Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây cũng là giếng này:
    [​IMG]
     
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không, thưa thầy! Đó là cái ao làng (tất nhiên nếu dân làng đó gọi là giếng thì tôi chẳng dại mà cãi, tùy họ thôi). :P

    Đây mới là giếng:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hồi xưa nhà tôi (ở Hà Nội) cũng từng có một cái giếng sâu cỡ chục mét, đường kính vòng giếng độ 1m.
     
    TĐT thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là Thiên quang tỉnh ở Văn miếu, được dịch là giếng Thiên quang.
     
    TĐT thích bài này.
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đấy là "giếng vua" nên mới to vậy, còn "giếng dân" thì không có loại cỡ đại như này :D
     
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chưa từng thấy nước trong một cái giếng như thế nào. Nhưng thử hỏi ao lớn còn lên tảo xanh lè thì cái giếng chút xíu thì sao? Nước giếng có phải lúc nào cũng trong vắt không? Có hợp vệ sinh không?
     
    TĐT thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ở làng gần nhà tôi cũng có một cái giếng đại, trông nó giống cái ao hơn là cái giếng. Hay ngày xưa ao tức là không xây bờ, còn giếng là có xây bờ nhỉ? :D
     
    TĐT thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giếng làng xưa được thả bèo tổ ong có tác dụng lọc nước nên cũng khá trong. Nước ao có nhiều chất hữu cơ nên mới lên tảo xanh như vậy đó.
    Giếng khơi thì thường có rêu ở thành giếng thôi nếu để lâu ngày. Còn tảo thì không có đâu vì thiếu ánh sáng và dinh dưỡng.
    [​IMG]
    Đúng rồi bác, giếng làng được xây bờ cao để nước mặt không tràn xuống, chỉ có nước mạch ngầm và nước mưa thôi. Mực nước giếng làng thấp hơn các ao xung quanh.
    Cây đa giếng nước sân đình vẫn là những nơi hội họp của dân làng ngày xưa.
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/11/19
    IronMan and TĐT like this.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Giếng ở vùng đất đá ong thì sạch lắm. Và nó thường rất sâu, ví dụ 30 sải, :) nên trong giếng rất tối, tối thì sẽ không có tảo. Ngày xưa các cụ hay dùng trà để kiểm tra chất lượng nước. Nước giếng đá ong mà nấu trà xanh thì ngon lắm.

    Ở Hà Nội thì giếng có nước ngon khá hiếm, vì phải đào đến tầng đất sét cứng mới có. Cái giếng nhà anh Tư hồi xưa nước không trong lắm nên chỉ dùng để tắm, giặt sau khi để lắng. Còn ăn thì đã có bể nước mưa. (Đến tận 1980-1982 nước sạch nhà máy vẫn chưa phủ sóng đến, muốn đi lấy phải đi 300-400m gánh về) :D
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ở miền Tây Nam bộ không thích hợp để đào giếng thủ công do tầng đất bùn đặc quá dầy, có khi đến 40, 50 m. Cứ suy diễn thế này cho dễ, cọc khoan nhồi cầu Cần Thơ sâu 100m, cọc khoan nhồi của cầu cạn khu vực Bến Lức nhà bạn TĐT sâu 50m. Cọc phải ngậm sâu vào tầng đất sét cứng từ 2 đến 4m. Ví dụ, cọc sâu 50m thì tầng đất yếu, ít yếu hơn, tương đối cứng dầy 48m, tầng đất cứng dầy 2m.

    Để khai thác nước sạch thì phải khoan sâu thêm vào tầng đất sét cứng tối thiểu 10 m nữa, càng sâu nước càng sạch. :D
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lo là lo nước ngầm có nhiều sắt và asen thôi. Ngày xưa cuộc sống không hợp vệ sinh lắm nên tuổi thọ mới thấp nhưng ít ô nhiễm môi trường nên vẫn sống khỏe.

