Tin tức Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi thomas, 2/6/15.

  1. Tớ không theo chủ nghĩa bi quan. Nhưng đọc xong truyện này tớ bi quan quá.
     
    songnourt and hoalienbao like this.
  2. thomas

    thomas Lớp 8

    Nếu bạn nhìn câu chuyện theo một góc nhìn khác, nhằm phê phán những tên ba hoa, khoác lác thì bạn sẽ có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Dân gian mình có câu: "Con vua thì được làm vua, Con sãi ở chùa lại quét lá đa", nhưng kèm theo đó lại là "Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa". Lại có câu "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Biết đâu cô gái nghèo trong câu chuyện, nhờ cần cù, siêng năng mà tạo dựng cho bản thân một sự nghiệp. Cái thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mà chắc chắc bi quan thì không thành công được rồi. :)
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  3. Bạn đưa cho tôi một con dao bảo con dao này bén lắm có thể mổ trâu được. Tôi cầm con dao đưa cho một người hàng xóm, anh ta trả lại chê, dao cùn cắt không được quả táo. Tôi mang con dao đưa cho một người hàng xóm khác, anh ta bảo chiều nay mời tôi ăn cỗ. Vấn đề là bạn đang dùng sóng dao hay lưỡi dao mà thôi.
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  4. yeusach2014

    yeusach2014 Mầm non

    Những gì câu chuyện đã nói là thật, đúng logic, khoa học và quy luật cuộc sống đang diễn ra là như vậy, nhưng quãng đường đi đến đoạn kết thì chưa ai biết! Ta đừng vội quá buồn hay quá phấn chấn khi thấy gần giống với suy nghĩ của ta. Không ai tước đi quyền được làm đạo diễn kiêm vai chính trong cuốn phim cuộc đời của ta được, ít nhất là trong tư tưởng - suy nghĩ; trừ khi ta buông xuôi để ngóng theo những câu chuyện truyền kỳ từ người khác. Cứ như vậy mãi, ta ì ra thành khán giả bất đắc dĩ, thả tâm trí xoay vần liên tục theo mạch diễn tiến của những cuốn phim khác, hôm nay tấu hài, ngày mai thấy bi, ngày kia lại là thể loại chưa xác định do các nhân tài mới nổi phát tán; nhưng rốt cuộc khả năng tự biết mình, bản kế hoạch cùng hành động cho cuốn phim của mình thì bạn vẫn còn nợ chính bạn!!! Nợ mà kéo dài từ năm này qua năm khác, tình trạng kiệt quệ nguồn lực dẫn đến phá sản là chắc chắn!!! Nếu chưa đủ lực diễn vai doanh nhân, ta thử nhập vai bác nông dân vui vẻ cày cuốc xem sao? Nếu sợ đói, ta nhập luôn vào vai đầu bếp, nếu sợ hết tiền, ta nhập luôn vai gì bạn nhỉ??? Nói cho vui thôi, câu chuyện cuộc đời hay diễn tiến cuộc đời mà gói gọn được trong vài tấm hình minh họa cộng với vài chữ như trong câu chuyện trên thì tài sản của loài người đâu có nhiều sách để khai sáng cho hệ điều hành của chúng ta đến thế! Chỉ cần phóng to câu chuyện trên lên tấm áp phích loại cực lớn, giăng ra giữa đường, và vấn đề thế là coi như xong!!!
     
    Last edited by a moderator: 8/6/15
    averelle and tauvequehuong like this.
  5. thaibeouu

    thaibeouu Mầm non

    sợ nhất mấy cuốn sách đại ý "bạn rất thông minh nhưng chưa biết cách khám phá tiềm năng của bản thân" hay cái gì tương tự như thế, nó truyền thông điệp hoang tưởng đến mọi người rằng mình rất đặc biệt giữa thế giới 7 tỷ người, hoặc những quyển hướng dẫn giao tiếp ứng xử như Đắc nhân tâm, áp đặt một lối tư duy và hành xử vô cùng đểu cáng và rẻ mạt.
     
    sannyas60 thích bài này.
  6. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Bài viết hay. Những sách self-help có sức mê hoặc lớn, qua bài viết giúp ta tự kiểm điểm bản thân phải khắt khe hơn trong việc chắt lọc tinh hoa nhân loại.

    Không tìm hiểu mục đích của Mr. Đặng qua việc tặng sách nhưng đọc bài về anh trên blog Hieuminh thì thấy anh khát khao lắm đưa VN đi lên. Anh lên đỉnh Phansipan để nhìn mặt trời mọc thôi rồi về là vì thế.
    Phải chăng anh nghĩ đất nước (thanh niên giờ) đang trong cơn mộng mị dài hay vừa đi vừa mơ màng. Anh muốn tạo một khát khao, một ước mơ đích thực cho họ, khi họ tỉnh thì thấy cái gì đang chờ họ.

