Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nam Kỳ - Miền Nam - Nam Bộ chia ra miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

    Miền Tây Nam Bộ gồm: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh là đồng bằng sông Cửu Long do phù sa lắng đọng mà thành.

    Miền Đông Nam bộ gồm: Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là vùng dãy Trường Sơn kết thúc. Đặc điểm là vùng đất đỏ, đất ba-zan chính là đất phong hóa của dung nham núi lửa[*] và đá granite (dung nham kết tinh đã biến chất).

    [*] Ở tỉnh Khánh Hòa hiện vẫn có nhiều nguồn suối nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng ở Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh.... Vùng núi của Khánh Hòa cũng thuộc Trường Sơn. Một số nơi vẫn còn dấu tích của dung nham núi lửa kết tinh chưa hề phong hóa, biến chất: có thể thấy rõ những vết tích của bọt khí trong đá. Ra ngoài Phú Yên có một địa điểm nổi tiếng là Ghềnh Đá Đĩa. Đây chính là dung nham núi lửa kết tinh mà thành. Ở Khánh Hòa cũng có loại đá tương tự nhưng ở những địa danh không nổi tiếng.

    [​IMG]
    Ghềnh Đá Đĩa - tỉnh Phú Yên
     
    Last edited by a moderator: 30/10/19
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Đọc đến đoạn nghe cô diễn viên thét lên khi bị bỏ rọ trôi sông sợ quá cơ ạ :v có khi đêm nay em ám ảnh mất ngủ.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xem Ngũ hình.

    Hoàng Việt luật lệ hay luật Gia Long:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lưu ý: những người yếu bóng vía không nên đọc, không là mất ngủ đấy.
     
  4. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Gia cát dự anh Tư đêm qua mất ngủ :v
     
  5. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Bộ luật nhà Lê và Hoàng Việt luật lệ là 2 bộ luật lớn nhất thời phong kiến, cũng văn minh nhất bấy giờ. Hoàng Việt luật lệ dựa theo luật nhà Thanh nhưng đc cải biên, file sách diễn đàn mình có nhé.
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhờ anh cho coi hình này mới thấy, bên Iceland với Scotland cũng có một cái giống vầy, mà để làm du lịch người ta dựng hẳn một truyền thuyết về gã khổng lồ, tích cực quảng bá rồi còn khoa học nghiên cứu đủ thể loại. Trong khi cũng chỉ là 1 trong 4 nơi trên thế giới thôi. Việt Nam cũng có vậy. Thế mới thấy. Việt Nam không gì không có. Tốt cũng có mà xấu cũng có. Ai dám nói đất nước mình có cảnh gì ngon lành thì qua Việt Nam mà du lịch thử xem :D
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nơi nào có núi lửa phun thì sẽ có những bãi đá kiểu như vậy thôi. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hôm qua anh Tư đi nhậu về. Chém gió xong thì ngủ thẳng hết các cẳng. :D
     
  9. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Thưa các bác, tôi xin có mấy lời:
    Tào Ngu viết vở Lôi Vũ khoảng năm 21 tuổi - ổng còn trẻ nhưng không hề non. Có lẽ với sức ép thời đại và văn hóa lễ giáo Trung Quốc thì người viết kịch khéo vậy cũng nhiều.

    Lôi Vũ là vở kịch tôi đọc đầu tiên trong 100 tuyệt tác sân khấu. Không nhớ cụ thể lắm nhưng tôi nghĩ giá trị kịch nói Tàu đã hay ở phong cách mà lại hay là tạo được cái rung cảm cho người thưởng thức, Lôi Vũ làm tôi có cái cảm giác bức bối và cái bóng đen giông bão không chỉ dữ dội vô tình như tự nhiên mà còn gay gắt cồn cào, bất an như số phận con người trong xã hội.

    Tôi đã xem kịch diễn lôi vũ của Việt Nam diễn lại, có cả 1 vở Lôi Vũ do đoàn nói giọng Nam diễn. Tôi thấy chưa đủ hay như tôi muốn, chắc tôi chưa biết thường thức.

