Chính trị Quỷ Cốc Tử - Mưu lược toàn thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/1/20.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    Topic xôm tụ vầy mà giờ mới biết. Mình là cái đứa soát chính tả cho cuốn này, nhưng mà cuốn này thực ra cũng không có gì xuất sắc lắm. Nhưng bạn @tran ngoc anh biên tập nhìn đẹp quá, cám ơn bạn.
    Nói chuyện loãng topic, đọc bài các bạn (mới đọc một ít, chưa đọc hết) làm mình nghĩ đến trong Trang Tử Tinh hoa có câu bậc Chí Nhân là người vô kỷ, vô công và vô danh.
     
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Đầu tiên, Cảm ơn Bác đã hỗ trợ cuốn sách đó. Nếu được Bác làm luôn cuốn này thì tốt quá. Chân thành cảm ơn trước

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chí nhân gì đó theo thiển ý mình nghĩ là Vô Công rỗi nghề ( chẳng có gì làm ) có lẽ nói trắng ra không biết gì để làm, suốt ngày suy nghĩ và nói thôi một vấn đề nào đó ( đôi lúc gọi đó là một Kế Hoạch hoàn hảo )
     
  3. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    Trời, bạn chưa đọc mà nói như đúng rồi.
     
  4. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Mình không có ý chê bai, thực trạng chung ngày xưa những người "Chí Nhân" thường nhiều tóc, nên "chí" rận trên đầu nhiều quá và bận làm nhiều việc lớn không có thời gian lẫn tiền bạc lo nổi bản thân nên mới thành như Bác nói ở trên. Còn thực trạng chung ngày nay "Chí nhân" là những người suốt ngày bận rộn túi bụi trên mạng online và những người đang ăn rau muốn mà nói lo chuyện thế giới, luôn đưa ra những "kế hoạch hoàn mỹ" giúp ích mọi người, đáng tiếc chả làm được cái đếch gì dù chỉ 1%
     
  5. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    Cái đó là "chí nhân" theo bạn nghĩ, không phải là điều mà người ta đề cập trong cuốn sách. Cùng một từ đó, không có nghĩa là đang nói về cùng một thứ, một khái niệm giống nhau.
     
  6. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    Từ điển trích dẫn

    1. Rất có nhân đức. ◇Trang Tử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: “Chí nhân vô thân” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Thiên vận Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).
    2. Chỉ người vô cùng nhân đức.
    Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

    Rất có lòng thương. Hát nói của NCT: » Song bất nhân mà lại chí nhân «.

    Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ (chứ không ở đó lâu). Thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập. Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc , ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh , ai nhắm quyền thế thì không nhượng quyền bính cho người được . Nắm giữ nó thì run sợ mà buông ra thì rầu rĩ. Những người đó không có gì để tự răn mà hãm bớt thị dục, họ bị trời hành hạ. Oán, ân, lấy, cho, khuyên răn, dạy bảo, sinh, sát, tám cái đó là khí cụ của chính quyền. Chỉ người nào thuận theo sự biến hoá tự nhiên là dùng được những khí cụ ấy. Cho nên bảo: “Tự sửa mình cho ngay rồi mới cai trị được người”. Trong lòng không theo qui tắc ấy thì thiên cơ không mở ra đâu.

    Khổng tử nói với Lão Đam:

    – Khâu tôi nghiên cứu lục kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, tự cho là đã tốn công và hiểu được kĩ. Tôi đã yết kiến bảy mươi hai ông vua, bàn luận về đạo của tiên vương, giảng rõ về chính sách của Chu công và Thiệu công[422], không một ông vua nào dùng lời của tôi cả. Quá lắm! Tại khó thuyết phục bọn họ hay tại khó làm sáng được đạo?

    Lão tử đáp:

    – Không gặp một ông vua nào biết trị nước, là may cho ông đấy. Vì lục kinh chỉ là cái di tích cổ hủ của tiên vương, đâu phải là tinh thần tiên vương lưu lại[423]. Những lời ông nói ngày nay cũng là dấu vết thôi. Như giày dẫm lên đất để lại một cái dấu, dấu đó không phải là giày. Loài ngỗng trắng, con trống con mái nhìn nhau trừng trừng, con ngươi không cử động mà tự nhiên sinh sản; con sâu đực kêu lên ở trên, ở dưới con cái hoạ theo, mà tự nhiên sinh sản. Hễ có con đực con cái cùng một loài thì sinh sản dễ dàng. Không thể đổi được thiên tính cùng vận mệnh; bốn mùa không thể ngừng lại được, đại đạo không thể bị nghẽn, lấp. Đạt được đạo thì làm gì cũng được, để mất nó thì không làm gì được cả.