    Cá nhân tui thích đọc cuốn "Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực" Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    utitgg thích bài này.
  7. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Bắt sách vở chịu trách nhiệm cuộc đời mình?

    TTO - "Cái được của loại sách Self-help là giới thiệu khá nhiều khái niệm, ý tưởng mới lạ mà ta khó bắt gặp nếu chỉ đọc các loại sách thông thường".

    Tuổi Trẻ Online xin tiếp tục trích đăng những ý kiến xoay quanh bài viết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link” của tác giả Đặng Hoàng Giang.

    Bạn bè mình có một số người không thích thể loại sách "self-help" - tên gọi chung cho nhiều loại sách dạy tư duy, dạy làm giàu, hạt giống tâm hồn...

    Một số bạn khác thì lại quá "cuồng nhiệt" với thể loại sách này và luôn mang chúng đi rao giảng, áp dụng những lời khuyên trong sách theo kiểu nghĩ mình đã là triệu phú đến nơi rồi. Một ít bạn cực kỳ căm thù, và một ít bạn chưa bao giờ đọc qua.

    Cái được của loại sách self-help này là giới thiệu khá nhiều khái niệm, ý tưởng mới lạ mà ta khó bắt gặp nếu chỉ đọc các loại sách thông thường. Thường thì người đọc sẽ có thêm động lực, hăng hái hơn... trong một thời gian ngắn sau khi đọc sách.

    Trong mỗi quyển đều có một vài ý tưởng rất hay và có thể dùng làm công thức, triết lý hay “kim chỉ nam” cho những hoạt động hàng ngày hay sự nghiệp của người đọc.

    Tôi học được từ Robert Kiyosaki khái niệm chịu trách nhiệm cho tất cả mọi vấn đề xảy ra đối với bản thân mình: mọi việc xảy ra đều có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên lúc nào trong đó cũng có một phần trách nhiệm của bản thân mình, nếu mình đổ hoàn toàn trách nhiệm lên một nhân tố ngoại cảnh nào đó thì vấn đề của mình sẽ không bao giờ có thể giải quyết; hoặc khái niệm về "rat race", khái niệm về đầu tư, tự do tài chính, quản lý tiền….

    Học từ Brian Tracy khái niệm thứ tự ưu tiên cho từng công việc và cách lập kế hoạch tránh trì hoãn. Được biết về cái gọi là "luật hấp dẫn" và tư duy tích cực. Biết về quy luật 80-20 và nhiều thứ hay ho khác mà tôi có thể ứng dụng vào cuộc sống, công việc của mình.

    Tuy nhiên, điểm hại của loại sách này là đem lại sự hưng phấn trong thời gian ngắn. Người đọc sau một thời gian nếu không ứng dụng, hoặc ứng dụng mà chưa thành công sẽ chán nản, rơi vào cảm giác trì trệ giống như trong cơn nghiện, và họ sẽ lại tìm kiếm một quyển sách khác để "lên tinh thần"...

    Có lẽ nhiều người ghét loại sách này chính vì họ từng là “nạn nhân”, từng rơi vào tình trạng nói trên sau khi đọc sách. Một số người khác ghét vì họ nhìn thấy bạn bè, người thân hoặc một ai đó lên mạng khoe khoang khoác lác kiểu "5 năm nữa tôi sẽ thành triệu phú" hoặc suốt ngày cập nhật facebook về những "kế hoạch thành công" với đầy những từ ngữ đao to búa lớn... Điều này có thể hiểu được, nhưng đó là lỗi ứng dụng của người đọc.

    Có một điều thú vị mình nhận thấy là: nhiều người sau khi đọc sách self-help đã trở nên thành công, giàu có bằng cách... viết sách self-help hoặc mở trung tâm huấn luyện, hoặc làm diễn giả nói lại những gì họ đã học cho những ai có nhu cầu "lên tinh thần cấp tốc".

    "Giận" sách là vì lầm tưởng

    Sách self-help tập trung vào phát triển bản thân nên đôi khi có một số sách viết sai lệch, hoặc do người đọc hiểu sai lệch thành việc phát triển bản ngã.

    Thay vì hiểu rõ chính mình, giữ vững niềm tin và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong công việc, người đọc lại chọn “đường tắt” là “xem như mình đã đạt được những điều đó rồi”. Điều này dẫn đến những tuyên bố ngông cuồng, thái độ ngạo mạn của những người trẻ.

    Một số hình thức lệch lạc hơn là những lớp dạy làm giàu và các công ty đa cấp biến chất. Rất nhiều tiền của và công sức, tâm huyết tuổi trẻ đã đổ vào những nơi này với một hi vọng hão huyền “đổi đời đơn giản”. Suy cho cùng cũng chỉ vì lòng tham mù quáng mà thôi.

