Đôi dòng lưu niệm Những ngày xưa thân ái

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 6/7/18.

  1. SongAn

    SongAn Mầm non

    Ăn phở - Dễ mà khó !

    Phở - món ăn mà bất cứ người Việt nào cũng đều biết và ít nhất cũng đã từng ăn một vài lần, chưa kể nhiều người coi đây là món ăn hàng ngày.

    Phở thường được cho là định hình vào đầu thế kỷ 20. Về nơi xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, người ta có hai quan điểm khác nhau là: Nam Định và Hà Nội, đây cũng là nơi làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng. Về nguồn gốc món ăn, có quan điểm cho rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên "ngầu yụk phẳn" (âm Hán Việt là "ngưu nhục phấn"). Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn. Giả thuyết khác lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.

    Phở vừa là món ăn như ăn quà giữa các bữa chính vừa là món ăn chính có thể thay bữa cơm trưa hay tối mỗi khi nhỡ bữa hoặc đơn giản chỉ là "tự nhiên thấy thèm"!


    Phở thế nào là ngon ?

    Khái niệm này luôn là chủ đề gây tranh cãi mỗi khi ai đó đề cập đến. Phở tưởng là đơn giản có nước ninh xương, có thịt, có bánh là thành phở nhưng thực ra lại mỗi nơi một khác, tùy theo từng vùng miền địa phương khác nhau. Trước tiên có thể chia Phở ra thành hai "gu" chính là Phở Bắc và Phở Nam, trong đó mỗi miền lại có nhiều loại Phở theo từng địa phương, ví dụ như Phở Bắc có: Phở Hà nội, Phở Nam Định,… Cũng không biết chính xác Phở có từ khi nào và ở đâu có trước, miền Nam hay miền Bắc nhưng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa "gu" Phở Bắc và Phở Nam là khá rõ rệt. Phở Bắc nước phở có vị ngọt tự nhiên chỉ từ quá trình ninh xương còn Phở Nam còn có thêm vị ngọt của đường, ngoài ra các rau gia vị ăn kèm mỗi nơi cũng khác. Mỗi nơi có một vị đặc trưng riêng, vì thế không thể nói nơi nào ngon hơn nơi nào vì cái sự "ngon" nó tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Ta chỉ có thể nói nó (Phở hay bất kỳ món ăn nào khác) đã được làm đúng chuẩn vị của nơi đó chưa mà thôi. Có như vậy mới tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực mỗi vùng miền. Nếu ta đến Sài Gòn thì đừng nên đi tìm hàng phở Bắc mà hãy cứ ăn đúng bát phở tại đó với đầy đủ giá đỗ, ngò gai, húng quế, tương đen…, bởi vì sẽ không thể có bát phở Bắc ngon như bát phở tại Hà nội được đâu!

    Bát phở ngon theo quan niệm của mình (một người Hà nội) thì phải là Phở Bò chín nạm/gầu. Trước tiên là nước phở. Nước phở phải trong, ít béo, vị ngọt thanh và thoang thoảng thơm mùi của hành, gừng nướng, hồi, quế, thảo quả vừa đủ (nhiều quá sẽ hắc). Cái này thì là bí quyết riêng của từng hàng như: xương phải ngâm nước bao nhiêu tiếng sau đó cọ rửa thật sạch để không còn bám thịt (thịt, mỡ còn bám sẽ làm đục nước khi ninh), khi nước sôi phải hãm lửa mở vung… rồi cho thêm củ cải, su hào… hay gì đó. Nhưng theo kinh nghiệm riêng thì thường là những hàng phở lớn, đông khách (thùng nước phở to hàng trăm lít) thì nước sẽ ngon hơn bởi họ phải ninh nhiều xương hơn những hàng phở chỉ có cái nồi con con 30-40 lít. Một tiêu chí nữa của nước để được bát phở ngon là nước phải luôn nóng già, có thế khi chan vào bát mới đủ làm chín hành và bát phở sẽ được nóng đến cuối bát. Cái này nhiều người cho rằng đun bằng bếp than đá thì nước sẽ nóng già hơn đun bằng than tổ ong hay nồi điện, tôi cũng không chắc có phải thế hay không. Ngày xưa chưa có nồi điện và than tổ ong thì các hàng đều đun bằng lò than đá cả.

