Ấn Độ Nước thiêng của sự bất tử - Nisargadatta Maharaj

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi leho888, 7/12/15.

Moderators: mopie
  1. leho888

    leho888 Lớp 3

    Nước thiêng của sự bất tử

    Sri Nisargadatta Maharaj

    (người dịch: Vũ toàn)
    [​IMG]
    Link download:

    pdf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    prc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    1. Ta đã là gì trước khi nhập thai?

    Khách: Sau khi giác ngộ, liệu một người vẫn còn ngã tướng?

    Mahraj: Người giác ngộ không hề quen biết với cái ngã. Bao giờ một người còn nhận diện mình với hình tướng thì còn cái ngã. Người giác ngộ không còn sự nhận diện nào với hình tướng thân xác nên câu hỏi về ngã tướng đơn thuần không xảy ra. Không những thế, người giác ngộ thậm chí cũng không biết cả sự tồn tại của chính mình. Điều này có nghĩa nguyên lý giác ngộ cái Ta chứng kiến nguyên lý thị hiện, tức sinh lực cùng với sự hiện hữu.

    K: Khi không còn hình tướng, một người không còn vấn đề nào nữa?

    M: Chẳng một đường nét nào của thân xác chạm đến người giác ngộ. Thực thể giác ngộ cái Ta chứng kiến tất cả mọi sự thị hiện, cùng với thế giới và sự hiện hữu.

    H: Trong trường hợp của người đã giác ngộ cái Ta, liệu tất cả hành vi của thân xác đều tự xảy ra?

    M: Tất cả mọi hành động đều tự xảy ra. Khi sự hiện hữu nhập thai, sự hình thành thân xác tự xảy ra xung quanh sự hiện hữu; không có chuyện thân xác được ai đó tạo ra.

    K: Trường hợp của bậc giác ngộ, người được dựng lập trong Cái Tuyệt Đối, người đó được nuôi sống bằng cách nào? Đối với một đứa trẻ, Tự Nhiên ban cho nó cha mẹ để nó có thể lớn lên với sự nuôi nấng của họ, còn bậc giác ngộ thì chẳng có ai kề cận để săn sóc.

    M: Khi sự hiện hữu ở trong dạ con thì sự hình thành thân xác tự xảy ra, có phải thế không? Trường hợp của người giác ngộ cũng tương tự như thế, người giác ngộ là một với Tự Nhiên, người giác ngộ chính là Tự Nhiên nên Tự Nhiên lo lắng săn sóc cho người giác ngộ; không cần đến ai cả, mọi thứ đều tự xảy ra xung quanh người giác ngộ.

    K: Có nhiều hành giả yoga cao siêu tìm cách sống cả nghìn năm. Họ treo ngược đầu, chỉ sống bằng không khí hay nước lã. Điều gì khiến họ làm như vậy, và tại sao họ sống giai dẳng với quá nhiều khổ hạnh như thế?

    M: Họ được thỏa mãn một cách nào đó từ những gì họ làm, thật ra những gì họ đang thực hành tâm linh chỉ là hành xác. Họ muốn kéo dài sự hành xác và cảm thấy có nhiệm vụ nào đó bằng cách kéo dài sự sống trong lĩnh vực tâm linh. Sự hiện hữu này tùy thuộc vào cái gì? Nhờ cái gì mà ông tồn tại? Cuộc đời này không tiếp diễn mãi. Vì sao thế? Vì nếu có gì bất trắc xảy ra với thân xác thì cuộc đời kết thúc. Ông tin rằng ông hiện hữu nhưng sự hiện hữu tùy thuộc vào cái gì? Và nguyên nhân nào khiến sự tin tưởng này, sự hiện hữu này biến mất? Trong diễn tiến này hiện hữu trở thành “phi hiện hữu”. Rồi đến lượt “phi hiện hữu” tự trở thành hiện hữu. Thế nào, chúng ta phải hỏi ai để biết vì sao điều đó xảy ra.

