Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Quê TĐT công việc tỉa lúa gọi là giậm lúa (Phát âm là dậm - Lấy chân dậm cho chết cây lúa nếu hiểu theo nghĩa đen), là việc nhổ chổ lúa rậm (lúa mọc nhiều) đem sang chổ thưa để cấy cho đám ruộng trông đẹp hơn và có thể cho năng suất lúa trúng(nhiều) hơn. Ngày xưa việc này rất tốn công sức, ngày nay nông dân chế ra một công cụ tỉa lúa đở tốn công hơn mà hiệu quả hơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái hình minh hoạ là bẻ bắp để luộc hay nấu chè thì đúng hơn. Còn bẻ bắp để làm cốm bắp (bỏng ngô) thì lá đã sang màu vàng chứ không còn màu xanh và cây cờ bắp xụi lơ!

    Ý Thầy chắc có lẽ là ý khác?! Hình minh hoạ không ăn nhập gì với bài thơ giống cái vụ cào cào, châu chấu hả Thầy?
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có 1 cách giải thích khác, "tỉa bắp" là tỉa bớt những bắp ngô xấu, còi... Mỗi cây ngô thường để lại 2 bắp thôi thì bắp mới to, chắc- như câu tục ngữ 1 mẹ, 2 con đó.
    Nhân nói vụ giậm lúa, ở quê TĐT có vụ giậm cù để bắt chuột không?
     
    hoalienbao and TĐT like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi chỉ thắc mắc mỗi vấn đề: trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, thì tác giả dùng "tỉa bắp" hay "trỉa bắp" thôi. Sorry thầy Quang, tôi không tin sgk lắm. :(
     
    TĐT thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy tôi mới phải hỏi các bác "tỉa bắp" nghĩa là gì.
    Thực ra, dù tác giả hay sgk viết thế nào thì theo ngữ cảnh cũng có nghĩa là đi gieo hạt ngô thôi. Vì ở khổ thơ sau tác giả viết: Mẹ thương akay, mẹ thương làng đói. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều... Nếu cây bắp đã lớn rồi thì phải mơ trái bắp đậu nhiều chứ.
    Hơn nữa hình tượng hạt bắp đang gieo cũng là hình tượng em cu Tai ngủ trên lưng mẹ và người mẹ đang gieo một lứa hạt giống đỏ cho cách mạng để: Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ. Mai sau con lớn làm người tự do...
    Còn hình vẽ trong sách chắc là do người minh họa nghĩ rằng "tỉa bắp" là ...tỉa bắp nên vẽ như vậy, hiểu cách gì cũng sai.
     
    TĐT thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tỉa là bỏ bớt phần thừa. Tóc người ta cũng tỉa mà.
    Lại còn trò bắn tỉa nữa.
     
    TĐT thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế mới là phương ngữ bác ạ, như bác gọi cái chén là cái để uống nước nhưng bác TDT lại gọi cái chén là cái để ăn cơm.
    Vậy nên tôi mới phải hỏi các bác đó.
    Chắc cái ông minh hoạ cũng nghĩ vậy nên vẽ người mẹ đang "tỉa" bớt trái bắp, thật là hài.
     
  7. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Con tép khác con tôm ở chỗ nào?

    Tra trên google thì thấy rất sôi nổi ngay cả trang wikipedia cũng thấy tranh luận:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đọc thấy có bài này viết thấy xem được nhưng bên dưới phần bình luận cũng sôi nổi:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mắm ruốc, mắm tôm là 2 món có vị hoàn toàn khác nhau. Miền Nam có thể dùng mắm ruốc để chấm với soài, đậu rồng để ăn sống và không ai thay thế bằng mắm tôm cả(!). Bún bò Huế thì nấu không thể thiếu mắm ruốc Huế (Theo cảm nhận của TĐT thì mắm ruốc Huế thơm hơn mắm ruốc miền Nam). Mắm tôm thì ăn với cà pháo và thịt luộc là ngon nhất.
    [​IMG]
    Mắm ruốc ở quê TĐT được làm từ con tép mồng (Loại tép rất nhỏ và giống con ruốc). Đến mùa tép mồng dùng cái sàng (giống như cái sàng gạo nhưng thay phần tre cót bằng lưới nilon) hớt tép và để cái sàng nghiên vào cái thao là tép tự nhảy vào thao. Bây giờ chất thải từ KCN Vĩnh Lộc đã bức tử đoạn sông ngày xưa bắt tép mất rồi.