    Tiếp theo là thịt bò. Miếng thịt sau khi luộc chín phải thơm, không gây. Nạm/gầu thì phải giòn và được thái mỏng vừa phải, không mỏng quá mà cũng không dầy quá để khi ăn người ta dễ cảm nhận thấy vị thơm ngon, mềm vừa đủ. Thường khi thái thịt chín người ta để nguyên cả tảng vừa thái vừa xoay xoay tảng thịt vừa là để chọn thái ngang thớ thịt vừa là để lựa sao cho mỗi miếng thit được thái ra có đủ cả các phần nạc lẫn mỡ đều nhau. Thịt được thái bằng con dao to bản và tất nhiên là rất sắc để miếng thịt không bị vụn.

    Vì thế mà hình thù mỗi miếng thịt thái ra không miếng nào giống miếng nào, thế mới ngon chứ không như hàng phở Tựu ở phố Hàng Da các miếng thịt được chia thành các phần nhỏ đều nhau trước khi thái nên miếng thịt cứ vuông chằn chặn đều tăm tắp, nhìn mất cả ngon !

    Bánh phở. Tuy không quan trọng bằng nước phở và thịt nhưng bánh mà không đạt thì cũng làm hỏng cả bát phở. Bánh phở ngày nay người ta tráng bằng máy nên có độ dầy ổn định chứ không tráng tay như trước kia chỗ dầy chỗ mỏng. Bánh phở ngon nói chung phải mềm và dai vừa phải, không bị bở và nát sau khi trần. Ngày nay đa số bánh được thái bằng máy và sợi nhỏ như sợi bánh đa trắng (mỳ Chũ, mỳ gạo) nên khi trần nếu không khéo sẽ rất dễ bị nát và khi ăn cũng thế, thường không còn ngon ở nửa cuối của bát phở. Đấy là lý do tôi vẫn thích ăn phở bánh to nếu được lựa chọn.

    Cuối cùng là hành rau gia vị. Phở Hà nội ngoài hành lá và hành tây thì rau gia vị được thái trong bát phở chỉ có 2 loại là rau mùi (ngò rí) và rau thơm (húng Láng). Trước kia rau chỉ có theo mùa chứ không có đủ quanh năm như bây giờ thì phở mùa Đông ăn với rau mùi còn phở mùa hè ăn với rau thơm, chỉ có 1 trong 2 loại theo từng mùa thôi chứ không cho lẫn cả 2 loại như bây giờ và tuyệt nhiên không có rau mùi tầu (ngò gai). Hành lá và rau thơm được thái nhỏ ngắn cỡ 0.5 đến dưới 1cm chứ không thái dài đến mấy cm như một số hàng phở bây giờ và hành tây thì phải thái mỏng, ngang thớ chứ không bổ múi cau như khi thái để xào. Như thế để hành sẽ đủ độ chín khi chan nước vào. Thêm chút giấm tỏi ớt, tiêu (thường phở bò thì dấm tỏi mới hợp, phở gà thì mới dùng chanh) cho dậy mùi là chén thôi !

    Ngoài ra thì cái bát cũng góp một phần nhỏ giúp cho bát phở ăn thấy ngon từ đầu đến cuối. Bát được dùng đê ăn phở là bát sâu lòng để giữ nóng được lâu hơn bát loe miệng, phở đựng trong bát sâu lòng sẽ nóng đến miếng cuối cùng. Mà bát phở ngon thì phải ăn nóng chứ nguội ngắt thì còn ra cái gì. Ăn phở là phải xì sụp, liên tục…thậm chí không cần thìa, chứ kiểu ngồi gẩy từng sợi đặt gọn gàng trong lòng cái thìa rồi nhẹ nhàng đưa vào miệng, chậm rãi từng thìa một ý mà, nói thật…phí cả bát phở !

