Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhìn cái hình này thì thấy miền nam phát cỏ xong phải dùng cái nọc cấy. Miền bắc cày bừa nhuyễn rồi nên không cần nọc.
    Khi gặt còn phải có nọc nạng nữa vì ruộng ngập nước. Có vở cl máu loang đồng nọc nạng đó.
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cl là cải lương, zọng cổ à, thầy? :P
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cây tầm vông vạt nhọn thì sắc lắm, thầy Quang đã bị đứt tay vì cật nứa lần nào chưa? Cây tầm vông còn hơn nứa 1 boong. :mad:
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi bác. Vở cải lương này rất nổi tiếng, viết lại về một vụ tranh chấp đất đai cũng rất nổi tiếng hồi xưa đó.
    Cái nọc cấy này có liên hệ với từ "heo nọc". Ở miền bắc thì chỉ dùng cái nọc khi tra tấn như thấy trong bài thơ của cụ Cao Bá Quát. Về sau thành động từ VD "nọc ra đánh" hay "nọc cổ ra đình"...
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Miền Tây mình thì cái này chính hiệu là lưỡi hái á. Mình không biết cu liêm là gì hết
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hình như là tầm dong ấy anh. Nếu nói nó ở trong Nam thì viết theo âm Nam là dong đi.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhắc lại là thread này nói về Nam Kỳ, gồm cả miền Đông lẫn miền Tây, nên 2 bên Đông Tây đừng vội phản bác lẫn nhau nhé :D
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ở chổ bạn gọi con cào cào là con gì, đầu bằng hay đầu nhọn? Nghe nói chỉ vì tranh cải chuyện này mà xảy ra nhiều vụ quánh lộn. :D

    [​IMG]

    Đây là con gì?​
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/19
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chỗ mình kêu là cào cào luôn. Còn có phân biệt giữa đầu bằng hay nhọn hay không mình không chắc. Có thể bạn đang nhắc tới con bọ ngựa phải không? Cơ thể mảnh, dài hơn, và đầu nhọn. Chỗ mình kêu con bọ ngựa là “cào cào trời”.
     
  10. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Vùng quê TĐT kêu con này cũng là con cào cào. Con có đầu nhọn gọi là châu chấu.
    [​IMG]
    Ngoài ra cào cào theo TĐT nhìn thấy thì cũng có vài loại. Như con cào cào này to bằng ngón tay, mỗi năm nhìn thấy nhiều con này thì toàn bộ lá chuối ở nhà bị nó ăn sạch.
    [​IMG]
    Còn con này gọi là nhạc sành (Vạc sành, muồn muỗm)
    [​IMG]
    Còn con này thì kêu con ngựa trời (bọ ngựa)
    [​IMG]
    Thầy @quang3456 nhiều vùng cào cào và châu chấu họ kêu là châu chấu hết. Nhưng có vùng họ phân biệt và kêu tên như vậy từ thời xưa dù có sai thì cũng xem như là phương ngữ vùng của họ. Miền Nam nỗi tiếng phát âm trại đi. Tiếng Pháp khó phát âm và bẻ miệng uống lưỡi mệt thì họ phát âm theo kiểu miền nam. Nói như thế nào thì ghi ra thế ấy.

    “Thượng thơ, Phó Soái[*] Thủ Ngữ treo cờ, hò, hơ,
    Bu-don (bouillon), ỏm lết (omelette), bí tết (beaf steak), xạc xây ờ (sacré),
    Mũ ni (menu) đánh đạo, bây giờ mày bỏ tao ơ! Hớ hơ”

    Đoạn trích từ
    Sài Gòn Năm Xưa
    Vương Hồng Sển
    (*) “Câu trên có khi nghe hát: “Thượng thơ bán giấy”_tức bán giấy tín chỉ dân mua đặng lập tờ ly hôn;Thủ Ngữ treo cờ_treo cờ ám hiệu; Mũ ni đánh đạo v.v… Theo tôi, câu này không thiết thực bằng câu trên – VHS.”
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Con nhạc sành chỗ mình là con có cái cánh lớn hơn rất nhiều. Màu xanh.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngoài bắc thì con đầu nhọn như hình dưới gọi là cào cào. Có câu ca:
    Cào cào giã gạo cho nhanh. Tao may áo đỏ áo xanh cho mày.
    Trẻ con hay bắt cào cào giã gạo chơi còn châu chấu thì không làm được. Và cào cào mới có áo đỏ bên trong áo xanh.
    [​IMG]

    Con đầu bằng như hình dưới gọi là châu chấu. Có châu chấu nhỏ thường ở cây lúa, cây tre... còn châu chấu to gọi là châu chấu voi thường ở cây mía. Trong truyện Dế mèn PLK có nhắc tới con này.
    [​IMG]

    Con nhạc sành thì ngoài này gọi là muồm muỗm hay bọ muỗm. Trong DMPLK có võ sĩ Bọ Muỗm.

    Con ngựa trời, hồi xưa đọc truyện chẳng biết là con gì, sau mới hiểu. Hồi xưa nghe nói trong nam dùng súng ngựa trời để đánh giặc cũng ngon lắm.
     
    vqsvietnam thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cũng tùy. Dân Nam Định, Thái Bình... vẫn gọi con đầu nhọn là con châu chấu. Xác nhận vụ đánh nhau vì cãi nhau hăng quá xem con này là con gì. Còn vụ con tôm, con tép nữa cũng rất bi hài. :D
     
  14. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Có một quyển sách lớp 4 nó ghi như thế này, TĐT nghĩ chắc là nó mâu thuẫn từ đây:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn bộ hình minh hoạ là con cào cào nhưng gọi nó là châu chấu. Trang 25 có nói “Cào-cào cũng thuộc loại châu-chấu nhưng râu ngắn hơn và đầu không nhọn...”
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/12/19
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng là sách này nhầm rồi.
    Nhân nói về vụ này, xin hỏi các bạn: ở trong Nam, "tỉa bắp" được hiểu theo nghĩa nào?
    Hình ảnh minh họa cho: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka lưi.
    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 2/12/19
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Dường như bạn Quang nhầm. Trỉa chứ không phải là tỉa.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    P.S Ngoài lề chút, từ akay trong tiếng Tà-ôi có nghĩa là con, nhưng trong tiếng Kinh đôi khi có nghĩa là cay như trong câu "akay quá!". :)
     
  17. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    "akay quá!" là ngôn ngữ teen phải không anh?

