng 3 - 1950 lại ít kinh nghiệm và để che dấu đã vờ theo đuổi cô ta. Khi trung uý Revenko chìa tay cho Daria và nói muốn làm quen với một cô gái xinh đẹp như thế, cô ta cảm thấy bị cài bẫy và không nghĩ ngợi, bắn thẳng vào anh. Cô ta lập tức bị bắt bởi những người dân địa phương, nhân chứng vụ giết người ngay trước mắt. Người của chúng tôi giành lại được cô ta từ tay dân chúng và đưa về đồn công an. Sau nửa giờ, trưởng nhóm, trợ lý của tôi, đã ở đấy, anh không chậm trễ ra lệnh phao tin rằng người đàn bà giết trung uý và đã tự tử vì chuyện tình cảm. Daria bị cách ly, còn tôi, tướng Drozdov và hai mươi cán bộ tác chiến vây chặt ngôi làng để phong tỏa Sukhevich chạy trốn. Drozdov đòi Sukhevich nộp vũ khí - trong trường hợp đó y được bảo đảm sự sống. Đáp lại là một tràng súng máy. Sukhevich cố thoát vòng vây, ném từ chỗ trú ẩn ra hai quả lựu đạn. Diễn ra cuộc đọ súng mà kết quả Sukhevich bị giết chết.

    Sau cái chết của Sukhevich phong trào chống chọi ở Tây Ucraina lụi dần và nhanh chóng bị dập tắt. Chúng tôi làm rõ được rằng Sukhevich đã tạo lập được một mạng điệp viên khá nguy hiểm. Trong nửa năm, vào tháng 6 - 1949, Daria đã sống 2 tuần tại khách sạn Metropol bằng hộ chiếu giả. Trong phòng cô ta có các thiết bị gây nổ. Trong hai tuần ấy cô ta nhiều lần thăm quảng trường Đỏ tìm kiếm “bia ngắm” phù hợp. Được đoán rằng, vụ nổ này gây ấn tượng ở phương Tây và OUN sẽ nhận được sự trợ giúp tài chính.

    Các tài liệu của phong trào Bandera được bí mật chuyển khỏi Lơvov về Leningrad và giấu trong phòng các bản thảo quý hiếm của thư viện mang tên Xangtưkov- Sedrin.

    Thảm bại của “sử thi” Ucraina đến sau một năm. Các tổ chức Treka và riêng Khamaziuk cán bộ tác chiến từ nhóm tôi đã cài được điệp viên vào toán quân còn lại của bọn Bandera, đến thời ấy đã chạy sang Tiệp Khắc, rồi sang Đức. Tình báo Anh tiếp cận những người này, đưa về Anh để huấn luyện công tác phá hoại ngầm. Người của ta được giới thiệu với bọn Bandera như thành viên tích cực gần gũi của Sukhevich. Ở Mukhen, anh vẫn giữ tiếp xúc với chúng tôi, nhưng khi nhóm vừa sang Anh, chúng tôi quyết định tạm thời không mạo hiểm và không bắt liên lạc với anh. Bọn lãnh đạo OUN ở nước ngoài rất lo vì sự thiếu liên lạc điện đài của Sukhevich. Chúng được sự ủng hộ của người Anh, quyết định phái về Ucraina chỉ huy cơ quan an ninh của OUN, Matvieiko. Y được giao nhiệm vụ tìm hiểu về số phận của Sukhevich và đẩy mạnh phong trào bí mật. Chúng tôi ra chỉ thị cho điệp viên chuyển bưu thiếp mật mã về Đức theo địa chỉ chỉ định với thông báo về tuyến đi của nhóm Matvieiko. Dự đoán, các phái viên của Bandera sẽ đổ bộ vào thành phố Rovno. Cơ quan phòng không của ta nhận được chỉ thị không bắn rơi máy bay Anh, mà chắc sẽ lấy nhóm của Matvieiko bay từ Malta sau đó thả dù xuống Rovno. Làm thế để không những bảo vệ điệp viên của ta trong nhóm, mà còn vì chúng tôi muốn bắt sống tất cả.

    Các thành viên của nhóm được đón tiếp nồng nhiệt tại điểm hẹn bởi người của Raikhman, phó cục trưởng phản gián, những người khéo léo đóng vai bọn hoạt động bí mật tính sự bắt gặp Matvieiko ở đấy. Sau chầu uống - trong rượu có thuốc mê - “các vị khác” ngủ thanh thản và tỉnh dậy đã ở nhà tù của sở MGB tỉnh.

    Tất cả điều đó xảy ra vào tháng 5 - 1951. Ba giờ đêm trong nhà tôi vang lên tiếng chuông điện thoại. Thư ký của Abakumov gọi: tôi phải tức tốc đến văn phòng của bộ trưởng. Chỗ Abakumov đang diễn ra cuộc hỏi cung Matvieiko, do chính bộ trưởng và phó của ông ta Pitovranov tiến hành. Thoạt đầu tôi chỉ làm công việc phiên dịch, vì Matvieiko chỉ nói bằng phương ngữ Tây Ucraina. Cuộc hỏi cung kéo dài 2 giờ. Sau đó Abakumov ra lệnh cho tôi chuyên trách Matvieiko. Tôi làm việc với ông ta chừng một tháng. Đó không phải là hỏi cung, mà là trò chuyện, có nghĩa là không ghi biên bản. Những buổi trò chuyện của chúng tôi diễn ra trong văn phòng Mironov, phụ trách nhà tù, nơi Matvieiko thậm chí có khả năng xem tivi. Tôi còn nhớ, ông ta đã sửng sốt thế nào trước vở opera “Bogdan Khmelnitsky” bằng tiếng Ucraina. Ở Ba Lan và Tây Ucraina Matvieiko chưa bao giờ xem một vở opera nào được diễn bằng tiếng Ucraina. Ông ta không tin, và để thuyết phục ông ta tôi dẫn Matvieiko vào rạp hát xem chương trình Ucraina, thật ra, có đoàn hộ tống.

    Sau những buổi trò chuyện với tôi, ông ta được thuyết phục: có lẽ ngoài họ tên mấy điệp viện hạng hai, về thực chất, chúng ta đã rõ tất cả về tổ chức Ucraina lưu vong và phong trào Bandera. Ông ta bị sốc khi tôi trình bày tiểu sử tất cả các thủ lĩnh dân tộc chủ nghĩa Ucraina, dẫn ra các chi tiết riêng tư, kể về sự thanh toán lẫn nhau giữa chúng. Cam đoan với Matvieiko rằng tôi không định chiêu mộ ông, tôi giải thích: cái cốt yếu đối với chúng ta - chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang ở Tây Ucraina. Được phép của Abakumov tôi gọi cho Melhikov, bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina thay thế Khrusev, và đề nghị tiếp Matvieiko ở Kiev và cho ông ta thấy rằng Ucraina và nói riêng Tây Ucraina, - đó không phải là lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, mà là mảnh đất tự do nơi những con người tự do đang sống.

    Tôi không còn gặp thêm Matvieiko. Ở Kiev ông ta được bố trí ở tại một căn hộ bí mật, nhưng được tự do đi lại trong thành phố.

    Sau đó ông ta được chuyển về Lơvov nơi ông ta sống trong một biệt thự. Từ đó ông ta đã bỏ trốn. Lập tức Kiev và Moskva nhốn nháo lên. Tuyên bố truy nã toàn liên bang. Bộ trưởng an ninh Ucraina lập tức ra lệnh bắt tất cả những người chịu trách nhiệm bảo vệ Matvieiko. Hoá ra ông ta đi ra rất đơn giản: bước ra khỏi biệt thự, chào người gác mà qua mười ngày đã quen với việc Matvieiko tự do đi và về (thực ra với sự tháp tùng của sĩ quan an ninh), và không ngăn ông ta lại, dù lần này chẳng có sự tháp tùng nào cả.

    Những ngày này ông ta sống ở nhà một người quen cũ không liên quan với bọn Bandera. Matvieiko nói với chủ nhà là đi từ Moskva đến vì công việc và sẽ ở lại không lâu. Qua thời gian đó ông ta đi khắp các điểm hẹn của Bandera và kiểm tra các mối liên lạc ở Lơvov. Ông ta thấy khủng khiếp khi phát hiện ra rằng không có mạng lưới điệp viên nào hết: hai địa chỉ hoá ra không đúng, còn những kẻ gắn với hoạt động bí mật, chỉ là bịa. Đó tất thẩy chỉ là tưởng tượng của kẻ viết báo cáo về những thành tích thổi phồng của phong trào Bandera được gửi về ban tham mưu OUN ở London và Mukhen. Matvieiko là một nhà tình báo khá kinh nghiệm để hiểu: những điểm hẹn được để lại chắc chắn nằm dưới sự theo dõi của phản gián Xô viết, chúng được giữ lại chỉ để sử dụng như mồi nhử cho những kẻ viếng thăm ngốc nghếch từ nước ngoài.

    Sau ba ngày Matvieiko ra tự thú với cơ quan an ninh Lơvov. Tại cuộc họp báo do lãnh đạo Ucraina tổ chức, ông ta chỉ trích phong trào Bandera. Lợi dụng uy tín của mình Matvieiko kêu gọi giới lưu vong và OUN đang chiến đấu trong hàng ngũ bọn chúng hãy quy thuận, về sau ông ta bắt đầu một cuộc sống mới - làm kế toán, lấy vợ, nuôi lớn ba đứa con và chết một cách thanh thản năm 1974.

    Lịch sử với Matvieiko có thêm tiếng vọng mới dưới sự tuyên bố nền độc lập của Ucraina. Phương Tây chưa bao giờ hiểu rằng sau cách mạng 1917 lần đầu tiên trong lịch sử của mình Ucraina có được nhà nước trong thành phần Liên Xô. Sự phồn thịnh thực sự đã đến trong nghệ thuật, văn học, hệ thống giáo dục dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ, điều hoàn toàn là không thể hình dung dưới thời Sa hoàng, thời thống trị của Áo và Ba Lan tại Galitsưn.

    Lãnh đạo ĐCS Ucraina bao giờ cũng được tôn trọng ở Moskva, và họ có ảnh hưởng thiết thực tới sự hình thành đường lối đối nội và đối ngoại của lãnh đạo Kremli. Ucraina luôn luôn là nguồn dự trữ cán bộ cho công tác lãnh đạo ở Moskva. Hơn các nước cộng hoà khác, Ucraina là thành viên Liên hợp quốc. Trước 1992 Ucraina chưa là một quốc gia độc lập trọn vẹn, nhưng vẫn như cũ tôi coi mình là người Ucraina - một trong những người ở mức nào đó thúc đẩy sự thành lập cái địa vị mà nó có trong phạm vi Liên Xô. Trọng lượng mà Ucraina có, sự củng cố uy tín của nó trong Liên Xô và ở nước ngoài trở thành tiền đề cho việc có được thể chế một quốc gia độc lập hoàn toàn sau sự sụp đổ của Liên Xô.


    [...]
     
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    9. Lãnh đạo Xô viết và vấn đề người Kurd ở Cận Đông những năm 1947 - 1953

    Năm 1947 những toán vũ trang người Kurd dưới sự chỉ huy của Mulla Muxtafa Barzani tranh chấp với quân đội nhà vua, đã qua biên giới chúng ta với Iran và lọt vào lãnh thổ Azerbaizan.

    Những người Kurd sinh sống ở Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chịu mọi sự chèn ép, còn các đại diện chính quyền Anh từng thân với người Kurd trong giai đoạn sôi động thân Đức trong giới cầm quyền Iran những năm 1939- 1941, sau khi đưa quân đội Anh và Liên Xô vào Iran, đã từ chối giúp đỡ họ.

    Những toán quân chiến đấu của Barzani vượt qua biên giới lên đến hai nghìn, với họ còn thêm chừng ấy gia quyến nữa. Chính quyền Xô viết lúc đầu quản thúc những người Kurd và xếp họ vào trại, còn năm 1947 Abakumov lệnh cho tôi đàm phán với Barzani và đề nghị ông ta và những người đến cùng ông chấp nhận cư trú chính trị với sự sinh sống tạm thời tại các vùng nông thôn Uzbekixtan không xa Taskent.

    Tôi được giới thiệu với Barzani như là Matveev, phó tổng giám đốc TASS và đại diện chính thức của chính phủ Liên Xô. Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp một viên đại quan phong kiến đích thực. Đồng thời tôi có ấn tượng Barzani là một chính khách sáng suốt và là nhà lãnh đạo quân sự có kinh nghiệm. Ông nói rằng qua một trăm năm gần đây người Kurd đã có 80 cuộc khởi nghĩa chống người Ba Tư, Iraq, Thổ và Anh và trong hơn 60 trường hợp đều nhờ sự giúp đỡ của nước Nga. Vì thế, theo lời ông, họ hoàn toàn tự nhiên xin sự giúp đỡ của chúng ta trong những ngày khó khăn của họ, khi chính quyền Iran xoá bỏ cộng hoà Kurd.

    Trước những sự kiện này không lâu những người Kurd khởi nghĩa đã rơi vào bẫy do nhà vua sắp đặt: họ được mời về Teheran để đàm phán, bị bắt và treo cổ ở đấy. Chỉ Barzani thoát khỏi số phận ấy. Khi nhà vua mời chính Barzani để thương thuyết, ông trả lời rằng chỉ đến trong trường hợp nhà vua gửi các thành viên gia đình mình đến ban tham mưu của ông với tư cách con tin. Trong khi tiến hành những đàm phán sơ bộ với nhà vua, Barzani tung một phần lớn lực lượng của mình vào những vùng miền bắc Iran, gần hơn với biên giới Liên Xô. Còn chúng ta, vì mối quan tâm của mình trong việc sử dụng những người Kurd trong đường lối của chúng ta làm suy yếu ảnh hưởng của Anh và Mỹ tại các nước Cận Đông chung biên giới với Liên Xô. Tôi tuyên bố với Barzani rằng phía Liên Xô đồng ý để Barzani và một phần sĩ quan của ông trải qua huấn luyện đặc biệt trong các học viện và trường trung cấp quân sự. Tôi cũng cam đoan với ông rằng sự bố trí dân cư ở Trung Á chỉ là tạm thời cho đến khi chín muồi điều kiện để họ trở về Kurdistan.

    Abakumov cấm tôi thông báo với Bagirov, nhà lãnh đạo ĐCS Azerbaizan về nội dung cuộc đàm phán với Barzani, đặc biệt là về sự đồng ý của Stalin cho các sĩ quan Kurd qua huấn luyện trong các trường quân sự của chúng ta.

    Vấn đề là ở chỗ Bagirov muốn lợi dụng Barzani và người của ông để làm mất ổn định tình hình ở Azerbaizan của Iran. Thế nhưng Moskva cho rằng Barzani sẽ có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc lật đổ chế độ Iraq thân Anh. Và ngoài ra, đặc biệt quan trọng, nhờ người Kurd chúng ta có thể loại Iraq khỏi sản xuất dầu khí lúc đó có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong cung cấp dầu lửa cho các tập đoàn quân Anh- Mỹ ở Cận Đông và Địa Trung Hải.

    Kết thúc đàm phán với Barzani tôi bay đến Taskent và thông tin cho lãnh đạo Uzbekixtan về việc ông ta sắp tới. Sau đó quay về Moskva.

    Barzani và và các toán quân bị tước vũ khí của mình cùng gia đình được chuyển về Uzbekixtan. Sau 5 năm, tháng 3 - 1952 tôi được phái đi Uzbekixtan gặp Barzani để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Barzani không muốn chờ đợi và bất bình với thái độ của lãnh đạo địa phương. Ông cầu xin Stalin giúp đỡ và đòi hỏi thực hiện những lời hứa trước đây với ông. Ông đòi thành lập các đơn vị chiến đấu của người Kurd. Barzani cũng muốn giữ uy tín của mình với đồng bào bị phân tán ở các nông trang xung quanh Taskent và kiểm soát họ.

    Cuộc gặp gỡ với Barzani diễn ra ở biệt thự chính phủ. Phiên dịch của tôi là thiếu tá Zemxkov, anh cũng như Barzani nói tốt tiếng Anh. Barzani kể với tôi là người Mỹ và người Anh muốn mua chuộc ông để tiến hành hoạt động gây sức ép lên các chính phủ Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Kế hoạch tôi soạn thảo theo sự giao phó của bộ trưởng an ninh mới Ignatiev quy lại là để thành lập một binh đoàn đặc biệt người Kurd- gồm 1.500 người - cho các chiến dịch phá hoại ở Cận Đông. Có thể dùng nó cả cho sự lật đổ chính phủ Nuri Said ở Baghdad, điều hẳn làm đổ vỡ nghiêm trọng uy tín của Anh trong toàn khu vực Cận Đông. (Nhờ người Kurd chúng ta đã thực hiện được điều này năm 1958, khi tôi đã ở trong tù). Người Kurd cũng cần đóng một vai trò xác định trong các kế hoạch của chúng tôi gắn với sự phá huỷ ngành dầu khí trên lãnh thổ Iraq, Iran và Syrie trong trường hợp bùng nổ các hành động quân sự hay mối hiểm hoạ trực tiếp của sự tấn công hạt nhân vào Liên Xô.

