Lịch sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi lamtam, 26/6/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. regsofo

    regsofo Mầm non

    Nói ngoài lề chút, Trump và Biden đi tranh cử thì cũng phải bỏ tiền bỏ của đi vận động, đi nói chuyện, đi tuyên truyền về chương trình chính sách của ekip mình.
    Đảng chính trị nào cũng có chiến lược tuyên truyền, tuyên truyền không cứ phải là nhồi sọ.
    (Công nhận Trump có anh đội sừng bò ủng hộ nhiệt tình phết :))
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  2. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Tôi nói cách hành văn, tức là về sử dụng câu cú, từ ngữ, phong cách lập luận đặc trưng chứ có nói đến kết cấu đâu, nếu nói kết cấu cuốn sách thì phải nói đến các phần, chương mục bố trí sắp xếp nội dung. Về văn phong trào lộng thì quả tình ở trình độ cá nhân của tôi thì tôi không thấy xuất hiện trong tác phẩm của Trần Dân Tiên và T.Lan, ít nhất là ở phong cách chung, nếu không tỉ mỉ kể đến một vài mẩu nhỏ chưa đủ định hình phong cách trào lộng cho cả một cuốn sách. Về chuyện các mốc thời gian bị lệch trong các tác phẩm trên thì dựa vào việc cuốn " Vừa đi đường vừa kể chuyện" ra đời sau cuốn " Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" có thể do tác giả muốn hiệu đính lại những thông tin vì lý do tế nhị nào đó chưa được chính xác ở cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch". Theo tôi thì với một người có thâm niên hoạt động bí mật, rất cẩn thận như tác giả, việc không duyệt bản thảo, giao phó độ chính xác thông tin thân thế cho người khác là không bao giờ có. Chính bởi vì hoàn cảnh viết cuốn " Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" đang lúc ở chiến khu do vậy càng không thể có thời gian thong dong ngồi đọc cho người khác viết, rất mất thời gian chỉ có tự tay nghĩ đến đâu viết đến đó mới phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
    P/S: Tất nhiên là vì tôi không phải là nhà nghiên cứu văn học, chỉ là người đọc bình thường nên tôi không dám khẳng định điều gì, tất cả đều là ở chữ " có thể" mà thôi :)
     
    Thương lắm thích bài này.
  3. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình thì nghĩ khác, do cuốn Trần Dân Tiên ra đời từ mục đích đối ngoại, giống như một cuốn sách đặt hàng trong thời gian gấp gáp (vì thời điểm này chả có nước nào công nhận VNDCCH cũng như biết đến HCM như là lãnh đạo cách mạng chính danh), nên rất có thể có một đội ngũ phóng vấn, ghi lại lời ông (30 phút mỗi ngày chẳng hạn, thiếu gì nhà văn nhà báo ở chiến khu), còn nội dung thì họ biên tập, có thể có ông HCM tham gia duyệt lại hoặc không.
    Tự viết một cuốn sách như vậy rất mất thời gian. Bản dịch từ tiếng Pháp của Xuân Hiên hiện còn lưu giữ có ghi ngày dịch xong là 10-7-1945 sau đó bị sửa lại là 10-7-1947. Như vậy sách chỉ được viết trong quãng 1945-1947. Trong giai đoạn năm 1945-1947 Việt Minh còn lo bảo toàn lực lượng, chính quyền ngàn cân treo sợi tóc, với vai trò là người lãnh đạo như ông ấy nếu có thời gian để viết lách, chỉnh sửa cuốn sách như thế thì quả là siêu nhân. Hơn nữa bản thảo dài (bản dịch đầu tiên từ Pháp sang tiếng Việt dài 126 trang A4) lại viết bằng tiếng Pháp, không phải là tiếng mẹ đẻ của mình.

