Nhận định Phản biện cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Ooker, 27/3/20.

Moderators: Cát Cát
  1. Chúng ta có thể khôi hài một chút vì vết thương đã quá cũ, nhưng đúng là các cụ đã phải chịu đựng quá nhiều thảm kịch. Đời sống chúng ta được dễ chịu, an toàn và interesting hơn cũng nhờ những nỗ lực của các khoa học gia mọi ngành. Họ chính là idol của mình :D.
     
  2. Bao Ngoc 1234

    Bao Ngoc 1234 Mầm non

    Dân trí thức và các nước phát triển xu hướng đẻ ít vì thu nhập cao họ ko chịu khổ,ko muốn rủi ro sinh đẻ được, (chăm con có thể nói là 1 ngành khoa học riêng,cần nhiều nguồn lực để thành người không báo xã hội) :), sống sướng rồi ko sống khổ được, phổ biến của chủ nghĩa cá nhân và tiêu thụ. Chủ nghĩa tư bản dồn hết tài sản vào một nhóm thiểu số còn lại đủ ăn nên ngại đẻ vì chi phí. Tỷ lệ đẻ ít thì dân số già thôi, sẽ khó khăn cho kinh tế, quốc phòng an sinh, nhưng rồi khi đến ngưỡng lại đẻ lại thôi, tốc độ sinh đẻ bền vững là1,7- 1.8 con/phụ nữ để quân bình với sự phát triển các nguồn lực, tỷ lệ sinh xét trên toàn cầu vẫn đang ổn định, nên loài người chỉ có thể giảm đáng kể hoặc tuyệt chủng vì mùa đông hạt nhân, đại dịch thôi,( thiện thạch cũng ko có đâu 150-200tr mới xảy ra sự kiện) tương lai xa hơn cần có các công nghệ để mở rộng ra vũ trụ, khoa học công nghệ là một phần của tiến hóa và thúc đẩy cũng như thao túng sự tiến hóa, bản chất của sự sống là sinh sôi rồi, quan trọng là được sống nhưng mỗi người cần sống có ý nghĩa chứ ko sau này con cháu, hậu sinh nó chửi vì ăn tàn phá hại, chỉ biết nghĩ tới mình thôi haha
     
  3. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Về vấn đề tỷ lệ sinh giảm ở các xã hội phát triển, cùng các chính sách dân số, các bác có thể đọc thêm bài này của Lý Quang Diệu trích trong cuốn 'One man's view of the world' (Ông già nhìn ra thế giới):

    Trích đoạn:

    "Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi."

    Nguồn: nghiencuuquocte.org/2014/07/24/ly-quang-dieu-ve-dan-so-singapore/
     
    Last edited by a moderator: 7/11/23
    ctienmanh1986 and tran ngoc anh like this.
  4. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Mình thì mình tin nếp nghĩ thay đổi vẫn được quy định do bản năng, một tiềm thức sâu xa trong con người. Mình tin là tự nhiên luôn tạo ra một mức cân bằng tạm thời trong từng giai đoạn, dù dùng ý chí của con người thay đổi thì rồi nó cũng sẽ quay lại đúng mức đó. Tỷ lệ sinh sẽ giảm đi đến một mức độ nào đó nó sẽ tăng lên để tìm ra một mốc ổn định trong một giai đoạn nào đó.
     
  5. Mình thấy mức phát triển kinh tế của một quốc gia, thu nhập và chi tiêu của từng gia đình, giá sinh hoạt đắt đỏ và sự thiếu hụt trợ giúp từ chính phủ, chính là những yếu tố đã tạo ảnh hưởng lớn đến nếp suy nghĩ thay đổi và cái quyết định giới hạn số con cái của các cặp vợ chồng. Sao ông Lý Quang Diệu lại nói đó là những việc hoàn toàn không liên hệ? Hmm... mình có hiểu ý của câu nói đó sai không? :think:
     
    amylee thích bài này.
  6. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Không phải lúc nào lợi ích tổng cũng được tính bằng tiền, trợ cấp bằng tiền đến một mức nhất định sẽ không tạo ra động lực nữa. Ví dụ trong kinh tế học: khi đánh thuế TNCN sẽ làm tăng năng suất lao động, nhưng đánh cao quá năng suất lại quay đầu giảm xuống. Chi phí nuôi đứa trẻ không chỉ có tiền, còn phải dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ trong khi áp lực cuộc sống khác đang tăng lên, nào thì mua đất, xây nhà, mua xe...thời gian dành cho công việc của ta tăng lên, sức lực bỏ vào công việc nhiều hơn. Ta không có có sực lực và thời gian nuôi con mà còn không có thời gian chăm con, dẫn đến lựa chọn giảm sinh như một cách giảm áp lực chung chứ không phải chỉ là tiền.
     
    amylee thích bài này.
  7. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Cái mình dẫn chỉ là trích đoạn. Bạn đọc bài để hiểu thêm lập luận của LQD nhé.
     