    Akay tra trên google thì thấy lấy làm tên quán ăn.

    Anh @4DHN thầy nói sách nhầm thì đúng là cải nhau anh nhỉ?!

    Trỉa ngô hay tỉa ngô hay tỉa bắp gì thì miền Nam chắc gọi là tỉa bắp.

    Vùng của TĐT không trồng nhiều bắp. Bắp, đậu bắp, đậu xanh, dưa leo, cà chua, bầu bí... (gọi là hàng bông) chỉ trồng xen canh với cây lúa. Miền Nam chỉ có hai mùa là mùa nằng và "mùa nắng hơn". Từ tháng 3AL (cuối tháng 4 đầu tháng 5DL), sau những cơn mưa "tam giác" (mưa vài cây, chưa đủ làm ngập ao hồ và đồng ruộng) là lúc bắt đầu mùa vụ hè thu. Đất được cày lên (cày khô - chưa mưa thì đất nứt nẻ và rất cứng không thể nào cày được, đất có thể cạy thành từng cục to vài chục ký lô) phơi đất, gieo hạt (rải lúa giống mà không cần ngâm cho mọc rễ), lấp giống (dùng giàn xới quay nhanh và cạn để đất lấp lên hạt lúa giống tránh côn trùng và chim chóc). Bên cạnh việc trồng lúa thì người nông dân tận dụng những bờ ruộng, bờ ao để trồng thêm hàng bông trong đó có trồng bắp. Riêng trồng dưa leo, gừng thì phải chuẩn bị đất kỹ hơn, mùa nắng cạy những cục đất ở nơi trồng lên gọi là đảo đất (Đất thịt bên dưới được đưa lên trên để phơi nắng), sau vài cơn mua đầu mùa cục đất trở nên rất mềm và rời ra (tơi đất), người nông dân dùng cuốc chuẩn bị luống để trồng. Trồng bắp vào những vị trí đã bón lót phân chuồng hoặc trồng trực tiếp xuống đất thịt mà không cần chuẩn bị đất. Mỗi vị trí gieo từ 2 đến 3 hạt bắp để trừ hao bị côn trùng ăn. Sau khi bắp lên thì nhổ bớt đi chỉ chừa 1 cây khỏe nhất và ít khi trồng lại trừ trường hợp 3 hạt bị côn trùng ăn hết. Khuyết điểm của trồng bắp theo bờ ruộng nếu không bẻ bông bắp thụ phấn cho quả thì quả bắp rất ít hạt và không đẹp (Trồng để ở nhà ăn, đem cho người ta cười chết)

    Mấy năm gần đây có đi điền dã ở vùng Long Thành, Thủ Thừa, Long An thì thấy ở đây nước ngọt quanh năm. Muốn trồng lúa thì lấy nước từ sông Cái Sơn vào ruộng, cày và gieo giống (gieo lúa mầm xuống đất). Hoàn toàn khác với vùng đất của TĐT làm nông hoàn toàn trông chờ vào thời tiết. Năm nào mưa sớm thì trồng lúa sớm, năm nào mưa trễ thì trồng lúa trễ. Có năm lúa chín vào tuần Tết không thu hoạch được hoặc sau Tết và người nông dân cũng không có tiền để "ăn Tết"

    TĐT thế hệ 7x đời cuối, thuở nhỏ sống ở vùng quê trước năm 1956 gọi là Tổng Long Hưng Hạ, tỉnh Chợ Lớn.

    TĐT chỉ viết những gì mắt thấy tai nghe tại vùng quê chứ không dám thêm dám bớt gì nên có vẻ gần giống Sài Gòn hơn miền Tây nên các bạn khác ở trong Nam bổ sung thêm vụ tỉa bắp của Thầy dùm.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @TĐT
    Tỉa: loại bỏ những cây, cành thừa. Ví dụ: trong công việc trồng lúa, tỉa tức là nhổ bớt những cây còi cọc, hoặc mọc quá dầy.

    Trỉa: gieo hạt. Trỉa bắp: cầm cây gậy nhọn choc 1 lỗ, bỏ xuống 2-3 hạt bắp, khi những cây bắp mọc lên, có thể cần tỉa bớt. :D

    Acay: đó là từ lóng, đặc trưng Bắc Kỳ chứ không phải là từ teen. Cao Bằng, Bắc Cạn có khi không phải là 2 địa danh mà là 2 động từ dùng trong một cuộc nhậu. :)

    P.S Lại ngoài lề. Trái bắp và bắp ngô là 2 từ đồng nghĩa. Một từ là Đàng Trong, một từ là Đàng Ngoài. green29
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mời các bác xem hình và bài thơ trong sgk lớp 4 và cho biết: Người phụ nữ trong hình đang "tỉa bắp" theo nghĩa nào?
    [​IMG]
    Còn đây là sgk lớp 9:
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/12/19
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tóm lại, ở vùng của bạn TĐT thì "tỉa bắp" là nhổ bớt cây đi sau khi hạt gieo đã mọc, chỉ để lại một cây khỏe nhất- phải vậy không? Thế thì hình minh họa trên có đúng không?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này