Hiện thực Quê người - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thanhbt, 1/9/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Que nguoi_n.jpg

    Thông tin sách

    Tên sách:
    QUÊ NGƯỜI
    Tác giả: Tô Hoài
    Nhà phát hành: Phương Nam
    Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
    Khối lượng: 220g
    Kích thước: 13 x 21 cm
    Ngày phát hành: 03/2007
    Số trang: 228
    Giá bìa: 28.000đ
    Thể loại: Tiểu thuyết Hiện thực

    Thông tin ebook

    Nguồn:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt
    Ngày hoàn thành: 31/08/2016
    Dự án ebook #229 thuộc Tủ sách BOOKBT

    Giới thiệu


    Nhà văn Tô Hoài đã viết một bộ tiểu thuyết gồm ba tác phẩm: tiểu thuyết “Quê người”, tiểu thuyết “Mười năm”, tiểu thuyết “Quê nhà.” Mỗi tiểu thuyết, câu chuyện, hoàn cảnh và nhân vật đều khác nhau, nhưng tất cả được nối tiếp có hệ thống về các sự kiện lịch sử và xã hội của một vùng nhất định.Câu chuyện về một địa phương, đấy là các làng mạc ở Hà Đông và Sơn Tây, vùng tây bắc thành phố Hà Nội xưa kia, nơi nhà văn Tô Hoài sinh ra và lớn lên. Ở cả ba tiểu thuyết trên đều in dấu vết những nhân vật trong đó có tác giả và gia đình, bè bạn ở sự việc, ở hoàn cảnh, ở những kỷ niệm hồi thơ ấu và đương thời. Bộ ba tiểu thuyết này đã được liệt kê trong danh sách các tác phẩm của Tô Hoài vinh dự được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).

    Tiểu thuyết Quê người (viết 1941) cũng một khung cảnh ấy, những vùng Hà Nội đã bị chiếm đóng. Cảnh điêu linh và khốn cùng diễn ra, biết bao nhiêu người đã phải tha hương. Đi phu, đi làm đường, vào Nam, sang Tân Đảo và các thuộc địa Pháp ở ngoài châu Đại Dương, làm cu li đồn điền. Trong cảnh khốn đốn, phải đi “đất khách quê người”. Tiểu thuyết Quê người đã được tác giả viết trước nhất, cách đây nửa thế kỷ, từ khi nhà văn Tô Hoài mới bắt đầu cầm bút. Điều đó chứng tỏ đề tài của vấn đề đã nung nấu lâu dài trong tâm tư và tình cảm tác giả theo bước với sự phát triển của số phận cuộc sống và lịch sử.
     

    Các file đính kèm:

  2. Conan-tieudao

    Conan-tieudao Lớp 5

  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết do nhà xuất bản biên tập lại hay lí do khác mà bản này có nhiều chỗ bị sửa những từ ngữ đặc sắc của tác giả.
    Ví dụ "Ông Nhiêu vào hạng cừ rượu trong làng". Trước đây tôi được đọc là 'dừ rượu'
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Theo tôi thì bản in nào ta chọn đúng bìa đó cho khỏi nhầm lẫn, nếu không có mới phải thay thế bìa bản in khác; theo như bác quang3456 nói ở trên, những bản in khác nhau lại bị biên tập, sửa đổi khác nhau một chút.
     
  5. NQK

    NQK Lớp 10

    Biết cái nào là đúng nhỉ? Chỉ có cách hỏi cụ Tô.

    Sent from Oneplus One
     
    vutananh thích bài này.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đi đâu hỏi bây giờ, chắc là ra Đông Tác?
     
    chumeo_di_hia and vmchung like this.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đọc chuyện thì biết, Ông Nhiêu không thể gọi là cừ rượu trong làng được.
    Trích 1 đoạn "Ông Nhiêu vẫn uống rượu. Ông uống cạn già nửa chai hai cút rồi... Rượu đã ngấm đến cực độ, khiến ông không thể cất nổi đầu nữa. Ông chúi xuống, bò đi kềnh càng như một con cua. Ông khua hai tay, rồi khuỵu hẳn xuống. Thế là ông kêu lên rền rền: “Gậy của tôi đâu?... Đánh bỏ mẹ nó đi!... Tôi có say đâu!...” Tự nhiên, ông cong cổ lên, hoác miệng ra mà nôn thốc một hồi. Cơm rượu phòi từng đống."
    Thế này so với Chí Phèo thì còn kém xa.
     
    anphan and 123phat like this.
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Thế thì chỉ xóa một chữ đi thôi, sửa lại có tí. Lỗi kỹ thuật. ˋ﹏ˊ

    Sent from Oneplus One
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đấy chỉ là 1 ví dụ thôi, còn nhiều chữ khác nữa. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng về sáng tạo từ ngữ, cũng như nhà văn Nguyễn Tuân. Nếu người biên tập đọc không quen tai sẽ sửa thành các từ thông dụng, có khi cũng vẫn đúng nhưng mất đi màu sắc văn TH.
    Một VD khác, tôi nhớ đã đọc là bà Ba 'xang xác mồm', trong sách này thì là 'quang quác'
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đang qua topic Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hóng lại bản 1952 xem có phải "dừ rượu" không, hê hê.