    Tôi không xem cải lương Lôi Vũ, vì không biết có vở ấy. Cũng không xem phim Tiếng sét trong mưa vì không thích xem phim truyền hình. Cũng một phần tôi cảm thấy phim truyền hình chú trọng vào lời thoại mang nặng tính gây hấn và tình tiết cố gượng lên để làm gay cấn cho phim. Nó mang nặng sự hỗn loạn mà đáng lẽ ra có cách xử lý easy nhưng biên kịch sẽ bỏ đi hoặc cố tình rẽ hướng để khêu gợi đủ thứ cảm xúc vô nghĩa và lãng phí thời gian của người xem. Có thể phim là phải cao trào vậy nhưng đời sống cũng đầy chất kịch và đủ thứ diễn xuất giả dối nhưng lại rất thật và tự nhiên đến nỗi thậm chí tôi cũng coi đó là sự chuyên nghiệp và chín chắn bắt buộc phải có của 1 người trưởng thành.

    Thật ra tôi cũng có thể đến cơ quan và ngoại tình với cô bạn đồng nghiệp, điều đó có đủ thứ diễn biến xảy ra tôi mặc sức trải nghiệm và nhận biết về nó như bộ phim của chính mình - nó sẽ very thật và tự nhiên nhưng sẽ hạn hẹp và cái đáng sợ là tôi không dám gánh chịu hậu quả. Nhiều người có lẽ cũng nghĩ vậy nên chúng ta đọc sách để thường thức những câu chuyện nhưng gập sách lại vẫn là cuộc sống bình thường, có chút hụt hẫng và sự ngoạn mục vừa trải qua đã ghi lại vào thế giới riêng trong bộ não nhỏ bé của ta rồi.
    Vậy tôi chẳng cần gì xem phim truyền hình vì nó dở ẹc (cũng có phim hay - như strikeback chẳng hạn - bắn giết và nóng bỏng)

    Đây là mấy lời thiếu sót tôi xin trình bày về góc thường thức nghệ thuật của tôi. Còn về văn hóa Việt Nam hay vấn đề địa chủ hay lịch sử chính trị vv.. là vấn đề của kiến thức, đã tranh luận thì nên có cái nhìn của nhà khoa học - đi từ đề tài. Ý tôi là đề tài là gì, phim hay văn hóa hay vv.. và tại sao lại phải viết về cái đề tài ấy, ai cần, cần vào việc gì.

    Tất nhiên ta có quyền khen chê, nhưng trong tất cả trường hợp ta luôn có quyền lựa chọn. Quỹ thời gian và sức lực ta có hạn, giữa quyển Một tháng ở Nam Kỳ và phim Tiếng sét trong mưa thì tôi sẽ chọn quyển sách là chắc.

    Thực ra dũng cảm tiếp xúc với những gì mình không thích là một nỗ lực tuyệt vời để nhận thức toàn diện hơn. Nhưng tôi nghĩ nên trang bị đủ kiến thức để nói rõ vấn đề một cách và bỏ hẳn cái lòng khen chê mang tính bản ngã để nhìn rõ chân giá trị thì mới biết hay dở mà lựa chọn được. Thật ra tâm phân biệt hay dở cũng na ná tính ưa khen chê, nhưng thôi cuộc sống phải vậy, đó là cách sống, cách làm việc rồi nên phải đối đãi với nhau bằng vậy.

