1. Click vào đây để xem chi tiết

Thảo luận Recommend or not - Sách nên đọc và sách không nên đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thomas, 28/7/14.

Moderators: amylee
  1. totochan

    totochan Mầm non

    Mình cũng đồng ý với bạn. Thực ra sách loại kỹ năng này rất nhiều, đa phần đều hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hành. Nếu bạn đọc nhiều sách và cảm thấy chúng không hữu ích thì có lẽ đó là sách dở hoặc hay nhưng không hợp với tính cách và hoàn cảnh của bạn. Đây là một số sách kỹ năng mà hữu ích với mình:
    Nghịch lý của sự lựa chọn
    Để được trọng dụng và đãi ngộ
    Bí mật của may mắn
    Ping vượt khỏi ao tù
    Dám thất bại
    Suy nghĩ như đàn ông hành động như đàn bà
     
    ------ thích bài này.
  2. vanthinhkb

    vanthinhkb Mầm non

    @dokko Nếu cùng sở thích Tiên hiệp, không biết bạn đã đọc qua mấy cuốn của Ngã Cật Tây Hồng Thị chưa ? Cá nhân mình đánh giá thêm một vài cuốn văn học mạng Trung Quốc cho một số bạn có nhu cầu giải trí:
    - Thần Mộ - Tru Ma: khá ổn cho một cuốn tiên hiệp, hài hước, tình cảm, gay cấn, có cả thần thoại phương Đông và phương Tây.
    - Bàn Long, Tinh Thần Biến: Truyện của Ngã Cật Tây Hồng Thị nói chung là ổn về cốt truyện, nam chính thủy chung, khá giống Kim Dung.
    - Vô Hạn Khủng Bố: Có thể đọc nếu muốn giết thời gian, mình thích cách xây dựng tính cách nhân vật rất riêng của tác giả.
    - Phàm Nhân Tu Tiên Truyện : Một tác phẩm đáng đọc, cho cả người có sở thích tiên hiệp, kiếm hiệp... Kiên trì, một lòng tu luyện, cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, thế giới tu tiên khốc liệt, toan tính
    Không nên đọc: Thất giới truyền thuyết.
    Và một bộ mình khá thất vọng là Mật Mã Tây Tạng: 6 cuốn đầu cực hay, tuy nhiên kết đuối quá, có vẻ như tác giả bị ép viết cho nhanh vậy.
    Nhìn chung truyện tiên hiệp luôn có kết khá đuối. Dễ gây thất vọng cho người đọc. Tuy nhiên tác dụng giải trí tốt :D.
    P/s: vì mình gõ bằng điện thoại nên khả năng có sai sót khá lớn. cảm ơn vì đã đọc bài !
     