    Barzani đồng ý ký hiệp ước về hợp tác với chính phủ Xô viết để đổi sự bảo đảm cùng tác động của chúng ta trong việc thành lập cộng hoà Kurd mà Barzani nhìn thấy trước hết ở vùng tiếp giáp các biên giới Bắc Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nghe xong Barzani, tôi đáp rằng tôi không được ủy quyền bàn bạc một hiệp ước kiểu ấy. Thế nhưng chúng tôi không phản đối việc thành lập chính phủ Kurd lưu vong. Cán bộ Ban quốc tế BCHTƯ đảng đi cùng tôi, Mantskha tham gia đàm phán, đề nghị thành lập đảng dân chủ Kurdistan đứng đầu là Barzani. Theo ý đồ Mantskha, đảng phải điều phối hoạt động của các đại diện chính phủ của Barzani ở tất cả các vùng có người Kurd sinh sống.

    Tôi không tham gia vào câu chuyện đó nhưng nghe một cách chăm chú. Khi kết thúc Barzani mời tôi đi gặp các sĩ quan tham mưu của ông. Khi chúng tôi xuất hiện, chừng ba mươi người đứng theo tư thế nghiêm. Sau đó bọn họ quỳ gối và bò đến Barzani, lạy lục xin phép hôn gấu áo và giày của ông. Dĩ nhiên, mọi ảo tưởng về một nước Kurdistan mà tôi vẫn nuôi từ bấy đến giờ, đã hoá thành mây khói. Tôi đã rõ hoàn toàn rằng đó là thêm một sáng kiến tư tưởng hệ nảy sinh trong lòng BCHTƯ ở quảng trường Cũ.

    Tháng 4 - 1952 Barzani cùng gia đình và đồng bào mình, sống tại một nông trang lớn gần Taskent. Moskva quyết định rằng người Kurd được trao chế định vùng tự trị. Bộ an ninh được giao tổ chức huấn luyện quân sự cho người Kurd và giúp đỡ họ liên hệ với những đồng bào ở nước ngoài. Các ý đồ của chúng tôi cài người của mình vào giới thân cận của Barzani và tuyển mộ ai đó trong số người Kurd đều bị cơ quan an ninh của họ phong toả. Thực ra Zemxky có nhiều kinh nghiệm giao tiếp với người Kurd đã tuyển mộ được một sĩ quan cấp thấp học ở học viên quân sự, nhưng sau khi trở về Taskent, anh ta đã biến mất không còn dấu vết. Chúng tôi đã cố tìm anh ta nhưng không thể và đi tới kết luận là anh ta bị thủ tiêu theo lệnh Barzani.

    Mùa xuân 1953 xảy ra với tôi một trường hợp trớ trêu. Barzani tham dự buổi giảng trong học viện quân sự trong đó tôi đang theo học. Có lần ông trông thấy tôi trong quân phục trung tướng. Nháy mắt láu cá với tôi, qua người phiên dịch, một trung uý trẻ, ông nói:

    - Rất vui có việc với đại diện chính phủ Xô viết trong quân hàm cao dường ấy.

    Về phía mình, đáp lại tôi chúc ông nhiều thành công trong việc nắm vững các môn học quân sự.

    Lần cuối cùng tôi gặp Barzani trên phố Gorky ngay trước khi tôi bị bắt. Tôi mặc đồ dân sự. Ông nhận ra tôi và muốn lại gần, nhưng với địa vị của tôi cuộc gặp gỡ này chẳng để làm gì, và tôi làm ra vẻ không trông thấy ông rồi lẩn nhanh vào đám đông.

    Barzani đủ thông minh để hiểu: tương lai của người Kurd phụ thuộc vào điều là đóng được vai trò như thế nào trong những mâu thuẫn giữa các siêu cường quốc có quyền lợi của mình ở Cận Đông. Nhìn lại, ta thấy rằng các siêu cường nói chung không hăng hái nghĩ đến một giải pháp công bằng của vấn đề Kurd. Số phận Kurdistan từ quan điểm các quyền lợi của nó chưa bao giờ được xem xét cả ở trong Kremli, lẫn ở London hay Washington. Cả phương Tây, cả chúng ta chỉ quan tâm một điều - tiếp cận các khu mỏ dầu lửa ở các nước Cận Đông, dù điều đó trông có vẻ trơ trẽn thế nào đi nữa.

    Vào những năm 40 - 50 mục đích của chúng ta là sử dụng phong trào người Kurd trong sự đối kháng với phương Tây vào hoàn cảnh “chiến tranh lạnh”. Ý tưởng lập cộng hoà Kurd cho phép chúng ta tiến hành chính sách hướng đến làm suy yếu địa vị của Anh và Mỹ ở Cận Đông, nhưng đông đảo tầng lớp cư dân Kurd lại thờ ơ đối với các hành động nhằm chống lại người Anh và Mỹ trong khu vực này.

    Đến trước nửa sau những năm 50 người Kurd là đồng minh duy nhất của ta tại Cận Đông. Khi chế độ Nuri Said bị lật đổ trong cuộc binh biến (với sự ủng hộ của chúng ta), chúng ta có những đồng minh như Iraq, Syrie, Arập mà từ quan điểm quyền lợi địa - chính trị của Liên Xô là quan trọng hơn nhiều so với người Kurd. Iraq và Syrie bắt đầu có vai trò chủ yếu trong chính sách Cận Đông của chúng ta và sự đối kháng với phương Tây trong khu vực không bình lặng này.

    Bi kịch của chính Barzani và đồng bào ông là ở chỗ trong các quyền lợi của Liên Xô và phương Tây (đến chừng mực nào đó còn là của các nước Arập và Iran), người ta xem người Kurd như một lực lượng gây nỗi sợ trong khu vực hay công cụ trao đổi trong các đụng độ mâu thuẫn của các nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq.

    Một giải pháp sáng suốt về vấn đề người Kurd là trao vùng tự trị có đảm bảo của quốc tế, dù nó có hạn chế đến đâu đi nữa. Về thực chất, không ai ở phương Tây lẫn ở các nước Arập lại muốn những mỏ dầu lửa sẽ nằm trên lãnh thổ quốc gia Kurd độc lập và dưới sự kiểm soát của nó.

    Năm 1963 khi ở ta nảy sinh những phức tạp với chính phủ Kasem và những người dân tộc chủ nghĩa thay thế ông ta, tôi đang trong tù, đã từ đó gửi những đề nghị về những tiếp xúc có thể với Barzani và được cho biết, những đề nghị được tiếp nhận. Sự trợ giúp đến người Kurd - vũ khí và đạn dược, để họ bảo vệ đất đai của mình khỏi những cuộc thám sát tiễu phạt của quân đội Iraq. Thế nhưng mọi ý đồ của chúng ta làm người Kurd trở thành đồng minh chiến lược để có khả năng ảnh hưởng đến các sự kiện ở Iraq, đã không có được kết quả.


    (Hết Chương VIII)​


    [...]
     
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    Chương IX

    RAUL VALLENBERG, “PHÒNG THÍ NGHIỆM - X”
    VÀ NHỮNG BÍ MẬT CHÍNH TRỊ KHÁC CỦA KREMLI


    1. Những dính líu của gia đình Vallenberg

    Bí mật quây quanh Raul Vallenberg, nhà ngoại giao Thuỵ Điển, nổi tiếng trên thế giới nhờ hoạt động cứu những người Do Thái trong thế chiến II và mất tích năm 1945, đến giờ vẫn chưa được khám phá. Vallenberg bị bắt bởi phản gián quân đội XMERS năm 1945 ở Budapest và bị bí mật thủ tiêu, như thuộc giả định, ở nhà tù của MGB năm 1947. Qua nửa thế kỷ trong những cuộc điều tra vô vọng được tiến hành bởi những nhân viên KGB cũng như các nhà báo, nhưng vẫn không tìm ra hồ sơ điều tra và nhà tù.

    Mới đây tìm ra bức thư của trưởng Tổng cục tình báo NKVD Liên Xô Fitin gửi XMERS, nơi đã bắt Vallenberg năm 1945 với yêu cầu chuyển ông ta cho tình báo trong mục đích tác chiến. Thế nhưng Abakumov né tránh đề nghị đó, chắc là nhằm gán thành công vụ Vallenberg cho bộ máy của mình.

    Raul Vallenberg thuộc một gia đình tài phiệt tài chính đã giữ từ đầu năm 1944 các tiếp xúc bí mật với đại diện chính phủ Xô Viết. Dù tôi không được giao xử lý Vallenberg và các mối liên hệ của ông ta với các cơ quan đặc biệt Đức và Mỹ, tôi biết về đóng góp gia đình ông vào ký kết hoà bình tay đôi với Phần Lan. Các báo cáo của phản gián quân đội về Raul Vallenberg - một đối tượng thích hợp để chiêu mộ hoặc làm con tin. Việc bắt Vallenberg, hỏi cung, hoàn cảnh cái chết tất cả khẳng định rằng đó là mưu đồ chiêu mộ ông, nhưng ông khước từ cộng tác với chúng ta. Có thể, nguy cơ bại lộ của ý đồ chiêu mộ Vallenberg là bản án tử hình đối với ông.

    Trong những năm chiến tranh đại diện chúng ta ở Stokholm nhận được chỉ thị tìm những người có uy tín trong xã hội Thuỵ Điển có thể trở thành những người môi giới khi tiến hành đàm phán với Phần Lan. Chính đó là lúc chúng ta xác lập được những tiếp xúc với gia đình Vallenberg.

    Stalin lo Phần Lan, đồng minh của Đức từ 1941, có thể ký kết hiệp ước hoà bình với Mỹ, không tính đến quyền lợi của chúng ta ở vùng Baltic. Người Mỹ, về phía mình, sợ rằng chúng ta sẽ xâm chiếm Phần Lan. Thế nhưng chúng ta không có khả năng đó: quan trọng với chúng ta là sự trung lập của nước láng giềng gần nhất, để lợi dụng nó cho các quyền lợi của mình thông qua các điệp viên ảnh hưởng trong các đảng phái chính trị chủ yếu của Phần Lan. Những người này đồng ý cộng tác nếu chúng ta bảo đảm sự trung lập cho nhà nước Phần Lan. Ngoài ra, họ muốn đóng vai trung gian giữa phương Đông và phương Tây.

    Rất thú vị là vào những năm 70- 80 các giới chính trị có uy tín ở Ba Lan, Bungari, Rumani, Tiệp Khắc, Hungari cũng như các nước vùng Baltic học đòi mẫu Phần Lan khi đấu tranh vì sự độc lập nhà nước của mình. Những ý đồ này của cả hai phía, dự định và chống lại nó, được gọi là Phần Lan hoá.

    Tôi vẫn nhớ năm 1938 một năm trước cuộc chiến tranh Phần Lan- Liên Xô, Stalin ra lệnh chuyển 200.000 đôla để ủng hộ đảng các tiểu chủ Phần Lan để nó đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành lập trường của chính phủ về điều chỉnh những vấn đề biên giới. Đại tá Rưbkin, bạn tôi, lúc ấy là bí thư thứ nhất sứ quán Liên Xô ở Phần Lan và nổi tiếng ở đấy với tên Iartsev, đã chuyển tiền cho người Phần Lan. Tự Stalin hướng dẫn cho ông cần phải nói thế nào với các nhà hoạt động chính trị nhận tiền từ chúng ta, cũng như về sự chuẩn bị những đàm phán bí mật với các đại diện chính phủ Phần Lan vói mục đích ký kết hiệp ước không tấn công và sự hợp tác được lên kế hoạch với sự tham gia của nhân vật được uỷ nhiệm của chính phủ Xô viết mà người đứng đầu chính phủ Phần Lan Mannergeim biết rõ. Đó là công tước Ignatiev, tác giả cuốn sách Năm mươi năm trong đội ngũ. Những đề nghị Iartsev chuyển cho chính phủ Phần Lan bị Mannergeim gạt bỏ, và thông tin cho Hitler về đề nghị bất thường của phía Liên Xô. Như thế, lãnh đạo Đức, phê chuẩn quyết định bắt đầu đàm phán với chúng ta về ký kết hiệp ước không tấn công đã biết rất rõ rằng, đề nghị của họ Moskva không thể xem là một sự bất ngờ hoàn toàn và không thể chấp nhận. Rất thú vị là những thương thuyết này được tiến hành hoàn toàn bí mật đối vối đại sứ Liên Xô ở Phần Lan Derevenko.

    Trong những năm chiến tranh Rưbkin và vợ ông đã lãnh đạo mạng tình báo của ta ở Stokholm. Một trong những nhiệm vụ của họ là giữ các mối tiếp xúc với mạng điệp viên “Dàn đồng Ca Đỏ” ở Đức qua kênh Thụy Điển. Vợ Rưbkin nổi tiếng với nhiều người như một nhà văn viết cho thiếu nhi qua các sách Trái tim người mẹ, Xuyên qua bóng tối lạnh cóng, Những đốm lửa v.v. bà ký tên thời con gái, Voxkrexenxcaia. Trong các giới ngoại giao Stokholm và Moskva người đẹp này được biết như Zoia Iatseva, nổi bật không chỉ bởi sắc đẹp mà còn bởi tri thức tuyệt vời về tiếng Đức và tiếng Phần Lan. Còn Rưbkin, cao, cân đối, là người quyến rũ, có cảm giác hài hước tinh tế và là người kể chuyện hấp dẫn. Hai vợ chồng rất nổi tiếng giữa các nhà ngoại giao ở thủ đô Thuỵ Điển, điều cho phép họ luôn rõ được những ý đồ thăm dò của người Đức làm sáng tỏ khả năng hoà ước tay đôi với Mỹ và Anh không có sự tham gia của Liên Xô. Nhân thể, tình báo Đức trong mục đích khiêu khích, vào những năm 1943 - 1944 đã tung tin ở Stokholm về khả năng đàm phán có thể giữa Liên Xô và Đức không có sự tham gia của Mỹ và Anh.

    Vợ chồng Rưbkin tham gia tích cực chuẩn bị những hiệp ước kinh tế bí mật. Năm 1942 nhờ điệp viên của chúng ta, diễn viên và nhà văn châm biếm Thuỵ Điển nổi tiếng Karl Herkhard, họ đã kết thúc được một vụ trao đổi hàng hoá: chúng ta nhận được thép chất lượng cao của Thuỵ Điển rất cần cho chế tạo máy bay để đổi lấy platin. Sự trung lập của Thuỵ Điển bị vi phạm thô bạo, nhưng nhà băng thực hiện vụ làm ăn này đã nhận lợi nhuận khá. Cổ phiếu kiểm soát nhà băng này thuộc gia đình Vallenberg.

    Karl Herkhard có quan hệ thân hữu vối ông chú của Raul Vallenberg, Markus Vallenberg và theo kế hoạch được phê duyệt ở Moskva, đã giới thiệu Zoia Rưbkina với ông ta trong một buổi tiếp đãi.

    Zoia đã làm Markus Vallenberg say mê. Họ còn gặp nhau một lần nữa tại một khách sạn sang trọng thuộc gia đình Vallenberg gần Stokholm. Họ bàn đến khả năng tổ chức cuộc gặp mặt của các nhà ngoại giao hai nước, Liên Xô và Phần Lan, đang nằm trong tình trạng chiến tranh, mà tại đó họ có thể thảo luận việc ký kết hiệp ước hoà bình tay đôi. Zoia Rưbkina nói với Vallenberg là cần cho người Phần Lan rõ: phía Liên Xô bảo đảm tính độc lập trọn vẹn của Phần Lan khi kết thúc chiến tranh, nhưng vì sự tiếp tục những hoạt động chiến đấu ở Baltic tính đến sự hiện diện quân sự hạn chế trong các cảng Phần Lan và sự bố trí các căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ của họ.

    Gia đình Vallenberg có các quyền lợi ở Phần Lan và rất quan tâm đến sự ổn định hoà bình của các quan hệ Liên Xô- Phần Lan.

    Chỉ cần hai tuần đủ cho Markus Vallenberg tổ chức được cuộc gặp của Zoia vói đại diện chính phủ Phần Lan Iukho Kusty Paasikivi, muộn hơn trở thành tổng thống. Alexandra Kollontai, đại sứ Liên Xô ở Thuỵ Sĩ đại diện cho phía Liên Xô trong các cuộc đàm phán.