    Tôi suy nghĩ còn hạn hẹp, xin mạn phép các bác.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ấy chỉ có 3 bãi đá như thế này trên thế giới thôi nha anh. Bãi bờ biển ấy, và thêm một bãi nữa trong hang động. Tính ra là 4 bãi, nhưng địa hình bãi biển thì 3, không phổ biến đâu.
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Uh, mà đêm qua ở Đà Nẵng gió mùa đông bắc về, mưa mù mịt, gió thổi u u, lạnh lẽo, khá ghê rợn. cute_smiley8
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Những bãi đã được đưa vào danh sách du lịch thế giới thôi. Bọn anh làm công trình, xả tả luy, khai thác đá gặp đầy rẫy. À, nhiều chỗ lộ thiên luôn, nhưng trong rừng hoang, trên vách núi hoang nên ít người biết.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, những cái đĩa (dĩa) đó thực ra không mỏng, là những cái cột mới đúng, nếu đào ra sẽ thấy những cái cột hình lục lăng.
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cột lục giác mà đâu phải dĩa đâu
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ở Phú Yên người ta kiu bằng Ghềnh Đá Dĩa, nhìn trên bề mặt giống những cái dĩa xếp mà. :D
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chú thích này cũng nhầm, theo wiki thì phủ Tây ninh thành lập từ thời Minh Mạng, năm 1900 Pháp đổi thành tỉnh Tây ninh.
    Không biết cái tên Tân ninh mất đi từ bao giờ, nếu giờ đến Tây ninh hỏi thăm chắc cũng chẳng ai biết. Tra google thì chỉ thấy Tân ninh ở Thanh hóa.
    Giờ mới hiểu tại sao hồi đó bà Nam Thành- dân Nam gốc cũng chẳng biết Tân Ninh ở đâu.
    Thời Nguyễn có đặt tên và cải tên nhiều miền đất bằng những từ Hán Việt có ý nghĩa, như Tân Ninh, Quang Hóa, Phiên An... Trước đấy thì có thể các địa danh này gọi theo tiếng Miên hay tiếng Chàm, Chân lạp gì đó, VD như Vĩnh long trước là Vũng liêm phiên âm từ tiếng gì đó của Miên. Sau này thì nhiều địa danh được đặt nôm na như Thủ dầu một, Gò dầu, Trảng bàng, Suối đá...
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Luật Gia long không có quy định xử tử bằng cách cho voi giày, ngựa xé nhưng nghe đâu vua Gia long đã cho xử tử vua Cảnh thịnh (Quang Toản) và một số tướng sĩ Tây sơn bằng cách này. Thời Lê nghe nói cũng có trường hợp bị xử tử kiểu này.
     
  18. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Nói đến giếng, năm 2000 TĐT ở khu Thuận An, Bình Dương vẫn được nhìn thấy giếng đào tuy nhiên không còn dùng dây và gàu múc nước mà thay vào đó là máy bơm “hoả tiển” - loại vừa hút vừa đẩy, miệng giếng được đậy lại bằng tấm bê tông. Hiện nay có nước máy và nâng nền làm sân nên chú ý lắm thì thấy được 1 lỗ thông nhỏ là miệng giếng ngày xưa. (Cái này hình như làm theo bài phong thuỷ về “lấp giếng không dùng)

    Khu Thuận An đào giếng vài mét là gặp toàn đất sét cao lanh - loại làm gốm sứ - nên đào thẳng xuống mà không sợ bị sụt, lỡ như miền Tây Nam Bộ.

    Quê quán TĐT thuộc vùng Bến Lức, Long An. Từ nhỏ đến lớn vẫn không biết giếng đào là gì. Xung quanh nhà có một vài cái ao, hào, hồ do xưa lấy đất làm nền xây nhà. Nước uống lấy nước mưa chứa trong những thùng chứa nước bằng gốm sành được gọi là lu hoặc chứa trong bể xây bê tông hình tròn dùng qua mùa mưa. Có nơi xây bể hình chữ nhật. Nước sinh hoạt hoàn toàn dùng nước ở ao hồ xung quanh những năm mùa khô kéo dài thì đào sâu thêm vài mét là đủ nước để dùng đến mùa mưa. Nước đục thì pha với phèn chua để một tuần là nước trong veo.

    Ngày xưa có nghe Nội kể lại gần nhà có cái giếng làng đủ quanh năm cho dân làng xung quanh gánh nước về nhà dùng suốt mùa nắng nhưng sự thật nó là một cái ao lớn. Ao nước đó bây giờ là ruộng lúa, tuy nhiều nước vào tháng 10 nhưng vẫn cấy lúa bình thường. Thửa đó nhà mình gọi là đám giếng - đám ruộng giếng.

    Theo tìm hiểu thêm thì vùng Tây Nam Bộ có các loại giếng đào được nhắc đến ở các nhà ga Gò Đen, Nhà ga Tân An của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, giếng nước xây bằng gạch đinh, đường kính trong của giếng hơn 1 m, mặt thành giếng rộng tới 40 cm. Hiện nay đã không còn.