    Trên ruộng thì có một loại tép nữa gọi là tép bò mà trên mạng gọi là tép đồng (tép muỗi, tép rong, tép riu...). Muốn bắt loại tép này phải dùng cái vó bằng vải mùng thả xuống ao đồng thời bỏ vài viên cám rang cho thật thơm vào. Mùa nước nhiều (tháng 10AL) người nông dân tháo nước ra khỏi đồng ruộng và đặt thời sẽ bắt được loại tép này rất nhiều vào ban đêm. Món cá trắng cuốn bánh tráng luôn luôn lẫn với tép bò (tép đồng).
    [​IMG]
    Cá trắng, cá sặc, cá rô bí
    [​IMG]
    Cá trắng kho lạc


    Tép bạc và con tôm sú về hình dáng và kích thước gần giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc khi còn sống. Tép bạc có hương vị riêng của con tép bạc mà không giống với tôm sú. Nhà quê đi chợ chỉ mua tép bạc (rẻ tiền hơn tôm sú) về làm món tép rang hoặc kho có nước để chan vào cơm mà ăn thôi.
    Nói về món bánh xèo là không thể thiếu con tép bạc đất này được.
    Tép bạc đất chết
    [​IMG]
    Tôm bạc (Tép bạc) sống
    [​IMG]
    Ngày xưa khi nước mình mới mở cửa với nước ngoài, con tôm sú được lột vỏ, cắt đầu, làm sạch đóng gói xuất khẩu đi nước ngoài. Đầu tôm sú có gạch kho là một món ăn rất ngon và rẻ tiền của người bình dân. Thời gian gần đây hình như cũng được xuất khẩu luôn hay như thế nào mà chợ quê không còn thấy bán.
    Đầu tôm sú có gạch
    [​IMG]
    Lên chén cơm
    [​IMG]
    Mắm tép (Mắm tôm chua) là một loại mắm mà nhìn vào là thấy rõ con tép còn nguyên.
    [​IMG]

    Phần sau từ đây có một số bài viết rất hay viết về con tép mà lười copy nên các bạn có thể tham khảo thêm:

    Cuối mùa lũ, tép đồng vô số kể, làm đủ món ngon ăn "căng bụng"
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bài viết này văn phong rất là miền Nam
    Tép lóng là con gì? (Con này quê TĐT gọi là tôm lóng)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bài khảo nghiệm này thì quá chuyên môn, đọc không hiểu hết mà còn nhiều loại tép chưa nghe tên bao giờ
    Khảo nghiệm tính di truyền protein 7 loài tôm tép thuộc giống Macrobrachium tại TP Cần Thơ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Dù gọi là tép hay tôm hay ruốc thì mỗi miền mỗi vùng có cách hiểu và gọi khác nhau. TĐT chỉ nêu ra ý kiến để các bạn có nhiều thông tin hơn chứ không muốn tranh luận tại sao bạn lại gọi con tép ở quê TĐT là con tôm.
    Tại sao cùng làm từ con ruốc mà miền Bắc gọi là mắm tôm?! Mắm tôm nó đã được đặt tên và nó tên là mắm tôm. Mắm tôm vào miền Nam vẫn gọi là mắm tôm, hương vị không thể nhầm lẩn với bất cứ loại mắm nào.
    Cần lắm Bác nào nhà có làm mắm tôm hay mắm ruốc cho thêm ý kiến về cách làm để cho mỗi loại mắm tôm, mắm ruốc và mắm ruốc Huế không thể nào không phân biệt được.
     
  8. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    “giậm cù bắt chuột” (tấm lưới rộng ra đồng bao quanh nơi gò, chừa một ngõ thoát) và cái “xà di” (tương tự như cái lọp) quê TĐT không có.
    Thuở nhỏ không dám ăn chuột đồng sau này có ăn khô chuột đồng vùng Thủ Thừa (Biết nó ngon đến vậy mà không ăn đúng là phí nữa cuộc đời!!!)
    Quê TĐT ngày xưa khi mùa khô đất nứt nẻ, TĐT có đi theo nhóm bắt chuột đồng. Tìm hang và dùng rơm đốt, quạt khói vào hang chờ mấy chú chui ra và hè nhau đập.
    Ngày nay khi đã có máy gặt đập liên hợp thì bắt chuột, rắn quá dễ nhưng không biết có cần “giậm cù bắt chuột” và cái “xà di” nữa hay không thì để TĐT để ý xem. Nhưng với tốc độ gặt đập bây giờ thì luống lúa giữa đồng đám thanh niên bắt chuột và rắn chắc dùng bằng tay không.
     
  9. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 12

    Mắm thơm hay khắm?

    Đã là mắm thì không thể nào thơm được, bất kể loại mắm nào. Chẳng thế mà Cao Bá Quát đề thơ rằng:

    "Ngán thay cái mũi vô duyên
    Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An"

    Mắm thì chỉ có mùi (khắm) mà thôi. Người ta nói : món này co mùi mắm tôm, mùi mắm ruốc … không ai gọi là hương mắm cả.

