Truyện tranh Robin Hood

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi 123phat, 5/2/24.

  1. 123phat

    123phat Lớp 9

    ROBIN HOOD
    Câu chuyện về thời vua Richard Sư Tử nước Anh dẫn quân đi xâm lược các nước Trung Đông dưới danh nghĩa Thập tự chinh, bỏ bê việc trong nước khiến loạn lạc nổi lên khắp nơi. Một anh chàng Robin Hood (Tống Giang của Phương Tây) khởi binh, cướp của người giàu, quan tham ... để chia cho người nghèo.
    ci_007_robin_hood_00_fc.jpg
    link tải:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình không biết tại sao lại ví Robin với Giang nên đã tìm hiểu một chút.

    Về thời gian thì Giang xuất hiện trước, nên ví cái sau giống cái trước thì cũng hợp lý.

    Về nội dung thì lại hơi cấn.

    Giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, người chuyên nghiên cứu văn học cổ điển TQ, từng dịch Tây Du Ký sang tiếng Anh.
    Trong một lần được phỏng vấn nhân dịp tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Mình trích ra một đoạn nói về Robin Hood:
    - Trích từ trang nghiencuuquocte.org

    Vậy suy ra ví Robin với Giang là một phép ví khá tệ, thiệt thòi cho Robin lắm lắm :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/24
  3. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bộ Thủy Hử hay chắc hay vì tính khoái hoạt, hào sảng của nó, 'rượu uống bát to thịt thái miếng lớn', có thù trả thù, đánh giết thỏa sức, giết người như ngóe,.. chứ về tính chính nghĩa xưa giờ vẫn lấn cấn.
    Có lẽ cái chính nghĩa của Thủy Hử là chính nghĩa của bọn giặc cướp tự xưng với nhau.

    Tuy nhiên nếu nhìn với góc nhìn khác thì vẫn có tính chính nghĩa của bọn Lương Sơn Bạc, đó là tinh thần chính nghĩa 'hành đạo' (thế thiên hành đạo), phá bỏ cái xấu lập lại quân bình, phò vua giúp nước.
    Truyền thống TQ vẫn hay có những người thất thế trong chính quyền rủ nhau lên núi làm cướp, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là lập đảng chính trị đối lập, tiến hành bạo động vũ trang để đánh đổ những tên quyền thần đang nắm quyền lực chính trị, giúp vua cứu dân, tiêu biểu cho bọn này chắc phải là bọn 'lục lâm' ở thời Vương Mãng cuối triều Tây Hán, hay các anh hùng nghĩa sĩ cuối thời Đường,...
    Điều này đúng hay sai, giúp vua cứu dân hay giành quyền lực chính trị, còn phải bàn. Nhưng rõ ràng rằng nó là 1 truyền thống, 1 lối ứng xử được thừa nhận. Người TQ xưa luôn quan niệm rằng vua luôn đúng vì vua là con trời, tuy nhiên đôi lúc vua cũng bị bọn nịnh thần che mờ, nên điều cần thiết nhất là phải tiêu diệt bọn nịnh thần để nói rõ với vua con đường 'chính đạo'.
    Đó là cách làm của rất nhiều người, cũng là cách làm của bọn Lương Sơn Bạc (nếu mọi người để ý cũng thấy đó là cách làm của nhóm người Nhật trong phim The last of samurai, hihi, vì cùng ảnh hưởng truyền thống TQ).
    Bởi vậy chúng ta mới thấy trong truyện Tống Giang và các anh hùng đều tự xưng là 'nghĩa sĩ ', vì họ luôn nghĩ rằng đang làm việc nghĩa.
    Hay rõ hơn khi họ gọi tòa nhà tụ nghĩa của mình là 'Trung Nghĩa đường'.

    Dĩ nhiên là kiểu chính nghĩa này không giống kiểu chính nghĩa của Robin Hood 'lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo' rồi, vì động lực của họ lớn hơn, họ hành đạo, họ giúp vua, chứ không phải cứu lấy bữa ăn cho người dân nào. (Nếu nhìn theo cách này mình lại thấy chính nghĩa của Robin có tính cò con hơn, hihi - nói đùa thôi).

    Tất nhiên kiểu chính nghĩa đó cũng chỉ là một lý tưởng với bọn Lương Sơn Bạc, vì thực tế phũ phàng đâu phải vậy, Lý Quỳ- một người năng nổ với chính nghĩa, lại chém dân như chém chó, đến cả con nít cũng chặt đôi. Với Lâm Xung chính nghĩa là trả thù Cao Cầu, còn với bọn Tần Minh, Quan Sách, Hoàng Tín chính nghĩa là khẳng định năng lực của mình, mong triều đình lại trọng dụng, đến như bọn Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm thì chẳng có chính nghĩa gì cả, đơn giản Lương Sơn Bạc (hay trước đó Nhị Long Sơn) sống thỏa chí bình sinh,...
    Có lẽ chỉ mỗi Tống Giang là người tin chính nghĩa, cũng là người đề ra tính chính nghĩa với bọn Lương Sơn, tuy nhiên anh này lại không đủ tài để thực hiện, hay tối thiểu đủ lực để quản lý bọn 'nghĩa sĩ', nên đành phải dụng đến các thuật trị,.. cũng là bi kịch với bọn Lương Sơn.
     
    123phat, hungbc1010 and tran ngoc anh like this.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghĩa lớn của Lương Sơn thực tế phần nhiều là những hành động vì mục đích cá nhân. Giết một ít người ở hiện tại để cứu được nhiều hơn trong tương lai? :D Rốt cuộc người ở hiện tại cũng đã chết. Tương lai cả đội đều không ai thành công, lý tưởng cứu người không thành mà tội giết người trong quá khứ thì đã thành lập. Cuộc đầu tư thua lỗ này được ca ngợi quá mức :D
    Võ Tòng được đưa vào SGK mình cũng thấy khó hiểu. Ở độ tuổi học sinh thì Võ Tòng có gương gì để noi theo? Lẽ ra nên có ghi chú “không bắt chước dưới mọi hình thức” kẻo lại kiếm con hổ để thực hiện thử thách “một ngày làm Võ Tòng” :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/2/24
    123phat and nhan van like this.
  5. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Nói chứ mình vẫn thích truyện Thủy Hử lắm kk, thích vì thích sự sảng khoái của truyện thôi, chứ chẳng quan tâm chính nghĩa gì cả :D. Hình như mấy bộ phim mới đề cao tính chính nghĩa quá mức.
    Mình nhớ không lầm thì truyện Võ Tòng đánh hổ ở tập Truyện đọc lớp 4? Không biết giờ cải cách có thay đổi gì không. Nhưng ý tưởng “một ngày làm Võ Tòng” rất hay :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.

Chia sẻ trang này