    [...]
     
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Những nguyên nhân có thể của sự bắt giữ và những ý đồ không thành

    Những cuộc trao đổi kéo dài cả mùa hè và cuối cùng, ngày 4- 10- 1944 hiệp ước hoà bình giữa Liên Xô và Phần Lan được ký kết.

    Sau khi Raul Vallenberg đã ở trong tay chúng ta với tư cách con tin hay đối tượng để chiêu dụ, chắc rằng Stalin và Molotov tính lợi dụng địa vị của gia đình Vallenberg để nhận những khoản nợ có lợi ở phương Tây.

    Năm 1945 lãnh đạo Xô viết tung tin là ở Krưm sẽ thành lập cộng hoà Do Thái nơi người Do Thái toàn thế giới, đặc biệt ở châu Âu, bị đau khổ vì chủ nghĩa phát xít, có thể đến. Stalin nhằm mấy mục đích: thứ nhất, mồi nhử, cộng hoà Do Thái, ông hi vọng trấn an các đồng minh Anh đang sợ nhà nước Do Thái sẽ được thành lập ở Palestine; thứ hai, Stalin muốn làm sáng tỏ khả năng cuốn hút tư bản phương Tây để phục hồi kinh tế quốc dân.

    Từ Beria tôi nhận chỉ thị thăm dò người Mỹ trong thời gian những cuộc nói chuyện với đại sứ của họ ở Moskva, Harriman.

    Đến thời điểm bị bắt bởi phản gián quân đội Raul Vallenberg nổi tiếng bởi hoạt động cứu và đưa người Do Thái ra khỏi nước Đức và Hungari sang Palestine. Không thể có chuyện thiếu chỉ thị trực tiếp của Moskva bắt một nhà ngoại giao phương Tây như ông. Và cứ giả sử ông bị bắt tình cờ, thì lãnh đạo phản gián quân đội ở Budapest phải nhất thiết báo cáo việc này về Moskva. Giờ đây đã rõ rằng lệnh bắt Vallenberg ký bởi Bulganin, phó của Stalin ở Bộ Quốc phòng, và mệnh lệnh được thi hành ngay lập tức.

    Đồng nghiệp cũ của tôi, trung tướng Belkin thời ấy là phó Tổng cục XMERS kể rằng năm 1945 các cơ quan XMERS mặt trận nhận từ Moskva lưu ý tới Vallenberg trong đó chỉ ra rằng ông ta bị tình nghi cộng tác với tình báo Anh, Đức, Mỹ, và có lệnh theo dõi ông ta thường xuyên, tìm và nghiên cứu các tiếp xúc của ông ta mà trước hết là với các cơ quan đặc biệt Đức. Tôi nhớ Belkin nói với tôi về mấy cuộc gặp gõ bị ghi nhận của Vallenberg với Cục trưởng tình báo Đức Sellenberg.

    Không loại trừ đã nảy sinh kế hoạch chiêu mộ hoặc sử dụng Vallenberg như con tin trong trò chơi chính trị và được xem như một nhân chứng quan trọng của các mối liên hệ hậu trường với các giới làm ăn của Mỹ và Đức phát xít, cũng như của các cơ quan đặc biệt các nước ấy trong những năm chiến tranh. Khi các đồng minh đạt được sự thoả thuận về những buộc tội sẽ đưa ra cho lãnh đạo Đức quốc xã tại toà án Nurenberg, không cần đên Vallenberg nữa và ông bị thủ tiêu.

    Raul Vallenberg bị bắt giữ tại nhà: các cán bộ phản gián đến chỗ ông và đề nghị đi đến ban tham mưu quân đội Xô viết. Vallenberg lúc ấy nói với một người bạn: tôi không biết tôi sẽ là ai, khách hay tù nhân.


    [...]
     
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Khu đặc biệt của nhà tù nội bộ và phòng thí nghiệm độc biệt của NKVD- MGB những năm 1940 - 1950

    Ở Moskva, bị giam trong khu đặc biệt, của nhà tù Lubianka có nhân vật đặc biệt quan trọng cần chiêu dụ, nếu họ từ chối, họ bị thủ tiêu. Các biên bản hỏi cung Vallenberg đều đặn được gửi cho phòng nước Đức của tình báo chúng ta. Có khả năng, các điều tra viên dọa ông khi buộc tội có quan hệ với Gestapo.

    Từ những tài liệu được công bố trên báo chí thấy rõ: Vallenberg bị giam ở Moskva trong hai nhà tù, nhà tù nội bộ ở Lubianka và ở Lefortovo.

    Khu đặc biệt của nhà tù nội bộ giống một khách sạn hơn nhà tù. Các phòng giữ những người bị bắt chỉ có thể gọi tạm là phòng giam: trần cao, đồ gỗ bình thường. Thức ăn được đem tới từ nhà ăn hay nhà hàng của NKVD, tất nhiên khác hẳn thức ăn nhà tù. Thế nhưng đó là điềm báo dữ. Trong toà nhà này có ban quản trị NKVD- MGB nơi những năm 1937, 1950 tiến hành thực thi bản án liên quan đến những nhân vật bị kết án tử hình, cũng như những ai cần thủ tiêu đặc biệt, tức không qua xét xử.

    Tại ngõ Varxonofiev, đằng sau nhà tù Lubianka, là phòng thí nghiệm chất độc và xà lim đặc biệt của nó trực tiếp trực thuộc bộ trưởng và ban quan trị. Phòng thí nghiệm chất độc trong các tài liệu chính thức được gọi là “Phòng thí nghiệm- X”. Trưởng phòng thí nghiệm là đại tá quân y, giáo sư Mairanovxky chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của các khí độc và thuốc độc chết người và bệnh ung thư. Trong các giới khoa học giáo sư được đánh giá cao.

    Toàn bộ công việc của phòng thí nghiệm, các cán bộ được sử dụng cho các chiến dịch của cơ quan đặc biệt, cũng như việc đi vào phòng thí nghiệm bị hạn chế hà khắc thậm chí đối với cả thành phần lãnh đạo của NKVD- MGB, như tôi và phó của tôi Eitingon, cũng không được đến gần “Phòng thí nghiệm- X” và khu đặc biệt.

    Phụ trách công việc của phòng thí nghiệm là bộ trưởng và thứ trưởng thứ nhất, về phòng thí nghiệm này đến giờ vẫn còn nhiều lời đồn đại kinh khủng. Sự kiểm tra tiến hành từ thời Stalin sau việc bắt giữ Mairanovxky, còn sau đó thời Khrusev trước 1960 trong mục đích đả phá Stalin, cho thấy rằng Mairanovxky và các cán bộ nhóm của ông bị dùng để thi hành các bản án tử hình và thủ tiêu những nhân vật không có lợi theo quyết định trực tiếp của chính phủ những năm 1937 - 1947 và năm 1950. Tôi biết những hành động loại này cũng được tình báo chúng ta thực hiện ở nước ngoài vào những năm 60 - 70. Về điểu này thiếu tướng KGB Oleg Kalugin đã viết.

    Các sĩ quan tình báo và phản gián dưới sự chỉ đạo của Utekhin, đã làm việc với Vallenberg. Thường là trung tá Kopelianxky hỏi cung. Ông ta bị sa thải khỏi cơ quan năm 1951 do nguồn gốc Do Thái. Dù sự tham gia của Kapenlianxky vào những cuộc hỏi cung được khẳng định bằng văn bản, tên ông ta ghi trong sổ trực gọi tù nhân đi hỏi cung chỗ điều tra viên, ông ta phủ nhận điều đó và nói rằng không nhớ tù phạm nào có tên như thế. Thế nhưng theo các ghi chép trong sổ thấy rõ chính Kapelianxky gọi Vallenberg từ xà lim đến hỏi cung một ngày trước cái chết của ông.

    Vụ Vallenberg đến đầu tháng 7 - 1947 đã rơi vào ngõ cụt. Ông từ chối cộng tác với tình báo Xô viết và đã không còn cần thiết như một nhân chứng của các trò chơi chính trị bí mật, hoặc như một con tin - toà án Nurenberg đã kết thúc.

    Giống như Vallenberg bị chuyển vào xà lim đặc biệt của “Phòng thí nghiệm - X” nơi người ta làm cho ông một mũi tiêm chết người với lý do chữa bệnh. Cơ quan y tế nhà tù không có chút khái niệm gì về điều đó, và cái chết của ông được xác nhận theo cách thông thường. Thế nhưng bộ trưởng an ninh Abakumov hẳn được báo về nguyên nhân cái chết, đã cấm mổ tử thi và đã hoả táng ông.

    Những người bị hoả táng đều chôn vào mộ chung. Sau này người ta rất không muốn thừa nhận rằng những người nổi tiếng như Tukhatrevxky, Iakir, Uborevich, Meierkhold và những người khác được chôn trong mộ chung đó. Nhà hoả thiêu của tu viện Donxkoi lúc đó là duy nhất, vì thế có thể trong ngôi mộ ấy đang có di hài thủ trưởng, bạn và thầy tôi Spigenglaz và nhà lãnh đạo tình báo Xerebrianxky. Cũng rất có khả năng là di hài Vallenberg và Beria đều được chôn ở đó.

    Tháng 6 - 1993 tờ Tin tức đăng bài báo của Makximova Vallenberg đã chết. Đáng tiếc, chứng cứ có đủ, còn báo Hôm Nay, bài báo của Abarinov “Người ta không chỉ rửa tiền mà còn cả các giả thuyết”. Trong cả hai bài báo đều dẫn từ các tài liệu liên quan đến số phận Vallenberg.

    Từ ghi chép công vụ của Vưsinxky gửi Molotov (1947) thấy rõ rằng, cuối 1944 người Thụy Điển đề nghị Bộ Ngoại giao Liên Xô bảo vệ bí thư thứ nhất của phái đoàn Thuỵ Điển ở Budapest Raul Vallenberg.

    Sau một thời gian người Thụy Điển thông báo với Bộ Ngoại giao rằng Vallenberg không có trong phái đoàn của họ khi rời Budapest và đề nghị tìm kiếm ông. về vấn đề này họ gửi 8 công hàm đến các cấp Liên Xô và 5 lần dò hỏi miệng. Đại sứ Thuỵ Điển ở Moskva Sederblom năm 1946 trực tiếp xin riêng Stalin làm sáng tỏ số phận Vallenberg.

    Về phần mình Bộ Ngoại giao cũng mấy lần hỏi XMERS và bộ An ninh về Vallenberg. Cuối cùng vào tháng 2 - 1947 Bộ Ngoại giao được thông tin bởi P.Fedotov lúc ấy là trưởng Tổng cục tình báo, rằng Vallenberg ở trong tay MGB.

    Từ ghi chép công vụ đã nhắc tới Vưsinxky viết: “bởi vụ Vallenberg đến hiện nay tiếp tục không tiến triển, tôi đề nghị bắt đồng chí Abakumov trình bản trường trình về thực chất vụ việc và đề nghị về thủ tiêu ông ta”.

    Đối với tôi không có nghi ngờ trong ý nghĩa đáng sợ những lời cuối của Vưsinxky. Ông ta không đề nghị khép vụ án (hồi ấy dùng chữ ngưng vụ án), mà hầu như “đòi” để Abakumov trình đề nghị thủ tiêu Vallenberg như một nhân vật không mong muốn đối với lãnh đạo Liên Xô. Và thế, Vưsinxky đã có yêu cầu như thế, điều cực kỳ quan trọng, vốn là phó của Molotov về công tác tình báo mà thời đó được thực hiện bởi Uỷ ban thông tấn. Fedotov, người báo với Vưsimtky về việc Vallenberg đang trong nhà tù, hồi đó cũng là một trong những lãnh đạo ủy ban thông tấn.

    Chỉ thị của Molotov trên ghi chép của Vưsinxky cũng có ý nghĩa lớn: “Gửi đ/c Abakumov. Yêu cầu báo cáo với tôi, 18.5.1947”.

    Thực tế đó là sự chỉ thị của người phó đứng đầu chính phủ và là lãnh đạo tình báo trình đề nghị về việc thủ tiêu.

    Vallonborg, thì Abakumov như được xác định trong tiến trình kiếm tra và điều tra vụ án ông ta, nghi trộm các tài liệu ấy, đã nhận được sự đồng ý của các đ/c Stalin. Molotov.

    Theo các tài liệu chính thức: Vallonborg chết ngày 17 - 7- 1947. Thế nhưng 18 - 8 - 1947 Vưsinxky thông tin cho đại sứ Thuỵ Điển về việc chính phủ Xô Viết, không có các tư liệu về Vallenberg và ông ta không thể bị bắt giữ bởi chính quyền Xô Viết, mà rất có thể, đã thành nạn nhân vô tình của những trận đánh trên đường phố Budapest.

    Vào ngày 3 - 5 - 1956 trong tiến trình đàm phán Thuỵ Điển - Liên Xô diễn ra ở Moskva, phía Thụy Điển trao cho chính phủ ta các tài liệu liên quan đến Haul Vallenberg. Lúc ấy BCHTƯ đã phê chuẩn quyết định kiểm tra và làm sáng tỏ các hoàn cảnh cái chết của nhà ngoại giao Thuỵ Điển. Quyết định của BCHTƯ đến tận giờ vẫn chưa công bố.

    Chính phủ Xô viết thông tin cho chính phủ Thuỵ Điển rằng các cơ quan chuyên ngành đã nghiên cứu và kiểm tra các tài liệu phía Thuỵ Điển trao về Haul Vallenberg. Những cuộc tìm kiếm thận trọng trong lưu trữ nhà tù ở Lubianka, Lefortovo cũng như Vladimir và các nhà tù khác đã không cho được gì cả: không phát hiện ra các tin tức về việc Vallenberg đến Liên Xô (năm 1947 chúng ta thông báo với Bộ Ngoại giao rằng Vallenberg ở trong tay MGB). Các cơ quan chuyên trách sau đó kiểm tra tất cả các tài liệu lưu trữ của các cơ quan bổ trợ, kết quả trong tài liệu cơ quan quân y nhà tù nội bộ ở Lubianka phát hiện ra báo cáo của Xmoltsov gửi cựu bộ trưởng an ninh Abakumov. Báo cáo nói rằng tội nhân Vallenberg đã bất ngờ chết trong xà lim của mình tối 17- 7- 1947. Nguyên nhân cái chết, vỡ động mạch cơ tim.

    Tôi cho rằng sự tiêu huỷ các tài liệu điều tra lưu trữ về vụ Vallenberg bắt đầu trong quá trình kiểm tra. Thấy rõ bởi người có sáng kiến trực tiếp việc bắt giữ và ám hại ông là Molotov và Bulganin, tất cả đang nắm quyền lực và giữ chức vụ chủ đạo trong giới lãnh đạo đất nước. Bulganin ký lệnh bắt Vallenberg, đang đứng đầu chính phủ, còn Molotov ra lệnh thủ tiêu nhà ngoại giao Thuỵ Điển vẫn trong ở ban lãnh đạo tối cao của nhà nước.

    Chính quyền thừa nhận chính thức sự kiện bắt giữ Vallenberg, nhốt ông vào ngục và cái chết vì vỡ động mạch cơ tim mười năm sau cái chết của ông. Nó cũng tuyên bố rằng Raul Vallenberg bị bắt một cách phạm pháp theo lệnh Abakumov, kẻ vì những tội ác phạm phải trong đó có việc bắt Vallenberg, đã chịu hình phạt khốc liệt nhất.

    Đó là sự dối trá trơ tráo. Trong tiến trình điều tra vụ án đã không đưa ra lời buộc tội như thế đối với Abakumov.

    Đến giờ vẫn chưa tìm ra trong lưu trữ KGB ghi chép của Abakumov gửi Molotov mà trong đó hẳn phải trình bày bản chất sự việc Vallenberg và, hẳn là chứa những đề nghị khốc hại đối với ông ta, bị Vưsinxky tác động.

    Thế nhưng trong lưu trữ KGB, như người ta tuyên bố với con trai tôi mùa thu 1994, đã tìm được một tài liệu từ đó thấy rằng chủ tịch KGB Xerov đề nghị Molotov tiếp ông ta nhân vụ Vallenberg vào tháng 2 - 1957, khi chuẩn bị công hàm ngoại giao gửi chính phủ Thụy Điển với sự thừa nhận việc bắt giữ Vallenberg và cái chết của ông.

    Hiện thời chưa phát hiện ra ghi chép của Xerov trong đó ông ta trước khi chuẩn bị công hàm chính thức của chính phủ Liên Xô, phải báo với Khrusev và Bulganin, tương ứng là bí thư thứ nhất BCHTƯ và chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, về điều gì đã xảy ra với Vallenberg.

