Trà phiếm Sóng gió giáo dục

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 9/4/18.

Moderators: amylee
  1. NQK

    NQK Lớp 10

    Lỗi là tại mấy ông làm ebook lậu.
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tự thú thế là ngoan đấy. :D
     
  3. nxan

    nxan Lớp 4

    Lậu hơi bị thích!
     
  4. NQK

    NQK Lớp 10

    Lậu thì phải tiêm kháng sinh.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hôm qua không rảnh và không ngồi máy tính nên ngại chọt chọt điện thoại, hôm nay trả lời bạn @windcity từng điểm một.
    Trong xã hội chẳng có ai sướng hoàn toàn, nên đồng ý với bạn về điểm này.
    Mỗi cá nhân khi vi phạm pháp luật thì cần được xử lý theo đúng tội trạng của mình. Không thể vin cớ ông (bà) phụ huynh, học sinh A bạo hành giáo viên B thì giáo viên C - chẳng liên quan gì đến A, B - được quyền bạo hành học sinh D. Ai có tội thì cần được xử lý bất cần biết vị trí xã hội của người đó là gì.
    Có thể cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, dù là cục gạch màn đen trắng. Con nhà tôi bị buộc phải tắt điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị tịch thu và phải viết bản kiểm điểm – tôi đoán việc dùng điện thoại trong giờ học ngang lỗi nói chuyện riêng.

    Cộng đồng mạng có thể có cảm tính nhưng vẫn có ý kiến đúng đắn nói có lý có tình. Và nó đã chứng tỏ được quyền lực của mình trước những vấn đề xã hội mà quyền lực cá nhân không thể thắng được.
    Mỗi nghề đều có những đặc thù riêng, mỗi cá nhân đều có hoàn cảnh riêng. Khi đã làm nghề thì cần thực hiện đúng chức trách của mình (ví dụ: dậy học là phải viết, giảng – nói, hướng dẫn – gồm cả viết và nói), hành xử phải theo pháp luật, vụ bắt học trò uống nước bẩn là vi phạm pháp luật. Nếu phụ huynh, học sinh vi phạm pháp luật thì còn có thể vin cớ hiểu biết pháp luật kém do ít học… nhưng một giáo viên thì không thể vin cớ ít học được. Và dù cớ gì vẫn cần phải xử lý nếu vi phạm.
    Giáo dục là cái gốc tạo nên kiến thức, học thức của con người, dạy người ta biết hành xử đúng đắn trong xã hội… vì thế đương nhiên ngành này cần được quan tâm hơn các ngành khác. Khuôn, mẫu phải chuẩn thì sản phẩm mới tốt được.
     
  6. windcity

    windcity Lớp 3

    À vâng, dĩ nhiên bài viết của em không nhằm minh oan cho ai hết, cô A phạm lỗi thì phải xử lý, trò B hỗn thì phải bị phạt, phụ huynh C làm sai thì cũng có chính quyền họ lo. Sai đến đâu thì phạt đến đó. Em không hề có ý bắc cầu, phụ huynh C sai nên cô A đúng. Cái vấn đề là cộng đồng đã có cái nhìn công bằng với nghề giáo hay chưa? Giáo dục là quốc sách hàng đầu, vậy các thầy cô đã được tạo điều kiện để thực hiện tốt công việc của mình hay chưa? Nhà giáo bây giờ là "có tiếng mà không có miếng". Thầy giáo cũ của em lúc trước còn nói đứa nào theo nghề giáo về thăm thầy, thầy lấy chổi chà đuổi ra khỏi cửa.

    Cộng đồng mạng không phải lúc nào cũng sai, em đồng ý, nhưng cũng có nghĩa cộng đồng mạng không phải lúc nào cũng đúng. Hành động theo cảm tính có một khiếm khuyết là rất dễ bị định hướng, kích động. Bác nào dùng facebook là thấy ngay đấy ạ.