  8. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Kết luận của chính ông ấy là:
    "Hệ quả đối với Singapore khá mồn một. Có đất nước nào trên thế giới này lại thịnh vượng với dân số suy giảm? Nếu tôi phải xác định một vấn đề đe doạ tới sự tồn vong của Singapore nhất, nó sẽ là vấn đề này. Tôi không thể giải quyết vấn đề và tôi đầu hàng. Tôi đã chuyển giao công việc cho một thế hệ lãnh đạo khác. Hi vọng là họ hoặc những người kế nhiệm sẽ tìm thấy lối ra."
     
  9. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Cái bác dẫn là hệ quả. Còn kết luận của LQD là: vì nguyên nhân "phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi" nên kết quả là tỷ lệ sinh thấp dần và dẫn tới nhiều hệ luy nếu cứ để như vậy.

    Nên mình mới nói bác Nhuần đọc bài để hiểu lập lập luận tại sao là nguyên nhân này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/11/23
  10. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Vâng, có thể tương lai chúng ta sẽ nhân giống vô tính những đứa trẻ để thay thế lực lượng sản xuất bị thiếu hụt hoặc robot có AI sẽ thay thế con người lao động.
     
  11. Bác nói đúng nhưng mình cũng không sai :D. Chỉ là khác ở cách đánh giá. Ở các xã hội đã phát triển, người ta đánh giá tất cả những công sức bác kể trên bằng...tiền. Dĩ nhiên, chẳng ai có thể đặt giá cho những ích lợi tinh thần mà những việc làm đó mang lại cho gia đình, nhưng người ta vẫn có thể tính đại khái bằng ý niệm: họ có thể dùng khoảng thời gian đó để làm những việc mang lại lợi nhuận. v.v. Vì thế, công chăm sóc chồng con của một bà nội trợ cũng được xem ngang hàng với việc ra ngoài kiếm sống của ông chồng. Tiêu chuẩn 'nghỉ hộ sản' mà phái nam đang được hưởng khi vợ sinh con là đặt căn bản trên quan niệm này.
    Mình hơi confused. Câu kết luận trên (hình như) cũng vẫn là câu cũ mà, phải không? :D
     
  12. chanhvan1987

    chanhvan1987 Lớp 11

    Kinh tế phát triển => tiền nhiều => đời sống cao => hết tiền nuôi con => giảm tỷ lệ sinh => lạm phát cao => thất nghiệp => không có việc => không có tiền chơi bời => lôi nhau ra chơi => tăng tỷ lệ sinh.
     
    Bao Ngoc 1234 thích bài này.
  13. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Mình còm mấy lần chỉ với 1 nội dung mà bác: mời bác đọc bài để hiểu lập luận của LQD để đưa đến cái kết luận mà bác thắc mắc đó. Bác đọc phần trích dẫn mở đầu xong thắc mắc thì cũng cho ổng có cái quyền trình bày bên dưới chứ.

    Còn đọc xong, hiểu xong rùi có đồng ý hay ko là tuỳ bác. :D
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  14. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Theo mình không nên quy những gì không phải tiền ra tiền,
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vẫn có thể tính ra tiền một cách tương đối bằng số tiền mất đi để có được thứ đó :D
     
  16. Hai người mười ý là chiện quá bình thường. Hơi sức nào bác quan tâm! :D.
    Vậy là tương tự như cách tính mà mình nói ở trên rồi. Người nội trợ có thể dùng khoảng thời gian làm việc nhà để kiếm tiền bên ngoài, hoặc nếu không có bà thì gia đình sẽ phải dùng tới dịch vụ, phải không? :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  17. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Quy ra tiền là phương pháp của kinh tế, muốn quy về cùng 1 đại lượng nhưng con người lại bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ chứ ko chỉ là lợi ích. Nói chung tôi dị ứng với phương pháp đó. Nếu chỉ vì tiền có lẽ chúng ta đã ko có Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp...
     

    Các file đính kèm:

  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chắc giống giống vậy á :D
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này