    Biết kiểu cách của Khrusev, tôi khẳng định rằng ông ta giữ trong lưu trữ của mình ghi chép của Xerov, một cách vô điều kiện chứa đựng sự bôi nhọ nghiêm trọng Molotov. Đối với Khrusev ghi chép này có ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh đấu tranh gay gắt vì quyền lực vào đầu năm 1957 mà kết thúc, như đã rõ, bằng sự thất bại của cái được gọi là nhóm chống đảng Molotov, Kaganovich, Malenkov và gia nhập với họ là Sepilov. Thế nhưng nguyên do gì không rõ đối vói tôi Khrusev đã không lợi dụng vụ Vallenberg chống lại Molotov. Tôi vẫn nhớ các điều tra viên đã khá lì lợm lấy từ tôi các số liệu về sự tham gia của Molotov trong các vụ việc bí mật với các nhà công nghiệp và ngoại giao phương Tây, và tôi hiểu rằng những câu hỏi của họ còn lâu mới là tình cờ. Nhưng cái tên Vallenberg lức ấy chưa được chú trọng.

    Xerov nhất thiết phải xin phép Khrusev để tiêu huỷ các tài liệu về vụ Vallenberg. Hoàn toàn có thể là sau đó nó được tiêu huỷ. Nguyên nhân là rõ ràng: tháng 2 - 1957 Molotov đang còn mạnh và là nhân vật khá uy tín trong lãnh đạo. Ông cũng như những nhà hoạt động nhà nước khác có liên hệ trực tiếp đến những hoạt động tai tiếng, hẳn quan tâm để những chứng cứ biến đi.

    Nhất thiết phải còn một bức thư khác của Xerov trong đó ông ta có nghĩa vụ báo cáo với Khrusev rằng hồ sơ của Vallenberg đã bị tiêu huỷ.

    Lần cuối cùng vụ Vallenberg được điều tra theo lệnh Gorbachov dưới sự giám sát của Bakatin, chủ tịch KGB. Sự điều tra mới đã khẳng định rằng đích thực Vallenberg đã chết trong tù. Cũng đã xác định rằng hồ sơ nhà tù và điều tra lưu trữ bị tiêu huỷ.

    Chắc rằng cháu của Molotov, giáo sư Nikonov, chủ tịch qũy “Chính trị” vốn lúc ấy là trợ lý của Bakatin, phải biết một số chi tiết của những cuộc tìm kiếm tài liệu về vụ án Vallenberg.

    Tiếc thay, các lưu trữ cũng như bản thảo cứ cháy và cứ bị tiêu huỷ, Nhưng dấu vết vẫn còn lại. Thường tìm được những cái tình cờ và bất ngờ. Như một cán bộ kỹ thuật trong lưu trữ KGB, không liên quan gì đến vụ Vallenberg, đã phát hiện hộ chiếu ngoại giao và tư trang của ông trong cái túi rơi ra từ một bọc lớn những tài liệu chưa chọn lọc.

    Sau vụ tai tiếng lớn được gây nên bởi cuốn sách được xuất bản ở phương Tây, tôi đã viết vào tháng 5 - 1994 lời giải thích cho phòng lưu trữ thống kê cơ quan an ninh Liên bang theo yêu cầu của uỷ ban Liên Xô- Thuỵ Điển về vụ Vallenberg. Con trai tôi trò chuyện vói các đại diện Thuỵ Điển: việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án Raul Vallenberg phụ thuộc không ít từ phía Thuỵ Điển vốn kiên trì từ chối đưa ra công luận các số liệu các báo cáo của ông về các tiếp xúc với các cơ quan đặc biệt Đức và Mỹ vào những năm 1941 - 1945. Như nhà sử học Phần Lan Seppo Izotalo nói với tôi, hiện nay trong tay chính quyền Thuỵ Điển có các tài liệu về sự thực hiện bởi Vallenberg nhiệm vụ của tình báo Mỹ, cũng như sự tham gia của ông theo uỷ nhiệm của người chú, nhà tài phiệt Markus Vallenberg trong việc “tẩy rửa” những tài sản bọn Hitler chiếm được của dân Do Thái.

    Tôi nghĩ rằng lúc nào đó các nhà nghiên cứu vẫn sẽ tìm tới các tài liệu lưu trữ của chúng ta và của nước ngoài, như điều đó đã xảy ra với vụ Katưn, và sẽ đặt dấu chấm trong câu chuyện rối rắm và bi thảm của Vallenberg.

    Ý đồ của nhà cầm quyền chúng ta, phải nói không phải không thành công, che giấu sự thật về Vallenberg làm gợi nhớ đến vụ xử bắn năm 1940 các tù binh Ba Lan trong rừng Katưn gần Xmolưnxk và ở những địa điểm khác. Chỉ đến năm 1992 trên báo chí đăng các tài liệu lưu trữ vụ án này, nói riêng là báo cáo của cựu chủ tịch KGB Selepin về sự tiêu huỷ các tài liệu gắn với hành động đó. Tất cả điều đó cho cơ sở tiên đoán rằng, cả vụ Vallenberg người ta cũng xử lý như thế.

    Dù B.N. Eltsin đã chuyển cho Lech Walesa các tài liệu và vụ án về các tù binh Ba Lan dường như đã khép lại, lớp phủ bí mật vẫn còn chưa được hất bỏ đến cùng. Từ các tài liệu trích dẫn trong lưu trữ của KGB không có các tư liệu là những hành động này được lên kế hoạch và được thực hiện như thế nào. Thậm chí những người tham gia tích cực việc chiêu mộ các sĩ quan Ba Lan, đã không tưởng tượng nổi một số phận như thế nào chờ đợi họ từ chối cộng tác với NKVD. Tôi cho rằng Raikhman người có quan hệ tới các vụ Ba Lan, biết điều đó.

    Thông báo chính thức của chính phủ nói rằng các tù binh Ba Lan đang trong các trại giam, đã rơi vào tay quân Đức và bị bắn. Đích thực một số sĩ quan Ba Lan bị giết bởi vũ khí Đức. Lúc ấy nhiều người, và tôi cũng vậy, đã tin vào giả thuyết này.

    Lần đầu tiên tôi nghe thấy rằng chúng ta bắn các tù binh Ba Lan, từ thiếu tướng KGB Kevorokov, phó tổng giám đốc TASS vào những năm 80. Ông nói rằng Falin, phụ trách ban quốc tế BCHTƯ ĐCS Liên Xô vào những năm 70 đã nhận cảnh cáo từ Andropov vì sự quan tâm tới vụ Katưn và đề nghị bắt đầu sự điều tra mới. Tôi kinh ngạc bởi rằng theo lời Kevorkov, ở BCHTƯ lo lắng nhất bởi làm sao để đổ toàn bộ trách nhiệm về vụ này cho NKVD và che vụ việc thực ra được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị. Nói về sự tiêu diệt hàng loạt một cách tội lỗi các tù binh Ba Lan và ý đồ Khrusev và Gorbachov che giấu bi kịch này, cần ghi nhận cả cái tình huống, rằng, rất có thể, việc xử bắn người Ba Lan năm 1940 là một dạng hành động, thanh toán nợ với những kẻ chống Liên Xô cuồng nhiệt, các sĩ quan Ba Lan, vì sự tàn sát 40 nghìn (theo các tài liệu khác nhau thì con số khác nhau) tù binh của ta trong các trại tập trung sau thất bại của Hồng quân năm 1920 gần Varsava.

    Năm 1953 tôi và Eitingon bị buộc tội đã tổ chức thủ tiêu những người không có lợi cho Beria bằng chất độc tại các căn hộ bí mật đặc biệt ở ngoại ô, và những vụ giết người này được công bố như cái chết vì tai nạn. Abakumov cũng bị buộc tội tiêu diệt những người có hại cho ông ta. Bất chấp các đòi hỏi của luật pháp, trong các bản luận tội, trong tuyên án về các vụ án không có tên những nạn nhân của chúng tôi. Đó không phải là sự vô tình hay kết quả công việc cẩu thả của điều tra viên, họ biết công việc của mình. Đơn giản là không có, không tồn tại các nạn nhân. Trong sự thanh toán của Beria và Abakumov với các đối thủ của họ, cả tôi lẫn Eitingon đã không tham gia.

    Tất cả những vụ thủ tiêu bí mật các điệp viên hai mang và đối thủ chính trị của Stalin, Molotov, Khrusev những năm 1930 - 1950 được thực hiện theo mệnh lệnh của chính phủ. Chính vì thế những chiến dịch chiến đấu cụ thể được tiến hành bởi các thuộc hạ của tôi và cán bộ “Phòng thí nghiệm- X” chống lại kẻ thù đích thực nguy hiểm đối với nhà nước Xô viết như hình dung thời ấy, người ta không bắt tội tôi và Eitingon. Abakumov người ra lệnh nhân danh chính phủ về việc tiến hành các chiến dịch, cũng không bị khép tội. Còn Beria những năm 1945 - 1953 không hề có liên quan gì đến các vụ này và thậm chí không biết về chúng nữa.

    Toàn bộ công việc của "Phòng thí nghiệm- X” không chỉ là khoa học như danh nghĩa đối với những ai điều tra vụ án, Beria và Abakumov, chính phủ và BCHTƯ đảng, đang theo dõi và điều hành tiến trình điều tra và xác định nội dung của nó.

    Năm 1951 Mairanovxky cùng với Eitingon, Raikhman, Matuxov và A. Xverdlov bị bắt và bị khép tội giữ chất độc bất hợp pháp, cũng như họ là những người tham gia vào âm mưu Do Thái mà mục đích là chiếm chính quyền và tiêu diệt các nhà lãnh đạo cao nhất của nhà nước, kể cả Stalin. Riumin đứng đầu việc điều tra vụ này đã đánh bật được những lời thú nhận huyễn hoặc ở Mairanovxky (ông phản cung năm 1958) và Broverman, phó phụ trách ban thư ký của Abakumov. Cuối năm 1952 khi Riumin, vốn là phó của bộ trưởng an ninh Igantiev, bị cách chức, bộ phận điều tra đã không thể trình kết luận buộc tội chống Mairanovxky như Riumin đã chuẩn bị nó. Những lời khai của trưởng phòng thí nghiệm chất độc không được củng cố bởi các thừa nhận của các bác sĩ bị bắt theo vụ Abakumov, những người không hề có khái niệm về phòng thí nghiệm này.

    Không ai trong số bác sĩ bị bắt biết gì về hoạt động bí mật của Mairanovxky: ông tự tiến hành thử nghiệm với những người bị kết án tử hình theo chế độ được chính phủ và Bộ An ninh thiết lập. Ghi lại toàn bộ những thú nhận của Mairanovxky là quá mạo hiểm, bởi ông viện dẫn tới những chỉ thị của các cấp cao hơn và những huân chương ông được nhận. Chính vì thế vụ án của ông đã được xem xét tại cơ quan ngoài toà án, hội nghị đặc biệt thuộc Bộ An Ninh. Rõ ràng, có những kế hoạch nào đó trong tương lai sử dụng Mairanovxky với tư cách nhân chứng chống lại ai đó ở cấp lãnh đạo tối cao. Người ta để ông sống và vào tháng 2 - 1953 tuyên án mười năm tù vì giữ chất độc một cách phạm pháp và lạm dụng địa vị công tác.

    Mairanovxky bị xét xử không lâu trước cái chết của Stalin. Khi Beria lại đứng đầu các cơ quan an ninh, Mairanovxky chuyển cho ông một khối lượng lớn tuyên bố, đòi hỏi được trả tự do, được minh oan và viện tới công việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông những năm 1938 - 1945. Hẳn Beria định thả ông ta, nhưng nhanh chóng chính ông bị bắt. Viện Công tố không chậm trễ lợi dụng ngay các tuyên bố của Mairanovxky chống lại chính ông, chống lại Beria, Abakumov và Merkulov. Giờ đây Mairanovxky được đưa ra như một kẻ đồng lõa của Beria trong những kế hoạch huyền thoại của ông tiêu diệt ban lãnh đạo Xô viết bằng thuốc độc.

    Tôi được rõ về bốn sự kiện năm 1946 - 1947. Tôi có ý nói đến những kẻ dân tộc chủ nghĩa Ucraina nổi tiếng mà tôi đã kể, cũng như người nước ngoài, Samet và Orrins.

    Samet, kỹ sư Ba Lan gốc Do Thái, được kích động năm 1939, nghiên cứu những công trình tuyệt đối bí mật về sử dụng những thiết bị chiến lợi phẩm của Đức trên các tàu ngầm của ta. Samet liên hệ với người Anh: ông ta định đi sang Palestine. Để cài điệp viên vào nhóm thân cận của Samet và kiểm soát các liên hệ của ông ta với người nước ngoài, Eitingon được cử đến Ulianovxk nơi mọi sự xảy ra. Mauanovxki đến muộn hơn cùng với điệp viên, bác sĩ bệnh viện nhà máy, đã làm cho Samet một mũi tiêm chất độc xurra trong thời gian khám bệnh kiểm tra.

    Tướng Volkogonov năm 1992 trình lên thượng viện Mỹ danh sách những người Mỹ chết ở Liên Xô trong những năm thế chiến II cũng như “chiến tranh lạnh”, và nhân danh tổng thống Eltsin bày tỏ sự tiếc nuối liên quan với cái chết của họ. Trong danh sách này có Orrins. Người ta thủ tiêu Orrins, như Volkogonov xét, để ông ta không thể kể sự thật về các nhà tù và trại giam Xô Viết.

    Ở Phương Tây đến thời gian đó đã khá rõ về trại giam GULAG và nguyên nhân vì thế người ta tiêu diệt Orrins không đơn giản như được viết trong báo chí của chúng ta. Xét theo các tài liệu, Orrins bị NKVD bắt một cách bất hợp pháp và bị kết án bởi hội nghị đặc biệt 8 năm tù giam vì tuyên truyền chống Liên Xô. Trong thực tế Orrins đến Liên Xô bằng hộ chiếu giả Tiệp Khắc, về điều này báo chí không nói một lời. Ông ta thực sự có cảm tình với các lý tưởng cộng sản và là đảng viên bí mật ĐCS Mỹ. Orrins cũng là điệp viên lâu đời của Quốc tế cộng sản và NKVD ở Trung Quốc, Viễn Đông và Mỹ. Vợ ông là Nora thuộc mạng điệp viên của NKVD ở Mỹ và Tây Âu và chịu trách nhiệm về sự phục vụ các căn hộ bí mật của chúng ta ở Pháp và Mỹ những năm 1938 - 1941. Orrins bị bắt năm 1938 khi bị nghi là gián điệp hai mang. Vợ ông trở về Mỹ năm 1939. Thoạt đầu bà cho rằng chồng ở Liên Xô vì lý do tác chiến, nhưng sau đó đã hiểu là ông bị bắt. Chúng ta có những cơ sở giả định rằng Nora đã bắt đầu cộng tác với FBI và các cơ quan đặc biệt khác của Mỹ và Nhật. Có thể, bà cố theo nhiệm vụ của tình báo Mỹ thiết lập lại các liên hệ với mạng điệp viên của ta ở Mỹ bị đứt năm 1942. Vào cuối chiến tranh Nora nhờ chính quyển Mỹ để họ giúp tìm chồng bà, tính chuyện giải phóng cho ông. Trong giai đoạn quan hệ tốt của chúng ta với Mỹ người ta cho phép cán bộ sứ quán Mỹ ở Moskva gặp Orrins ở nhà tù Butưrxk, khi theo đuổi các mục đích của mình, làm sáng tỏ người Mỹ rõ gì về hoạt động của ông ta.

    Sau sự đổ vỡ mạng tình báo của ta ở Mỹ và Canada những năm 1946 - 1947 Molotov e sợ rằng nếu thả Orrins, thì người Mỹ có thể lôi kéo ông ta vào ủy ban điều tra hoạt động chống Mỹ và sử dụng như nhân chứng chống lại Mỹ. Ngoài ra, theo ý kiến của các cơ quan đặc biệt, các tiếp xúc của Nora Orrins với chính quyền Mỹ và sự cộng tác với FBI đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho mạng tình báo chúng ta ở Mỹ và Pháp.

    Abakumov khi biết điều đó, đã đề nghị trừ khử Orrins, đề nghị được Stalin và Molotov phê chuẩn. Năm 1947 Mairanovxky trong thời gian kiểm tra y tế đã làm cho Orrins đang trong tù một mũi tiêm chết người. Tôi và Eitingon được giao tổ chức việc mai táng ông ta tại nghĩa địa Do Thái ở Penza và xác nhận ngày chôn cất vào năm 1944 hoặc 1945.