    Hà nội ngày xưa hàng phở chỉ đếm trên đầu ngón tay, giờ thì tràn ngập khắp nơi. Mỗi con phố cũng có đến dăm ba hàng phở nhưng để tìm được hàng phở ưng ý thì cũng không phải dễ !

    .....(st)

    Món ăn ưa thích ^^
     
    Loire thích bài này.
  2. SongAn

    SongAn Mầm non

    Phố Xa

     
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi...
     
  4. SongAn

    SongAn Mầm non

    Chắc có lẽ em là người hoài cổ, em mê tân cổ cải lương từ bé...sau đó có ai đó bảo buồn lắm nghe mãi nó vận vào mình đấy, thế là em cai luôn món này. Giờ em chả sợ trời sợ đất j nữa, vui buồn chấp hết, em lại nghe lại hiiii
    bác @tauvequehuong nghe cùng em đi ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/11/22
    tauvequehuong thích bài này.
  5. SongAn

    SongAn Mầm non


    Những ngày xưa thân ái ^^
    Mai thì sao :)
     
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai 3D_423D_42
     
    SongAn thích bài này.
  7. SongAn

    SongAn Mầm non

    Hihi ^^

    Hoàn thành kpi của năm nay, năm sau thì để năm sau tính tiếp, giờ chuẩn bị ăn chơi tới hết tết là vừa ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/22
  8. SongAn

    SongAn Mầm non

    Suy từ mình ra, hình như con người chỉ ao ước những gì mình không/chưa có. Có rồi lại thấy bình thường và ko coi trọng nó. Cứ đuổi hình bắt bóng mãi thế thì khi nào mới thoả mãn được nhỉ?!?
    Thế mới nói, khổ do mình ko phải do ai/cái j khác mà thành ra vậy. Biết vậy mà vẫn ko khác đc là do u mê ngu dốt có phải ko nhỉ o_Oo_O
     
  9. Edelweiß

    Edelweiß Banned

    Ừ, tớ cũng thích ăn phở, nhưng thường phải mường tượng cái cảnh thằng Núi đói rét ngồi tợp vội bát phở mậu dịch để hoài niệm tuổi thơ. Vì nói thật, phở phải ăn trong lúc nghèo túng mới thấy chao ôi là ngon ! Phở Nam, phở Hà, phở Sì tớ đều biết vị cả, thậm chí bịt mắt cũng nghe ra phở miền nào, mới đây còn có phở Cao-Lạng nữa (thực ra phải gọi là phở Nùng). Đây đúng là món xoa-xuýt kiểu Việt Nam đấy. ;) Tớ không phải dân Hải Phòng, nhưng mê nhất bác Huy Hùng - giọng ca phải nói là liêu trai ở Đài Tiếng Nói Việt Nam.


    HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ TUỔI THƠ TÔI

    Nhạc : Hoàng Lương
    Ca : Huy Hùng


    Một nửa tim tôi Hải Phòng,
    Dịu ngọt tuổi thơ ơi dẫu đã xa rồi.
    Năm tháng lớn lên từ buồn thương,
    Câu hát đắng cay lòng mẹ tôi,
    Để tôi đi, nhổ neo nhổ neo nhổ neo cuộc đời.

    Một nửa tim tôi Hải Phòng,
    Lồng ngực biển xanh ôm gió khơi lồng lộng.
    Tôi nhớ râm ran những triền sông,
    Tôi nhớ nao nao sắc phượng hồng.
    Dừng lại thời gian ơi,
    Sóng xô về gió đổ về ngày xưa ấy.

    Xin cho tôi làm con phố nhẹ nâng bước chân thủy thủ,
    Xin cho tôi làm gió đông bay bay những tà áo thợ.
    Hải Phòng hôm nay tôi ngày mai,
    Tuổi thơ năm ấy đang về,
    Để yêu mãi Hải Phòng ơi !