    Khổng Tử nghe rồi, ba tháng không ra khỏi cửa. Sau trở lại thăm Lão Đam, bảo:

    – Khâu tôi đã hiểu rồi. Con quạ và con chim khách ấp trứng, con cá phun bọt [trứng] ra; con ong sinh sản; em sinh ra thì anh khóc[424]. Đã từ lâu, Khâu tôi không dự vào sự biến hoá của trời đất. Người nào không dự vào sự biến hoá thì làm sao biến hoá được người khác?

    Lão tử bảo:

    – Được, ông hiểu đạo rồi đấy.

    ==NHẬN ĐỊNH VỀ BA CHƯƠNG THIÊN ĐỊA, THIÊN ĐẠO, THIÊN VẬN==

    Cũng như bốn chương đầu Nội thiên, ba chương này dùng một số danh từ không có trong thời Trang tử. Như bài XIII.1 có chữ “tố vương” (ông vua không ngôi), chữ này trỏ Khổng Tử, xuất hiện vào đời Hán, sau Trang tử mấy trăm năm. Bài XIV.7 dùng danh từ “lục kinh” để trỏ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, Dịch; bài XIII.6 dùng danh từ “thập nhị kinh” (tức lục kinh và lục vĩ); hai danh từ này cũng do người đời Hán đặt ra. Đó là về hình thức, về nội dung ta càng thấy rõ ràng tác giả không phải là Trang tử, mà là nhiều người có nhiều khuynh hướng khác nhau, chỉ có một điểm giống nhau là tư tưởng chính trị ôn hoà; vì điểm này mà ba chương được sắp chung thành một tổ hợp. Trước hết, một số bài còn giữ được gần đúng tư tưởng của Trang tử, như bài XII.8 bàn về vũ trụ, bài XII.4 bàn về tri thức, bài XII.10 bàn về chính trị…, nhưng tác giả những bài ấy không đưa ra một ý kiến nào mới mẻ, không phát huy thêm được gì mà bút pháp cũng tầm thường.

    Một số tác giả khác chịu ảnh hưởng của Khổng học (gọi Khổng Tử là Phu tử – XII.9), khen cách trị dân của thánh nhân: “đặt ra các chức quan tuỳ theo nhu cầu, giao chức vụ tuỳ theo tài năng của mỗi người, hiểu hết sự tình của dân và thuận theo khuynh hướng của dân mà làm…” (XII.12). Họ cho nhân nghĩa là có ích, miễn là đừng thái quá. Bài XIV.5 có đoạn: “Nhân nghĩa là quán trọ của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu, ở lâu thì bị nhiều điều trách móc. Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ, thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập”.

    Một số bài nữa cơ hồ đứng hẳn về Khổng phái. Đây là một đoạn trong bài XIII.4: “Có quí có hèn, có trước có sau, đó là trật tự của trời đất; thánh nhân theo trật tự ấy. Trời cao, đất thấp, đó là vị trí của thần minh. Xuân hạ trước rồi mới tới thu đông, đó là trật tự của bốn mùa (…) Như trời đất cực thần minh kia mà còn có tôn ti, trước sau, huống hồ là người. Ở tôn miếu thì trọng những bậc vào hàng ông cha mình, ở triều đình thì trọng chức tước, ở hương đảng thì trọng người già, xử sự thì trọng người hiền, đó là trật tự của đại đạo”. Tác giả Tề vật luận mà lại chủ trương tôn ti như vậy ư? Câu cuối giá đặt vào bộ Mạnh tử thì hợp hơn, vì diễn lại đúng ý trong câu “Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, trưởng dân mạc như đức”[425] trong Công Tôn Sửu hạ, bài 2.