    Xưa các cụ có tổng kết về nước pha trà: thượng thiên thượng thủy, trung: tuyền trung thủy, hạ: tỉnh hạ thủy.
    Nhà tôi xưa cũng có bể nước mưa dùng để ăn uống, nước máy phải đi gánh, sau này có máy bơm thì đi bơm về mà đâu phải lúc nào cũng có nước máy để lấy. Đến những năm 2000 mới có đường ống nước vào nhà.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/19
  11. ĐOẠN NÀY phải chăng bạn Forest đang Nhìn Bằng Một Con Mắt và Suy Nghĩ Bằng Một Bán Cầu Não: Ở ngoài đồng bằng sông Hồng, sau lũy tre làng, nhiều kẻ sáng ra ngồi bắn bi thuốc lào, làm ấm chè đặc phê pha chán chê rồi mới vác cuốc đủng đỉnh ra đồng, trưa nắng tí, chiều mưa tí là về nằm phơi bụng ngủ. Ấy thế cứ nghèo đói, và cực kỳ nhiệt tình đấu tố, diệt địa chủ... sau này.

    Tết thua bài hết sạch tiền đi xe lên Bình Dương làm

    Anh T.M.K., công nhân tại Bình Dương, dành dụm được một số tiền khoảng 5 triệu đồng về quê ăn tết nhưng đã “nướng” sạch trong vài ván bài. “Tết ở quê có gì đâu mà chơi, không đánh bài thì buồn lắm. Nhưng năm nay thua bài hết gần hai tháng lương, qua tết không biết lấy tiền đâu đi xe lên Bình Dương làm việc” - anh K. than thở.
    Hữu Khoa
    tuoitre(.)vn/tet-thua-bai-het-sach-tien-di-xe-len-binh-duong-lam-1051264.htm
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nước mưa dùng để pha trà tốt nhất thì là quá đương nhiên. Nhưng để biết nước giếng có dùng để ăn uống được không thì cách pha trà là một kinh nghiệm dân gian. Nước giếng nhà tôi hồi trước không dùng để pha trà được. Tôi có họ hàng ở vùng đồi Chương Mỹ nên có nhiều dịp được dùng nước giếng đá ong rồi. Nước múc dưới giếng lên dùng được ngay, nếm thử cũng thấy ngọt, nước giếng nhà tôi nhìn cũng trong nhưng nếm thấy rõ vị ngang ngang, tanh tanh của sắt.
     
  13. NQK

    NQK Lớp 10

    Đầy. Về quê.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. Despot

    Despot Lớp 11

    Với mình thì nước giếng mới ngọt nhất chứ nước sông, nước hồ, nước máy... tanh tanh, mặn mặn :D

    Mình về quê nước giếng múc lên uống luôn khỏi nấu. Ngọt lịm hihi.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Giếng nước kỳ lạ khiến vạn vật… hóa đá

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Lục lại ký ức, ra một chuyện. :)

    Đó là ở thị trấn Ba Ngòi (thời 1995-1999) - nay là Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, ở vùng quanh quanh đấy nước giếng rất mặn đến mức không dùng để ăn uống, tắm giặt được. Nhưng vẫn có nhà có giếng nước ngọt và họ sống phủ phê nhờ bán nước ngọt. Nhà nào có giếng nước ngọt thì coi như có mỏ dầu, mỏ vàng trong nhà. Tất nhiên, bây giờ nước máy đã cung cấp đến từng nhà.
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi làm ở Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cũng thấy nhiều cái giếng nước ngọt kỳ lạ. Nó ngay trên bãi biển, gần mép nước. Giếng là một cái ống nhựa đường kính cỡ một gang tay đóng xuống cát, không rõ độ sâu nhưng chắc phải được 10 m, cũng không rõ cấu tạo nhưng chắc phía dưới được bọc vải vào ống có đục lỗ (để nước vào và ngăn cát chui vào). Gầu là một đoạn ống nhỏ hơn, dưới đáy là một cửa van để nước vào dễ dàng khi thả xuống, nhưng ngăn nước không chảy ra khi kéo lên - một thiết kế thật gọn và thông minh. Điều kỳ lạ là: cái giếng ở sát một biển nước mặn nhưng nước vẫn ngọt lừ. :D
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    (trích trong cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mục Hòn Khoai)