    Last edited by a moderator: 24/3/15
    hoalienbao and ------ like this.
  3. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Hồi còn "trẻ và hiếu thắng", mình rất hay đọc các quyển sách về thành công, làm giàu như 'Cha giàu cha nghèo', 'Tôi tài giỏi, bạn cũng vậy', '4 giờ làm việc một tuần',... mà ngẫm lại thấy những quyển sách ấy có cái hay, cái dở của riêng nó, chứ không phải 100% là đồ lởm như nhiều bạn vẫn nghĩ mấy sách "dạy thành công" vẫn hay tâng bốc hóa hoặc viễn tưởng hóa. Thật ra thì mấy cái này mình coi như đọc tự truyện nhiều hơn là sách hướng dẫn, vì mấy cái này rốt cuộc cũng chỉ là kinh nghiệm riêng của tác giả, và đâu phải ai cũng ở trong địa vị, hoàn cảnh đó, được sinh ra, lớn lên và giáo dục như vậy.
    Giờ mở lại quyển 'Outliers'-"Những kẻ xuất chúng' của Malcolm Gladwell ra đọc mình mới thấy có những điều rất hay, "như những thuyền hạt ngọc" tìm lại được. Trích dẫn một trong những điều mình cho là có ý nghĩa rút ra từ 2 chương đầu của sách:
    -"Bạn đã thấy những hậu quả của cách thức chúng ta lựa chọn để nghĩ về thành công chưa? Bởi chúng ta thường cá nhân hóa thành công, chúng ta đã bỏ lỡ các cơ hội để nâng đỡ những người khác lên đỉnh cao. Chúng ta đã định ra những luật lệ chống lại chính thành tựu. Chúng ta vội vã xóa sổ người ta như những thất bại. Chúng ta quá kính sợ người thành công và lại quá thô bạo với những ai sẩy bước. Và, trên hết, chúng ta trở nên quá thờ ơ. Chúng ta coi thường việc chính mình đóng vai trò lớn đến mức nào - qua từ "chúng ta" tôi có ý chỉ cả xã hội - trong việc xác định ai sẽ làm nên chuyện và ai không."
    Mình rút ra một điều qua đọc quyển này (lại một lần nữa) là việc thành công thực chất chả đáng quan trọng quá mức, nhưng người ta lại cứ phải đem nó ra làm chuẩn mực của tất cả mọi thứ, và sợ sệt, ghen tị với những kẻ thành công hơn theo cái chuẩn mực tự tạo đó cũng như ghét bỏ và khinh bỉ những kẻ "không thành công". Không ai còn quan tâm đến các ý nghĩa thực sự của con người nữa. Ngày xưa thì còn có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; ngày nay thì đo bằng số tiền bạn có trong tay, số của cải và đám người quen của bạn.
     
  4. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Sao mình không đọc được sách của Malcolm Gladwell nhỉ? Điển hình là quyển Điểm bùng phát, mình đọc một cách trệu trạo :(, chắc là do không tập trung hay sao nhỉ?
    <Sorry gõ nhầm tên sách hí hí>
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/15
  5. quangkhuedinhdo

    quangkhuedinhdo Lớp 3

    Điểm bùng phát chứ Điểm dối lừa gì sếp :P. Mà bác chủ topic lần sau nên giới hạn đề tài lại trong một thể loại, đề tài nào đó chứ quất nguyên thư viện vào thế này em đọc hoa cả mắt @@.

    Riêng sách về kinh doanh đại loại thì hồi xưa em có đọc mấy sách của Malcolm Gladwell, Seth Godin, Jim Collins... Gần đây thì đọc Tư duy nhanh và chậm của Daniel Kahneman thấy ổng hơi phê phán mấy ông viết sách kinh doanh cụ thể là Jim Collins nên em cũng chả biết sao. Mà nói chung mấy ông trên giờ em quên hết trơn rồi. :))
     
  6. dokko

    dokko Mầm non

    @vanthinhkb: mấy truyện bạn nêu mình đọc hết rồi mình đóng cọc bên tangthuvien mà. :)
    Nói thêm về thể loại tiên hiệp thì những bạn ở độ tuổi thanh thiếu niên chưa định hình được tính cách và lí tưởng thì nên đọc mấy bộ giàu tính nhân văn như tru tiên, mạo bài anh hùng hay tiêu dao truyền thuyết thánh chiến trước đã. Mấy bộ ấy tuy nvc chưa phải là người tốt hoàn toàn nhưng làm hình mẫu lí tưởng thì ok. Chứ mấy bộ tiên hiệp sắc hiệp hiện giờ méo mó lắm, nvc không lạm sát thì cũng dâm dục, rất dễ làm các bạn trẻ méo mó nhân cách. Đấy là kinh nghiệm xương máu của mình.
     