    Một người phải tìm hiểu chính mình. Ông có sự tin tưởng “ông hiện hữu”; sự hiện hữu này tùy thuộc vào cái gì? Chẳng có ai tìm hiểu những điều như thế. Tại sao có sự hiện hữu này, Ta hiện hữu như thế nào, tại sao Ta hiện hữu, và sự hiện hữu này tùy thuộc vào cái gì? Điều này không bao giờ được nghĩ đến; người ta chỉ nghĩ đến những yếu tố tương đối liên quan đến thân-tâm, còn phạm trù ở ngoài thân tâm thì họ chẳng bao giờ tìm hiểu.

    Theo ông “chết” là gì, một từ ngữ thông dụng, một cách nói thông thường? Lòng tin “Ta hiện hữu” này biến mất, sự tin tưởng “Ta hiện hữu” không còn nữa – đó là chết.

    K: Nhiều người muốn kéo dài sự sống của họ - có nghĩa là họ yêu cái Ta. Thế họ vẫn còn ở trong những giới hạn của ảo tưởng hay đã siêu vượt ra ngoài?

    M: Một khi đã thoát ra khỏi ý nghĩ thân xác thì liệu ông có trường thọ hay không chẳng còn quan trọng. Ông chẳng còn tùy thuộc bất cứ gì để tồn tại. Hãy tìm ra cho chính ông – mà không tùy thuộc vào bất cứ gì hay bất cứ ai – để biết ông là cái gì.

    Dù ông muốn nghĩ tưởng hay tư duy về bất cứ gì thì “ông” không phải cái ông nghĩ là ông. Ông luôn luôn tư duy về một cái gì đó không phải là ông! Thế thì, làm sao suy nghĩ về chính ông? Điều này ông không thể làm được. Hiểu rõ điều này thì ông sẽ không còn ý nghĩ. Bất cứ gì ông làm, bất cứ gì ông nghĩ đến đều không phải là ông, ngay cả ý nghĩ cao thượng như Ishwara (Thượng đế) cũng chỉ là một khái niệm, và do đó xa lìa với chính ông. Sao, liệu có thể nào suy nghĩ về Cái Ta của chính mình? Đó là câu hỏi.

    K: Ông bảo rằng chúng tôi phải bất tùy thuộc vào sự hiện hữu có tính cách chức năng (có nghĩa là sự tồn tại của thân-tâm), đây là điều tôi cố gắng thực hiện nhưng không cách nào tôi có thể bất tùy thuộc sức khỏe của tôi.

    M: Ông nên hỏi những câu liên quan với chủ đề mà chúng ta đang bàn đến. Các câu hỏi của ông đều thô thiển và vu vơ. Ta đang nói về chủ đề một người phải tư duy về chính mình; không có chỗ cho ngôn từ (khái niệm). Mà khi không có ngôn từ thì cũng không có ý nghĩ.

    Ông đã làm gì tám ngày trước khi nhập thai trong dạ con của mẹ ông, ông có biết hay Ta có biết không? Hãy giải thích cho Ta tình huống trước khi nhập vào dạ con, lúc đó ông đã như thế nào? Chỉ có ông mới có thể nói về trạng thái đó.

    K: Tôi không nhớ, nhưng… Tôi đã là sự hiện hữu?

    Người phiên dịch: Sự hiện hữu nhập vào dạ con. Sự hiện hữu trong tình trạng tiềm ẩn, trong phôi thai ở dạ con của người mẹ.

    M: Ai biết sự hiện hữu trước khi nhập thai? Nếu biết được sự hiện hữu trước khi nhập thai thì ông đã chẳng muốn chui vào dạ con.

    K: Tôi không nhớ.

    M: Không thể nhớ được vì đó là trạng thái phi chú ý. Vậy đâu là vấn đề nhớ? Khi có sự hiện hữu thì sau đó chú ý mới sinh khởi. Sự hiện hữu nhập vào dạ con trong trạng thái tiềm tàng. Ranh giới giữa hiện hữu và “phi hiện hữu” là “moolamaya” (gốc rễ của sự lừa dối). Nhiều danh hiệu huy hoàng đã được gán cho nó. Khởi thủy không có sự chú ý, rồi đột nhiên sự chú ý bắt đầu.