    Còn vấn đề giáo dục, em muốn mở rộng cái định nghĩa này ra. Nếu vấn đề "giáo dục" chỉ đơn giản là "mua bán tri thức" thì đơn giản quá, nhiệm vụ của người thầy có phải chỉ là truyền thụ tri thức? Em nghĩ là phức tạp và nặng nề hơn thế nhiều. Mặt khác, tính cách của trẻ bị ảnh hưởng không chỉ từ thầy cô mà còn từ bạn bè, môi trường xung quanh, và phần lớn là từ gia đình. Bố mẹ đã làm gương cho bé chưa? Để giáo dục được trẻ, thầy cô không nên là những kẻ đơn độc, mà cần sự hỗ trợ rất lớn từ phụ huynh. Phụ huynh cũng đừng xem thầy cô như "kẻ thù" mà cần phối hợp với các thầy các cô giáo dục con mình nên người.

    Và giáo dục bây giờ không hoàn toàn là "quy trình tạo ra sản phẩm chuẩn theo mẫu" đâu ạ (em biết bác không có ý này nhưng cứ thêm vào cho nó đầy đủ). Đúng là phải giáo dục cho trẻ những quy tắc văn hóa xã hội chung, nhưng đồng thời cũng phải phát huy cái riêng, tính sáng tạo của trẻ. Điều này các trường dân lập làm được vì các thầy cô trường dân lập có nhiều điều kiện hơn các thầy cô bên công lập.

    Em gửi các bác bài viết này đọc chơi:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Em còn nhớ là đã đọc một bài về "giải thiêng" cho nghề giáo, nhưng bây giờ tìm không ra nữa.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @windcity Giáo viên cần là mẫu mực về đạo đức, mẫu mực về hành xử, mẫu mực về kiến thức, mẫu mực về sự nghiêm túc. Sự nghiêm túc này có thể có trong phản biện (trình bày quan điểm trái ngược) nghiêm túc - giả sử giáo dục Việt Nam cho phép học sinh tranh luận. Dù là cách nào thì người giáo viên cũng phải thể hiện sự mẫu mực của mình.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, trong trường hợp cho phép học sinh tranh luận thì cần trang bị cho giáo viên nhiều kỹ năng sư phạm hơn là khi "áp đặt" học sinh. Trong đó có kỹ năng về tỏ thái độ, bình tĩnh, kiềm chế. Tất cả những kỹ năng liên quan đến tranh luận phải rất mẫu mực.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  9. "Tiên học lễ, hậu học văn" chỉ là câu nói cửa miệng, người ta cố giữ nó để "dùng" chứ không chú trọng như một lời thề của người thầy phải truyền đạt được thứ đó cho bọn nhỏ nó học.
    Mình thấy khi nói đến "nền giáo dục" vĩ mô quá, đôi khi khiến những thầy cô có Tâm chạnh lòng. Nó không phải phạm vi sư phạm, nó thuộc về đạo đức, và môn học đó được dạy từ những người thầy, người cô đầu tiên trong đời của mỗi người, cha mẹ họ. Nó thuộc về thời đại xã hội với những nhức nhối của nó.
    Những năm 90 tôi đã từng trong một môi trường sư phạm trọng thành tích, thứ thành tích thực sự, sự ganh đua với nhau giữa các trường chứ không phải thành tích thi đua, có những giáo viên có tâm, có tình và lứa chúng tôi sau này rất nhiều người thành đạt về cả tư cách lẫn sự nghiệp, nhưng ai ngờ được người thầy Toán của tôi "môi giới điểm", thường đến lớp với hơi rượu nồng nặc, thẳng tay tát học sinh nhưng vẫn được kính trọng như một người thầy có tiếng ở trường. Và một người thầy Toán khác, gom học sinh yếu lại mở lớp dạy kèm miễn phí. Để chúng nó thoát cái "ngu". Người đó phải chuyển trường vì.. Bất đồng chính kiến, dám nói "thẳng". Cuối cùng, trong môi trường mới, ông ta làm hiệu phó cho đến lúc về hưu bằng chính cái Tâm của mình. Đó là những năm 90.
    Cá nhân tôi không thích ông Nhạ, ông là cháu anh hùng Núp, quê ở Chợ Lách, sống ở Mũi Né, gặp chuyện thì tàng hình. Nhưng đó chỉ là con gấu bông thôi.
    Đọc báo thấy buồn, chỉ mong sao con cháu chúng ta không gặp những chuyện như vậy, chỉ mong sao con, em chúng ta có là nhà giáo cũng không bao giờ như vậy. Con của chúng ta có thể sẽ là thầy, là cô và bây giờ chúng đang là học trò. Mong qua những sóng gió đó mọi thứ được định hình trở lại.
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mới thêm 1 vụ giáo viên mầm non đánh trẻ.
    Năm học tới TP.HCM sẽ bắt buộc lắp camera toàn bộ các trường mầm non. Cảm ơn công nghệ thông tin và internet.