    Giờ đây nhớ lại con người ấy, tôi cảm thấy hối tiếc. Nhưng lúc ấy, trong những năm “chiến tranh lạnh” cả chúng ta lẫn người Mỹ đều không có khái niệm đạo đức khi thủ tiêu những đối thủ nguy hiểm, những điệp viên hai mang.


    [...]
     
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. Những lời khai của Kalugin về sử dụng thuốc độc và chất độc trong các chiến dịch đặc biệt của KGB ở nước ngoài trong những năm 1970

    Những năm 1960 - 1970 và 1990 Viện Công Tố, KGB và Ban kiểm tra đảng thuộc BCHTƯ đã điều tra những trường hợp sử dụng thuốc độc trong các chiến dịch của cơ quan đặc biệt. Đã xác định rằng Maranovxky có liên quan đến sự ứng dụng thuốc độc bởi các cơ quan đặc biệt những năm 1937 - 1947. Từ 1952 việc sử dụng thuốc độc được lặp lại dù không có sự tham gia của Maranovxky, và như thông thường, được hợp thức bằng những mệnh lệnh tương ứng của chính phủ. Không ai trong số những người lãnh đạo các hành động về ứng dụng thuốc độc từ cơ quan quản trị NKVD, hay từ tổng cục kỹ thuật- tác chiến bị quy kết thậm chí là chịu trách nhiệm hành chính.

    Phòng thí nghiệm chất độc được lập năm 1921 thời hội đồng dân uỷ V.I. Lenin, rất lâu trước Beria, và được gọi là “Văn phòng đặc biệt”. Có thể là Lenin yêu cầu Stalin kiếm cho ông thuốc độc chính từ số dự trữ của phòng thí nghiệm này.

    Trưởng phòng thí nghiệm đầu tiên vào những năm 30 là giáo sư Kazakov, ông bị xử bắn năm 1938 trong vụ án Bukharin.

    Các công tác nghiên cứu khoa học của phòng thí nghiệm được tiến hành bởi những chuyên gia Viện sinh hoá dưới sự lãnh đạo của Maranovxky. Năm 1937 phòng thí nghiệm “văn phòng” và nhóm nghiên cứu của Maranovxky được chuyển cho NKVD. Những năm 60- 70 nó mang tên Phòng thí nghiệm đặc biệt số 2 Viện công nghệ mới và đặc biệt của KGB.

    Sự nổi tiếng thảm đạm của phòng thí nghiệm vẫn tiếp tục làn xôn xao óc tưởng tượng của các nhà lãnh đạo Xô viết. Năm 1988 thiếu tướng KGB Sadrin kể vói tôi rằng cấp cao nhất, tức Gorbachov, thể hiện mối quan tâm đến thực tiễn loại trừ các đối thủ chính trị vào những thời xưa cũ. Lúc ấy lan truyền tin đồn rằng chủ tịch KGB Xemitsaxnưi năm 1964 đâu như từ chối sự gợi ý, nhiệm vụ của Brejnev thủ tiêu Khrusev. Thế nhưng Xemitsaxnưi, theo lời Sadrin, từ chối sự giải thích bằng văn bản về vấn đề này năm 1988 hay 1989 gì đó.

    Năm 1990 tôi và Oleg Kalugin bị gọi đến Viện Công tố. Người ta hỏi cung tôi về vụ Orrins, Kalugin, vụ Markov, theo phái ly khai Bungari bị giết ở London nơi ông ta làm việc cho BBC. Kalugin khẳng định với công tố viên điều ông đã nói trong những phát biểu của mình trên báo chí.

    Giữ chức vụ trưởng cơ quan tình báo đối ngoại của KGB, ông tư vấn cho tình báo Bungari trong chiến dịch thủ tiêu Markov nhờ thuốc độc nhận từ Phòng thí nghiệm đặc biệt mà trước kia Maranovxky lãnh đạo. Markov chết từ mũi tiêm zontic được chuẩn bị ở phòng thí nghiệm này.

    Sự tham gia của Kalugin vào chiến dịch tiến hành bởi tình báo Bungari là tương ứng với trách nhiệm công tác của ông: ông chịu trách nhiệm về các hoạt động đấu tranh với mạng điệp viên các cơ quan đặc biệt Phương Tây và phải cộng tác với các cơ quan đặc biệt của các nước xã hội chủ nghĩa. Còn Markov lúc ấy được xem là điệp viên danh tiếng của tình báo Anh. Như tôi nghe kể vì chiến dịch này, chính phủ Bungari tặng Kalugin huân chương và súng ngắn Browning. Chưa lâu lắm Kalugin tâm sự là đã nhận huân chương Cờ Đỏ còn vì một sự thủ tiêu nữa, bắt cóc ở Vienne kẻ vượt tuyến Xô Viết, sĩ quan Hải quân Artamov được tiến hành với việc sử dụng chất độc mà do đó Artamov chết ngay trên tay ông.

    Lời giải thích của Kalugin về sự tham gia của mình vào các vụ thủ tiêu và bắt cóc giống như tôi đã nói. Nhưng vấn đề lại khác: đối với cái gọi là “xã hội dân chủ” của chúng ta, Kalugin là chiến sĩ đấu tranh vì sự công bằng và quyền con người, còn tôi, là một cá nhân kinh tởm.

    Kalugin và báo chí ủng hộ ông đặt vấn đề một cách công bằng về kiểm soát công việc các phân ban chất độc của cơ quan đặc biệt. Thế nhưng theo tôi, vấn đề không chỉ là sự kiểm soát. Các phòng thí nghiệm chất độc bao giờ cũng sẽ ở trong thành phần cơ quan bảo đảm kỹ thuật của các cơ quan an ninh và tình báo.

    Tính tội phạm trong lĩnh vực này được xác định cả trong những chiến dịch của CIA. Năm 1977, Ogorongik cán bộ Bộ Ngoại giao, là gián điệp CIA, đã tự tử, nuốt lọ thuốc độc khi bị bắt. Thế nhưng trước đó, y với sự cho phép của CIA, đã giết hại một phụ nữ vô tội, công dân Xô Viết, có một số cơ sở nghi ngờ y về tội gián điệp.


    (Hết Chương 8)​


    [...]
     
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    Chương X

    CALIFORNIA Ở KRƯM

    *

    1. Vấn đề Do Thái trong đường lối đối nội và đối ngoại của Kremli những năm 1930 - 1940

    Vào 1942 - 1945 cái gọi là vấn đề Do Thái trong quan hệ với các đồng minh có ý nghĩa thiết thực trong đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước Xô Viết.

    Kremli tính nhận được phương tiện để phục hồi kinh tế quốc dân dưới dạng sự giúp đõ dân chúng Do Thái Liên Xô bị thiệt thòi từ sự xâm lược của Hitler. Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối cũ ve vãn các giới Do Thái, cố dùng “vấn đề Palestine” làm át chủ bài trong các thương thuyết với người Anh vốn đang e sợ cho địa vị của mình tại Cận Đông và cản trở việc di dân hàng loạt người Do Thái và sự thành lập ở đó quốc gia Do Thái.

    Đầu những năm 1920, khi chính quyền Xô Viết đã đứng vững, trong số lãnh đạo các cấp có không ít nhân vật người Do Thái.

    Những năm 1922- 1923 trong nước đã tiêu diệt nhiều tổ chức Do Thái và tổ chức dân tộc khác và các lãnh tụ của họ bị bắt. Một trong những tổ chức tích cực nhất kiểu này, thí dụ là Poalei Tsion ở Ôđécxa. Thành viên của tổ chức bí mật này đã vô hiệu hoá được sự theo dõi bên ngoài, dụ mấy cán bộ tác chiến ra nghĩa địa hoang vắng và đánh họ nhừ tử. Nhóm bí mật khác, Khagana, hình thành ở Jưtomir, nhưng trớ trêu, chính những cán bộ tác chiến của GPU làm việc tại thành phố này, những người Do Thái được trao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch chống lại nhóm dân tộc chủ nghĩa Do Thái.

    Các lãnh tụ những tổ chức Do Thái hoặc bị lưu đày hoặc đi ra nước ngoài. Người ta cho họ làm điều đó: đến 1928 không tồn tại những cản trở đối với việc đi ra nước ngoài và thủ tục rất đơn giản.

    Trong tất cả các cơ quan lớn thời ấy người Do Thái chiếm các vị trí có uy tín. Tôi nhớ rằng năm 1939 chúng tôi nhận được chỉ thị truyền miệng bắt buộc, sau những vụ thanh trừng hàng loạt, theo dõi bao nhiêu phần trăm người dân tộc thiểu số có trong ban lãnh đạo những cơ quan, theo quan điểm an ninh, quan trọng nhất. Nhưng chỉ thị đó sâu sắc hơn nhiều theo ý đồ của nó so với mức tôi giả định. Rất may đa số bạn chiến đấu của tôi đến thời gian ấy đạt được những thành tích lớn, đã chứng minh lòng trung thành của mình đối vối đảng và không bị ảnh hưởng bởi chỉ thị đó.

    Sự thành lập tỉnh tự trị Do Thái với trung tâm Birobidjan được Stalin phê duyệt để tăng cường chế định biên giới ở Viễn Đông bằng cách thành lập ở đấy một kiểu lớp đệm, chứ hoàn toàn không phải là một bước tiến tới thành lập nhà nước Do Thái. Biên giới ở những khu vực này vẫn thường bị xâm phạm bởi các nhóm khủng bố Bạch vệ và Trung Quốc. Ý tưởng của Stalin là để dựng lớp chướng ngại vật trên đường đi của chúng bằng những làng mà dân chúng có tinh thần thù địch với bọn Bạch Vệ lưu vong, và đặc biệt là với dân Cozak. Chế định của khu vực được xác định một cách sáng suốt như một tỉnh tự trị, chứ không phải nước cộng hoà, có nghĩa: ở đây sẽ không có cơ quan lập pháp của mình, chẳng có toà án tối cao lẫn những cơ cấu lãnh đạo cấp bộ. Dù tỉnh có quyền tự trị, nó vẫn chỉ là lãnh thổ biên giới đặc biệt, chứ không phải một trung tâm chính trị. Sau khi bắt đầu chiến tranh nảy ra ý tưởng lợi dụng các thủ lĩnh tổ chức Bund xã hội Do Thái, Henrik Erlikh và Viktor Alter vào các mục đích chính trị đối ngoại. Cựu phó tổng cục phản gián tình báo tướng Raikhman năm 1970 kể với tôi rằng những thủ lĩnh Bund này bị chúng ta bắt ở Đông Ba Lan vào tháng 9, 10 - 1939. Khi bắt đầu chiến tranh với Đức, vào tháng 9 - 1941 họ được thả. Tại cuộc gặp gỡ với Beria họ được đề nghị thành lập uỷ ban Do Thái chống Hitler: ban đầu Erlikh sẽ là chủ tịch uỷ ban, phó của ông, Mikhoels, còn thư ký chịu trách nhiệm, Alter. Phải từ bỏ kế hoạch bởi Erlikh và Alter biết quá nhiều về ý đồ của Stalin lợi dụng họ để moi tiền phương Tây. Sau 12 - 1941 Alter và Erlikh lại bị tống giam, dù người ta không đưa ra được chứng cứ nào buộc tội họ. 27 - 12 - 1941 Erlikh gửi thư cho chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Kalinin, phản kháng việc bắt giữ và chứng minh rằng ông là người ủng hộ chính phủ Xô Viết và sẵn sàng hợp tác với NKVD.

    Từ bức thư này thấy rõ rằng chính NKVD cố thúc đẩy thông qua Erlikh việc thành lập uỷ ban Do Thái chống phát xít (EAK). Nhiệm vụ chính của uỷ ban, trong thư nói, phải là tuyên truyền tích cực trong các cộng đồng Do Thái Mỹ và Anh địa vị của người Do Thái ở Liên Xô nhằm nhận được sự giúp đỡ tối đa cần cho Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của Hitler. Tất cả các đề nghị của EAK nhận được sự khuyến khích trọn vẹn của lãnh đạo, và NKVD được trao việc chọn lựa địa điểm thuận tiện cho bộ chỉ huy của uỷ ban. Đứng đầu uỷ ban gồm: Mikhoels, nhà đạo diễn chính và diễn viên tài ba của nhà hát quốc gia Do Thái, Fefer, nhà thơ danh tiếng Epstein, nhà báo và nhà phê bình văn học.

    Erlikh đã không nhận được thư phúc đáp. Các lưu trữ chứng tỏ rằng vào tháng 12 Beria đã ra lệnh chuyển Erlikh và Alter vào xà lim đơn. Những tù phạm này được biết tới như các con số 41 và 42, cấm việc hỏi cung và viết tên họ vào sổ lưu ở nhà tù Quybưsev nơi họ bị giam giữ. Tướng Raikhman muộn hơn kể với tôi rằng tồn tại một mệnh lệnh đặc biệt mà các nhân viên nhà tù không được quyền biết họ tên thật của họ. Những chỉ thị này xuất phát từ Stalin, Molotov và Beria.

    Các chính quyền Mỹ và Ba Lan hỏi về số phận của Erlikh và Alter, Molotov uỷ quyền cho Litvinov thông báo rằng ngày 23 - 12 - 1941 Erlikh và Alter đã bị xử bắn vì vào tháng 9 và tháng 10 năm đó họ đã hoạt động phản bội một cách có hệ thống, tìm các phổ biến ở Liên Xô thông tin thù địch nhằm ngừng các hoạt động quân sự và ký hiệp ước hoà bình với nước Đức phát xít.

    Đó là sự dối trá. Erlikh tự vẫn: ngày 14 – 5 - 1942 ông đã treo cổ trong xà lim. Alter sống trong sự giam hãm đơn độc đến ngày 17 -2 - 1943 và bị bí mật xử bắn theo lệnh của Beria.

    Chỉ vào tháng 9 - 1992 tuần báo của MVD Thanh Kiếm và Lá Chắn mới cho biết về số phận Erlikh và Alter. Họ bị thủ tiêu để giấu đi những tiếp xúc bí mật của lãnh đạo Xô Viết với những đại diện có uy tín của các cộng đồng Do Thái ở nước ngoài. Erlikh và Alter bị trừ khử còn vì Stalin sợ ảnh hưởng chính trị của họ ngoài phạm vi Liên Xô.


    [...]
     
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Uỷ ban Do Thái chống phát xít

    Lập tức ngay sau khi thành lập ủy ban Do Thái chống phát xít tình báo Liên Xô quyết định sử dụng các liên hệ của giới trí thức Do Thái để làm rõ khả năng nhận viện trợ kinh tế bổ sung trong cuộc đấu tranh với nước Đức phát xít qua các giới Do Thái. Từ 1925 theo chỉ thị của Dzerjinxky chúng ta tích cực xử lý và thâm nhập vào các tổ chức Do Thái của Mỹ, Tây Âu và Palestine. Xerebrianxky đã lập được mạng điệp viên đặc biệt trong phong trào Do Thái vào đầu những năm 30. Giờ đây EAK có thể là bình phong để hồi phục địa vị mạng điệp viên trong phong trào Do Thái đã bị mất đi năm 1938 liên quan với việc bắt giữ gần như toàn bộ thành phần tác chiến của nhóm Xerebrianxky.


    [...]
     
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Nhiệm vụ mật của Mikhoels lôi kéo tư bản Mỹ vào Liên Xô năm 1943

    Với mục đích này Mikhoels và Fefer, điệp viên tin cậy của ta, được giao thăm dò phản ứng của các tổ chức Do Thái có uy tín ở nước ngoài về sự thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm. Nhiệm vụ thăm dò tình báo đặc biệt này, xác định các tiếp xúc với phong trào Do Thái Mỹ những năm 1943 - 1944 dưới sự chỉ đạo của đại diện ta ở Mỹ, đã được hoàn thành tốt đẹp. Tôi nhớ vào giai đoạn này trong ban lãnh đạo Liên Xô đúng là đã nghĩ đến. khả năng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm trên cơ sở ba vùng Do Thái từng tồn tại ở đó trước chiến tranh. Theo đề nghị của Molotov ban lãnh đạo EAK chuẩn bị bức thư gửi Stalin với đề nghị thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm. Chính Mikhoels đã nằm trong sự đào luyện của NKVD từ năm1935. Thêm nữa một trong những nhiệm vụ chính của ông là lập nên vỏ bọc để tiếp cận các nhóm lãnh đạo của tổ chức Do Thái Mỹ “Djoint”.

    Trong bức thư một phần nói rằng sự thành lập cộng hoà Xô Viết Do Thái phù hợp với những nguyên tắc bolsevich và trong tinh thần chính sách dân tộc của Lenin- Stalin.