    Đoạn cuối bài XII.11, cũng khiến chúng ta ngờ rằng tác giả bênh vực Khổng Tử mà chê Lão Trang. Khổng Tử bảo Tử Cống: “Người đó (tức bảo ông làm vườn không chịu dùng cơ giới – cái cần vọt – vì sợ sẽ sinh ra cơ tâm) hiểu lầm đạo thuật của thời nguyên thuỷ hỗn mang. Người đó (…) biết trị nội tâm mà không biết trị ngoại vật. Giữ cái tâm sáng suốt, chất phác, vô vi để trở về với tự nhiên, giữ được bản tính và tinh thần, ngao du trong cõi thế tục, cái đó có gì đáng cho (…) thầy trò mình biết?”. Lại có người chịu ảnh hưởng của pháp gia nữa. Họ bảo có thể dùng “hình danh, thưởng phạt” để trị dân (Bài XIII.4), họ cho “công nghệ ở trong nhiệm vụ của quốc gia” (XII.1), họ chê Khổng Tử lạc hậu: “Xưa với nay khác nhau cũng như trên nước và trên bộ, mà nước Chu và nước Lỗ chẳng khác nhau như thuyền với xe ư? Nay đem pháp độ nước Chu áp dụng vào Lỗ thì không khác gì muốn đi bằng thuyền trên bộ”. Vậy lễ nghĩa pháp độ phải biến đỗi cho hợp thời, đừng làm cái trò lấy áo Chu công bắt vượn khỉ mặc. (XIV.4). Tôi tưởng đâu nghe lời của Hàn Phi. Nghiên cứu Nam Hoa kinh mà gán cho Trang những tư tưởng đó thì oan cho Trang quá. Rồi còn quan niệm vô vi “mới mẻ” này nữa: “Theo qui tắc vô vi thì trị được thiên hạ mà còn dư sức, nên hữu vi thì bị thiên hạ sai khiến mà vẫn không đủ sức…

    Người trên mà vô vi, người dưới cũng vô vi nữa, thế là dưới cũng có đức như trên mà không có bề tôi nữa. Cũng vậy, nếu người dưới hữu vi, người trên cũng hữu vi, thế là trên dưới cùng một đạo, mà không có vua nữa. Vậy trên phải vô vi mà trị thiên hạ, dưới phải hữu vi để giúp thiên hạ, đó là luật bất di bất dịch”. (XIII.3).

    Vô vi đâu phải là thứ vô vi không làm gì trái với thiên nhiên, với bản tính vạn vật; mà là thứ vô vi của Pháp gia, vua không làm gì cả, chỉ kiểm soát, dò xét, còn mọi việc để bề tôi làm hết.

    Sau cùng, trong nhóm mà La Căn Trạch gọi là “hữu phái” này, còn có nhà theo thuyết tu tiên. Họ bảo thánh nhân “sống ngàn năm rồi, chán cõi trần này thì lên tiên, cưỡi đám mây trắng mà tới cõi Thượng Đế” (XII.6). Chắc họ sống đời Tần hay đầu Hán, thời mà phong trào tu tiên rất thịnh: Tần Thuỷ Hoàng cầu thuốc trường sinh bất tử, và phái người ra biển Đông tìm cảnh Bồng Đảo.

    Tóm lại trong ba chương này, tư tưởng rất phức tạp, có tới năm khuynh hướng: theo Trang thuần tuý, theo Trang mà chịu ảnh hưởng của Khổng, theo Khổng gần như thuần tuý, theo Pháp gia và theo bọn Đạo gia tu tiên.

    Tư tưởng của Trang không được phát huy thêm mà chỉ bị bôi xanh bôi đỏ, lem luốc tới không nhận ra được nữa.

    Đạo không còn là căn bản của vũ trụ, đã bị hạ bệ nhường ngôi cho thiên, rồi cho Thượng Đế.

    Bài Đại tôn sư 1, Trang tử bảo: “Đạo là tự gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra quỉ thần, thượng đế, nó sinh ra trời đất”. Ba chương này ngược lại, cho Đạo từ trời ra: “Đạo gồm ở trong trời” (Đạo kiêm ư thiên – XII.1); “cổ nhân làm sáng Đạo thì trước hết làm sáng cái luật trời, rồi tới Đạo và Đức” (XIII.4); “Trời có lục cực (trên dưới và bốn phương) và ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ)” (XIV.1), tức như nói trời là nguồn gốc của tất cả.

    Nội việc dùng từ “Thiên đạo” – mà ta đã thấy ở cuối chương XI (hữu thiên đạo, hữu nhân đạo – bài 6) – làm nhan đề chương XIII cũng cho ta thấy sự suy vi của học thuyết Lão, Trang rồi.

    Đạo bị phân biệt làm hai: của trời và của người; thì quan niệm vô vi cũng phải biến đổi: vua – con trời – mới được vô vi, còn bề tôi phải hữu vi.

    Chủ trương “tề vật” mất hẳn: có trên, có dưới, có tôn ti, có trước sau, có thị phi (nên nhân nghĩa hoá ra hữu ích); ngay đến sinh tử cũng không ngang nhau nữa, người ta trọng sinh khinh tử (nên mới cầu được trường sinh), như vậy sự tiêu dao chỉ dành riêng cho những bậc thánh sống ngàn năm, chán cõi trần rồi lên tiên.