    Lý do mình cảm thấy có khả năng nhất là ông ấy không quan tâm đến cuốn sách đó lắm vì ông ấy không tự viết hoặc không có vai trò gì nhiều. Vì vậy ông ấy đến năm 1955 xuất bản cuốn sách ở Việt Nam chắc chắn ông ấy biết, nhưng do không phải là tác giả nên không đọc hoặc/và không quan tâm đến việc chỉnh sửa. Mãi đến năm 1961 mới viết những bài trên báo Nhân Dân với bút danh T.Lan để hiệu đính lại những thông tin sai trong cuốn sách đó.

    Thông đáng tin cậy nhất theo mình là của ông Đàm Đức Vượng. Ông này có đối chiếu các bản thảo, bản dịch cũng như phỏng vấn một số nhân vật liên quan trực tiếp đến việc lưu truyền bản thảo này ra nước ngoài. Thậm chí ông ấy khẳng định tác phẩm ra đời năm 1945-1946 ở Hà Nội.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/2/21
    Thương lắm and regsofo like this.
  4. Rk88!

    Rk88! Banned

    Tranh luận nhiều không đi đến đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  5. Rk88!

    Rk88! Banned

    Theo tôi thì các bạn tranh luận Trần Dân Tiên là ai làm gì nữa, báo điện tử ĐCSVN đã nói thế này thì tranh cãi chi cho mệt: "Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm đã xác định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này (Trần Dân Tiên), tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào" (7/10/2015). Còn các bạn bảo cơ quan ngôn luận của Đảng mà không đáng tin, không có chứng cứ xác thực thì cũng thua luôn.
     
    Thương lắm thích bài này.
  6. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Bạn nên đọc lại những post khác rồi bình luận, bút danh đó xuất hiện duy nhất một lần là ở cuốn sách đề cập ở topic này, làm gì có dùng lần thứ hai mà đối chiếu. Ngoài ra những nguồn/phát ngôn của ĐCSVN mâu thuẫn với nhau, riêng gì đâu bài báo ở cái báo điện tử đó, thế mới có cái mà thảo luận.
    Update:
    Mình tìm đã tìm lại nguyên văn của câu trích bị chỉnh sửa của bạn
    "Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào"
    (Nguồn: Ban Tư liệu – Văn kiện – dangcongsan.vn)

    Thứ nhất, cho rằng xác định nó cách một quãng xa lắm bạn. Thứ hai là có hai luồng nghiên cứu, một bên là khẳng định, một bên phủ định hoặc hoài nghi. Đến nay mình chỉ thấy nghiên cứu của ông Đàm Đức Vượng là liên quan trực tiếp nhất đến các bản thảo, bản dịch của cuốn sách.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/21
    Thương lắm and regsofo like this.
  7. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    1. Bạn đọc lại nguyên văn mình trích lại ở post #51 xem cái báo đó khẳng định chỗ nào vậy.
    2. Quan điểm của bạn thôi, bạn lại thích người khác nghĩ như bạn rồi :D
    Mình không quan tâm đến quan điểm chính trị trong cuốn sách. Dù gì nó là một cuốn sách giúp người ta biết về hoạt động của ông HCM. Có điều gì nhẫm lẫn trong nội dung trong cuốn sách thì bạn cứ nêu ra. Tại sao cứ nhai đi nhai lại một câu nói thù hằn vậy?
    Nếu bạn cứ thích dùng nick clone mà ngụy biện thì mình không nên tranh cãi làm gì nữa nhỉ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/2/21
    Thương lắm and regsofo like this.
  8. regsofo

    regsofo Mầm non

    Công nhận thời buổi này mà cứ nói "nhồi sọ" nghe mắc cừi :D
    Không nói ở thế kỷ 21 này đâu, hồi đó ở Việt Nam cũng đầy trí thức học tây học ta cả dễ mà nhồi lắm ý :lmao:
     
    Thương lắm thích bài này.
  9. Rk88!