    Bức thư này được lưu trong sổ đăng ký giữ trong lưu trữ của đảng, đến tận giờ vẫn chưa công khai hết. Nó không được đưa ra, khi trong cuộc viếng thăm Washington năm 1992 của tổng thống Eltsin người ta trưng bày các tài liệu lưu trữ của AEK.

    Ngày 15 – 2 - 1944 dự thảo bức thư được trình lên Molotov. Theo chỉ thị của ông, Lozovxky, phó của Molotov đã chỉnh lý nó. Bức thư được chuyển lại Molotov và ghi ngày tháng khác 21 - 2. Ba ngày sau nó được đăng ký trong ban thư ký chính phủ Liên Xô dưới số M - 23314 và cùng ngày được chuyển cho bí thư BCHTƯ Malenkov, Bí thư thành uỷ Moskva, chủ nhiệm tổng cục chính trị các lực lượng vũ trang Serbakov và chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà nước Voznexenxky uỷ nhiệm xem xét vấn đề này.

    Cần lưu ý rằng, Litvinov vốn là đại sứ ở Mỹ trong những năm chiến tranh, trong thư gửi Molotov và NKVD đã kiên quyết chống lại các liên hệ với phong trào Do Thái, cũng như chống sự tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề Palestine. Theo Litvinov, khả năng tác động của chúng ta tới phong trào Do Thái sẽ là không đáng kể. Vì thế ông đề nghị giao mọi tiếp xúc với các nhóm Do Thái cho các cán bộ cơ quan đặc biệt Xô viết hoặc mạng điệp viên được tin cậy đặc biệt. Trong những đề đạt ấy không có gì đáng kinh ngạc: lãnh đạo tổ chức chiến đấu bí mật của người bolsevich trước cách mạng, Litvinov có kinh nghiệm tác chiến, trong đó kể cả việc lôi kéo những người từ các giới thù địch hợp tác.

    Cán bộ tác chiến của chúng tôi Kheifets đã thành công trong thu nhận tài liệu về bom nguyên tử ở Mỹ, kể với tôi rằng bức thư thực chất là đề nghị thành lập một nước cộng hoà Do Thái ở Krưm, nơi người Do Thái cả thế giới có thể đến. Điều đó, tất nhiên là đòi hỏi sự xáo trộn cư dân Krưm. Tháng 3 và 4 - 1944 người Tácta Krưm bị trục xuất: từ Krưm bị đẩy đi và chuyển tới Uzbekixtan 150 nghìn người. Bức thư và lệnh trục xuất thực tế được ký chung một ngày (tương ứng là 14 và 15 - 2) là sự trùng hợp. Lệnh của Stalin trục xuất người Tácta Krưm bị buộc tội cộng tác hàng loạt với bọn Đức đã được ký trước, nhưng để thực hiện nó vào tay Beria một ngày trước khi có bức thư của ủy ban Do Thái chống phát xít. Sự phối hợp và thực thi kế hoạch về việc lôi kéo tư bản Do Thái được giao cho Kheifets và trưởng nhóm tình báo Zarubin ở Mỹ, họ đã tổ chức chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ năm 1943.

    Trước khi sang Mỹ Mikhoels được Beria gọi đến Lubianka và hướng dẫn làm cách nào mở được những tiếp xúc rộng với những người Do Thái Mỹ. Kế hoạch của chúng ta quy lại là để nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội Mỹ và nhận được tiền cho vay cần để phát triển ngành công nghiệp than và gang thép. Mikhoels và Fefer đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

    Thành công chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ lập tức đã làm ông ta bị tình nghi trong mắt Stalin. Chứ sao, ông ta người đại diện văn hoá Do Thái, đã trở thành một anh hùng đích thực, nổi tiếng khắp thế giới, vì thế ông ta được quyết định số phận như của Erlikh và Alter.

    Có vai trò đáng kể của Mikhoels và Fefer trong chiến dịch tình báo tiếp cận những nhóm bác học, chuyên gia thân thích của Einstein chuyên trách nghiên cứu thứ “siêu vũ khí” lúc ấy chưa ai rõ.

    Người ta nói rằng Mikhoels có thể được đề nghị chức vụ chủ tịch Xô viết tối cao trong cộng hoà Do Thái Krưm. Ngoài Molotov, Lozovxky và mấy quan chức Bộ Ngoại giao, Mikhoels là người duy nhất biết về sự tồn tại kế hoạch Stalin thành lập nhà nước Do Thái ở Krưm. Bằng cách ấy Stalin dự tính nhận được từ Phương Tây 10 tỷ đôla cho việc phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

    Tôi không biết chi tiết bức thư của uỷ ban Do Thái chống phát xít gửi Stalin. Beria thì rõ rằng sáng kiến của chúng ta được phía Mỹ ủng hộ, chính xác hơn, các tổ chức Do Thái Mỹ, bởi chính ông tiếp cả Mikhoels, cả Fefer sau chuyến đi Mỹ. Sự bàn bạc vấn đề về thành lập cộng hoà Do Thái trong phạm vi Liên Xô, riêng tôi cho là một kiểu thăm dò Phương Tây nhằm làm sáng tỏ xem các kế hoạch trợ giúp kinh tế của họ đối với chúng ta tiến xa đến mức nào sau chiến tranh. Thế những quyết định thành lập cộng hoà Do Thái bị hoãn lại đến kết thúc chiến tranh, và bức thư nằm im suốt bốn năm, và về nội dung của nó loang đi lắm lời đồn đại khác nhau nhất. Sau đó, năm 1948, Malenkov sử dụng nó để chống lại các thành viên EAK, còn muộn hơn nữa, để chống các kỳ cựu trong ban lãnh đạo đất nước. Molotov, Mikoian, Vorosilov, Voznexenxky và, cuối cùng, chính Beria liên đới đến sự thảo luận thành lập cộng hoà Do Thái trên lãnh thổ Krưm, tự chính họ, do có những họ hàng người Do Thái, thành ra có điểm yếu trong tiến trình chiến dịch này.

    Kế hoạch lôi kéo tư bản Mỹ, như tôi đã nhắc tới, gắn với ý tưởng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm cái được gọi là “California của Krưm”. Ý tưởng này được bàn bạc rộng rãi trong các giới Do Thái Mỹ điều tôi nghe Kheifets kể. Theo lời ông, quan tâm đặc biệt đến đề án là chủ tịch viện thương mại Mỹ Erik Jonhson, người vào tháng 6 - 1944 cùng với đại sứ Mỹ Averell Hariman được Stalin tiếp để thảo luận các vấn đề hồi phục những tỉnh vốn là nơi sinh sống chủ yếu của cư dân Do Thái, ở Beloruxia, và việc di dân Do Thái đến Krưm. Johnson vẽ ra trước Stalin một viễn cảnh sáng sủa khi nói rằng để cho mục đích ấy sau chiến tranh sẽ cho Liên Xô những kỳ phiếu Mỹ dài hạn.

    Ý tưởng về thành lập cộng hoà xã hội chủ nghĩa Do Thái ở Krưm được bàn bạc công khai ở Moskva không chỉ trong số người Do Thái, mà cả ở các cấp lãnh đạo cao nhất.

    Rõ rằng Mikhoels như chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít trong hoạt động của mình dựa phần lớn vào Fefer, một điệp viên cỡ lớn của NKVD, do chính uỷ an ninh quốc gia Raikhman "dẫn dắt”, vẫn có khi chính Beria gặp Fefer tại điểm hẹn để bàn vấn đề thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm.

    Vào tháng 6 - 1945 đề án này có vẻ còn hiệu lực và cần hiện thực hoá. Trong thời gian chuẩn bị hội nghị Yalta Hariman hỏi tôi và Novikov, trợ lý của Molotov, việc thành lập cộng hoà Do Thái tiến hành ra sao liên quan với tiền sẽ cho vay dành cho đề án này. Tôi nhớ đã nhìn thấy thông báo về việc Stalin ngay sau chiến tranh đã thảo luận với phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ về điều này và về tỉnh Gomel nơi sinh sống thuận tiện của người Do Thái ở Beloruxia. Ông đề nghị họ không hạn chế hối phiếu và trợ giúp kỹ thuật cho hai khu vực này, mà cho vay không gắn với những đề án cụ thể.

    Sau đó, tháng 6 - 1945 sau hiệp ước Yalta và chiến thắng đối với nước Đức Hitler, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã phê chuẩn sắc lệnh: Krưm trở thành một tỉnh trong thành phần cộng hoà Liên bang Nga. Trong khi đó trước chiến tranh Krưm là nước cộng hoà tự trị với đại diện số đông người Tácta trong cơ cấu lãnh đạo. Tháng 11 - 1945, khi Hariman cố nối liên lạc với Stalin thông qua Molotov đế bàn bạc các vấn đề hợp tác kinh tế, đề nghị của ông ta về một cuộc gặp gõ riêng bị gạt bỏ theo lệnh Stalin.

    Sau chiến tranh Stalin tiến hành đường lối khác hơn: tăng cường thâm nhập vào hàng ngũ phong trào Do Thái. Đến cuối năm 1945 đã rõ rằng Stalin không xem mình bị trói buộc với sự thăm dò không chính thức trước đấy, người Anh và người Mỹ tổ chức uỷ ban Anh- Mỹ về Palestine không có sự tham gia của Liên Xô. Điều đó mâu thuẫn với hiệp ước đạt được từ trước của các đồng minh và vấn đề Palestine.

    Và thế là vào tháng 4 - 1946 các thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Dekanozov và Vưsinxky đã chuyển thư lên chính phủ trong đó nhấn mạnh rằng các quyền lợi của Liên Xô bị coi thường: vấn đề Palestine sẽ được giải quyết không có sự tham gia của chúng ta. Từ sự đồng ý của Molotov Vưsinxky đăng một bài báo dưới tên bí danh trong tạp chí Thời Đại Mới, nói về sự cần thiết thành lập một quốc gia Do Thái dân chủ ở Palestine. Sự tính toán là nhằm tăng cường địa vị của Liên Xô ở Cận Đông và đồng thời phá vỡ ảnh hưởng của Anh ở các nước Ả rập đang chống lại sự xuất hiện của một quốc gia mới, cho thấy rằng người Anh không đủ khả năng ngăn chặn người Do Thái thành lập quốc gia của mình. Đồng thời với những bước chính trị được tiếp nhận, đã có chỉ thị năm 1946 ném các điệp viên sang Palestine qua đường Rumani. Họ phải dựng lên ở Palestine một mạng lưới điệp viên bí mật mà có thể được sử dụng trong các chiến dịch chiến đấu và phá hoại chống quân Anh. Để cho mục đích đó tôi chọn ba sĩ quan: Garbuz, Cemenov (tên thật là Taubman, ông là trợ lý của Grigulevich về hoạt động bí mật ở Latvia và giúp thủ tiêu Rudolf Klement ở Paris năm 1938), Kolexnikov. Garbuz và Kolexnikov có kinh nghiệm chiến tranh du kích tại Ucraina và Beloruxia nơi họ tham gia các chiến dịch chống chính quyền Đức chiếm đóng.

    Tôi từ đầu hiểu rằng khi giúp người Do Thái, trên thực tế chúng ta đặt nhiệm vụ của mình là tổ chức mạng lưới điệp viên bên trong cơ cấu quân sự và chính trị Do Thái. Người Do Thái khát khao độc lập và gắn bó chặt chẽ với nước Mỹ. Nhưng chúng ta không có lòng tự tin rằng chúng ta đủ sức ảnh hưởng tới họ như ở Đông Âu. Thế nhưng chúng tôi cho rằng sự hiện diện của mình ở đấy cực kỳ quan trọng. Như tôi nghe Kheifets kể từ năm 1943 Litvinov trong thư của mình từ Washington gửi Molotov nhấn mạnh rằng Palestine và sự thành lập nhà nước Do Thái là một trong những vấn đề cốt yếu của chính trị quốc tế sau chiến tranh.

    Nửa sau của năm 1946 Stalin giữ lập trường đối kháng tích cực đối với hoạt động của các tổ chức Do Thái thế giới và đường lối Anh- Mỹ về vấn đề Palestine. Ông bực tức vì những đòi hỏi của người Do Thái Liên Xô về cải thiện điều kiện sống của họ khi tản cư trở về. Ông bắt đầu hâm nóng chiến dịch bài Do Thái ở Liên Xô: bắt đầu cuộc thanh lọc trong bộ máy đảng, cơ quan ngoại giao, chỉ huy quân đội và tình báo. Đỉnh điểm của chiến dịch là “âm mưu của các bác sĩ” và sự buộc tội các bác sĩ người Do Thái trong chủ nghĩa Do Thái. Đây lại là một cách đánh vu hồi kiểu Stalin nhằm thay ban lãnh đạo cũ, Molotov, Mikoian, Beria và những những mới khác, chỉ sợ người ta đe dọa địa vị nhà cầm quyền duy nhất của đất nước.


    [...]
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. Tiêu diệt giới trí thức Do Thái sau khi bắt đầu “Chiến tranh lạnh”

    Tháng 10 - 1946 lần đầu tiên vấn đề hiểm hoạ chủ nghĩa tư sản dân tộc Do Thái đối với hệ tư tưởng cộng sản được đưa ra. Vừa nhậm chức bộ trưởng an ninh Abakumov trong thư gửi lãnh tụ đã buộc tội các nhà lãnh đạo ủy ban Do Thái chống phát xít, theo ông ta, họ đặt quyền lợi Do Thái cao hơn quyền lợi đất nước Xô Viết. Lời buộc tội tương tự vang lên đầy nghiêm trọng. Kheifets, đã hoàn thành xuất sắc trong thu nhận thông tin về bom nguyên tử và thiết lập các tiếp xúc ở cấp cao trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Bị thất sủng. Ông tiếp tục làm thư ký về quan hệ với nước ngoài trong uỷ ban Do Thái chống phát xít, thế nhưng buộc phải cắt đứt các tiếp xúc của mình với xã hội Do Thái Mỹ.

    Trong bức thư Abakumov buộc tội uỷ ban, rằng cuối chiến tranh nó nhận về mình chức năng đại diện các quyền lợi của dân chúng Do Thái khi trả lại tài sản cho những người hồi hương. Hàng ngàn người Do Thái trong thời gian chiến tranh đã chạy khỏi Kiev, Minxk, Riga, Leningrad và Moskva, trốn tránh quân đội Đức đang tấn công. Bọn quốc xã đi với khẩu hiệu giải phóng dân Ucraina và vùng Baltic khỏi “sự thống trị Do Thái”. Điều đó giúp bọn dân tộc chủ nghĩa chiếm đoạt nhà cửa, tài sản của người Do Thái. Năm 1945 khi những người Do Thái sống sót trở về nhà, họ thấy tài sản mình đã ở trong tay kẻ khác.

    Tôi nhớ Khrusev khi đó là bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina đã gọi điện thoại cho Uxman Iuxupov, bí thư ĐCS Uzbekixtan và than vãn rằng, người Do Thái tản cư “bay về Ucraina như bầy quạ”. Trong cuộc trò chuyện đó (năm1947) ông ta tuyên bố rằng đơn giản ông ta không có chỗ để tiếp nhận tất cả, bởi thành phố bị huỷ hoại, và nhất thiết phải chặn dòng thác đó, nếu không thì Kiev sẽ bị cướp bóc. Vào lúc đó tôi đang trong văn phòng của Iuxupov, và ông kể lại tôi nghe cuộc trò chuyện, bởi tôi đến chỗ ông yêu cầu về vấn đề định cư ba nghìn người Kurd chạy sang Azerbaizan từ Iran dẫn đầu là Barzani. Để họ lại Kavkaz là cực kỳ nguy hiểm nên lãnh đạo đã quyết định di chuyển họ đến Uzbekixtan.

    Chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít Mikhoels cố hết sức bảo vệ quyền lợi của người Do Thái trong các vấn đề nhà ở và tài sản. Abakumov cố chứng minh rằng ý đồ của uỷ ban là biểu hiện chủ nghĩa dân tộc tư sản Do Thái. Xử sự của Mlkhoels nhân danh những người Do Thái trở về nhà, sự thông tỏ của ông về những tiếp cận thăm dò tuyệt mật của lãnh đạo Xô Viết đối với những người Do Thái không đơn thuần làm Stalin lo lắng, chúng tăng thêm mối ngờ vực.

