Cổ tích thì đọc: + Nghìn lẻ một đêm + Truyện cổ tích Andersen + Truyện cổ tích châu âu... Hạn chế đọc cổ tích VN...
Chừng nào lên làm lãnh đạo tui cũng sẽ đọc. Lãnh đạo đọc sử sẽ có đất dụng võ nhiều hơn. Ngay ở thời đại công nghệ thông tin như hiện tại, những gì tui biết cũng chỉ là những gì "người ta" cho phép tui biết. Ngay cả bản chất của thế giới hiện tại nơi mình đang sống còn mơ hồ không rõ ràng thì tui không mộng tưởng hiểu được lịch sử. Đọc thì dễ thôi nhưng tui sợ mình sẽ hiểu sai và xuyên tạc lịch sử theo cách mà người ta viết ra nó. Đọc càng nhiều sách (không phải lịch sử) lại càng nhận ra lịch sử lại không giống như trong sách (lịch sử) đã mô tả. Rốt cuộc, đâu mới là sự thật, trời biết đất biết, tui... không biết.
Cá nhân mình vẫn thấy thích đọc truyện cổ tích Việt Nam cho các bạn nhỏ nghe. Có những câu chuyện cổ tích phản ánh sự bất công giai cấp nhẹ nhàng thâm thúy như "Cây tre trăm đốt", hay truyện cổ tích loài vật hóm hỉnh như "Trí khôn của ta đây", hoặc giàu tính giáo dục như "Tích Chu". Những tinh thần, mong ước, ý nghĩa gửi gắm trong đó đều thể hiện nhân sinh quan của người Việt, là văn hóa của người Việt. Vậy có lý do gì cần phải hạn chế đọc vậy bạn @dangtuanpr ? Truyện cổ tích Việt Nam truyền tải thông điệp gì tiêu cực sao?
Thông điệp thì tốt nhưng phần lớn truyện cổ tích Việt Nam có cách kể có vấn đề ss ah! Hãy cùng điểm qua một số câu truyện cổ tích điển hình của Việt Nam để xem cách kể có vấn đề như thế nào nhé! 1. Cây tre trăm đốt Câu chuyện kể về một chàng trai đi làm cho nhà phú ông với nhiều hứa hẹn. Nhưng cuối cùng phú ông đã thất hứa với chàng trai. Và chàng trai đã làm gì để đòi công bằng cho mình? Anh ta KHÓC! và BỤT hiện ra giải quyết vấn đề cho anh ta, còn anh ta chẳng phải làm gì để đòi công bằng cho mình cả. 2. Tấm Cám Câu chuyện kể về một cô gái ở cùng với mẹ kế và con riêng của bà. Nàng bị đối xử rất bất công và để chống trả với sự bất công ấy nàng đã làm gì? Nàng KHÓC và BỤT lại hiện ra giải quyết vấn đề cho nàng, nàng chả phải mó tay vào việc gì cả. Trên đây là 2 truyện cổ tích điển hình của truyện cổ tích Việt Nam. Như ta thấy, các nhân vật chính không phải đấu tranh để giành lấy cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ luôn ỷ lại chờ đợi một ai đó đến cứu mình. Truyện cổ tích thường đọc cho trẻ em, những đứa bé chưa có tinh thần phản biện tốt. Chúng có thể dễ dàng nhiễm tâm lý ỷ lại đó, trước thì việc cá nhân rồi đến việc nhà sẽ ỷ lại cho bố mẹ, đến trường thì ỷ lại cho thầy cô, bạn bè...Dần dần lớn lên chúng sẽ trở thành những người thụ động. Em nghĩ chắc ss cũng không muốn bé nhà mình sau sẽ trở thành một người thụ động đúng hem? Không biết ss giải quyết vấn đề này khi đọc sách cùng bé như thế nào? Nhưng em nghĩ, nếu chọn đọc những câu chuyện như thế này thì nếu có thể ta hãy gợi ý cho bé để bé có nhiều góc nhìn về câu chuyện hơn! SS thấy có hợp lý không? Vì sẽ xây dựng cho bé có cách nhìn toàn diện của vấn đề. Còn nếu không làm được điều này em nghĩ không nên đọc sẽ tốt hơn!
