Theo ý kiến của mình thì nên thay bộ sách của Robert Green bằng bộ sách của Richard Templar. Robert Green có vẻ hướng con người thành kiểu gian hùng và hơi thủ đoạn còn Richard Templar thì lại giúp người đọc xây dựng một hình ảnh quân tử, đàng hoàng hơn P/S: Các từ ngữ "gian hùng", "thủ đoạn", "quân tử", "đàng hoàng" đều là từ đánh giá của mình một cách tương đối thôi nhé. Nếu có điều kiện thì nên đọc cả 2 bộ để so sánh. Dù sao với tính chất recommend thì mình sẽ chọn bộ của Richard Templar vì nó có tính hướng thiện hơn
Mình đã đọc quyển "Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell, giờ đang đọc tới quyển "Điểm bùng phát". Ngay từ cuốn "Những kẻ xuất chúng" mình đã thấy cách lập luận cũng như đưa ra dẫn chứng xác thực của Malcom khá thuyết phục, ông không chỉ đưa thành công của 1 người vào để áp đặt lên 1 trường hợp riêng biệt của cá nhân. Malcom xem xét cụ thể, không chỉ là cá nhân, mà là cả tập thể, môi trường, thậm chí là cả dân tộc, nền văn hóa để đánh giá và suy luận. Cách nhìn nhận sự việc của ông khách quan và lý tính, theo ý kiến bản thân mình là logic và chặt chẽ hơn so với những quyển sách về thành công, luôn luôn cổ vũ theo cảm tính kiểu "bạn đặc biệt, bạn sẽ làm được,....". Nếu thật sự bạn có ý định nghiêm túc về sự nghiệp và công việc của bạn, nên tìm đến các quyển sách như sách của Malcom, vì trong đó, thông tin được trình bày rõ ràng, và số liệu thì được thống kê và phân tích tỉ mỉ.
Richard Templar có viết mấy cuốn như: Những quy tắc để giàu có, quy tắc làm cha mẹ, quy tắc trong cuộc sống, quy tắc trong công việc, quy tắc trong tình yêu. Bốn cuốn đầu tve đều đã có ebook bản dịch, bạn chỉ cần sử dụng tính năng search của diễn đàn với từ khóa "Richard Templar" là ra kết quả. Riêng cuốn quy tắc tình yêu thì chỉ có bản tiếng Anh trên mạng và bản thân mình cũng chưa đọc. Hi vọng một ngày nào đó tve lập dự án ebook tiếng Việt cho cuốn này. Mình dẫn link cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Richard Templar cho bạn tiện so sánh với cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link do Robert Greene viết, để thấy sự khác biệt trong tư tưởng của 2 tác giả
Mình đồng ý là sách của Robert Greene có tính hướng thiện rất thấp, nhưng để tồn tại bắt buộc phải học một chút để khôn ngoan hơn...theo tớ là vậy. Còn bộ sách của Richard Templar tớ sẽ tìm và đọc để phát triển bản thân nhiều hơn. Cảm ơn cậu đã giới thiệu
Mình thì rất ngại đọc những cuốn có tiêu đề: bí quyết này bí quyết nọ và cả những quy tắc... đọc đôi khi rất hay nhưng thường trích dẫn những ví dụ chưa sâu, hoặc không phân tích kĩ, không có phần đo lường định lượng để người đọc có cái nhìn khách quan...
Cả 2 cuốn này đều rất hay, đặc biệt là cuốn Vật Lý Và Nghệ Thuật, đáng 10 điểm, chỉ tiếc là không biết làm sao để làm ebook cuốn này vì có nhiều hình ảnh quá. Ghét thì ghét chứ cái tên này đúng là ăn tiền. Hồi mới ra mắt cuốn này, bao nhiêu người trẻ phát sốt vì nó, đi đâu cũng hỏi về "Xin lỗi em chỉ là...". Theo lời chị bán sách mình quen thì cuốn này là cuốn bán chạy nhất của tiệm. Làm mình cũng tò mò đọc thử, một trong mấy cuốn ngôn tình đầu tiên mình đọc, he he... Không hay không dở, coi như coi một bộ phim vu vơ nào trong lúc ngồi cắt tóc thôi.