    Ông Nhạ thì tới hôm nay vẫn câm lặng trước cả đống scandal của ngành.
     
  11. nxan

    nxan Lớp 4

    Lắp camera cũng đỡ hơn thôi bác. Cái căn bản là chuẩn giáo viên mầm non thấp, mần mon tư thục tự phát nhiều, các cô cũng chịu áp lực của chủ cơ sở. Mặc dù giá cả cho giáo dục thì leo thang khủng kiếp, có khi chi phí trong gia đình của người lớn còn ít hơn nuôi trẻ đi học.
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Cái chính là phải có cái tâm của nhà giáo. Làm giáo viên để kiếm tiền chủ yếu, coi như công cụ kiếm ăn, các cháu là mồi câu, thì lắp camera giải quyết được gì đâu? Ví như camera trong phòng tạm giữ của công an luôn có góc khuất (góc chết - tức là vào đó là chết). Các cô muốn đánh các cháu thì bê các cháu vào nhà vệ sinh tẩn, chỗ đó ai dám lắp? Hoặc cùng lắm thì ra dập cầu giao xuống và hoành. Hoặc là bảo máy hỏng.... Thiếu gì cách!

    Còn ông Nhạ thì... mọi người biết rồi đấy.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Làm nghề gì mà chằng để kiếm tiền! Khi mà lương quá thấp thì người ta buộc phải tăng thu nhập bằng cách khác, mà cách đó có thể vô lương tâm. Tâm chỉ có khi mà lương đủ cao. Chẳng nhớ ai đã nói: "Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức. Vật chất quyết định ý thức." :p
     
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Triết thì phải ra quán bia bác ạ, ra đó em phun cho bác xem. :D. Lương thì ai cũng thèm ạ, em có khi là đứng dầu danh sách luôn. Nhưng mấy quả cứu người, dạy người, bảo vệ người mà lấy xèng ra đo thì ăn đòn và ăn đánh là phải rồi. Cơ mà khi bị ăn đòn, ăn đánh thì lại bảo là "cho người ta cơ hội". Thế là nàm thao? :D.

    Tóm lại là bia bác nhỉ?
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thưa bạn NQK, muốn tinh hoa, muốn lương thiện, trước hết phải no đủ đã. Các cụ nói: "Bần cùng sinh đạo tặc" mà. Mà đạo tặc nhiều chữ còn nguy hại hơn đạo tặc ít chữ đấy. :D
     
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hết thầy xử trò, trò phang thầy, mới đây là thầy đâm 10 nhát chết cô giáo vì dám từ hôn...
     
  17. NQK

    NQK Lớp 10

    Bần cùng sinh đạo tặc. Nhưng sao lại có chữ bần cùng ở đây ạ? Những vụ ở trên chả ai đến bần cùng cả. Ăn vẫn no, áo vẫn ấm, thế mới ban căng.