    Rk88! Banned

    "những đồng chí biên tập các câu chuyện đã viết thêm vào để tuyên truyền, định hướng trong nhân dân" Đây là những gì bạn viết. Nói có sách mách có chứng chứ.
     
    Thương lắm thích bài này.
  10. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Cách hiểu phụ thuộc vào quan điểm từng người, một vấn đề chính trị có thể đúng với người này nhưng sai với người kia. Với mình thì thời buổi lịch sử nó thế, bạn đâu có thể ngược thời gian mà sửa lại.
    Ngay cả thời điểm hiện tại, bạn cũng có thể thấy propaganda, conspiracism ở mọi nơi, riêng gì đâu ở các nước độc tài. Bạn muốn khẳng định quan điểm của bạn thì ai cũng đã biết. Ở đây mình chả muốn thảo luận về điều đó, hãy coi đơn thuần nó như là một vấn đề lịch sử, hãy thảo luận xem tác giả nó là ai, cuốn sách có thông gì về HCM chính xác hay không thôi.
     
    Thương lắm and regsofo like this.
  11. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Bạn à, thế giới nó vốn phức tạp, quan điểm chính trị nó cũng phức tạp từ tả sang hữu, bạn muốn người ta nghĩ như bạn rằng điều bạn nghĩ là chân lý duy nhất thì bạn khác gì Stalin hay Hitler?
     
    Thương lắm and regsofo like this.
  12. regsofo

    regsofo Mầm non

    Tôi thì không nghĩ có sự nhạy cảm hay không nhạy cảm ở đây cả.
    Tôi chỉ thấy cứ sao sao ấy nếu bạn cho rằng chỉ có bạn không nhạy cảm với từ nhồi sọ và do đó chỉ có bạn mới "nói đúng nói thẳng cái bản chất của sự việc"
     
    Thương lắm thích bài này.
  13. Rk88!

    Rk88! Banned

    Đâu ai bắt ai gì đâu, chỉ là nói đúng bản chất sự việc thôi mà. Dù bất kể ai theo quan điểm chính trị nào đi nữa thì cái dối trá là cái xấu cần phải bị lên án. Không thể lấy lý do vì sự nghiệp cao cả này kia ra để biện minh được. Con chim nó cũng biết yêu tổ, con dơi cũng biết yêu hang chứ đừng nói con người không yêu nước.
     
    Thương lắm thích bài này.
  14. regsofo

    regsofo Mầm non

    "Ở đây mình chả muốn thảo luận về điều đó, hãy coi đơn thuần nó như là một vấn đề lịch sử, hãy thảo luận xem tác giả nó là ai, cuốn sách có thông tin gì về HCM chính xác hay không thôi"

    Đồng ý với y42 {:read:}
     
    Thương lắm thích bài này.
  15. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Nói mãi với bạn cũng như nói với cái cối xay cứ mãi kêu cót két, mà không thấy điều gì mới hơn ngoài những điều ai cũng đã biết. Thôi ta dừng câu chuyện "nhồi sọ" của bạn ở đây nhé.
     
    Thương lắm thích bài này.
  16. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Bác @Dr. No xem bạn comment ở trên đáng bị ban nick chưa.

    Tiếp tục với câu chuyện tác giả cuốn sách, xin trích nguyên văn lại một số lời phỏng vấn các nhân vật liên quan trong sách của PGS. Đàm Đức Vượng :

    Về cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” còn đang có những ý kiến phân vân không biết tác giả có phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh không?

    Sinh thời, tôi (Đức Vượng) có hỏi ông Vũ Kỳ, lúc ấy là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông Vũ Kỳ chỉ nói tác giả là Trần Dân Tiến, chứ không phải Trần Dân Tiên.

    Tôi hỏi bác Hoàng Tùng (tôi còn giữ bút tích của bác), bác cho biết cuốn sách này là do Bác Hồ kể, rồi nhiều người cùng ghi lại. Người ghi có thể thêm, bớt.