    Đây là một vật [Maharaj chỉ vào cái bật lửa]; trước khi xuất hiện tên nó là gì? Từ “phi hiện hữu” trở thành trạng thái hiện hữu, nó đã được thấy như thế nào? Ông vừa cảm nhận sự xúc chạm đó. Trước khi thấy bất cứ gì, chúng ta đều cảm nhận sự xúc chạm của cái “Ta là”.

    Nhận ra trạng thái trước khi nhập thai, trạng thái vĩnh cửu, dù trạng thái đó là bất cứ gì, an trú trong đó là trạng thái cao siêu nhất. Bây giờ, để cho ông hiểu, Ta gán cho nó một cái tên, trạng thái Parabrahman – trạng thái Tuyệt đối.

    K: Trước khi nhập thai?

    M: Bất cứ trạng thái nào có trước sự nhập thai đều là trạng thái toàn hảo tự nhiên nhất của ông, trạng thái đó luôn luôn hiện hành. Khi sự hiện hữu này ra đi, trạng thái đó vẫn còn, nó luôn luôn hiện hành.

    Trạng thái mà ông ở trong đó tám ngày trước khi nhập thai, và hàng triệu năm trước, dù là bất cứ gì thì trạng thái đó vẫn hiện hành, ngay lúc này cũng thế, và sau khi sự hiện hữu ra đi nó vẫn hiện hành!

    Vì tình trạng sức khỏe hiện nay, Ta không muốn nói nhiều. Nói về chủ đề này thì chỉ người hy hữu mới hiểu được Ta muốn nói gì. Khi có người hỏi Ta những câu thô thiển, ông có chờ mong Ta hạ cố xuống trình độ đó và giải thích tỉ mỉ như thể cho một lớp học vỡ lòng?

    Ta có mấy câu hỏi thật lạ lùng! Trước khi Ta sinh ra, vào lúc nhập thai, ai đã lôi Ta vào dạ con? Cha Ta? Mẹ Ta? Và trong hình tướng nào? Có thể Ta đã có một hình tướng, mầu sắc hay kiểu dáng nào đó trước khi nhập thai thì mới có thể bị lôi vào dạ con. Người nào tìm ra sự giải đáp cho điều bí ẩn này thì sẽ đi đến kết luận rằng sự hiện hữu và toàn thể thế giới hữu hình này chỉ là hư giả.

    Khi sự hiện hữu này không có thì chẳng cần cái biết. Thậm chí ngay cả các thần linh vĩ đại như Brahma và Vishnu khi phải đối diện với điều bí ẩn này thì cũng chỉ biết nhắm mắt nhập định rồi biến mất.

    K: Họ không làm gì hết sao?

    M: Họ có thể làm được gì? Hiện ông đang cảm thấy “ông hiện hữu” vì có sự liên kết với hơi thở của sự sống; vì hơi thở của sự sống đang hoạt động, ông biết “ông hiện hữu”. Khi sự liên kết không còn nữa, ông có thể làm được gì? Liệu thật sự ông có thể làm được bất cứ gì?

    K: Tôi phải làm gì để có được cái biết?

    M: Chẳng phải làm gì cả mà chỉ bám lấy chính ông, cứ ở trong sự hiện hữu này rồi ông sẽ biết hiện hữu trở thành “phi hiện hữu” như thế nào. Vì thế, Ta chỉ có thể nói với ông một điều: Bám lấy sự giao tiếp của cái biết “Ta hiện hữu”, sự hiện hữu đó, an trú trong đó và quán tưởng nó mà thôi.

    K: Tốt nhất là ở đó trong trạng thái “Ta hiện hữu”? Hiện hữu là thiền?