    Tình hình càng xấu hơn vào năm 1947. Tôi nhớ chỉ thị của Obrutsnikov và Xvinelupov, các thứ trưởng Bộ An ninh và Bô Nội vụ không bổ nhiệm người Do Thái vào cấp bậc sĩ quan trong các cơ quan an ninh. Tôi không thể tưởng tượng rằng một mệnh lệnh bài Do Thái công khai đến thế đã xuất phát từ Stalin, và cho rằng tất cả đó là từ tay Abakumov. Tôi đã rõ rằng kế hoạch vĩ đại sử dụng giới trí thức Do Thái Xô Viết để củng cố hợp tác quốc tế với người Do Thái toàn thế giới đã bị gạt bỏ. Eitingon suốt ngày than vãn những sự chèn ép họ hàng của ông trong các trường đại học và cơ quan y tế, tin chắc rằng chủ nghĩa bài Do Thái là thành tố đáng kể cho đường lối nhà nước. Nhìn lại, tôi thừa nhận rằng ông hiểu tình thế hơn tôi nhiều.

    Beria và Bogdan Kobulov thường kể với tôi rằng Stalin thích những câu đùa và chuyện tiếu lâm bài xích đạo Hồi, nói riêng là bài xích Azerbaizan, đặc biệt khi người ta kể chúng trước mặt Bagirov, bí thư thứ nhất ĐCS Azerbaizan, người đơn thuần không chịu nổi giọng điệu dè bĩu của Kobulov, nói tiếng Nga với âm sắc Azerbaizan. Điều đó buộc tôi phải nghĩ rằng sự hài hước nhằm chống nhóm dân tộc này hay dân tộc khác làm Stalin khoái chí và ông, về bản chất, là kẻ bài Do Thái không nhiều hơn so với bài đạo Hồi.

    Stalin và các trợ thủ gần gũi của ông thể hiện mối quan tâm đến vấn đề Do Thái nhằm kiếm lợi chính trị trong cuộc đấu tranh vì quyền lực và để tập hợp các lực lượng của mình. Những “trò chơi” bài Do Thái ở cấp cao nhất đã bắt đầu như thế. Sau khi Stalin bắt đầu chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa hoàn vũ những năm 1946 - 1947, thành phần lãnh đạo cấp trung và các quan chức đảng cơ sở đã lĩnh hội chủ nghĩa bài Do Thái như đường lối chính thức của Đảng. Thuật ngữ “hoàn vũ nhân không mồm” thành ra đồng nghĩa của từ “Do Thái”: nó có nghĩa là các công dân Xô Viết dân tộc Do Thái chia sẻ thế giới quan của người Do Thái Phương Tây và vì thế không thể hoàn toàn trung thành với nhà nước Xô Viết.

    Chiến dịch chống phái hoàn vũ trùng với sự thay đổi sự thăng bằng chính trị quay quanh Stalin. Malenkov bị hạ thấp chức vụ, Beria bị gạt khỏi mọi công việc liên quan đến an ninh. Bắt đầu có những tin đồn rằng Molotov vây quanh mình toàn người Do Thái.

    Nỗ lực của Stalin sau chiến tranh hướng tới việc phổ biến ảnh hưởng của Liên Xô đầu tiên sang các nước Đông Âu, sau đó là khắp nơi, ở đâu chúng ta cạnh tranh với nước Anh. Stalin tiên đoán rằng các nước Ả rập sẽ hướng về Liên Xô khi thất vọng vì Anh và Mỹ ủng hộ Israel. Người Arập vì thế phải đánh giá những xu thế bài Do Thái trong đường lối đối ngoại Xô Viết.

    “Chiến tranh lạnh” bắt đầu một cách thật sự vào những năm 1946 - 1947 khi đã biến mất những ảo vọng tính đến sự hợp tác của chúng ta với Phương Tây. Các quan hệ đồng minh với Anh và Mỹ trong chiến tranh đã trở thành đối đầu. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc càng ngày càng mãnh liệt hơn, tăng thêm sự căng thẳng ở Italia và Pháp nơi những người cộng sản tiến hành cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc. Với sự bắt đầu “chiến tranh lạnh” những hi vọng của chúng ta nhận được tư bản Do Thái đã biến mất. Ban lãnh đạo đất nước đã rõ rằng sự ủng hộ của các giới doanh nghiệp Do Thái ở nước ngoài và sự đầu tư của họ là không thể.

    Nạn nhân đầu tiên của sự thay đổi đường lối là Mikhoels.

    Ngoài ra, có những tài liệu tác chiến đến tay Stalin về việc Mikhoels muốn tìm được sự ủng hộ của con rể ông G. Morozov, để bảo đảm trong ban lãnh đạo Xô Viết quyết định có lợi cho ông cải thiện tình hình dân chúng Do Thái và sự phát triển văn hoá Do Thái. MGB cũng nghi ngờ rằng qua các liên lạc của Mikhoels với các tổ chức Do Thái ở Mỹ đã rõ một số sự kiện bi thảm trong cuộc đời gia đình Alliluevich, họ hàng của Stalin. Hẳn rằng Stalin e ngại rằng uy tín cá nhân của Mikhoels có thể bị lợi dụng bởi phong trào Do Thái quốc tế. Mikhoels nổi tiếng và hiển nhiên, là một nhân cách xuất chúng, vì thế trong điều kiện chính thể chuyên chế thời đó không thể có chuyện ứng dụng đối với ông cái sơ đồ bắt bớ và trừng phạt đã quen thuộc được che đậy bằng bản án ngụy tạo.

    Mikhoels bị thủ tiêu trong cái gọi là chế độ đặc biệt vào tháng 1 - 1948. May cho tôi, tôi đã không có một chút liên quan gì tới chiến dịch này. Các chi tiết vụ giết người tôi được rõ vào năm 1953. Còn nhớ rằng chỉ đạo trực tiếp tại chỗ chiến dịch này là phó của Abakumov và bộ trưởng an ninh Beloruxia Tsanava. Mikhoels bị Golubov nhử vào một nhà nghỉ với cuộc gặp gõ với các nghệ sĩ chủ chốt của Beloruxia, và ông bị tiêm mũi tiêm chết người và người ta ném họ xuống dưới bánh xe tải để dàn cảnh cán xe của bọn cướp trên phố ngoại ô Minxk. Sau tay lái chiếc xe tải là cán bộ phòng giao thông MGB tuyến đường sắt Beloruxia.

    Golubov là điệp viên MGB trong giới trí thức sáng tạo, điều tất nhiên Mikhoels không biết. Thế nhưng trong tình huống ấy anh ta trở thành nhân chứng không mong muốn, bởi chính nhờ anh ta mới đưa được Mikhoels đến nhà nghỉ.

    Tin về cái chết của Mikhoels gợi trong lòng tôi mối nghi ngờ mà tôi đã không hề nói với ai. Thế nhưng tôi không thể tưởng tượng là chính Ogolsov đến Minxk trực tiếp đến chỉ đạo chiến dịch. Tôi đã nghĩ rằng một tên kẻ cướp có tinh thần bài Do Thái nào đó được nói cho biết trước ở đâu và nơi nào có thể tìm ra Mikhoels, tự cho mình là đại biểu cho các quyền lợi Do Thái đã gây ra vụ sát hại.

    Số phận Ogolsov là tiêu biểu đối với các nhà lãnh đạo MGB thời đó. Tháng 5- 1953 Beria đã đạt được việc bắt giam ông về hình thức với lý do thủ tiêu bất hợp pháp Mikhoels, tháng 8 - 1953 sau sự bắt giữ Beria, ông được tha. Và không ai cho ông ta có lỗi trong vụ này. Bởi lúc ấy tất cả những ai trong Bộ Chính trị tham dự “vụ án các bác sĩ” đồng tình với vụ này, đang có quyền lực. Chỉ năm 1957, để bôi nhọ Ogolsov, vốn gắn bó với Malenkov, theo uỷ nhiệm của Stalin đã theo dõi Beria từ 1951, người ta khai trừ ông khỏi đảng vì “vi phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa trong tiến trình công tác điều tra ở Leningrad những năm 1941 - 1943”.

    Phần lớn năm 1948 tôi chuyên trách vụ khủng hoảng Berlin và thành lập mạng lưới bí mật người Kurd ở Iran, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích lật đổ chính phủ Nuri Said và Feisal ở Iraq, cũng như các công việc ở Tiệp Khắc. Tôi bay sang Praha với Zubov để cố gắng vô hiệu hoá những người theo tổng thống Benes khi chuyển giao chính quyền cho chính phủ mới đứng đầu là Hotvald.

    Năm 1947 vợ tôi ốm nặng và nhanh chóng về hưu. Từ những năm 1940 cô đã có đủ sáng suốt để xa rời công việc tác chiến, và được cử làm giảng viên chính các bộ môn đặc biệt trong học viện cao cấp của NKVD (sau là MGB). Thỉnh thoảng người ta dùng cô để tiếp xúc với các điệp viên nữ được quan tâm đặc biệt bởi lãnh đạo Tổng cục phản gián, nhưng phần lớn cô ẩn trong bóng tối và tránh bị chú ý. Bệnh của cô phát triển vào thời gian chiến dịch thanh lọc người Do Thái của MVD, MGB và Bộ Ngoại giao. Cô về hưu với quân hàm trung tá năm 1949 và đăng ký trong biên chế bằng tên thời con gái là Kaganova.

    Vào những năm 1949 và 1950 khi tôi phải thường xuyên đi sang Praha, Tây Ucraina, Azerbaizan và Uzbekixtan, Eitingon thực hiện các trách nhiệm của tôi về tình báo và công tác phá hoại trong văn phòng. Ông thường đến thăm Emma và kể cho cô nghe về chiến dịch bài xích Do Thái đang càng ngày càng mở rộng phạm vi. Em gái Eitingon, Xonia, một bác sĩ nội khoa nổi tiếng và bác sĩ trưởng bệnh viện nhà máy ô tô, bị bắt, em gái vợ tôi Elizabeta bị đuổi khỏi trường đại học y khoa ở Kiev. Chúng tôi đã tìm cách giúp họ lợi dụng các quan hệ thân tình với Muzưtsenko, giám đốc MONIKI ở Moskva. Những năm 30 ông là điệp viên của NKVD ở Pháp và Áo, nhưng năm 1938 đã rời ngành tình báo và quay về với nghề nghiệp bác sĩ trước đấy của mình, ông đã thu xếp công việc cho Elizabeta, mà, tiện thể nói thêm, đang làm việc tại trường đại học này cho đến tận giờ.

    Một đòn giáng bất ngờ đối với tôi là sự bắt giữ Kheifets năm 1948 hay 1949 gì đó, sự chạy chọt của tôi và Eitingon đều vô hiệu, cả tôi lẫn ông đã gán vụ bắt bớ này với chiến dịch bài Do Thái. Kết quả là hầu như toàn bộ các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít và những nhà hoạt động văn hoá Do Thái khác đã bị bắt và trao cho toà án với tội danh có âm mưu tách Krưm khỏi Liên Xô.


    [...]
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    5. Sự tranh giành quyền lực trong ban lãnh đạo Kremli. Ngụy tạo vụ án về âm mưu lãnh đạo MGB lôi kéo các bác sĩ mưu phân người Do Thái

    Cuộc đấu tranh nội bộ vào giai đoạn từ 1948 - 1952 khơi lên một làn sóng bài Do Thái mới, nảy sinh ‘Vụ án các bác sĩ”. Dù nó là một phần của chiến dịch bài Do Thái, nó đã không bị hạn chế chỉ bằng những người Do Thái. Đúng hơn có thể nói rằng “vụ các bác sĩ” là sự tiếp tục của cuộc đấu tranh trong đó thanh toán những mâu thuẫn cũ trong ban lãnh đạo đất nước. Stalin nhờ Malenkov và Khrusev muốn thanh lọc trong hàng ngũ kỳ cựu và gạt bỏ Beria. Những nhân vật chính trong cái “vụ án các bác sĩ” ngoắt ngoéo phải là Molotov, Vorosilov và Mikoian, “những người Mohican cuối cùng” trong Bộ Chính trị của Stalin. Thế nhưng toàn bộ sự thật liên quan đến “vụ án các bác sĩ” chẳng bao giờ được công bố, thậm chí vào thời kỳ tự do công luận của Gorbachov. Bởi đó là sự tranh chấp bẩn thỉu vì quyền lực được triển khai rộng trong Kremli trước cái chết của Stalin và, về bản chất, bao trùm toàn bộ ban lãnh đạo, vẫn được cho rằng “vụ án các bác sĩ” bắt đầu từ một bức thư kích động gửi Stalin, trong đó các bác sĩ người Do Thái bị buộc tội nuôi dưỡng những kế hoạch giết chết các nhà lãnh đạo đất nước nhờ các phương pháp điều trị không đúng và thuốc độc. Tác giả bức thư là bà Lidia Timasuk nối danh gây tai tiếng, bác sĩ phòng khám đa khoa của Kremli. Thế nhưng bức thư của Timasuk gửi Stalin không phải năm 1952, ngay trước sự bắt bớ, mà vào tháng 8- 1948. Trong đó khẳng định rằng viện sĩ Vinogradov đã chữa bệnh không đúng cho Jdanov và các nhà lãnh đạo khác mà kết quả là Jdanov chết. Lúc ấy Stalin cho đó là những lời “vớ vẩn”, và bức thư được cho vào lưu trữ. ở đấy nó nằm im ba năm cho đến tận lúc người ta lôi nó ra vào cuối năm 1951. Bức thư cần như một công cụ trong cuộc tranh giành quyền lực. Tất cả các uỷ viên Bộ Chính trị biết về bức thư, biết về phản ứng của Stalin. Thế nhưng điều quan trọng nhất là Timasuk không buộc ai vào tội mưu phản. Trong bức thư bà chỉ báo động về sự bất cẩn và sai sót vẫn có trong việc điều trị bệnh cho các lãnh đạo đảng và nhà nước. Theo lý do đó văn bản bức thư đến tận giờ vẫn chưa được công bố, trong đó trình bày, về thực chất, sự chỉ trích lẫn nhau của các bác sĩ, về điều này tôi được đại tá Liudvigov, trợ lý của Beria Bộ Chính trị và Hội đồng bộ trưởng, kể trong nhà tù Vladimir.

    Tôi luôn luôn cho rằng “vụ án các bác sĩ” do Abakumov bày đặt như sự tiếp tục chiến dịch chống phái chủ nghĩa hoàn vũ. Thế nhưng năm 1990, khi đến Viện kiểm soát quân sự nơi người ta gọi tôi làm nhân chứng liên quan với sự điều tra lại vụ án Abakumov bị bắt năm 1951, bị buộc tội là đã che giấu các số liệu về vụ âm mưu giết Stalin. Trong khi đó Abakumov, theo lời những người buộc tội ông ta, dựa vào các bác sĩ người Do Thái và người Do Thái cộng sự trong bộ máy bộ an ninh, một phần là dựa vào Eitingon.

    Malenkov và Beria, miễn nghi ngờ, khát khao loại trừ Abakumov, và cả hai sẵn sàng sử dụng bất kỳ phương tiện gì để đạt mục đích của mình. Xukhanov trợ lý của Malenkov, mùa xuân 1951 tiếp tại phòng tiếp khách của BCHTƯ điều tra viên bộ phận điều tra về những vụ đặc biệt của MGB, trung tá Riumin nổi tiếng bởi thái độ bài Do Thái. Kết quả cuộc gặp gỡ này là gây hại đối với số phận của giới trí thức Do Thái Xô Viết. Vào thời gian đó Riumin đang sợ bị đuổi khỏi cơ quan an ninh vì bị cảnh cáo do quên chiếc cặp với các tài liệu điều tra trong xe buýt cơ quan. Ngoài ra ông ta che giấu Đảng và Cục cán bộ bộ an ninh chuyện bố ông ta là phú nông, em trai em gái của ông ta bị buộc tội ăn cắp, còn bố vợ phục vụ trong quân đội của Koltsak.

    Cần đánh giá đúng Abakumov: ông ta biết rất rõ rằng những mưu toan của Riumin tiếp nhận trước đấy coi các bác sĩ bị bắt là những kẻ khủng bố tất thẩy chỉ là khúc dạo đầu. Trong vòng mấy tháng của năm 1950 ông ta kìm giữ được phần nào Riumin trong dây xích. Để cứu vãn công danh và lối thoát khỏi gánh nặng bài Do Thái của mình, Riumin sung sướng chấp nhận đòi hỏi của Xukhanov viết thư vạch tội Abakumov.

    30 năm sau các sự kiện được mô tả, cô họ của tôi làm nhân viên đánh máy trong ban thư ký của Malenkov (thủ trưởng trực tiếp của cô là Xukhanov) kể với tôi rằng Riumin là kẻ hết sức vô học và dốt nát đã viết đi viết lại mười một lần bức thư của mình với những lời buộc tội Abakumov. Xukhanov giữ anh ta lại trong phòng tiếp chừng sáu giờ, sau đó trao đổi với Malenkov về bức thư gửi Stalin. Chỉ Xukhanov biết tại sao lại chọn Riumin để buộc Abakumov tội mưu phản. Thế nhưng ông ta không nói về mặt này của sự việc khi phát biểu trên truyền hình Nga vào tháng 7 - 1992 trong buổi truyền tin về lịch sử “cuộc mưu phản của các bác sĩ”.