    Trên Google Map vẫn còn 2 địa danh là “Giếng nước lớn” và “Giếng nước nhỏ” là 2 hồ nước rộng lớn ở phường 4, TP. Cần Thơ

    Giếng nước lớn

    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)


    Nhân đây cũng nói thêm về chuyện cái giếng ở Sài Gòn:

    Thuở sơ khai, đất Sài Gòn - Bến Nghé dùng nguồn nước mưa, nước giếng.


    Khoảng năm 1878-1880 người Sài Gòn đã dùng phông-tên nước (fontaine) qua một số hình ảnh đăng qua bài

    Nghề gánh nước Sài Gòn xưa

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Giếng Bọng nằm trên đường số 10 phường Trường Thọ, Thủ Đức.

    [​IMG]

    Giếng trữ nước ngọt gần 100 tuổi sâu dưới lòng đất giữa Sài Gòn

    Captage Gò Vấp - Công ty cấp nước Trung An, một công ty con thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn. (Trong khuôn viên Công viên Gia Định)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh and Despot like this.
  19. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Hiện nay địa danh “TÂN NINH” là thuộc:

    Tân Ninh là một xã thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, nằm ở cực nam huyện Quảng Ninh cách trung tâm huyện lỵ khoảng 12 km về phía Nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tân Ninh là một xã thuộc huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, Việt Nam. Đây là địa bàn tiếp giáp 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Ngoài ra còn là tên gọi xưa của thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá ngày nay:


    Xã cũ Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, nay là thị trấn Nưa.

    Vào thời Hùng Vương, Tân Ninh nay (tức làng Cổ Định xưa) có tên gọi là chạ Kẻ Nưa (dưới chân dãy núi Ngàn Nưa).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Địa danh Tân Ninh trong tác phẩm Đò Dọc - Bình Nguyên Lộc là:

    Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tỉnh được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832) trên cơ sở chia cắt Gia Định thành thành sáu tỉnh: Biên Hoà, Gia Định (ban đầu tên là tỉnh Phiên An (1832-1835)), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, thường gọi là "Nam Kỳ lục tỉnh". Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, tỉnh bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Biên Hòa và Định Tường.

    Theo Đại Nam nhất thống chí, thì tỉnh Gia Định nhà Nguyễn thời vua Tự Đức (1847-1862) gồm 3 phủ với 9 huyện

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tóm lại là wikipedia.org vẫn có nhiều điểm bất nhất.

    Gia Định được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832)

    Phủ Tân Ninh, tỉnh Gia Định

    Nguyên là huyện Tây Ninh, thành lập năm 1836, thuộc đạo Quang Phong. Năm 1838, đổi tên thành huyện Tân Ninh, thuộc phủ Tây Ninh. Gồm 2 tổng, 24 xã thôn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Despot thích bài này.
  20. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cái “giếng” ấy phải gọi là ao làng thì mới đúng. TĐT cũng chỉ kể ra cái “giếng” gần nhà quê mà ghi ra. E có đôi điều không đúng so với các vùng miền khác. Mong một số Bác có đi điền dã khu vực Tây Nam Bộ bổ sung thêm.

    Vùng Tây Nam Bộ có nhiều vùng người ta không đào giếng, hay đúng hơn là không cần đào giếng vì mực nước ngầm quá nông, đào xuống là gặp nước ngay. Mùa khô vét ao xuống thêm 2 mét là có nước ngọt để dùng. Mùa mưa xuống thì cái giếng sâu 2 mét đó không còn dấu vết gì nữa.

    Do sử dụng nước tự nhiên ở ao và sông không đảm bảo vệ sinh nên ngày xưa gần nơi TĐT ở có các giếng khoan do UNICEF tài trợ. Giếng được khoan bằng một loại xe chuyên dụng có giàn khoan, độ sâu tối đa khoản 150 mét. Các giếng này lúc đó được bơm bằng tay. Hiện tại các giếng này được các nhà đầu tư - tư nhân gần giếng - khoan sâu thêm, dùng máy bơm đưa lên bồn cao và phân phối có thu tiền tận từng nhà dân. Độ sâu hiện tại giếng mới khoan ở quê mình là 410 mét để có nước ngọt và sạch đạt 13 tiêu chí kiểm nghiệm của Viện Paster.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này