    M: Không có “ở đó”, mà chỉ .Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    K: Liệu có thể như thế suốt ngày? Có pháp thiền quán nào chuyên biệt không?

    M: Ai nói là suốt ngày? Còn ai khác có thể nói là suốt ngày nếu không phải là sự hiện hữu? Nó có thể nắm bắt mọi thứ trong sự quán tưởng này, nhưng không thể nắm bắt chính nó.

    K: Có phải nghiệp là một vấn đề do chúng ta tạo ra?

    M: Kẻ nào đã tạo ra ông thì kẻ đó đã tạo ra cái nghiệp này và những vấn đề của nghiệp, rồi ông tự lôi cuốn mình vào đó. Ai đã tạo ra ông? Ông hiểu thế nào là nghiệp? Nghiệp là sự chuyển động, là hành động.

    K: Chừng nào còn ở trong vòng cương tỏa của nghiệp thì một người còn phải đương đầu với nghiệp và nghiệp có vẻ là cái gì có thật. Nhưng thật ra, không phải nó chỉ là một ảo tưởng hay sao?

    M: Ta tìm cách kiềm giữ ông như thể ông đang ở trong dạ con. Nếu ông lắng nghe Ta chăm chú và im lặng, mọi chuyện sẽ bừng nở. Chúng ta đã nhận diện mình với hình tướng thân xác, đây là một sự ngớ ngẩn, một sự lầm lẫn chung.

    K: Sự lầm lẫn cuối cùng?

    M: Sự lầm lẫn đầu tiên và cũng là cuối cùng. Một lần nữa, hãy nhớ những lời Ta vừa nói. Mầm mống đã tạo nên thân xác này và mọi thứ khác, chừng nào mầm mống đó còn sống, còn ẩm ướt thì ông còn giải thích những lời lẽ này. Một khi mầm mống đó không còn nữa thì ông chỉ ở trong sự vĩnh cửu, trong trạng thái vĩnh cửu của ông.

    Từ hạt mầm nhỏ bé một cây đại thụ mọc ra, cao ngút trời. Tương tự như thế, mầm mống nhỏ bé này, sự hiện hữu này – sự xúc chạm của cái biết “Ta hiện hữu” – từ mầm mống này toàn thể thế giới hữu hình được tạo ra. Đến đây thì ngôn từ không còn năng lực, vì thế ông không thể diễn đạt hơn nữa bằng ngôn từ.

    K: Cái ngã và thân xác của tôi, thân xác của những cái ngã khác trong phòng này, tất cả những gì chúng nghe được đều là khái niệm, là những chuyển động trong sự hiện hữu này. Có phải thế không?

    M: Phải, nếu muốn rõ hơn, lấy trường hợp của giấc chiêm bao, giấc chiêm bao của ông. Vì Ta chỉ đề cập đến những khía cạnh cao siêu của cái biết, Ta không trả lời bất cứ câu hỏi thô thiển nào. Nếu có ai đó tranh luận hay đặt câu hỏi thì Ta sẽ không phản đối, vì đối với người đó – theo quan điểm và ở trình độ của họ - đó là những câu hỏi đúng. Còn bây giờ, nếu phải để tâm đến một trạng thái nào đó, thì đó là trạng thái tám ngày trước khi nhập thai, trạng thái Parabrahman. Hôm qua từ ngữ cái “ngã” được dùng đến, và hôm nay cũng vậy. Cái “ngã” này gắn liền với trình độ nào, và khi nào?

    Mọi thứ đều thiêng liêng nhất và cũng phàm tục nhất. Thiêng liêng và phàm tục chỉ có khi nào có sự hiện hữu. Nếu không có sự hiện hữu, đâu là thiêng liêng và phàm tục?