    Ví như quả giáo viên tiếng tây này. Sang thế mà vẫn thế thì nàn thao? Bần cùng ở đâu? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    IronMan thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là họ không đói. Nhưng chắc họ không chỉ sống bằng lương. Để đạt được sự sung túc ngoài lương ra ấy thì lương tâm, đạo đức họ đã bị xói mòn đi rồi. Rồi sẽ còn nhiều vụ như thế nữa bởi vì các biện pháp đưa ra chỉ giải quyết được cái ngọn.
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu chỉ có lương không thì họ là bần cùng. Để đạt được sự sung túc đó thì họ dễ trở thành đạo tặc. Hình dung một ngày 20-11 cha mẹ học sinh hay có "chút quà" biếu giáo viên. Sẽ xảy ra sự chênh lệch giữa các học sinh rồi dễ nảy sinh sự phân biệt đối xử. Đạo tặc là ở chỗ đó.
     
  20. Nghề nào cũng là rao bán cái gì đó để kiếm sống. Nghề giáo cũng vậy, rao bán trí thức của mình, nhưng khác một chút, người ta háo hức thi vào sư phạm lại mang tư duy phi vật chất, cao cả và khá kỳ quặc. Được làm một người đứng trên bục giảng, nhìn lủ nhỏ, lủ trẻ mà tin rằng mình sẽ làm tốt công việc của mình là mở mang kiến thức cho tụi nó, giáo huấn được tụi nó hoặc đơn giản thôi, yêu trẻ. Các môn tự nhiên Toán Lý Hóa, thì cơ hội kiếm thêm là chính, kiếm lương là phụ. Còn các môn xã hội? Giáo Dục Công Dân, Lịch Sử, Địa Lý v.v... Thì đúng như những gì thầy cô ao ước, yêu sử, yêu những bài học làm người, thích thú địa lý và truyền đạt lại tụi nhỏ.

    Những chuyện thế này ngàn xưa đã có, nhưng ngày xưa chưa có internet, chưa có smartphone, chưa có camera giám sát nên người ta không hay không biết thôi. Để rồi giờ đây lộ ra... Chúng ta quy cho cái gọi là "nền giáo dục"

    Liệu đâu là phần nỗi của tảng băng? Những gì ta thấy trên báo, đài, internet hay những người cô, người thầy ta từng được thọ giáo? Con của chúng ta đang được dạy bởi họ, và chúng ta tin tưởng yêu mến họ?. Liệu chúng ta có đi vào lối mòn chụp mũ, tâm lý đám đông?

    Không thể quy cả cho cả một nền giáo dục. Nó là vấn đề con người.

    Có một clip về cô giáo già ở Hà Nội dạy bài học làm người mà tôi xem cách đây vài ngày. Cô ấy giảng rất hay, rất xúc tích, rất mạnh mẽ ở cái tuổi tôi đoán trên 60. Cô ấy hỏi các em một câu " Ngày 20/11 có ai trong các em tặng hoa, quà cho bố, mẹ mình chưa? Họ, chính là người thầy, người cô đầu tiên và trọn đời của các con đấy!" nền của giáo dục là từ đây.

    Cho nên, mong các bạn nhìn nhận những việc đó và nói rằng, thầy đó là người xấu, cô đó là người xấu, trò đó là cá biệt, trường đó có hiệu trưởng xấu, bộ đó có bộ trưởng rất tồi v.v... Chỉ thế thôi.

    Nghề giáo là nghê cao quý mà không có thu nhập cao. Nhưng đó là sự lựa chọn của họ. Theo đam mê hay theo miếng ăn, hoặc biến chất theo thời gian, theo cuộc sống thì nghề đó vẫn là nghề cao quý.

    Cách nghĩ về "bần cùng" của mình là: Khi mà người ta rao bán tất cả những gì thuộc về họ, tri thức, sức lực, kể cả thân xác nữa mà không ai cần đến, không có giá trị. Thì mới gọi là bần cùng. Nghề giáo thì có 1 nghề mà. Nghèo, thu nhập thấp chứ bần cùng thì không! Còn như các bạn phân tích. Nó chỉ là lòng tham của một con người mà thôi.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này