    Tuy nhiên ba chương này cũng có được ít bài thú vị:

    – bài XII.9 dùng một ngụ ngôn để diễn cái ý đạo của cổ nhân không thể truyền lại được, mà sách chỉ là cặn bã của cổ nhân.

    – bài XIV.4 giảng cho ta rằng mọi truyền thống, pháp độ đều vô thường, chỉ có ích cho một thời, tới thời sau sẽ vô dụng. Ý này tấn bộ, được bọn Pháp gia áp dụng triệt để mà gây một cuộc cách mạng vĩ đại ở cuối thời Chiến Quốc.

    – bài XII.11: cơ giới sinh ra cơ tâm.

    – bài XIV.1 đưa ra một hơi mười mấy câu hỏi về vũ trụ: “Trời có vận chuyển không? Đất có đứng im không? Mặt trời mặt trăng có tranh chỗ với nhau không? Ai làm chủ tể cái đó? Ai duy trì cái đó? vân vân…”[426]. khiến cho ta nhớ tới bài Thiên vấn[427] của Khuất Nguyên. (Khuất Nguyên hỏi trời tới một trăm bảy mươi hai câu!).

    – và bài XII.14, “Mọi người đều mê, riêng một mình tôi tỉnh”: tâm lí sâu sắc mà giọng thật buồn; thật là tiếng kêu thanh mà trầm trong một xã hội loạn.
     
  7. babylon

    babylon Lớp 4

    Quan điểm của Nho gia và Đạo gia hoàn toàn khác nhau về cách xử thế
    Nho Gia như hòn đá tảng giữa dòng sông ; mạng có thể mất nhưng Danh dự - nguyên tắc thì không ; triều đại thay đổi mong chờ Minh quân chứ không muốn xúc tác thay đổi dòng lịch sử
    Đạo gia như thuyền xuôi giữa Dòng nước ; sinh tử chi đạo - tồn vong chi đạo là cái lẽ thời thế ; nhân mệnh cá nhân có thể xúc tiến thay triều đổi họ cũng có thể khởi binh qua mà tránh 1 cuộc binh qua khốc liệt khác
    Quan điểm Đạo gia xuất sắc nhất nhập thế là Du thuyết của Quỷ Cốc tử
    Lão tử :
    Thiên Đạo mất thì nhân đạo ( Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín) hiển lộ ; ngay khi Trí xuất hiện thì trá ngụy song hành; trọng dụng đồ xa xỉ - nhân tài thì cái hữu khuynh lại sinh ra rắc rối ...
    Nên ở Góc độ Đạo gia - Nho gia là thứ cấp .
    Ở cấp độ Nho gia thì Quân tử phò tá Minh quân mới là lẽ sống.
    Hai quan điểm bổ khuyết há có cái nào hơn cái nào.
    Không lề thói - nguyên tắc thì mông muội
    Tri trí Cách vật đỉnh cao của Nho gia khác chi cái quay vào trong Tĩnh của Đạo gia.
    Giáo dục không có - Lễ nghi suy thoái há triều đại nào trường tồn.
    Đỉnh cao của Thiên đạo thiếu người hiểu . Chỉ bảo lánh đời là nhìn bên ngoài . Thấy bĩ thái thiên đạo thì vạn vật đồng thể
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình ý kiến riêng câu này thôi nhé. Mình thấy nhiều đứa bị bệnh tâm thần cũng thường hay nói như vầy nè, khi bị người ta nói là bị tâm thần ấy, sẽ luôn cãi lại kiểu: mấy người mới bị ấy, chỉ có tui tỉnh thôi. Ông Khuất Nguyên chắc cũng kiểu khủng hoảng tinh thần rồi thốt lên câu nói nổi tiếng này.
    Trong sách của cụ Cần cũng có lên tiếng phê phán.
     
    Missfly82 thích bài này.
  9. babylon

    babylon Lớp 4

    :D
     
  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Khổ là Bác @tracthanh lại nói:" Cái đó là "Mọi người đều mê, riêng một mình tôi tỉnh" theo bạn nghĩ, không phải là điều mà người ta đề cập trong cuốn sách. Cùng một từ đó, không có nghĩa là đang nói về cùng một thứ, một khái niệm giống nhau.". Đó chỉ là cách hiểu riêng Bác, nhưng mình đồng ý suy nghĩ và ý kiến của Bác; tuy nhiên,trong sách vở không nói như thế; nên chắc chờ chứng cứ về điều đó vậy
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. daidv1990

    daidv1990 Mầm non

    có tập 10 chưa bạn
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    À cuốn này không phải bộ “Chiến quốc tung hoành” bạn ơi.
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
: chính trị

Chia sẻ trang này