    Ông gặp một số người và gọi họ là những thức giả uyên bác. Họ sẽ bảo ông rằng kiếp sau ông sẽ là một quân vương vĩ đại và kiếp sau đó ông còn là một quân vương vĩ đại hơn nữa. Khi được bảo cho biết như thế, người nghe rất vui mừng, rất mãn nguyện. Yêu quý chính mình là ảo tưởng căn bản nhưng không ai muốn nhìn nhận điều này. Không ai muốn từ bỏ sự hiện hữu của mình, cái biết “Ta hiện hữu” của mình.

    Giả sử câu hỏi sau đây được đặt với một vị thức giả: “Trước khi nhập thai, ông như thế nào?” Người đó có thể trả lời như sau: “Ta ở trong trạng thái tiềm tàng trong những phần tinh túy của cha mẹ ta”. Đó là cách mà một người thức giả trả lời. Tuy nhiên, nó vẫn dựa vào quan niệm quy ước, và nếu truy tìm xa hơn nữa đến tận cha mẹ của cha mẹ, vân vân, ông sẽ có một sự thụt lùi bất tận. Vì thế, nguyên lý vô hình tướng này chính là cái biết trong trạng thái tiềm ẩn, và nếu ông truy đến tận nguồn gốc thì nó trở về với sự vĩnh cửu. Đó là lý do vì sao nguyên lý này là vĩnh cửu. Bây giờ, Ta cho hai gợi ý nữa để ông có thể tìm hiểu sâu xa hơn. Một: đặt ông vào trạng thái trước khi nhập thai, và hai: tự trói buộc ông trong quan niệm truyền thống về cha mẹ. Trong trường hợp sau, ông không thể nào nắm bắt được bản tánh đích thực của chính ông. Không thể hủy bỏ cái biết theo quy ước nhưng cái biết này không cần thiết, vì về cơ bản nó không thật, không đúng. Bất cứ gì một đứa trẻ không biết gì hay một vị thánh nhân đã giác ngộ nói ra đều đúng cả.

    Ta cho ông một ý niệm khác: “Ai là nguyên lý toàn hảo hay kẻ đã có trước khi bất cứ thân xác nào được sinh ra?” Ở đây lại có sự tương đồng giữa một đứa bé còn trong nôi với một người giác ngộ hoàn toàn. Khi đứa trẻ nếm thức ăn, nó không hề biết đó là nước tiểu hay phân, thức ăn hay sữa, tất cả những thứ này đều có cùng một vị đối với nó.

    Làm sao đứa trẻ biết chính nó trong trạng thái như thế? Chỉ có nó biết. Sao, ông nghĩ gì về đứa trẻ và bậc giác ngộ?

    K: Tôi tin rằng điều quan trọng để trở thành đứa trẻ là buông bỏ tất cả mọi ràng buộc.

    M: Đâu là vấn đề buông bỏ, hay từ bỏ mọi thứ? Nó tự đến, ông chẳng cần quăng bỏ gì cả. Ông chỉ cần hiểu. Ông bắt buộc phải chịu đau khổ hay kinh nghiệm chỉ vì sự xuất hiện của hiện hữu. Ông có tìm bắt sự hiện hữu? Hay nó tự xảy đến. Đứa trẻ có nắm bắt cái gì không? Nó có nắm bắt một khái niệm, một ý tưởng hay một cái “ngã” nào không? Người giác ngộ đã hiểu trạng thái hiện hữu này cùng tất cả những trò đùa của nó, đã vượt ra khỏi nó và an trú trong trạng thái trước khi nhập thai. Người giác ngộ luôn luôn an trú trong trạng thái toàn hảo đó, mặc cho hiện hữu xuất hiện hay biến mất.

    Suốt đời ông, ông đã đạt được rất nhiều thứ, ông có vô số diện mạo, rồi tất cả những diện mạo này và cái hiểu đó từ giã ông. Cuối cùng, ông sẽ chết đi với diện mạo nào?

    Nếu đã hiểu cái “ông” thực sự là, thì liệu có cần thiết theo đuổi tâm linh nữa không?

