Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Để TĐT kể một chuyện nhưng TĐT nghĩ chắc là thiểu số chứ không nên nói chung sẽ làm các Bác phật lòng:

    Cuối tháng 8/2015 TĐT công tác cho một dự án nhỏ trong AEON MALL Long Biên. TĐT thuê một đội xe cẩu, công nhân dỡ container và đưa lên tầng AEON. Tuy là việc điều hành công nhân hoàn toàn là do bên đội nâng cẩu chỉ huy nhưng các Bác thay phiên nhau ngồi quán uống nước trà, nước vối.., hút thuốc, điếu cày. Làm việc thì ai cũng như người chỉ huy cải nhau liên tục (Chắc là do TĐT thuê nhầm công ty không chuyên nghiệp)

    Các công việc đẩy cát, đá ở công trình này được các cô đảm trách. Các cô làm việc rất dẻo dai và rất nhanh nhẹn. TĐT cứ thắc mắc là những công việc nặng nhọc này đúng lý phải để các công nhân nam.

    Thời gian sau có công tác ở gần khu trồng đào Nhật Tân, có dịp quan sát thửa ruộng ở khu này thì cũng chỉ thấy mấy cô cấy lúa mà không thấy bác nào xuống đồng.
     
    hoalienbao thích bài này.
  2. Despot

    Despot Lớp 11

    Mình thì thấy một số người thường cứ hay phân biệt vùng miền và có tâm lý nếu nói sai chút thì hay tự ái nữa.
    Mình nghĩ rằng kẻ giỏi mới giàu đâu cũng như đâu. Một số người nghèo mình thấy họ hay có tâm lý khinh và nói những điều không đẹp về người giàu, rồi còn hay thích làm thầy thiên hạ nữa cơ :p, có lẽ bởi vậy mới không còn thời gian mần giàu nữa chăng?
    Ai làm thì người đó chiụ thôi, chúng ta đừng lôi tất cả vô hén. Kiểu mà nhìn vô vài điểm xấu rồi nói thì toàn thế giới đâu đâu cũng có :p.
     
    Last edited by a moderator: 4/11/19
    hoalienbao and TĐT like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nhân công xây dựng ở Hà Nội phần nhiều là từ các miền quê vùng phía Bắc hoặc miền Trung, không có dân thành phố. Có nhiều vùng có truyền thống là vợ đi làm nuôi chồng. Tất nhiên không phải vùng nào cũng thế. Còn làm ruộng thì đàn ông chuyên cày, đàn bà chuyên cấy, vùng nào cũng vậy hết.
     
    TĐT thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sau này chắc dân Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ giầu nhất Việt Nam vì họ cực kỳ chịu khó, đi đâu cũng thấy. Ví dụ, ở Đà Nẵng, đi ăn cơm toàn nghe thấy giọng Nghệ Tĩnh, làm việc cũng toàn đối tác Nghệ An. Chuyện rùm beng bên trời Âu thì khỏi càn nói.

    Phân biệt vùng miền xảy ra là những người "nói xấu" gặp những chuyện xấu do dân vùng đó gây ra. Nếu họ gặp nhiều sẽ thành ấn tượng khó xóa. Anh Tư có chơi với một ông anh dân Hà Tĩnh, anh rất hay giành trả tiền nhậu, cà phê, mục đích để "xóa ấn tượng là dân miền Trung keo kiệt". :D Nói chung, anh Tư có bạn khắp nơi, tốt, xấu đủ hết, ai tốt thì chơi lấu, ai không tốt thì chia tay thôi. Đó là chuyện giữa các cá nhân với nhau.

    Chuyện người giàu, người nghèo thì đã xảy ra cả ngàn năm nay rồi, đọc cổ tích sẽ rõ. Cách cải thiện thì người giàu cứ tốt và không khinh khi người nghèo thôi, thành được truyền thống thì tốt. :D
     
    hoalienbao and TĐT like this.
  5. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Anh tư mơ rộng quá TĐT đây theo hết kịp rồi!