    Về bản thảo gốc xưa nhất là bản viết bằng chữ Pháp, nhưng bản chữ Pháp hiện không còn lưu trữ được, chỉ còn bản đánh máy, do Xuân Hiên (Phan Mỹ) dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, nhan đề: “Tiểu sử Hồ Chủ tịch” (tờ trong lại ghi: “Tiểu sử Hồ Chủ tịch - Hồ Chí Minh”). Cuối bản thảo đánh máy, đề là dịch xong ngày 10-7-1945. Nhưng không hiểu tại sao ai đó lại chữa đè lên con số 5 (1945) thành con số 7 (1947), thành ra là dịch xong ngày 10-7-1947? Bản dịch (đánh máy) của Xuân Hiên rất mờ, dày 126 trang, khổ giấy A4. Nội dung của bản thảo đánh máy, về cơ bản, giống với nội dung trong cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Nhà xuất bản Sự thật (nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật) xuất bản và tái bản nhiều lần. Tuy nhiên, cũng có một số đoạn khác nhau giữa bản dịch của Xuân Hiên với bản in trong cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Rất có thể khi in thành sách, biên tập viên có chữa một số đoạn.

    Cuốn sách này còn được dịch sang chữ Trung Quốc và xuất bản tại Trung Quốc.
     
  17. S.MOD

    S.MOD Super Moderator Thành viên BQT

    Mình đã để ngỏ topic cho các bạn tự do bàn luận về vấn đề Trần Dân Tiên có phải là bút danh của Hồ Chủ tịch hay không. Tuy nhiên các bạn lập luận rằng "có" hay "không" thì phải có dẫn chứng và không dùng các từ ngữ cực đoan.

    Đội ngũ min mod là người Việt, diễn đàn hoạt động tuân theo luật pháp Việt Nam. Vì vậy nói về một cuốn sách viết về lãnh tụ Việt Nam các bạn có thể dùng những từ ngữ như "tuyên truyền", chứ dùng những từ ngữ cực đoan như "nhồi sọ" hay "dối trá" là điều không chấp nhận được. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến diễn đàn và đến tất cả các thành viên khác.

    Lần trước mình đã bỏ qua, nhưng lần này thì mình phải đặt lệnh cấm 1 tuần với nick @Huethuong vì dùng từ ngữ cực đoan + công kích thành viên khác. Đây là lần vi phạm đầu tiên, hi vọng bạn không tái phạm, rút kinh nghiệm thảo luận đúng mực hơn.

    Với nick @Rk88! mở ra chỉ để nhảy vào topic này với từ ngữ cực đoan nhận một lệnh cấm vĩnh viễn.

    Những bài viết của các bạn nếu vi phạm sẽ bị xóa. Các bạn vẫn có thể tiếp tục thảo luận, miễn là trên tinh thần văn minh, khoa học và tôn trọng lẫn nhau.
     
  18. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Trong khi nhiều bài báo lá cải và một số hồi ký sặc mùi chính trị trích đi trích lại những thông tin không tin hoặc phát ngôn không thể kiểm chứng thì một số học giả nước ngoài đã có những nghiên cứu rất nghiêm túc về tác giả Trần Dân Tiên.
    Mình đính kèm một bài báo khá thú vị để tiện đường thảo luận
    Dror, O. (2016). Establishing Hồ Chí Minh’s Cult: Vietnamese Traditions and Their Transformations. The Journal of Asian Studies, 75(02), 433–466.
     

    Các file đính kèm:

    Thương lắm thích bài này.
  19. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Trong bài báo nghiên cứu trên ngoài thông tin về các bản dịch đầu tiên khá khớp với nghiên cứu của PGS. Đàm Đức Vượng thì còn nêu ra nghi vấn Trần Dân Tiên là Trần Ngọc Danh. Vậy ông này là ai?