    Xin cho tôi là năm tháng dài theo ước mơ tuổi trẻ,
    Nao nao bên từng cánh chim đêm đêm hướng về đất mẹ.
    Rộng dài biển Đông vẫn chờ mong,
    Một dòng nước mát tấm lòng,
    Để xanh mãi những dòng sông !
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/22
    SongAn and tauvequehuong like this.
  10. SongAn

    SongAn Mầm non

    [​IMG]
    Có món phở Cốn Sủi mình ăn ở Sapa, là lạ, ăn đổi vị thì OK, nhưng ko gây nghiện như phở HN.
    Mình ưng nhất là nước phở và thịt bò chín ở phở Bát Đàn, tuy nhiên nước chưa đạt độ nóng đủ vì bát quá bé mà nhân thì nhiều nên nước bị nguội đi đáng kể :)
    Lõi bò thì phở gầm cầu ok nhất nhưng nước thì mặn quá thể, ăn 1 lần xong sợ luôn.
    Nạm và gầu giòn thì phở Lý quốc sư trội hơn
    Ai thích ăn gân nhừ gân giòn thì phóong Xã đàn
    Sốt vang chưa tìm đc hàng ưng ý
    Ngoài ra còn rất nhiều hàng loanh quanh phố cổ hoặc khu gần hàng da,... mình thấy cũng bình thường... ko bằng phở mình tự nấu
    ^^
    Chém gió với bạn 1 chút hihiii ^^
     
  11. Edelweiß

    Edelweiß Banned

    Thêm một bài nữa...


    Sương lạnh bên trời mờ sương,
    Mây rừng như thành ngoài sông.
    Tre buồn nghiêng ngả ngọn như nhớ mà nhớ mong,
    Xoan đào tơi tả rụng như có mà như không.
    Cho làn mây trắng ngừng trôi,
    Cho lòng ai biết tìm ai.

    Đông lạnh qua rồi hè sang,
    Cô quạnh theo dòng thời gian.
    Trông vời nơi kẻ chợ kẻo sông tầm tã mưa,
    Bao giờ thôi tủi phận để riêng mình ngóng trông.
    Mưa dài xa tắp đường xuôi,
    Mưa hoài ai biết tìm ai.
     
    SongAn thích bài này.
  12. Edelweiß

    Edelweiß Banned

    Nói về lối phân biệt vị phở, thì Hà Nội ngon nhất là phở gà (dĩ nhiên phải gà ta dai-ròn-sật, sớm nay tớ vừa xơi nè), còn Nam Định thì phở bò (phở bò Hà Nội thực ra kém xa phở dưới tỉnh lẻ, căn bản vì mấy nơi như Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh còn đậm văn hóa Triều Châu, mà về chế biến bò thì người Việt không bằng người Hoa được đâu, gốc họ là dân du mục mà nên biết cách làm hương vị đậm hơn chứ không phải vì thịt tươi hay thiu), riêng phở Sì phố thì đã nhiễm bún bò vài phần rồi (sợi vuông, nước dùng phải nêm xì dầu, cho giá và thậm chí mắm tôm). Gần đây bên Mĩ còn biến tướng thêm phở tái đập cháy với phở sườn bò cốt lết, nghe đâu cũng hút khách lắm, vì thịt bò bên Mĩ cực rẻ chứ không đắt chát như nước ta. Cũng phải kể thêm, ai ăn phở mà bỏ giá vô là người không biết ăn phở. Nước hàng vốn rất kị giá mà.

    Mà tại sao ăn phở không thể thiếu miếng chanh (hãn hữu lắm mới bỏ giấm vô) và tương ớt cay, rồi lại chỉ có bò và gà (tuy vài nơi cũng có phở trâu, dê, cừu... nhưng cơ bản là không đắt hàng mấy). Tớ nghĩ, vì phở vốn là di sản của văn hóa thời thực dân --- thuở đó người Việt mình ở lẫn với các dân Ấn, Bắc Phi (gồm cả dân buôn, đày tớ, binh sĩ) cho nên đã dựa vào khẩu vị chung để chế ra một món toàn dân đều ăn được (nên nhớ, chưa có bằng cứ nào nói được rằng phở có trước khi người Pháp vào nha mấy bạn, vì thói quen ăn sáng là du nhập từ Tây phương, chứ tổ tiên chúng ta nhiều khi chỉ dằn bụng miếng khoai luộc rồi ra đồng). Ở Địa Trung Hải và Cận Đông, do chịu ảnh hưởng văn minh Hồi giáo nên món ăn chủ yếu là bò và gà, các bạn ạ, mà điều quan trọng là cái gì cũng phải vắt chanh để chống ngán. Thói quen nêm chanh vào thức ăn và cả món uống là tập quán ngàn đời của dân Bedouin đấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/11/22
    SongAn thích bài này.
  13. SongAn