    Lamani and ------ like this.
  7. banycol

    banycol Lớp 6

    Có lẽ ý bạn là Điểm Bùng Phát (The Tipping Point) thì phải? Điểm Dối Lừa (Deception Point) của Dan Brown mà bạn. Bạn đọc Malcolm Gladwell mà không thích thì chắc là bạn không thích hợp với thể loại non-fiction thôi. Thật tình là khi đọc Malcolm Gladwell, mình đã từng nghĩ ông là một trong những tác giả thông minh nhất hiện nay. Theo mình biết thì ông đã viết 5 cuốn, tất cả đều đã xuất bản ở Việt Nam, và mình xin kiến nghị thứ tự nên đọc các cuốn này kèm lời giới thiệu sơ về nội dung của chúng.

    Cuốn mà mình thích nhất ở ông là, và cũng có tác động tới cách suy nghĩ của mình nhất, là Những Kẻ Xuất Chúng (Outliers). Đây cũng là cuốn sách mình luôn recommend đầu tiên cho các bạn muốn tìm hiểu các nghiên cứu của Malcolm Gladwell. Cuốn sách nói lên một cách nhìn mới về sự thành công, theo đó thành công bao gồm cả những yếu tố thiên định lẫn nhân định. Những yếu tố thiên định là những yếu tố xác định sự thành công của bạn ngay khi bạn vừa sinh ra. Những yếu tố nhân định là những yếu tố mà trong quá trình sống và làm việc, bạn hoàn toàn có thể tác động để mang đến những thành công cho mình. Người nào có đủ 2 nhóm yếu tố này sẽ đạt đến sự thành công phi thường, trong sách thì tác giả dùng Bill Gates, Steve Jobs, Larry Page, The Beatles... minh họa cho giả thuyết của mình. Lý thuyết này khiến mình thích vì nó có cái để bao biện cho cái sự chưa thành công của mình và cũng có chỗ để mình cảm thấy cần phải phấn đấu để cải thiện cái phần thiên định không may mắn kia. Đùa thôi (^_^), mình thích vì cách nhìn này rất hay, các dẫn chứng cũng khá thú vị. Nửa sau cuốn này viết về các điều tra máy bay rơi (giống Aircrash Investigation trên Nat Geo vậy đó) cũng khá hay.

    Cuốn thứ 2 nên đọc nữa là Điểm Bùng Phát (The Tipping Point). Cuốn này bàn về hiện tượng những sản phẩm hay hiện tượng đã tồn tại từ lâu nhưng doanh số (hay sự phát triển) của chúng cứ bình bình, rồi bỗng như chỉ trong một đêm, chúng bùng nổ, doanh số tăng vọt gấp nhiều lần hay biến thành trào lưu của cả thế giới. Lý thuyết của tác giả cũng khá thú vị tuy (riêng đối với mình thì) chưa chặt chẽ về mặt chứng minh giả thuyết lắm. Dù sao thì cuốn này rất quan trọng vì nếu người nào nắm được bí quyết tạo ra những điểm bùng phát như thế này thì người đó hoàn toàn có thể điều khiển được thị trường và trở nên giàu có vô hạn.

    Cuốn thứ 3 là Trong Chớp Mặt (Blink) bàn về khả năng nhận thức nhanh của con người. Tại sao chỉ trong vài giây gặp mặt là người ta có thể đoán biết được tính cách một người khác với xác suất đúng lên đến 80%? Tại sao chỉ xem một đoạn phim không tiếng dài 6 giây quay cảnh một lớp học mà người ta có thể nói đúng về trình độ của giáo viên đang đứng lớp lên đến trên 70%?... Trong Chớp Mắt giải thích những câu hỏi như trên. Về chủ đề này thì mình kiến nghị nên đọc thêm cuốn Tư Duy Nhanh Và Chậm của Daniel Kahneman nữa.

    Cuốn thứ 4 nên đọc (tuy được viết sau cuốn thứ 5) là David Và Goliath. Khởi đầu là một bài nói chuyện mà tác giả đã từng nói trên Ted Talk (có trên Zing TV, Ted Talk phần 1, tập mười mấy đó). Theo đó thì việc David đánh bại Goliath là chuyện tất yếu, cách lập luận của ông rất hay, có thể sẽ có người thấy gượng ép, nhưng nếu bạn từng biết về binh chủng Slinger trong chiến tranh cổ đại, thì thấy ông rất có lý. Các chương sau đó lần lượt là câu chuyện của những con người cụ thể ở nhiều lĩnh vực về cách mà họ đã vận dụng yếu điểm để tạo ra ưu thế.