Trong truyện cổ tích, bao giờ cũng có những nhân vật siêu nhiên, những phép màu, để giúp con người thoát khỏi thực tại đen tối. Đó là đặc trưng tuyệt đối của truyện cổ tích mà những thể loại văn học khác không có. Cứ lạc vào thế giới cổ tích, rồi mọi điều ước sẽ thành hiện thực, cho dù vô lý. Đó chính là niềm tin, là "ánh sáng cuối đường hầm". Những bế tắc trong cổ tích chỉ là chuyện nhỏ, nhưng trong đời thực có những khoảnh khắc rơi xuống đáy của tuyệt vọng mà tư duy lý trí không thể cứu vớt tinh thần lên được, chỉ nhờ đến niềm tin vào điều kỳ diệu mà thôi! Đối với cách giải quyết vấn đề khi bế tắc, mình đồng ý với bạn, không đồng tình với cách giải quyết vấn đề thụ động. Tuy nhiên, điều này không chỉ có trong truyện cổ tích Việt Nam bạn nhé! Nàng Lọ Lem cũng khóc lóc khi không được đi dự tiệc đấy thôi. Nếu nhìn nhận một cách tích cực, bạn sẽ thấy bài học rút ra là: Bụt hay Tiên chỉ hiện ra và giúp đỡ những con người trong sáng, thánh thiện, không vụ lợi. Cám cũng khóc, nhưng Bụt có hiện ra giúp đâu. Hoặc, một truyện cổ tích nước ngoài khác là "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn." Năm lần bảy lượt được các chú lùn cứu, cảnh báo, mà nàng Bạch Tuyết vẫn trúng mưu của hoàng hậu. Nếu nhìn nhận như bạn, thì truyện cũng dạy cho bé hành xử "ngu dốt", "bướng bỉnh", thay vì coi đó là "trong sáng" đấy sao? Sách truyện hay tác phẩm văn học nói chung, khi đọc (cho mình và cho các bé) đều cần chắt lọc. Có những quan điểm, cách xử lý, ở thời điểm sáng tác là hợp lý nhưng đã lạc hậu với thời điểm hiện tại, vì vậy phải gạn đục khơi trong. Các bạn nhỏ bây giờ không chỉ được đọc truyện cổ tích Việt Nam đâu. Vì vậy mình không ngại con mình chỉ tiếp nhận một chiều. Hơn nữa, đọc truyện cổ tích là để hướng thiện và nuôi dưỡng tâm hồn cho bé. Vì vậy mình sẽ chọn cách "làm mờ" đi những thông điệp tiêu cực, nhấn mạnh những giá trị nhân văn, thay vì bài xích và phê phán. Khi nuôi dưỡng thói quen đọc cho các bạn nhỏ, mình cố gắng truyền tải thông điệp tất cả các tác phẩm văn học đều có giá trị. Nếu con mình có tư duy phản biện sắc sảo như bạn @dangtuanpr, kể cả khi con đọc truyện xong, con nhìn nhận ra sự khác biệt, thậm chí thua hụt của truyện cổ tích trong nước với nước ngoài, đó cũng là một lợi ích từ việc đọc. Để bé nói ra điều đó cũng là một cách rèn luyện tư duy phản biện. Con đường phát triển bao giờ cũng xuất phát từ nhận thức rồi mới đi đến học hỏi.
Dạ đúng ah! Ý em nói ở đây là mô típ chung trong truyện cổ tích của cả 2 bên. Truyện bên châu Âu mô típ chung của nó là hiệp sĩ đi đánh rồng để dành lấy công chúa. Tức là phải có làm mới có ăn! Theo em Tấm cũng không phải người hiền lành ss ah! Chính xác, thế em mới nói cần phải đa dạng góc nhìn ss ah!