    Lúc còn đi học TĐT vẫn đi coi mạ chân (Đưa bó mạ cho người cấy giúp người cấy không đứng dậy) 10 công cấy thường có khoảng 1 đến 2 nam. Nam thường cấy nhanh nên sẽ cấy luốn trong cùng. Nếu cấy bên ngoài sẽ bị cấy nhốt (Cấy thêm vào luống của người cấy bên cạnh). Nam cấy nhanh nên sẽ lên bờ ngồi hút thuốc đợi các bạn cấy nữ cấy xong luống sẽ đi lên đầu ruộng để cấy luốn mới.
     
    4DHN thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi tưởng trong Nam không cấy mà chỉ sạ chứ nhỉ? Tôi ở Bến Lức tối thiểu cũng 3-4 vụ lúa đấy, có thấy ai cấy đâu nhỉ? :D
     
    TĐT thích bài này.
  7. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Riêng TĐT thì rất khâm phục người miền Trung. Do thiên nhiên, thiên tai quá khắc nghiệt nên người sinh ra ở vùng đất này họ chịu khó và tiết kiệm.
    Riêng Nghệ Tỉnh và Nghệ An thì đã nhìn thấy họ chịu cực chịu khó bên Thailand rồi. Vụ “39” thì càng thương họ hơn vì họ dám “hy sinh” để cho gia đình họ thay đổi khá hơn.
     
    4DHN thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đã hiểu tại sao Nhật Bản phát triển chưa bạn? :P
     
    TĐT thích bài này.
  9. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Vùng nhà TĐT chỉ làm 2 vụ, thời gian còn lại cho đất nghỉ ngơi và cũng không trồng thêm hàng bông (rau, củ, quả). Mới chuyển qua lúa sạ 100% vào năm nay vì cấy vụ đông xuân không còn nhân công gặt và đập nữa (nhân công đi làm xí nghiệp). Năm ngoái lúa cấy gặt bằng máy gặt đập liên hợp.
    Vùng TĐT thường cấy lúa tài nguyên hoặc là lúa nàng thơm (giống gốc mua tại ấp Chợ Đào, xã Mỹ Lệ) những năm đầu cho ra gạo chất lượng không thua gì “nàng thơm Chợ Đào”. Nàng thơm thân cây yếu nên khi bông lúa nặng hạt thì ngã loạn xạ chỉ gặt thủ công thì được nhiều lúa nhất. Gặt đập liên hợp thì gặt sót và bị bánh xích cao su đè xuống đất.
    Cấy lúa, gặt lúa bằng cu liêm (lưỡi hái) còn có thể nhổ rạ (gốc lúa khô) để làm nấm rơm đồng (Nấm rơm làm bằng gốc ra có màu đen xám) ăn ngon và ngọt hơn rất nhiều so với nấm rơm trồng bằng rơm bán trong siêu thị.
     
    4DHN and Despot like this.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nhớ không lầm thì Mod TĐT là dân Long An! :D :cool:
     
  11. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cám ơn @Forest đã chia sẽ thông tin về gia đình bên Ngoại.

    TĐT sinh ra tại Sài Gòn (quê mẹ) nhưng lớn lên ở vùng quê gần với khu nổi tiếng một thời “Bói ba cụm”, vùng quê của dòng họ Khấu. Hiện tại thì không ai biết là Ông Sơ từ đâu tới. Ông khai khẩn vùng này với hàng trăm mẩu đất. Bà Cố là con gái thứ tư (1881-1969) có gần 10 mẫu đất nông nghiệp loại 1 và hàng trăm mẩu ở vùng khác, hiện tại gia đình vẫn còn giấy tờ được Pháp vẽ hoạ đồ và đóng dấu.