    SongAn Mầm non

    Ơ, tớ không cùng cảm nhận như bạn rồi ^^
    Phở gà HN ăn cũng ngon nhưng không gây nghiện bằng phở bò :) Mọi người cứ bảo ăn phở gà là phải ra Trâm hoặc Tiến, tớ lại thấy Phở gà ngày xưa bán ở đối diện học viện âm nhạc là ngon hơn cả, giờ hàng đó đi đâu mất tiêu rồi... từ ngày đó tớ ko thấy hàng phở gà nào có nước phở thơm lừng và vị hấp dẫn đc như thế nữa.
    Phở bò Nam Định quá bình thường ấy, nước phở ngọt quá kiểu cho rất nhiều đường (tớ đoán là mật mía). Phở dù thịt ngon mà nước ko đạt thì cũng không tính là ngon được (cũng giống như phở mặn gầm cầu)

    Tớ thắc mắc là ở Hải Phòng bói đâu ra quán phở ngon được (hoặc tớ chưa tìm thấy), đi loanh quanh thành phố thấy bạt ngàn bánh đa cua, bún cá, bún tôm, bánh cuốn, bánh mỳ,... ăn ngon nhưng không thể ăn liên tục được như phở.

    Nghe bạn bè nói chuyện là ở gần cầu chui long biên có hàng phở bò ngon lắm, mà tớ chưa có dịp được ăn, cũng tại xa và lười với cả chưa tới mức ham ăn để vượt lười như thế hahaaa ^^

    Nguồn gốc của Phở thì tớ ko rõ, nghe mọi người nói nhiều giả thiết quá nên cũng không phân biệt được, cũng ko quan tâm tới nữa :D:D
     
    cungcung thích bài này.
  14. Edelweiß

    Edelweiß Banned

    Khác quan điểm hay là cảm giác thì có sao đâu, tớ lại thích bạn như thế. Ai cũng nghĩ và làm giống nhau, thì chán lắm. Bên Trung Đông người ta độc có mời nhau được trà bạc hà với quả chà là, giời thì nắng cháy, mà chả biết nói chuyện gì cả. Tớ chả thích thế, phải trái biệt nhau mới xôm chứ.

    Nhưng mà, muốn ăn ngon phải năng đi tìm, gái ạ. Các đầu bếp thường nhắm mắt mà nếm miếng ăn, chứ không phải đọc chỗ này chỗ kia hay nghe người này người nọ nói đâu. Phở gà Hà Nội thì tớ biết còn vài chỗ giữ được đúng chất phở Hà Nội xưa (cứ tạm cho là từ thời bao cấp về trước đi, khi mà nguyên liệu còn chưa bị... hàn the hóa), còn phở Nam Định thì gần đây bị... Hà Nội hóa hơi nhiều, nên đánh mất bản sắc, vì căn bản là người ở đấy ăn mãi một kiểu cũng ngán - cho dù đối với người phương xa thì là lạ, ngon. Chung quy nó cũng là hệ quả của lối kinh doanh chụp giựt thôi, chứ như Coca, Pepsi vẫn giữ được hương vị cách nay cả trăm năm, còn ở nước ta thì văn hóa như vậy chưa có.
     
    SongAn thích bài này.
  15. amylee

    amylee Lớp 9


    Tại sao mỗi lần nghe bài này là có một cảm giác thật kỳ lạ. Kiểu một trời cảm giác quá khứ ùa về, nhớ và tiếc da diết.
     