    Vùng này nổi tiếng về thủy sản rẻ như cho, thậm chí nhiều thứ người ta còn cho không luôn. Bạn của Tư có nhiều người kể, pha tô mì ăn sáng, chị nuôi hỏi, có ăn thêm tôm không, nói "có" thì chị cho (cho chứ không tính tiền) chục con to. Tôm, cá (tự nhiên) sẵn đến mức bọn bạn kể, buổi sáng bơm nước ra khỏi hố móng[*] để làm việc, thì cá tôm nhiều nhung nhúc đến mức chán chả buồn bắt, cứ lấy máy xúc, xúc từng gầu đổ ra ngoài. :D

    Có nhiều loài cá dân ở đây không thèm ăn, cũng không thèm bán, mà bán chắc cũng không ai thèm mua. :p Ví dụ trắm cỏ, ở đây người ta nuôi tôm sú rất nhiều. Tôm sú là loài tôm nước lợ, nên nước trong đìa phải có một độ măn vừa phải. Cà Mau thì có mùa khô dài nên trong những tháng này nước trong đìa là nước mặn nên họ không nuôi được. Đến mùa mưa tới, khi độ mặn đã vừa đủ thì các đìa mọc đầy rong rêu. Người ta thả cá trắm cỏ vào để dọn đìa, khi cá trắm cỏ ăn hết rong rêu thì phải bắt hết ra để vứt đi. Vì quá nhiều và cá này không ngon bằng cá lóc (cá chuối, cá trầu...) rất sẵn ở đây, nên cá trắm cỏ đó chắc chỉ để cho heo ăn thôi.

    [*] Ban đêm nước thủy triều lên tràn ngập, nên sáng phải bơm ra.
     
  19. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Hay quá! Vụ này có đọc báo nhưng vẫn chưa có dịp để tận mắt thấy.
    Khoan trăm mũi khoan, được một mũi sạch có nước.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đọc thấy khoan trên 100 mét. Các Bác khoan giếng chuyên nghiệp họ nghiên cứu địa chất và khoan đến lớp đất, đá, sỏi như thế nào là họ biết nước ngầm đạt hay không.
    Sau khi đã khoan đến lớp nước ngầm họ xử lý các mạch ngầm bằng Bentonite (đất sét có kích thước hạt nhỏ hơn so với hạt đất sét kaolinite)
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/19
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bentonite không phải để xử lý các mạch nước ngầm đâu mà nó dùng để chống sập vách. Nguyên lý là áp lực thủy tĩnh của nước trong lỗ khoan lớn hơn áp lực thủy tĩnh của nước ngầm bên ngoài. Khi đó sẽ có một dòng thẩm thấu từ trong lỗ khoan ra ngoài, các hạt sét sẽ đọng trên thành lỗ tạo thành một màng bùn. Đừng cãi tôi vụ bentonite vì bọn tôi dùng như cơm bữa, còn làm nhiều test các chỉ tiêu của nó nữa. Vì bentonite là bùn sét nên nó rất trơn nữa, nên còn có tác dụng bôi trơn cho đầu khoan.

    Còn xử lý nước trong giếng khoan thì chỉ đơn giản là lọc thôi.

    Muốn nói về nước ngầm thì phải hiểu nó từ đâu ra đã. Nước ngầm là từ nước mặt, nước mưa ngấm xuống[*], rồi chảy theo các mạch nước phân bố ra các nơi. Trong quá trình đó nước được lọc, và cũng bị nhiễm thêm tạp chất, cho nên có những mạch nước rất sạch, có những mạch nước rất nhiều khoáng chất "bẩn". Càng ngấm xuống sâu thì nước càng sạch (hoặc càng "bẩn") Khoan được nước ngon thì là hên, xui.

    Nước ngầm thường nằm giữa các lớp đất sét (đất sét thì không ngấm nước), giữa các lớp đất sét có thể là đất cát, hoặc là cát luôn, nước ngầm sẽ chứa trong đó. Có khi gặp những mạch nước lâu đời đến mức nằm trong một túi sét kín, bị ép mạnh. Khi khoan trúng nước tự vọt lên. Trong ngành địa chất có định nghĩa luôn: nước có áp và nước không áp.

    [*] Có năm tôi ở Lâm Đồng đúng dịp hạn hán, sau mấy tháng không mưa cái giếng khoan cạn sạch nước, phải chờ vài tiếng nó mới "hồi" và nước đó cũng rất đục. Mưa đến một cái là nước giếng lại nhiều ngay.
     
    TĐT thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này