Bộ của Fred Vargas cũng của Nhã Nam mà phía trên bác khuyên đọc, phía dưới bác bảo dịch dở. Cuốn Tên của đóa Hồng cũng xếp vào loại trinh thám được vậy, mà cũng của Nhã Nam. Tóm lại là bác muốn sao
Bạn muốn đa dạng góc nhìn nhưng chính bạn lại chỉ nhìn một phía, ở mặt tiêu cực. Theo ví dụ thì góc nhìn của bạn là lối sống thụ động, thiếu trách nhiệm. Nhưng truyện cổ tích Việt Nam lại ở góc nhìn khác, nó nhấn mạnh "Ở hiền gặp lành", "Gieo gió gặp bão"... với mục đích khuyên người đời hướng thiện. Truyện cổ tích chưa bao giờ là nguyên nhân gây nên tính thụ động, thiếu trách nhiệm cả. Nguyên nhân chính khiến trẻ thụ động là sự bảo bọc quá mức của gia đình. Đó là vấn đề trong cách giáo dục trẻ em của Việt Nam. Việc bạn đổ trách nhiệm cho truyện cổ tích theo tui là không đúng.
Thứ nhất: Vì đầu vào là nền văn hóa và nhân sinh quan khác nhau nên motif truyện của các dân tộc, cộng đồng không thể giống nhau được. Hợp lý thì học hỏi, chưa hợp lý thì rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc. Nghiêm túc mà nói, vẫn phải hiểu môi trường mình sống thì mới dung hòa được. Cây sống được là nhờ đất bạn ạ. Thứ hai: Tấm ở thời điểm khóc lóc và cầu cứu Bụt vẫn là người tốt. Chỉ sau này, khi nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại thì Tấm mới có hành động trả thù. Nó đi theo logic tự nhiên của con người thời điểm đó: "Cái ác phải bị trừng trị." Để nâng cao tính giáo dục của câu chuyện, cái kết gần đây đã được thay đổi cho nhân văn hơn rồi. Thứ ba: Mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Tuy nhiên, đa dạng góc nhìn thì phải cân bằng và có cái nhìn đa chiều, không nên cổ xúy cho một phía và "hạn chế" phía kia.
Truyện cổ tích (là văn hóa) chính là cách người ta phản ánh tính cách dân tộc! Cái bao bọc quá mức của gia đình bạn nói chính là cái mà mình nói ở trên. Đó là thụ động, chờ người khác giải quyết vấn đề của mình.
Em thấy nên đọc các tác phẩm có tính giáo dục như Cô giáo... Cô giáo gì... Chết cha, em quên mất tiêu là cô giáo gì. Đại loại là phải có tính giáo dục nè chứ đọc mấy cái thứ trời ơi đất hỡi là hỏng hết cả một thế hệ. Như bọn nhỏ nhà em, em vẫn khuyện tụi nó đọc Cô giáo... Cô giáo gì á... lại quên mất tiêu là cô giáo gì. Trời ạ. Em nghĩ bản thân em cũng nên đọc thêm các loại sách để rèn luyện trí nhớ như sách của Tony... Tony gì... Em lại quên mất tiêu. Em nghĩ mình nên đọc những tác phẩm hot hot bây giờ để không bị lạc hậu. Ví như em có đứa con đọc Hamlet Trương. Em không đọc nó sẽ khinh em ra mặt, nhiều khi muốn dạy nó mà nó khinh ra mặt là hỏng, hỏng hết. Ngoài ra còn phải đọc thêm manga, light novel, truyện diễm tình, ngôn tình để hiểu sắp nhỏ. Hơn hết là phải coi những phim có khủng long, siêu nhân, công chúa này nọ chứ đọc từ ngày này qua tháng nọ sẽ dễ FA và cận thị. Nói chung là phức tạp lắm. Em thấy đọc mấy tác phẩm kinh điển nói chung không ích lợi gì cho sự phát triển thế hệ trẻ mấy. Ví như nếu con em đọc Hamlet Trương mà em nói còn có ông Hamlet nào đó nổi tiếng hơn đại loại, con em nó không hiểu, cuộc nói chuyện sẽ đi vào bế tắc, còn dạy dỗ chi được. À em nhớ ra là cô giáo gì rồi, là Cô giáo như mẹ hiền của Andrei Platonov. Trí nhớ suy tàn quá
nên đọc : " life of pi " . cuộc hành trình này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tôn giáo và tín ngưỡng. theo mình đó là thứ giá trị nhất của tác phẩm.;D
Bạn @dangtuanpr nhìn nhận được truyện cổ tích chính là văn hóa. Bạn khuyên "hạn chế" đọc truyện cổ tích Việt Nam, khác nào khuyên bậc cha mẹ như mình hạn chế con mình hiểu về văn hóa nơi con mình sinh ra và lớn lên? Mình dạy tiếng Việt cho con trước, đọc truyện cổ tích Việt Nam cho con trước, để con biết trân trọng giá trị nguồn gốc của mình, sau nữa để xây dựng lòng tự tôn dân tộc cho con. Không phải tự nhiên có câu "Dân ta phải biết sử ta" đâu. Bản thân mình tôn trọng giá trị của mình, của dân tộc mình, thì mới mong được bạn bè quốc tế tôn trọng. Mình hoàn toàn đồng ý với @mr.buiduytung . Truyện cổ tích không dẫn đến lối sống thụ động hay bảo bọc quá mức.