    SongAn, Anan Két and sucsongmoi like this.
  16. vuimotminh

    vuimotminh Mầm non

    phim này tớ xem gần 2 năm trước rồi, nó dài kinh khủng gần 4 tiếng, thỉnh thoảng tớ lại mở trailer có bài nhạc elvis nghe lại
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee thích bài này.
  17. SongAn

    SongAn Mầm non

    Bể thảm mênh mông sóng lụt trời!
    Khách trần chèo một lá thuyền chơi,
    Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,
    Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
    “Chính chúng ta mới đáng thương!”.

    hãy đóng chặt những cánh cửa nặng nề giữa quá khứ và ngày mai, sống chọn vẹn cho ngày hôm nay.

    ~~~~~~~~~~
    Vậy phương sách thứ nhất để trị ưu phiền là bắt chước William Osler:

    1. Khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín của ngày hôm nay.

    Tại sao bạn không tự hỏi những câu này và chép lại những lời bạn tự giải đáp?

    2. Tôi có cái thói quên hiện tại để lo về tương lai hoặc mơ mông “một khu vườn hồng diễm ảo ở chân trời xa xăm” không?

    3. Tôi có thường nghĩ tới quá khứ mà làm cho hiện tại hóa ra chua xót không? Quá khứ đó đã qua rồi và thiệt chết rồi.

    4. Sáng dậy tôi có quyết: “Nắm lấy ngày hôm nay” để tận hưởng 24 giờ đó không?

    5. Sống trong “căn phòng kín mít của ngày hôm nay” có lợi cho đời sống không?

    6. Và bao giờ tôi bắt đầu sống như vậy? Tuần sau?... Ngày mai?... Hay hôm nay?
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/22
  18. SongAn

    SongAn Mầm non

    Thứ nhì
    Nếu bạn gặp một vấn đề rắc rối thì áp dụng ngay định thức thần hiệu này của H. Carrier:
    1. Bạn tự hỏi: “Cái tai hại nhất có thể xảy ra được” là gì?
    2. Nếu không tài nào thoát được thì sẵn sàng nhận đi.
    3. Rồi bình tĩnh tìm cách cải thiện nó.

    ~~~~~~~~~~~~~~~
    mỗi lần gặp nỗi lo lắng gì thì luôn luôn tôi hỏi hai câu hỏi sau nầy, rồi đưa ra luôn những câu trả lời nữa:
    1- Tôi lo cái gì đấy?
    2- Làm sao tránh được bây giờ?


    Vậy tôi chỉ cần làm bốn công việc sau này là khoảng 90 phần trăm những nỗi lo lắng của tôi tan biến.
    1- Viết rõ ràng lên giấy những nỗi lo của tôi.
    2- Viết lên giấy những giải pháp có thể theo được.
    3- Lựa lấy một giải pháp.
    4- Bắt đầu thi hành ngay quyết định ấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/22
  19. Edelweiß

    Edelweiß Banned

    Truyện kể rằng, xưa có bạn nữ hơn mình một khóa, trước khi ra trường có tặng mình bản nhạc phổ bài thơ này. Qua rất nhiều lần hỏng máy tính, ấy thế mà bài hát vẫn ở trong ổ cứng. Thế có phi lí không ? :rolleyes:

    Bây giờ thế giới học trò còn đâu những ngây thơ khờ dại như thuở ấy nữa nhỉ ? Nghĩ mà chán ghê !



    Em thấy không, tất cả đã xa rồi
    Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
    Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
    Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

    Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
    Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
    Con ve tiên tri vô tâm báo trước
    Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

    Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
    Bài hát đầu xin hát về trường cũ
    Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ
    Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm

    Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
    Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
    Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
    Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi

    “Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
    Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
    Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
    (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

    Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
    Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
    Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
    Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

    Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
    Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
    Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
    Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

    Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
    Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
    Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
    Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
     
    SongAn thích bài này.
  20. SongAn

    SongAn Mầm non

    Bài thơ hay nhỉ ^^ mình thik thơ và cũng thik nghe tiêu sáo, tặng bạn nè ^^
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

Chia sẻ trang này