    Đến thời gian đó nhiều bác sĩ giỏi người Do Thái đã bị bắt, có lẽ người nổi tiếng nhất là chuyên gia tên tuổi thế giới Etinger, người đã chết bi thảm trong tù. Riumin buộc Abakumov chịu trách nhiệm về cái chết của Etinger vì đã cố ý nhốt ông ta vào xà lim với mục đích trừ khử một trong những kẻ tham gia “âm mưu các bác sĩ” để không khai ra những kẻ mưu phản khác.

    Abakumov vốn kinh nghiệm hơn trong những mưu mô tương tự, so với Riumin, rất sợ thổi phồng “âm mưu Do Thái”, đã dùng đến sự ngụy tạo quá lộ. Ông ta thấy trước rằng Stalin có thể đòi hỏi những chứng cứ hiện thực trong trò chơi khiêu khích quá mạo hiểm này. Ngoài ra, Abakumov biết rất rõ rằng trong những vụ mà sáng kiến thuộc ban lãnh đạo cao nhất, không nên thể hiện ý đồ của mình.

    Xét mọi tình thế Abakumov không vội mở rộng phạm vi vụ án uỷ ban Do Thái chống phát xít tới cấp độ vụ âm mưu toàn cầu. Ông ta biết những buộc tội như thế sẽ làm cấp trên căng thẳng, đặc biệt sự không bằng lòng của Vorosilov và Molotov, những người có vợ người Do Thái, và của Kaganovich vốn chính là người Do Thái. Sự thận trọng của Abakumov đã đóng vai trò tàn khốc trong số phận ông.

    Riumin nhiệt thành được cử làm phụ trách Bộ phận điều tra những vụ án đặc biệt quan trọng, sau đó là thứ trưởng Bộ An ninh phụ trách điều tra. Điều đó cởi trói cho Riumin trong việc làm dối trá các tài liệu chống Abakumov.

    Các điều tra viên của Riumin đòi hỏi từ Abakumov tên các thành viên văn phòng bộ trưởng mà họ cho là ông ta dự định thành lập sau khi lật đổ Stalin. Ông cũng bị buộc tội che giấu các ý đồ phản bội của vợ Molotov, Polina Jemtsujina, nói riêng là các tiếp xúc của bà với nhà hoạt động chính trị Israel Golda Meier.

    Abakumov cực lực phủ nhận các tội lỗi, chứng minh rằng ông không giấu tài liệu gì về “vụ âm mưu các bác sĩ” lại càng không phải là người lãnh đạo của nó hoặc lôi kéo các cán bộ an ninh người Do Thái vào vụ đó. Dù bị tra tấn ông vẫn phủ nhận. Như thế vụ án “âm mưu các bác sĩ” phụ thuộc vào lời khai của đại tá Svarsman, là nhà báo, người Do Thái. Ông ta khai là trợ lý của Abakumov về tổ chức khủng bố Do Thái mà tất cả các sĩ quan cao cấp MGB đều tham gia. Ông ta “thú nhận” đã nhận nhiệm vụ từ Abakumov thành lập nhóm người Do Thái mưu phản để tiến hành khủng bố các thành viên chính phủ.

    Svarsman cũng “thú nhận” rằng, vốn là kẻ đồng tính, ông ta có quan hệ luyến ái với Abakumov, con trai ông ta và đại sứ Anh ở Moskva. Theo lời ông ta, các quan hệ đồng tính của ông ta với các điệp viên hai mang của Mỹ Gavrilov và Lavrentiev là để qua họ cài vào sứ quán Mỹ những người nhận chỉ dẫn và mệnh lệnh cho những kẻ mưu phản Do Thái. Ông ta bịa ra những câu chuyện khó tin nhất kiểu như: “họ hàng” “những người Do Thái” đã giúp ông ta đến với hoạt động khủng bố, rằng ông ta ngủ với con gái riêng của vợ và đồng thời lại có quan hệ đồng tính với con trai mình. Ông ta đòi được vào bệnh viện tâm thần để thẩm định. Khi những lời khai của Svarsman chống lại 30 cán bộ người Do Thái của Bộ An ninh với tội khủng bố được báo cáo với Stalin, ông tuyên bố với Ignatiev và Riumin: “Cả hai anh là đồ ngu, thằng đểu giả này chỉ kéo dài thời gian thôi. Chẳng thẩm định gì hết bắt ngay lập tức cả nhóm”.

    Theo điều hành của Stalin, tất cả những người Do Thái, cán bộ quan trọng của bộ máy Bộ An Ninh, cũng như “một loạt cán bộ lãnh đạo không phải người Do Thái”đã bị bắt. Và thế, lọt vào sau chấn song sắt là Eitingon, Raikhman, các thứ trưởng Bộ An ninh: các trung tướng Pitovranov và Xelivanovxky. Người ta bắt cả đại tá phục viên Makliarxky đến lúc ấy đã là một nhà đạo diễn phim nổi tiếng: Svarsman trong lời khai có nhắc đến tên ông. Cùng với những người đó các thuộc cấp trực tiếp của họ là người Nga cũng bị bắt.

    Những người từ BCHTƯ chỉ đạo bộ phận điều tra, đôi khi tham gia hỏi cung. Những người bị điều tra bị đánh đập tàn nhẫn, nhốt vào xà lim với sự làm lạnh, hầu như luôn luôn bị gông cùm, còn những biên bản hỏi cung bất lợi thì bị tiêu huỷ.

    Trong số “những kẻ mưu phản tại MGB” bị bắt chỉ có Abakumov, Eitingon, Pitovranov và Matuxov là không thừa nhận có tội trong bất cứ chuyện gì.

    Theo kịch bản của Riumin, đóng vai liên lạc giữa các bác sĩ và “những kẻ mưu phản tại MGB” phải là Xonia, em gái Eitingon, vẻ như cô giữ liên hệ giữa các bác sĩ với anh trai, người lập kế hoạch mưu sát các nhà lãnh đạo của đất nước.

    Người ta không công khai thông báo về các vụ bắt bớ, và tôi không nhận thức hết quy mô của cuộc thanh trừng này trong MGB. Tôi cảm thấy mối đe dọa nên đã cố liên Lạc với đại tá Subniakov, tướng Ưtekhin, các phó Tổng cục phản gián tình báo. Tôi cố gọi cho thứ trưởng Pitovranov, nhưng tất cả đều bặt tăm. Năm 1951, khi Abakumov bị bắt tôi gọi cho Riumin vừa được cử làm trưởng bộ phận điều tra của MGB. Ông ta nói có trong tay những tài liệu buộc tội nghiêm trọng đối với Eitingon và em gái ông. Lúc đó Eitingon đang đi công tác 3 tháng ở Litva. Tôi đề nghị Riumin đưa hồ sơ để xem xét, và phát hiện thấy không có chứng cớ nào có cơ sở. Tôi tuyên bố rằng điều đó không thuyết phục được tôi, và dưới mắt tôi, Eitingon vẫn là người tin cậy và là một cán bộ có trách nhiệm xứng đáng với lòng tin của cơ quan an ninh. Riumin phản đối: Thế mà trong BCHTƯ người ta cho các số liệu này là đủ sức thuyết phục.

    Tình hình trong Bộ An ninh trở nên lộn xộn. Bộ trưởng Abkumov đang trong tù, thế nhưng vị trí của ông vẫn trống, chưa có người thay thế. Khi tôi gọi điện thoại cho thứ trưởng Ogolsov để bàn về tình hình của Eitingon và em ông, ông ta đáp:

    - Đó là chuyện chính trị, và chỉ BCHTƯ mới có thể xem xét nó.

    Theo lời ông ta, khi chưa sắp đặt bộ trưởng mới, ông ta sẽ không ký một tài liệu nào hết.

    Tôi đành gọi cho Ignatiev lúc đó là bí thư BCHTƯ đảng phụ trách công tác của MGB- MVD. Ông ta là thành viên uỷ ban BCHTƯ về tổ chức lại Bộ sau khi Abakumov bị bắt.

    Gặp ông ta, tôi nói tôi lo lắng bởi những ý đồ vu khống Eitingon và em gái ông, khi gán cho họ những quan điểm dân tộc chủ nghĩa.

    Ông ta gọi Riumin đến với hồ sơ anh em Eitingon, Riumin đọc những lời khai chống lại Eitingon và em gái ông, trong đó khẳng định rằng cả hai có thái độ thù địch đối với nhà nước Xô Viết.

    Tôi lại kể công lao của Eitingon trong việc thủ tiêu Trotsky, tổ chức mạng điệp viên ở nước ngoài, và cuối cùng, ông là một trong những nhân vật chủ chốt bảo đảm thông tin bí mật về vũ khí nguyên tử. Ignatiev ngắt lời tôi:

    - Hãy để Eitingon và gia đình ông ấy yên. Sau cuộc gặp gỡ đó tôi thấy yên tâm cho Eitingon và em gái ông.

    Khoảng một tháng sau Ignatiev được cử làm bộ trưởng An ninh. Còn vào tháng 10- 1951 chính theo lệnh trực tiếp của ông ta, Eitingon bị bắt khi từ Latvia trở về tại sân bay Vnukovo, như Zoia Zarubina, con riêng của vợ ông, kể với tôi.

    Việc bắt giữ Eitingon kết thúc sự phục vụ của Zoia Zarubina trong cơ quan tình báo chúng ta. Cô đã làm việc rất thành công với các tài liệu về vũ khí nguyên tử, tại hội nghị Yalta và Potsdam. Tri thức tiếng Anh tuyệt vời giúp cô trở thành một trong những giảng viên hàng đầu của trường đại học ngoại ngữ, còn muộn hơn cô chỉ đạo công tác chuẩn bị các phiên dịch cho Liên hiệp quốc. Zoia Zarubina đến giờ vẫn là một diễn giả tuyệt vời, nhà hoạt động xã hội, người tham dự nhiều hội nghị quốc tế.

    Tôi phải dừng lại một chút ở những ảo tưởng của mình. Tôi bao giờ cũng xem “vụ án các bác sĩ” và “âm mưu Do Thái” là điều bịa đặt trắng trợn được phổ biến bởi những kẻ tội phạm như Riumin rồi sau đó báo cáo thành tích điều tra với những kẻ thiếu chuyên môn như Ignatiev. Mỗi lần, sau khi gặp Ignatiev, tôi lại sửng sốt là con người này thiếu nghiệp vụ tới mức nào. Ông ta tin ngay bất cứ báo cáo nào của điệp viên, mà không hề nghĩ tới việc kiểm tra lại.

    Ignatiev hoàn toàn không phù hợp với công việc được giao cho ông ta. Ông ta dễ dàng triển khai các vụ án hình sự chống lại những con người hoàn toàn vô tội. Muộn hơn tôi hiểu ra, ông ta hành động không phải theo sáng kiến của bản thân, mà thực hiện mệnh lệnh nhận được từ trên từ Stalin, Malenkov và những người khác.

    Khi TASS đưa tin về vụ mưu phản của các bác sĩ Do Thái với mục đích giết Stalin và toàn bộ Bộ Chính Trị, tôi cho đó là sự khiêu khích, sự tiếp diễn chiến dịch bài Do Thái được chuẩn bị trước đó. Khi tôi có các tài liệu buộc tội Eitingon, tôi biết rằng, người ta cho là ông huấn luyện các bác sĩ cách tiến hành hoạt động khủng bố chống Stalin và các thành viên chính phủ Xô Viết. Trong lời buộc tội nói Eitingon giấu mìn, thiết bị gây nổ được nguy trang được dạng các thiết bị điện thông dụng trong văn phòng. Trong khi đó tất cả đều biết rõ đó là các mẫu của kỹ thuật tác chiến luôn luôn có trong sự điều hành của chúng tôi.

    Trong những ngày này Moskva tràn ngập tin đồn ghê sợ: các bác sĩ và dược sĩ Do Thái có ý đồ đầu độc các dân thường. Người ta nói về những vụ cướp phá có thể xảy ra. Tôi lo cho các con tôi, một đứa lên mười, đứa khác 12 tuổi, khi chúng từ trường học trở về đã kể với chúng tôi những tin đồn ấy.

    Dần dần chiến dịch được thổi phồng xung quanh “âm mưu Do Thái” đã thoát khỏi tầm kiểm soát của những người tổ chức ra nó. Riumin và Ignatiev ủng hộ sự buộc tội của bộ trưởng an ninh Gruzia Rukhadze đối với Beria, rằng ông che giấu nguồn gốc Do Thái của mình và bí mật chuẩn bị cuộc mưu phản chống Stalin ở Gruzia. Rõ ràng, Beria đứng đầu trong danh sách chịu tội của Stalin. Đến tháng 8 - 1952 kết thúc cái gọi là “vụ Krưm” kéo dài từ năm 1948, tất cả các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít, trừ Lilia Stern và cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lozovxky, đã bị xử bắn. Theo tôi, Kheifets còn được để sống chỉ là vì ông có thể làm nhân chứng chống Beria và Molotov vào thời gian thích hợp nào đó.

    Quan điểm của tôi dựa trên cơ sở các tài liệu vụ án Abakumov mà tôi có được ở viện công tố quân sự sau bốn mươi năm kể từ ngày các sự kiện được miêu tả, và cuốn sách của Kirill Xtoliarov, Đồi Golgof kể về cái chết của Abakumov. Tôi vẫn cho rằng Riumin chuyên trách điều tra “vụ án các bác sĩ” đến tận khi Stalin chết. Nhưng Stalin hoá ra đủ nhìn xa trông rộng để hiểu: âm mưu mà Riumin vẽ ra là quá ấu trĩ và chắc gì tin nổi nó khi thiếu các chi tiết đủ sức thuyết phục. Ngày 12-11-1952 Stalin ra lệnh sa thải Riumin khỏi MGB vì không hoàn thành nhiệm vụ và chuyển sang biên chế dự bị của BCHTƯ. Riumin được cử làm kế toán, chức vụ ông ta làm trước khi bắt đầu công tác tại cơ quan an ninh.

    Như thế, từ tháng 1-1953, chịu trách nhiệm về những sự phi pháp và tội ác trong bộ máy điều tra MGB là bộ trưởng An ninh Ignatiev, thứ trưởng thứ nhất Goglidze, thứ trưởng phụ trách tổ chức Episev, các lãnh đạo bộ phận điều tra về các vụ án đặc biệt quan trọng. Những kẻ đến làm việc tại Bộ An Ninh theo quyết định của BCHTƯ vào giai đoạn kinh sợ ấy, Ignatiev, Episev, không những không chịu trách nhiệm, ngược lại vào những năm 50 - 70 được cất nhắc lên địa vị lãnh đạo cao của đảng và nhà nước. Người ta chọn Goglidze là đồng lõa của Beria và kẻ bài Do Thái cuồng nhiệt ít học Riumin làm vật tế thần.

    Cuối tháng 2-1953 tôi nhận thấy xử sự của Ignatiev thể hiện sự thiếu tự tin. Bản năng mách bảo tôi rằng toàn bộ chiến dịch bài Do Thái sắp bị chết ngạt và những kẻ tổ chức nó sẽ trở thành nhân chứng không mong muốn và sẽ bị tống giam. Và quả thực, sau khi Stalin chết Beria buộc Ignatiev vào tội lừa dối đảng và cố đạt được việc buộc ông ta phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không được ban bí thư TƯ ủng hộ.

    Còn một chi tiết quan trọng trong vụ này: Mairanovxky trưởng “Phòng thí nghiệm-X” bị bắt năm 1951 và bị làm thành nhân vật chủ chốt của “âm mưu Do Thái”, muộn hơn người ta muốn làm ông là thành viên của “âm mưu các bác sĩ”. Theo giả thuyết của Riumin, Mairanovxky hành động theo các chỉ thị của Eitingon, với mục đích tiêu diệt toàn bộ ban lãnh đạo cao nhất của đất nước. Riumin không tính đến việc ông ta dẫm lên một nền đất nhão như thế nào: toàn bộ công việc siêu bí mật Mairanovxky thi hành các mệnh lệnh của chính Stalin. Tại các cuộc hỏi cung Mairanovxky thú nhận tất cả những gì người ta đòi hỏi ở ông. Thật ra, Ignatiev cảm thấy là Riumin đi quá xa, và quyết định tách Mauanovxky khỏi vụ án về “âm mưu của các bác sĩ”.

    Cái chết của Stalin đặt dấu chấm cho “vụ án các bác sĩ”, nhưng chủ nghĩa bài Do Thái vẫn tiếp tục là một sức mạnh đáng sợ.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này