    @TĐT có bao giờ thấy ai đi dự dạ vũ lại xức mắm tôm thay vì Chanel No 5 không?

    Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với Mod :


    Xoài xanh (Xoài chứ không phải Soài: VN Tân Tự Điển Thanh Nghị XB năm 1964, tr. 1519) mà không quệt mắm ruốc thì đúng là phí nửa cuộc đời. Bún bò Huế thiếu mắm ruốc thì không thể gọi là bún bò. Thịt và lòng lợn luộc mà chấm mắm tôm thì …. Chẹp… viết đến đây là chảy nước miếng rồi. Thêm một tợp Soju nữa thì tuyệt. Hàn xẻng chỉ được có Soju mà không biết lòng luộc mắm tôm, đúng là phí.
     
    TĐT thích bài này.
  10. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cám ơn Bác @Nga Hoang đã chỉnh lỗi chính tả của TĐT.

    Nói về thức ăn thì TĐT dùng từ hương vị. Trong hương vị thì nó có tất cả các mùi rồi!
    Mắm tôm mùi thúi hay thơm thì đúng là tuỳ tình huống rồi. Nếu là món ăn hay là nước chấm (đã chế biến) thì theo quan điểm cá nhân của TĐT là thơm. Nhưng sau khi dùng mắm tôm xong không may bị dính lên quần áo mà đi gặp khách hàng thì chắc không dùng từ nào diễn tả nổi. Thúi (khắm) là còn rất nhẹ!

    Bác dẫn “cái mũi vô duyên” của Cao Bá Quát thì TĐT đồng ý 2 tay luôn. Đứng gần cả một con thuyền chở mắm dù là mắm gì thì hiễn nhiên là thúi rồi. Nên cái gì quá nhiều cũng không bao giờ là tốt hết.

    Các bác người nước ngoài lần đầu tiên thử mắm đều bóp mũi bỏ chạy hết, ngay cả trái sầu riêng cũng vậy.

    Ngày nay món mắm tôm trộn sơn vàng sơn đỏ của mấy “công ty đòi nợ thuê” tỏ ra có tác dụng ghê gớm.

    Đang nói về văn hoá miền Nam mà Bác lôi cả Soju và “Hàn xẻng” vào làm nó loãng cái chén mắm tôm hết mùi thúi luôn!
    TĐT chưa nghe từ “Hàn Xẻng” bao giờ, nay tra cúu thì mới hiểu Hàn Quốc phát âm là “Hàn Cuốc” mà cuốc là xẻng. Gặp người Hàn mà nói kiểu này chắc không hiểu tại sao u đầu luôn.
    Nói về Hàn Quốc thì phải nhắc đến thịt “gâu gâu” mà TĐT đã cố tình không nhắc đến món đó qua chén mắm tôm vì một mặt cũng ủng hộ chiến dịch “Say No thịt gâu gâu”(Từ chổ này viết tắt là gâu gâu). Món này là quốc hồn của Hàn mà họ bỏ được thì VN mình cũng nên học theo.
    Nói đến “gâu gâu” thì ngày xưa cũng có câu chuyện “người Bắc đem món gâu gâu vào miền Nam” cũng tranh luận ghê gớm lắm.
    Gần đây có xem một đoạn phim phóng sự của Kênh truyền hình nước ngoài quay một anh phóng viên đi cùng 2 bạn 1 nam 1 nữ (2 thực tập tiếng Anh) vào một ngôi chợ người nam giải thích về món “gâu gâu” và tại sao lại ăn “gâu gâu”. Vì một giai đoạn người Việt bị đói và không có thực phẩm để ăn nên từ đó họ có món “gâu gâu”. TĐT hoàn toàn không đồng ý với cách giải thích này. Đứng trước sinh tử có nhiều món ăn và nhiều thức uống “kinh khủng khiếp” mà TĐT không muốn kể ra trên này nhưng không thể “biện luận” cho một món ăn cần phải loại khỏi thực đơn của chúng ta. Có người bán ắc hẵn sẽ có người mua, bài toán này cần lời giải của cả cộng đồng và cơ quan hữu quan mới xong. Nên TĐT tôn trọng các bạn và cũng không cần bình luận thêm về văn hoá “gâu gâu” trong chủ đề này. Bạn thích thì bạn ăn đó là tự do cá nhân và không “biện luận” đúng hay sai.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/19
    Nga Hoang thích bài này.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    1. Về mùi, thì không tác phẩm nào viết hay bằng Mùi hương (trong Thư viện đã có ebook).
    2. Mở rộng đề tài bàn luận thoải mái đi, Mod. Tiêu đề chỉ có Nam Kỳ, nhưng đã mở rộng ra cả 2 Kỳ kia, thậm chí trong 1 Kỳ cũng có những người không hiểu văn hóa của người khác. :P
     
  12. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ái dà Anh @4DHN khơi màu tranh luận, khẩu chiến hay sao. Nhưng TĐT thích!
    Mở rộng thoải mái đi anh. Yêu cầu so sánh văn hoá 3 miền cộng với văn hoá nước ngoài luôn nếu anh thích.
    Học sinh luôn luôn thích nghe thầy cô giáo kể chuyện. Kể chuyện lồng ghép nội dung giáo dục vào vẫn là cách học sinh động nhất.
     