    Cuốn thứ 5 của ông là Chú Chó Thấy Gì (What The Dog Saw). Cuốn này là một tập hợp nhiều nghiên cứu về nhiều chủ đề. Có chủ đề hay, có chủ đề không hay. Mục tiêu chính của cuốn này là bàn về cách nhìn sự vật dưới những góc độ khác nhau.

    Kết: nhìn chung, tuy có cuốn hay có cuốn chưa hay nhưng đọc Malcolm Gladwell xong thấy mình thông minh hơn hẳn. Nếu bạn đang tìm sách phi tiểu thuyết để đọc thì mình recommend tác giả này. Dĩ nhiên đây là sách chứ không phải là luận văn nghiên cứu nên bạn nào hiểu biết về Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học thì sẽ thấy chưa hài lòng về cách chứng mình giả thuyết của ông. Tuy nhiên, mình nghĩ người viết được như thể này thì hoàn toàn có thể chứng minh định lượng nếu cần thiết.
     
  8. mydream1986

    mydream1986 Mầm non

    Recommend cuốn: Trí tuệ giã tạo: Internet đã làm gì chúng ta của Nicholas Carr
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 26/3/15
  9. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Ừa mình gõ nhầm :). Cuốn Điểm bùng phát - Nhà XB Lao động xuất bản năm 2007. Có thể mình không hào hứng lắm về các thể loại này nên mình thấy đọc không thích :). Nhưng mình phải thừa nhận cách kể chuyện của ông ấy rất tốt, mạch đan xen rất logic. Chỉ là mình không phải dân tự nhiên, nên đọc về sách dạy kinh doanh hay các sách tương tự thấy không có cảm hứng :).
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/15
    ------ thích bài này.
  10. Carrot7411

    Carrot7411 Mầm non

    Làm sao có thể để vào tủ sách đẹp đẽ của mình một quyển có cái tựa như là "Xin lỗi em chỉ ....."
     
    ------ thích bài này.
  11. thomas

    thomas Lớp 8

    Thực ra thì tên gốc của tiểu thuyết này là "Món canh tình yêu", Trang Hạ dịch lại cố tình đổi tên để gây sốc thôi. Nói cho cùng nếu ngôn tình không có quá nhiều biến thể, thì nó cũng tương đương với "chic lit" của phương Tây.
     
    ------ thích bài này.
  12. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Bây giờ, mình cũng đọc nhưng hệ thống đàng hoàng thành 1 LifeBook cá nhân. Đọc cái nào hay thì ghi lại rõ ràng, chi tiết và ngắn gọn. Như quyển "Thuyết phục bằng tâm lý" dài trên 300 trang mình cũng chỉ tóm lại thành 1 bảng chừng 10 hàng. Vì nội dung ít nhưng diễn giải và ví dụ quá nhiều.

    Về sách: "Để có trí nhớ tốt". Đã thực hành theo sách và giờ vẫn nhớ danh sách vớ vẩn làm ví dụ trong sách.
    Về truyện: "Kiều Thê Như Vân" và "Quan Môn", điểm chung là mưu kế, thủ đoạn về kinh tế và chính trị.
     