    Trần Ngọc Danh là em ruột của Tổng Bí Thư Trần Phú, ông là lúc đó là Trưởng phái đoàn đại diện của Chính phủ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tại Paris Pháp (để đàm phán các hiệp định với Pháp để tránh chiến tranh lúc đó).

    Ông xuất bản một tiểu sử của Hồ Chí Minh tại Pháp năm 1949 với nội dung được nhiều học giả coi là giống với các bản có đề tên là Trần Dân Tiên, hiện bản này vẫn còn Aix-en-Provence, Pháp:

    TRẦN NGỌC DANH. 1949. Tiểu sử Hồ Chủ tịch. Paris: Chi-hội Liên-Việt tại pháp. Archives Nationales d’Outre-Mer, Aix-en-Provence, fonds du Haut Commissariat de l’Indochine: SPCE, carton 370.

    Trần Ngọc Danh sang Pháp từ năm 1946 là Trưởng phái đoàn đại diện của Chính phủ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tháng 1, năm 1948, ông bị chính quyền Pháp bắt về tội "chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Pháp" (do lúc này Pháp đang bước vào cao điểm chiến tranh với Việt Minh) nhưng sau đó thì thả ra.

    Năm 1949, ông với vợ là bà Thái Thị Liên, từ Paris chuyển sang Prague, thủ đô của nước Tiệp Khắc cộng sản mới thành lập (có nguồn ghi là do ông tự ý bỏ Paris sang Prague thành lập phái đoàn mới trong khi nhận lệnh về Việt Nam). Vợ chồng ông chồng sinh con gái đầu lòng ở đây (sau này là nghệ sỹ piano Trần Thu Hà).

    Mâu thuẫn của ông với lãnh đạo VNDCCH lên tới đỉnh điểm cũng từ đây. Ông bắt đầu phê phán đường lối lãnh đạo của Hồ Chí Minh, cho rằng vị chủ tịch này dân tộc chủ nghĩa và xa rời quốc tế cộng sản, cho rằng HCM đang xa rời khỏi sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô và có nguy cơ thành Tito (lãnh đạo của Nam Tư, nước cộng sản có quan hệ thân Phương Tây không theo quan điểm khối Xô Viết) của Việt Nam. Từ tháng 12 năm 1949 đến tháng 1 năm 1950, ông liên tục viết thư lên Stalin và trung ương đảng Cộng Sản Xô Viết để phàn nàn về Hồ Chí Minh khi giải thể ĐCS Đông Dương. Trong thư của ông có đoạn:
    “Tôi hoàn toàn bất đồng với đường lối cơ hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa mà đảng của tôi đang đi theo, sau khi tự giải thể. Vụ giải thể này, hoàn toàn trái ngược với ý chí của các đồng chí trong đảng, không thể xảy ra nếu không có sự can thiệp rất tích cực của đồng chí Hồ Chí Minh...,”

    Kết cục là trong năm 1951 khi Trần Ngọc Danh cùng vợ và đứa con gái mới 2 tuổi vượt đường rừng trở về chiến khu Việt Bắc thì bị thanh trừng khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông mất ở Việt Bắc không lâu sau đó (không rõ ngày tháng và nguyên nhân).

    Ngoài lề một chút về vợ ông là Thái Thị Liên sau đó lấy chồng khác là nhà thơ Đặng Đình Hưng (có liên quan đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1958 nên cũng bị thanh trừng nốt) và sinh ra nghệ sĩ piano nổi tiếng Đặng Thái Sơn.