  13. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Thầy @quang3456 nhắc đến cái chén ăn cơm làm TĐT nhớ món bún chả Hà Nội.
    Bún chả ăn tại Hà Nội bằng chỉ 1 cái bát (Cái này trong Nam gọi là cái tô), bỏ hết bún + rau sống + chả + ớt vào. TĐT xin cái chén (bát con) để ăn theo kiểu trong Nam. Bỏ rau vào chén + bún múc nước dùng từ tô vào chén. Đúng là cách ăn không giống ai trong quán đó. May mà TĐT ăn quán cốc trong chợ nên được các chị các bác tận tình âu cũng là một kỹ niệm vui.
    Nhân đây cũng quán cáo luôn cái quán “bún chữi” nổi tiếng lên CNN. TĐT nhận thấy các quý khách ở đây thích chọc bà chủ. Dọc mùng (bạc hà) ở miền Nam mọc hoang dại muốn bao nhiêu cũng có nhưng tại đây không có văn hoá xin thêm. Muốn ăn nhiều dọc mùng thì phải mua thêm. TĐT lần đầu ăn cũng theo thói quen miền Nam xin thêm dọc mùng để ăn kèm cho đở ngán nhưng bị bà chủ phán cho một câu: “Ở đây không có cái gì xin cả!”
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không phải là tôi thích hay không thích. Mà khi tham luận (khi không phải là phản đối), nói về phong tục, tập quán thì không có đúng sai, chỉ có vấn đề là hiểu đến mức nào, khi trình bày vấn đề thì đề tài tự nhiên mở rộng thôi.
     
    TĐT thích bài này.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ở Hà Nội gọi là cái bát ô-tô nhé bạn, bát ăn cơm gọi là bát con.
     
    TĐT thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    HN bây giờ nó vậy đó. Xưa ăn bún chả bún ốc bún đậu thì gọi 1 mẹt bún chớ đâu có bỏ hết vào 1 tô đâu.
    Mà ngoài này bát to gọi là bát Cô tô rồi gọi chệch là ô tô, trong đó chắc kêu bằng tô đại. Như cái ly lớn kêu bằng tài chừng, ly vừa là xây chừng.
     
    TĐT thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bát ô-tô là ý nói to như cái xe ô-tô đấy thầy.

    Bát nhỏ không gọi là bát, vậy thầy ăn cơm bằng cái gì? :D

    Ly nhỏ gọi là chén, ly lớn gọi là cốc, ly lớn nữa gọi là cốc vại, lại còn cốc Liên Xô nữa, cái mà quán bia hơi hay dùng

    .... Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào...

    .... Bát cơm mong chờ người già ước mơ,
    Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ....
     
  18. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cái này đồng ý luôn và nói thẳng có những vấn đề thuộc về quê mình lại phải hỏi anh google mới dám nói.
    Có những từ khoá google chưa bao giờ dùng, nay dùng đến tự nhiên nó “sáng” ra.
    Bát ô-tô và bát Cô tô TĐT chưa nghe. Ghi nhận thôi!
    Câu chuyện ngày xưa bún ốc bún đậu có nghe các bác lớn tuổi nói qua. Sau này các bác đơn giảng, cải cách cho nó đở tốn kém thì gom lại 1 như hiện nay.
    Thêm một chủ đề văn hoá ăn nhậu “tài chừng” và “xây chừng” hẹn thầy để em trả lời sau nha!
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi quên mất, ly nhỏ khi uống trà có thể còn gọi là cái tách, chỉ có thể nói tách trà, chén rượu, kể cả khi dùng 1 cái rót trà hoặc rượu.

    Ngoài Bắc cũng dùng từ ly, đặc biệt là cái có chân, cái mà trong Nam gọi là ly kiểu ấy.

    [​IMG]
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác đọc kỹ lại còm của tôi xem, tôi có bảo bát nhỏ không gọi là bát đâu.
    Cái bát Cô tô này các bác đọc sách cụ Nguyễn Công Hoan thì biết, cụ liệt kê ra bát sứ, bát đàn, bát phố, bát mẫu (chén kiểu)... và giải thích vì sao.
    Ngay như đồ sứ, sao lại gọi là sứ, có ghi đó.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này