    Cố có nhà máy xay lúa gạo chạy bằng 2 máy nổ của Pháp. Ghe thuyền tấp nập như các nhà máy xay lúa gạo hiện tại ở Tiền Giang. Người làm công, kẻ ăn người ở rất đông. Tá điền mỗi năm đong lúa gạo đều biếu cho Cố nhiều hải sản loại nhất. Cho tá điền chổ ở cạnh nhà máy để làm việc mà hiện tại con cháu họ định cư và có sổ đỏ riêng cho khu đất mặt tiền sông đoạn Tân Nhựt - Tân Bửu - Chợ Đệm (Tân Túc, Bình Chánh, Sài Gòn)


    Ông Cố tứ 4 (1867-1946) là cậu của nhà cộng sản yêu nước Nguyễn An Ninh. Ông học và làm việc lên đến chức “Đốc phủ sứ Bắc Kỳ” thời Pháp. Do sợ bà Cố lấy chồng khác (Bà doạ Ông), Ông từ quan về sống với Bà, đến cuối đời thì Ông nằm trên đất quê của Ông (vùng Long Thượng, Cần Giuộc, Long An), Bà nằm trên đất quê của Bà.


    Kể chuyện tốt thì cũng nói luôn chuyện xấu: Bà Cố chỉ có 2 người con. Ông Nội thứ 2 đúng nghĩa “cậu ấm”, học hết lớp 5 (Certificat d’Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI). Ông bán 100 mẫu ruộng để mua xe “Tắc-xông" (Citroen) và còn nhiều chuyện động trời động đất mà TĐT không dám khoe (!)

    Kể tới đây Anh Tư @4DHN biết chính xác là dân Long An khu nào luôn rồi!
     
    Despot and 4DHN like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    1 là Thủ Thừa, 2 Tân Trụ, Tân An city, Cần Giuộc, Cần Đước.... Rượu Gò Đen rất ngon! :D

    Đáp số: Cần Giuộc. Là quê Mod TĐT.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Uh, thầy @quang3456 có biết mộ cụ Nguyễn Trung Trực ở đâu không? Tàu Hy Vọng của Pháp bị cụ NTT đốt trên sông nào? :)
     
  14. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    TĐT là người họ Trương từ họ Dương (Tây Ninh) sống trên đất của họ Khấu.

    PS: Rượu Gò Đen mua dọc quốc lộ 1A uống không ngon đâu nha Anh Tư. Phải có người thân vùng Gò Đen mới mua được rượu ngon.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/19
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thì phải đến tận Gò Đen đặt hàng mà. Dại gì mua trên No1 national highway? :cool:
     
  16. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    @4DHN hình đàn ông cấy lúa TĐT may mắn chộp được.

    [​IMG]

    Bổ sung thêm hình đám mạ

    [​IMG]

    Bó mạ

    [​IMG]

    Lúa nàng thơm gần thu hoạch

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    hoalienbao thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tất nhiên có ngoại lệ, tôi cũng biết một số anh cấy giỏi trong xóm nhà tôi, nhưng khá hiếm. Cấy là công việc tỉ mỉ giống kiểu cắm hoa nên đàn ông nói chung ít thích làm.

    Hồi xưa cày, cấy, gặt là đổi công hoặc làm giúp. Ngày đó nhà chủ (như nhà tôi chẳng hạn) thường có mâm cơm mời. Bây giờ chắc thuê hết, không muốn bỏ tiền ra thì tự làm. Tôi cũng từng cấy lúa rồi, nhưng chỉ 1, 2 lần, sau toàn các chị, các cô, các bác gái làm hết.
     
    TĐT thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bàn tiếp về trồng lúa. Tôi nói đến cách xử lý sản phẩm sau thu hoạch.