    Theo mình thì Trần Ngọc Danh có thể là Trần Dân Tiên vì những nguyên nhân sau đây:
    - Bản thảo tiếng Pháp chắc chắn phải được viết trong giai đoạn 2-9-1945 đến 10-7-1947 (mốc sau là ngày ghi trong bản dịch của Xuân Hiên hiện vẫn còn lưu trữ ở Việt Nam). Trong giai đoạn này HCM có rất ít thời gian để tự viết một cuốn sách (dày hơn 120 trang đánh máy A4) như vậy bằng tiếng Pháp, trong khi chính phủ ông còn đang trứng nước (ông phải thảo các sắc lệnh, bay sang đàm phán với Pháp và chuyển chính quyền lên Việt Bắc). Chỉ có lý do hợp lý hơn là có người/đội ngũ phỏng vấn rất giỏi tiếng Pháp ghi lại lời kể của ông (chẳng han 30 phút một ngày trong 1-2 tháng).
    - Có thể giả thiết rằng sách được viết đâu đó quãng 1945-1946, mục đích bằng tiếng Pháp để đưa sang Pháp làm công tác đối ngoại (tranh thủ sự ủng hộ cánh tả Pháp và kiều bào ở đây) khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán để tránh chiến tranh Đông Dương. Rất trùng hợp với thời gian Trần Ngọc Danh làm trưởng phái đoàn ở đây.
    - Năm 1949 (có một số học giả cho rằng có một bản tiếng Pháp trước đó đã xuất hiện ở Paris năm 1948), cuốn Tiểu sử Hồ Chí Minh được lưu hành ở Paris lấy tên tác giả là Trần Ngọc Danh, lại được cho là giống với tác phẩm của Trần Dân Tiên. Vậy đây là hai sách khác nhau hay chỉ là một? Muốn trả lời chỉ có tìm lại bản của Trần Ngọc Danh vẫn còn lưu trữ ở Pháp thôi.
    - Năm 1949 ông bắt đầu mâu thuẫn với lãnh đạo VNDCCH, ông nhận được thư triệu tập về nước thì lại tự ý sang Prague lập phái đoàn ngoại giao mới. Năm 1951 khi về Việt Nam, ông bị thanh trừng khỏi đảng cộng sản Việt Nam vì bị buộc tội gây chia rẽ trong quan hệ nước ngoài của VNDCCH và không chấp hành yêu cầu của tổ chức. Đây có phải lý do mà các lãnh đạo ĐCSVN muốn triệt để xóa luôn tư cách tác giả của ông ở Việt Nam khi sách Trần Dân Tiên xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt vào năm 1955?
    - Mặc dù ông không đồng tình với quan điểm với HCM nhưng có lẽ ông viết tiểu sử HCM do chấp hành yêu cầu của tổ chức, để phục vụ cho nhiệm vụ đối ngoại mà ông phải làm. Nếu ông Trần Ngọc Danh là người phản bội tổ chức thì ông đã không cùng gia đình về Việt Nam (đi bằng đường bộ mất 3 tháng, theo lời kể của nghệ sỹ piano Trần Thu Hà, con gái ông) năm 1951 để chịu kỷ luật luôn rồi!.
    - Nếu hai bản tiểu sử do Trần Dân Tiên và Trần Ngọc Danh chính là một, thì không có lý do gì Trần Ngọc Danh một người không thích HCM tự ghi mình là tác giả một cuốn sách ca ngợi HCM trừ khi ông chính là người viết (mặc dù có thể chỉ là nhiệm vụ miễn cưỡng).

    Tất cả chỉ dĩ nhiên chỉ là "có khả năng" thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  20. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Tiếp tục theo hướng có phải Trần Ngọc Danh là Trần Dân Tiên hay không thì có một bài khác của Song Thành cũng nêu ra những nghi vấn tương tự, nhưng đặt câu hỏi là tại sao Trần Ngọc Danh có tư tưởng không bằng lòng với HCM lại có thể viết sách ca ngợi ông (tuy nhiên nguyên nhân thì có thể được lý giải như của post mình ở trên)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Xin được trích lại:

    Theo nhà sử học Mỹ Sophie Queen Judge thì cuốn “Tiểu sử Hồ Chủ tịch”này đã được Chi hội Liên Việt của Việt kiều tại Paris xuất bản năm 1949, mà tên tác giả trên bìa sách lại ghi là Trần Ngọc Danh? Cũng theo nhà sử học này thì cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên được in ở Việt Nam sau này có nội dung giống như cuốn sách mang tên Trần Ngọc Danh xuất bản ở Paris năm 1949. Theo lời kể của đồng chí Trần Quang Huy, nguyên Chánh Văn phòng TƯ Đảng thời kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc, cho biết ông cũng đã nhận được một bản tiểu sử đó, do Việt kiều hay cơ quan đại diện Chính phủ ta từ Paris gửi về.