    Bản in đó là "rừ rượu", cũng là biến âm của "dừ rượu", theo ngữ cảnh có nghĩa là "nát rượu", "nghiện rượu" chứ không phải "uống rượu giỏi".
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/16
  11. NQK

    NQK Lớp 10

    'Dừ' chứ chứ ai lại 'rừ'. Dừ người vì rượu. Bọn mình vẫn bảo nhau thế, ở năm 2016

    Sent from Oneplus One
     
  12. V_C

    V_C Lớp 3

    Bản in cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX do NXB Văn học liên kết với Nhà sách Minh Lâm (2014) có 500 trang nội dung nhưng lỗi thì nhiều không kể xiết, gồm cả lỗi morasse nhan nhản hầu như trang nào cũng có và lỗi nội dung khiến bạn đọc hiểu sai nội hàm ý nghĩa tác giả viết.
    • Phan Thanh Giản khuyên… quan tài ?
    Những lỗi sai morasse sơ đẳng nhất có ở tên các địa danh và nhân vật rất quen thuộc như Đà Nẵng thành Đà Năng, Võ Tánh thành Võ Tránh, Chương Mỹ (Hà Đông) thành Chứng Mỹ. Thậm chí, Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) cũng sai thành Nguyên Huệ (trang 386), Tôn Đản sai thành Tôn Đàn (trang 184), Nùng Tồn Phúc sai thành Nùng Tồn Phú (trang 186)...
    Còn những lỗi khiến bạn đọc hiểu sai nội hàm ý nghĩa có thể kể như việc Địch Thanh là tướng nhà Tống năm 1053 đến Tân Châu để hội chư quân thì viết sai, đẩy thời gian lùi gần 500 năm sau thành năm 1503 (trang 183); việc vua Louis XVI ký với giám mục Bá Đa Lộc bản Hiệp ước Versailles năm 1787 cũng sai thành năm 1887 (trang 403)…
    Đặc biệt, khi quân Pháp đánh Nam kỳ, có đoạn viết: “Thấy thế không chống nổi, Phan Thanh Giản khuyên quan tài ba tỉnh nên nộp thành trì cho giặc” (trang 461). Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Quan tài, còn gọi là áo quan, là hòm bằng gỗ đựng thi thể người chết. Viết đúng phải là Phan Thanh Giản khuyên “quan lại” ba tỉnh nên nộp thành cho Pháp.
    • Nhà Trần “lộn tông”
    Cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, trong bản in năm 2016 do NXB Khoa học Xã hội liên kết với Nhà sách Anh Khoa, tuy số lỗi morasse ít hơn nhưng việc biên tập vẫn là điều đáng bàn tới vì lỗi sai vẫn nghiêm trọng, trong khi NXB Khoa học Xã hội là đơn vị xuất bản đúng chuyên ngành.
    Nhà Trần vốn đã bị sử sách đánh giá là loạn luân khi anh em cận huyết lấy nhau để giữ ngôi. Nay đọc sách thì thấy trang 247 viết: “Trần Ích Tắc là em ruột Trần Khoán”. Sang trang sau ghi: “Em Trần Khâm là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc”. Cũng trang 248 này viết: Trần Khâm phải sai người đem em ruột là An Tư công chúa để hiến cho Thoát Hoan để mong hoãn binh”. Trần Khoán là ai thì chúng tôi chưa rõ, chắc phải đợi NXB Khoa học Xã hội lý giải giúp cho. Còn Trần Khâm là tên húy của vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Mà so sánh trong phả hệ tôn thất nhà Trần thì vua Trần Nhân Tông phải gọi Trần Ích Tắc bằng chú và gọi An Tư công chúa bằng cô, làm sao có chuyện hai vị đó lại là em của Trần Khâm được? Họ chỉ có thể là em của thượng hoàng Trần Thánh Tông mà thôi…
     
    chumeo_di_hia and 123phat like this.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác này cẩn thận quá.
    Đúng rồi, 'rừ', 'dừ' hay 'nhừ' cũng giống như nát. Người ta thường nói là 'nát rượu' nhưng cụ TH lại viết là 'rừ rượu', thế mới là văn của TH.
     