    Hồi xưa (cũng phải nói rõ vì hồi nay tôi không rõ), ở ngoài Bắc lúa thu hoạch về sau khi nộp thuế nông nghiệp thì người ta cất trong nhà. Có hai cách: lấy lá cót quây tròn lại đổ thóc (lúa) vào, nên có khái niệm "cót thóc". Cách kia là chứa thóc vào một cái hòm (không phải quan tài đâu nhé, nó giống cái tủ hơn. À, có nhà có cụ thượng thọ sắm sẵn quan tài, khi cụ đó chưa mất thì cũng dùng để chứa thóc) to để gian giữa nhà. Khi nào cần gạo thì mang đi xát, hồi xưa nữa thì có cối xay, cối giã tại nhà. Các cơ sở xay xát ở ngoài Bắc thường rất nhỏ, chỉ có một máy chạy điện hoặc diesel - có khi dùng luôn đầu xe công nông làm động cơ.

    Trong Nam thì khác hẳn, bán hết lúa rồi đi mua gạo. Có khi người ta mua luôn từ khi chưa gặt. Các cơ sở xay xát trong Nam thì rất hoành tráng, có thể gọi là nhà máy được.
     
    hoalienbao and TĐT like this.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, nói về vụ tiếp đạn cho các bà các cô cấy thì bọn con trai cũng hay làm. Gieo mạ có 2 kiểu mạ gieo ở ruộng và mạ gieo ở sân. Mạ ruộng sẽ khá khó nhổ với những thửa ruộng nhiều đất sét, gặp thửa đất phù sa thì nhổ rất sướng. Mạ sân thì quá nhàn.

    P.S Tôi cũng biết chút ít về làm ruộng vì nhà tôi ở sát nội thành, hồi nhỏ thấy có cỡ 50% gia đình làm ruộng. Bản thân nhà cũng có một mảnh. Trồng lúa, nuôi lợn, gà, vịt, cá, để dùng cho giỗ, Tết vì gạo mậu dịch, thịt, cá chất lượng rất tệ (bố mẹ tôi là giai cấp công nhân nên có tem phiếu, sổ gạo).
     
  20. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Vùng quê của TĐT ngày xưa đập lúa bằng tay
    [​IMG]
    Dụng cụ do thợ mộc chế tạo như hình bên trên gọi là “Bồ đập lúa”. Bên trong dụng cụ này có một bộ phận bằng gỗ nữa giống như cái thang gỗ. Để đập lúa cần có 1 cái nài bằng dây chuối (Nài giúp người đập có thể cầm bó lúa to hay nhỏ tuỳ theo sức) đập thật mạnh vào bồ, đập nhẹ nhẹ vài cái (cho lúa rơi hết xuống bồ) rồi nâng lên thật cao để đập thật mạnh lần tiếp theo... xoay trộn bó lúa từ trong ra ngoài (đập sạch những bông lúa bên trong) và tiếp tục đập.

    Thời gian sau thì nâng cấp lên bồ máy chạy xăng cô-le (Kohler)

    Lúa đập xong phơi khô, rê lúa (loại bỏ lúa lép) và đựng lúa trong cót lúa (chổ TĐT gọi là bồ lúa, tấm cót thì gọi là cà tăng). Ngoài ra còn đựng lúa trong bao bố hoặc bao pp tận dụng từ bao phân bón.

    Ngày xưa gần quê TĐT có nhà máy xay công xuất nhỏ nhưng thiết kế tận dụng sức kéo của máy cày in-tẹt (International). Đến vụ cày thì lắp giàn xới vào, hết vụ cày thì kéo nhà máy. Hiện tại vẫn mang lúa đi xay, ăn vẫn an toàn hơn mua ngoài.

    Đa số thương lái thu mua lúa tươi (chưa phơi khô) tại ruộng. “Bán lúa non” là việc nông dân cần tiền chi tiêu trước vụ thu hoạch nên bán cho thương lái với giá rẻ hơn nhiều. Năm nào thiên tai, dịch sâu rầy diện rộng thì thương lái mới lỗ vốn.
     
    4DHN thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này