    Người viết bài này chưa có điều kiện tiếp cận với bản in năm 1949, nhưng đã được đọc bản in năm 1951, khi sách được Hội Việt kiều tái bản. Bìa sách vẫn ghi tên tác giả là Nghị sĩ Trần Ngọc Danh, tên sách: “Tiểu sử Hồ Chí Minh”, khổ sách cỡ 12x17, không ghi tên Nhà xuất bản, nơi in, chỉ ghi năm tái bản: 1951. Sách được chia ra thành nhiều chương nhỏ, mỗi chương có tiêu đề riêng, in thành 3 tập mỏng. Nội dung, về cơ bản như cuốn “Những mẩu chuyện,…” hiện nay. Vậy Trần Ngọc Danh liệu có thể là tác giả của công trình tiểu sử này hay không?

    Theo ý kiến của người viết bài này thì việc đề tên tác giả là Nghị sĩ Trần Ngọc Danh chưa biết do đâu, nhưng ông có thực là tác giả hay không thì cần phải bàn. Thứ nhất, Trần Ngọc Danh ít hoặc không có điều kiện sống, làm việc gần gũi với Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Khi ông sang Maxkva, vào học Trường Phương Đông thì Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu, khi ông tốt nghiệp về qua Quảng Châu thì Nguyễn Ái Quốc đang bị ngồi tù ở Hồng Kông, khi về đến nước thì ông bị bắt rồi đầy ra Côn Đảo. Sau cách mạng thành công, ông tham gia Xứ ủy Nam bộ, ít lâu sau được cử làm Phó rồi làm Trưởng Cơ quan đại diện Chính phủ ta ở Paris, thay ông Hoàng Minh Giám về nước công tác. Vì vậy, ông không có điều kiện sống gần nên khó có hiểu biết nhiều về Hồ Chí Minh để viết nên một cuốn tiểu sử sinh động, phong phú và hấp dẫn như vậy.

    Thứ hai, Trần Ngọc Danh vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc quan điểm của Trần Phú và của Đảng cộng sản Pháp hồi bấy giờ, coi vấn đề dân tộc và giaỉ phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng tư sản, nên không tán thành cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Khi chiến tranh nổ ra, cơ quan đại diện Chính phủ ta ở Paris bị phía Pháp gây khó dễ, Trần Ngọc Danh dao động, năm 1949, tự ý bỏ nhiệm sở, trốn sang Praha với vợ. Tại đây, ông viết 2 bức thư gửi Stalin phê phán đường lối chính trị cơ hội của Hồ Chí Minh: công khai giải tán Đảng, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản và học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác, đi theo đường lối dân tộc tư sản, trở thành người chống Đảng, thù nghịch với Liên Xô,…

    Một người như thế làm sao có thể viết nên cuốn sách ca ngợi Hồ Chí Minh một cách đầy ngưỡng mộ và thành kính như ta đã thấy. Chính bà S. Q. Judge cũng thấy băn khoăn: sách xuất bản lần đầu năm 1949, khi Trần Ngọc Danh đã tự ý bỏ nhiệm sở, trốn sang Praha, rồi bị kỷ luật, sao vẫn được để tên là tác giả cuốn sách? Theo tôi, có thể do Hội Việt kiều khi đó chưa nắm được thông tin đầy đủ về ông.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/21
    Thương lắm thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này