Dạ vâng ah! Có lẽ em quá gay gắt khi nhìn vào những điểm yếu của cổ tích VN mà bỏ qua những điểm mạnh! Em sẽ rút kinh nghiệm!
Có đọc cũng vậy, cùng một thế giới, cùng một quyển sách nhưng những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những gì bọn nhỏ nhìn thấy, và ngược lại.
Tui thì chưa từng nghĩ đó là khuyết điểm như các bạn. Nếu nhìn ở một góc độ khác, cái "thụ động" đó thật ra là để nhấn mạnh một hoàn cảnh khó khăn, éo le, nghiệt ngã... đến nỗi người trong cuộc phải "bó tay", tuyệt vọng và buông xuôi... (Chúng ta thường đứng ở ngoài trách người khác sao không hành động, đấu tranh, nhưng nếu là ta ở trong hoàn cảnh của họ, có khi còn tệ hơn) Và chính trong lúc này, việc được giúp đỡ (đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi) mới thể hiện rõ điều mà người xưa muốn nói: "Ở hiền gặp lành". Nếu anh ta hoặc chị ta có thể chủ động, đấu tranh thì sẽ không cần giúp đỡ, hoặc giúp đỡ kiểu "dệt hoa trên gấm" thì cái cần nhấn mạnh sẽ không còn được nhấn mạnh nữa. Và như thế sẽ không còn là truyện cổ tích khuyên người ta hướng thiện mà trở thành một câu chuyện về tấm gương thành công, vượt khó. Khi đó, tính chất răn dạy sẽ trở thành truyền cảm hứng và động lực.
Theo tôi, truyện cổ tích không phải do giai cấp dân đen tạo ra, mà là sản phẩm của giai cấp bóc lột, thống trị truyền bá và phổ cập vào trong dân gian Tại sao lại có chuyện ngược đời đó, đơn giản là truyện cổ tích luôn đề cập đến NIỀM TIN, đến HẠNH PHÚC, đến SỐNG THIỆN... Những cái đó, là một trong những chính sách ru ngủ, ngu dân, xóa nhòa đi tư tưởng chống đổi, căm phẫn, và triệt tiêu suy nghĩ phản loạn. Ừ, các ngươi bị bóc lột đó, nhưng đừng lo, không phải nổi dậy để đòi hạnh phúc, quyền lợi, công bằng đâu, chỉ cần than khóc, sẽ có BỤT hiện ra giúp đỡ Ừ thì cuộc sống có khổ 1 tí, nhưng yên trí, cứ ngoan ngoãn làm con trâu đi, rồi một ngày nào đó, chủ nhân các ngươi sẽ động lòng mà tháo gỡ cái cày, tăng thêm cho các người 1 bữa cỏ tráng miệng.
Đồng ý với bạn. Văn học ở giai đoạn nào cũng có bị chi phối bởi lợi ích nhóm, không có gì ngược đời hết. Niềm tin, hạnh phúc, sống thiện, là mơ ước ngàn đời của nhân loại, cho nên truyện cổ tích mới tồn tại được trong dân gian từ đời này sang đời khác.
Tui là tui đồng ý với quan điểm của bạn dangtuanpr, nếu cái gì gây hại cho tương lai và cho thế hệ trẻ thì ngay cả văn hóa hay truyền thống cũng cần phải đập bỏ xây mới. Xin hết.