    K: Trong thực tại thì không. Tôi tự hỏi vì sao tôi ở đây, lý do là gì? Tôi biết rất rõ trong tôi có vô minh. Tôi nghĩ lý do tôi đến đây là để được ông giúp đoạn trừ sự vô minh đó.

    M: Vô minh của ông không còn nữa. Nào, hãy mô tả, ông muốn nói vô minh nghĩa là gì?

    K: Mặc dù thấy rất nhiều điều nhưng tôi vẫn không nhận thức rõ về vô minh. Một đôi khi gặp vấn đề rắc rối, tôi nghĩ đó là vì sự vô minh của tôi.

    M: Các trạng thái thức, ngủ, hiện hữu – kết hợp tất cả các kinh nghiệm này lại – chỉ là vô minh. Sự vô minh được gọi là “sinh ra” chính là ba trạng thái này. Một khi biết được điều này thì ông có thể làm bất cứ gì, ông hoàn toàn tự do. Khi biết rõ hư giả là hư giả thì lúc đó ông chẳng cần phải sùng kính. Mọi ý tưởng về người làm – có nghĩa những chuyện xảy ra là do ông làm – cũng không còn nữa.

    Trước khi sự hiện hữu này xuất hiện, ông thuần túy là Parabrahman – cái Tuyệt Đối.

    Người giác ngộ không xem các trạng thái thức, ngủ và hiện hữu này là quan trọng. Cũng như ông không sợ con rắn bằng cao su, tương tự như thế người giác ngộ không quan tâm đến trạng thái thức và hiện hữu này.

    K: Chúng không khác nhau hay sao?

    M: Liệu ông có cần dùng đến cái biết này? Thấy và xác định các trạng thái đó là hư giả, có cần phải cố gắng?

    K: Ông có thể nhìn thấy bất cứ gì mà chẳng cần cố gắng?

    M: Một khi ông biết được vô minh thì lúc đó chẳng cần đến cố gắng vì ông đã xem các trạng thái thức, ngủ và hiện hữu như không biết (vô minh) thì không có sự ghi nhận nào về các trạng thái đó để nhắc đến sau này.

    Ông đau khổ hay kinh nghiệm cái gì? Tên gọi của hình tướng thân xác này, những liên hệ của nó và sự hiện hữu kia. Nếu tư duy về những điều này thì ông sẽ có giải pháp tức thời.

    K: Ông vừa nói về trạng thái nhập thai. Và ông cũng nói chúng ta ở trong trạng thái Parabrahman vĩnh cửu; thế còn nghiệp là gì, có phải nghiệp khác với trạng thái vĩnh cửu đó?

    M: Không có nghiệp trong trạng thái Parabrahman. Đâu là câu hỏi về nghiệp?

    K: Nhưng ông vừa nói về sự nhập thai, về thân tâm.

    M: Ai đã nhập vào hình tướng thân tâm?

    K: Tôi…? Chúng ta…?

    M: Không gian vừa tràn vào căn phòng này, không gian ở ngoài kia. Tại sao và bằng cách nào không gian đã tràn vào căn phòng này?

    K: Nguyên thủy không có không gian… thời gian?

    M: Không gian ở bên ngoài căn phòng và không gian cũng ở trong này; không có sự khác biệt giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong, tất cả chỉ là không gian! Đâu là câu hỏi đến và đi?

    Ngày 8 tháng 1 năm 1980


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn bản tiếng Anh: “Visitor: The best thing to do is to be there in that “I am” state? To be is meditation? Maharaj: There in no “be there”, just be”.
     
    Tientien2110, tuanlen, hocdoi and 4 others like this.
  2. 1102

    1102 Lớp 4

    Link trực tiếp
     

    Các file đính kèm:

  3. QuynhAnh98

    QuynhAnh98 Lớp 1

    Làm thêm file epub đi bạn ơi!
     
  4. Sách này nói về tôn giáo à bạn
     
  5. rockyou

    rockyou Lớp 7

    Sách của bạn chả định dạng nào có bìa. Nếu bạn cần trợ giúp thì cho biết nhé !
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này