Cả 2 cuốn này đều rất hay, đặc biệt là cuốn Vật Lý Và Nghệ Thuật, đáng 10 điểm, chỉ tiếc là không biết làm sao để làm ebook cuốn này vì có nhiều hình ảnh quá. Ghét thì ghét chứ cái tên này đúng là ăn tiền. Hồi mới ra mắt cuốn này, bao nhiêu người trẻ phát sốt vì nó, đi đâu cũng hỏi về "Xin lỗi em chỉ là...". Theo lời chị bán sách mình quen thì cuốn này là cuốn bán chạy nhất của tiệm. Làm mình cũng tò mò đọc thử, một trong mấy cuốn ngôn tình đầu tiên mình đọc, he he... Không hay không dở, coi như coi một bộ phim vu vơ nào trong lúc ngồi cắt tóc thôi.
Cuốn này xuất bản ở VN rồi, tiêu đề là "Ngàn mặt trời rực rỡ" đọc khá hay và ám ảnh hơn "Người đua diều"
Recommend thì nhiều bạn đã nói rồi, mình cũng trùng quan điểm. Không đọc thì các loại sách ngôn tình, rồi mấy cái sách bí quyết làm giàu kỹ năng sống này nọ ...
Mình chưa đọc 2 cuốn này, nhưng có chú ý nó vì follow Fb của tác giả. Cả 2 cuốn này đều ra mắt 1 cách tương đối khó khăn ở VN
Sách nói về kiến thức thì ok cả. Sách self help và ngôn tình thì đừng có đọc, chẳng có tí ích lợi nào. Ngoài ra sách liên quan đến chuyên ngành, công việc thì coi như là catalogue
Bạn có quá vội vàng hay phiến diện không khi kết luận như thế? Thể loại sách self help bạn đã đọc cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chưa?
May mắn gần đây đọc được mấy quyển hay nên giới thiệu cho bạn nào chưa đọc - Ba người khác (Tô Hoài): bối cảnh là thời cải cách ruộng đất. Đoạn đầu (có lẽ hơi xa hơn "đầu" 1 chút ) chắc đọc hơi khó, nhưng bác Tô rất tài năng, dù khó đọc nhưng không thể bỏ xuống được, cứ muốn đọc tới tới thôi. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Ký ức vụn (Nguyễn Quang Lập): ai chưa biết bác Lập thì quyển này rất thích hợp để làm quen. Bác ấy....."nói tục rất duyên" . Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn về việc đọc nhiều sách xếp loại trí thức khoa học. Kiến thức là phần quan trọng nhất của một đời sống. Theo mình, sự hiểu biết về one's surrounding giúp người ta dễ tìm được niềm vui hơn. Mình thích kiếm hiệp dịch bởi Hàn Giang Nhạn. Những cuốn khác thì văn phong quá tệ nên không đọc. Tiên hiệp là loại mà mình không bao giờ cầm tới. Lịch sử theo mình đáng đọc. Tuy không thể áp dụng nhiều nhưng biết được thời trước sống ra sao khiến mình more appreciated tiền nhân và đời sống hiện giờ của mình hơn. Ghét nhất là ngôn tình của Trung Hoa. Nếu là hard copy thì có lẽ tốt cho việc đốt giấy (đốt để làm gì thí chính mình cũng không biết nữa ). Chưa đọc cuốn Tiên Hiệp nào nhưng chắc sẽ không bao giờ đụng tới đâu. Nói chung nếu là non-fiction thì mình thích loại mà khi đọc, cảm thấy ấm áp vì tình của con người đối với nhau. Vừa giải trí vừa học thêm cách xử thế.
Hồi xưa đọc kiếm hiệp, bây giờ đọc tiên hiệp. Mình thích tiên hiệp ở chỗ nó khắc họa hành trình theo đuổi một con đường, một mục tiêu mơ hồ, xa xôi mà vĩ đại. Và hạnh phúc của người đọc cũng không phải đích đến mà là quá trình đó; nghị lực, quyết tâm đấu tranh của nhân vật và những trải nghiệm...
Lịch sử. Đây là sở thích chung của những lãnh đạo hàng đầu thế giới. Không biết vì sao. Có lẽ học những bài học trong quá khứ sẽ giúp phán đoán những gì có thể xảy ra trong tương lại. Adoft Hitler đã nói vậy đấy...