    chumeo_di_hia and anphan like this.
  14. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Đào mộ:
    Vì thấy lời tựa có phần sai so với thực tế hoàn cảnh lúc đó
    "..Tiểu thuyết Quê người (viết 1941) cũng một khung cảnh ấy, những vùng Hà Nội đã bị chiếm đóng. Cảnh điêu linh và khốn cùng diễn ra, biết bao nhiêu người đã phải tha hương. Đi phu, đi làm đường, vào Nam, sang Tân Đảo và các thuộc địa Pháp ở ngoài châu Đại Dương, làm cu li đồn điền.."

    Vùng Nghĩa Đô là ngoại thành Hanoi khi đó nên ko thuộc vùng nhượng địa tức Nội Thành Hanoi, xã hội hoàn toàn thuộc phong kiến, thậm chí vận hành kiểu làng xã.

    Cảnh khốn khó ở đây (trong tác phẩm) là xã hội nói chung thời đó do phong kiến lạc hậu không liên quan gì đến việc người Pháp thực dân là mấy. Trái lại, nội thành Hà Nội người Pháp cai quản rất quy củ, văn minh hơn nhiều, tham khảo thêm hồi ký cụ Nguyễn Hiến Lê.

    Đi phu là do nghèo khó, làm nông không đủ sống và nhiều lý do khác, thực tế dù khổ nhưng việc làm thuê đều được người Pháp trả lương. Để hiểu rõ hơn các bạn xem phóng sự Người Việt ở Tân Đảo do trung tâm Vân Sơn thực hiện. Phóng sự có một chú nói, lúc đo tâm lý nói chung người Pháp coi họ là người cai trị nên dù làm thuê nhưng họ quản người làm rất khắt khe và tàn nhẫn, có thể so sánh với tâm lý của người nô lệ da màu ở Mỹ và chủ nô da trắng ví dụ trong phim 12 Years Slave. Lời tựa trên rất không logic khi ghép các sự kiện chả liên quan gì từ việc khốn khó của đời sống phong kiến vào việc tha hương, làm thuê, đi phu ví như sự đi xuống từng nấc thang, ko khách quan thậm chí gán ghép hệ quả vào truyện.

    Theo tôi để hiểu lịch sử không phải dễ. Trong văn học các sự kiện tâm lý nhân vật có thể dễ tạo sự đồng cảm ở người đọc nhưng nếu quá thiên vị sẽ mất đi cái ý nghĩa chân thực. Đôi lời nhận xét khách quan với lời tựa trên của truyện này.

    Đây là tác phẩm, đơn giản là, theo cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét là rất chân thực về đời sống người dân thôn quê Việt thời đó cả tốt xấu hỉ nộ ái ố, nhưng không bị tô quá nhiều màu đen (phóng đại hơi quá so với thực tế về sự khốn khổ của dân chúng) như Tắt Đèn của cụ Ngô Tất Tô hay Chí Phèo của cụ Nam Cao. Nhiều bạn đọc bị ám ảnh do việc học văn thời xã nghĩa, bị bắt phân tích kiểu văn mẫu đóng khuôn là xã hội khốn kho do phong kiến,thực dân nọ kia nên dễ bị thiên hướng gán ghép sai nội dung, kiểu như lời tựa trên. Cuối cùng, một tác phẩm rất đáng đọc để hiểu hơn đời sống của các cụ thời xưa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/18
    chumeo_di_hia thích bài này.
  15. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Cảm ơn các bác, văn người ta thế nào thì nên để nguyên như vậy, không nên sửa chữa dù chỉ 1 từ, nhất là những từ nhà văn cố tình dùng câu chữ như vậy. Có chăng sữa lỗi sai chính tả thôi. Vậy em bỏ qua bản này để tìm bản chuẩn hơn vậy. Cảm ơn bác chủ thớt dành thời gian đóng gói ebook cho người yêu văn nhé.
     
  16. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Ừ, chúc bạn may mắn lần sau nhé!
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  17. cavoixanh99

    cavoixanh99 Lớp 2

    Cuốn này là phần 2 của cuốn quê nhà thì phải
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  18. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Em ko rõ lắm, hì hì :)
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Là phần 2 nhưng được viết trước. Tôi thấy tập này hay nhất, có thể xếp vào loại phong tục tiểu thuyết. Còn 2 tập kia tác giả viết thêm và viết sau năm 54, phong cách lúc đó khác rồi.
     
    anhdung14161 and chumeo_di_hia like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này