  13. trangle0109

    trangle0109 Lớp 2

    Bạn có thể đọc các cuốn sách hay, cũng có thể đọc những cuốn sách dở, nhưng tuyệt đối không được không được đọc những thứ rác rưởi. ==> Ngôn tình :(( các bạn trẻ làm ơn tỉnh lại dùm chút đi thay vì đọc Tào Đình, Chẩm Thượng Thư gì gì đó sao không đọc "Người đua diều" hay "Ngàn mặt trời rực rỡ" của Khaled Hossieni hay đơn giản hơn chút là đọc Nicholas Sparks. Thiệt tình..
    NÊn: Người đua diều
    Ngàn mặt trời rực rỡ
    Kẻ trộm sách
    giết con chim nhại
    chúa ruồi
    người truyền ký ức
    các truyện của bác Nguyễn Nhật Ánh
    các truyện của chú Nguyễn Bình Phương
     
  14. mustang

    mustang Lớp 1

    Tôi cũng đã đọc "Xin lỗi ..." khi nó "hot" cách đây vài năm, có vẻ kịch quá và đặc biệt khó tin được thời điểm tác giả sáng tác quyển này chỉ khoảng 20. Ở tuổi ấy không thể đủ vốn sống, trải nghiệm đủ để chấp bút như thế.
    Đồng ý với bạn: sến và mệt mỏi!
     
    pipi_pipi, ------ and laithanhtuan like this.
  15. mustang

    mustang Lớp 1

    Một trong những tác giả trong nước đáng xem:
    Tạ Duy Anh :"Thiên thần sám hối"; "Đi tìm nhân vật".
    Hồ Anh Thái: "Cõi rung chuông người tận thế"; "Người và xe chạy dưới ánh trăng"; "Mười lẻ một đêm"
    Hoàng Minh Tường: "Thời của thánh thần"
     
    covualananh and ------ like this.
  16. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tập Yoga đi:eek::eek::eek::D:D:D
     
    thichankem thích bài này.
  17. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    1.Recommend của mình là:
    + Không gia đình của Hector Malot
    + Trọn bộ sách của Robert Greene (Đọc sách này các bạn nên thực hành theo mới thấy sự hiệu quả. Mình đã thực hành 1 số điều thường xuyên và mang lại những kết quả tích cực.)
    + Trọn bộ sách của Malcolm Gladwell. (Có 1 thương hiệu - ở đây mình xin được phép giấu tên - đã dựa vào những nguyên tắc trong cuốn sách điểm bùng phát và đã có những thành công rực rỡ, và mình tin là mọi người đều biết tới thương hiệu này)
    + Trọn bộ sách cẩm nang tư duy của NXB TP HCM
    2. Sách không nên đọc:
    + NGÔN TÌNH :(
    + Văn học VN hiện đại (Hình như phải có chiến tranh thì mới có tác phẩm đáng đọc. Các tác phẩm của các tác giả trong thời chiến như: Nam Cao; Nguyễn Tuân; Lưu Quang Vũ...thì nên đọc)
     
    covualananh, hoalienbao and ------ like this.
  18. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Không nên đọc:
    Sách của Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa thông tin trong khoảng hơn chục năm gần đây:
    - Rất nhiều sách nội dung nhảm nhí (đấy là mình nghĩ, có thể ai đó lại thích, nên không lạm bàn :))
    - Rất cẩu thả: câu từ, hình ảnh, chính tả v.v...

    May mà gần đây NXB này bị tạm dừng rồi:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/5/15
    nhockon_cm, hoalienbao and ------ like this.
  19. methuvien

    methuvien Mầm non

    Mình recommend sách của tác giả Nguyễn Phương Mai là 2 cuốn: " Con đường Hồi Giáo" và "Tôi là con lừa".Đọc được mở mang tầm mắt.
    Sách văn học nước ngoài gần đây mình đọc là "Người đua diều" và " Thousand splendid suns" của Khaled Hosseini (không biết đã được dịch ra tiếng Việt chưa.Hai cuốn này đọc hơi buồn và ám ảnh, nhưng hình như càng đau thương người ta càng nhớ chăng?(với mình) :)
     
    covualananh, siri, halucky and 2 others like this.
  20. Quốc Võ

    Quốc Võ Lớp 2

    khuyên: Nghệ Thuật Và Vật Lý.
    Vật Lý Và Triết Học.
     
    covualananh, banycol, ------ and 2 others like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này