    Sách self-help nói riêng và sách vở nói chung cung cấp cho ta kiến thức, công thức, gợi mở những ý tưởng, những con đường... đến đó là xong nhiệm vụ.

    Phần gian nan và quan trọng nhất vẫn là người đọc áp dụng nó như thế nào cho sự thành công của mình. Đây mới là phần khó nhất, phần quyết định người nào thành công và người nào thất bại.

    Người ta “giận” sách có lẽ bởi vì nó nói lên những điều khó khăn một cách quá dễ dàng, phần nào làm cho độc giả lầm tưởng rằng khi đọc xong một vài quyển là họ trở thành thiên tài thật, hoặc đơn giản là “tin” theo sách là được hết.

    Tôi không phải là “tín đồ self help” nhưng tôi cũng đọc khá nhiều sách thể loại này, tôi dùng những công thức, triết lý, bài học... trong sách để suy ngẫm, để quan sát cuộc sống và áp dụng cho bản thân mình để quản lý công việc, quản lý tài chính và đôi khi cho lời khuyên giúp đỡ những người xung quanh khi cần thiết.

    Tôi cảm thấy cuộc sống thanh thản, thú vị và lý giải được nhiều điều hơn. Nếu đọc sách với một tâm trí bình thản thì đây là một thể loại sách đầy thú vị.

    Với self help, quan trọng nhất vẫn là phần thực hành, như tên gọi của nó “tự giúp mình”. Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: "Nếu bạn tin vào những gì bạn đọc, thà đừng đọc còn hơn".

    Thành công không có đường tắt, những gì bạn thấy ở người thành công là thành quả của họ, không phải là tất cả những gì họ đã trải qua.

    Đọc sách cần phải hiểu đúng, và ứng dụng đúng, và kiên trì thử nghiệm, chấp nhận thất bại mới có thể đi đến thành công đúng nghĩa của nó.
     
    utitgg, Khoa06, superlazy and 12 others like this.
  8. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Tuổi Trẻ làm gì cũng chắc tay. :)
     
  9. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Kết cụt lủn, tưởng sau đôi này lấy nhau chứ .:think:
     
  10. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Ông Đặng học vấn cao, bằng cấp nhiều giống ông cha nghèo nhỉ. Cũng vì thế tự cao rồi luôn mồm nhân nghĩa đạo đức chỉ trích ông cha giàu. Cuối cùng, cái thân chuyện nhà lo cũng không xong trong khi người ta tạo biết bao nhiêu công ăn việc làm, giúp đỡ được khối người.
     
    hoalienbao, sannyas60 and Zhiqiang like this.
  11. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Xin bác cho thêm nhận xét về bài viết. Chứ có ai biết ổng này mặt mũi hình răng. Bác có ý kiến tác giả thế thì cũng chả rõ ý tứ bác.
     
  12. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Cuộc đời tôi đã phải trả giá vì mù quáng nghe theo lời ông Đặng.

    Quy trách nhiệm cái sự nghèo của mình cho xã hội.
    Không quản lý bản thân, kế hoạch cuộc đời vì như một cỗ máy, cứ vô tư để mặc dòng đời xô đẩy.
    Không tham vọng đọc vị người khác.
    Không tư duy tích cực kiểu khẳng định "I am..."
    Làm giàu, đắc nhân tâm là suy đồi đạo đức.
    Đừng mơ ước xa xôi vì nó chỉ là ảo tưởng.

    ... cho đến khi tôi đọc sách selfhelp.

    Và tôi chưa đọc được quyển nào mà họ dạy tôi phải bất chấp thủ đoạn và đạo đức để làm giàu cả. Ngược lại đa số đều nhắc nhở việc cho đi và biết ơn, giàu có không chỉ là tiền bạc...

    Đắc nhân tâm là nghệ thuật xử thế dựa trên việc hiểu tâm lý và đã có hàng ngàn năm rồi. Carnegie chỉ tổng hợp lại thôi chứ không phải phát minh. Hậu hắc học của Lý Tôn Ngô cũng vậy nhưng bị lên án kịch liệt lúc bấy giờ. Nhưng ông Đặng không nhắc chắc do tôn sùng Trung Quốc cũng vì thế ông nói giá trị sống của người Việt là trở thành quân tử.

    Bữa giờ đọc hai bài báo, một bài chê con cháu Trung Quốc quên lời Khổng Tử dạy, một bài con cháu Việt Nam bỏ vài trăm tỷ xây văn miếu thờ Khổng Tử.

    Buồn, buồn...
     
  13. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Nếu có can qua thì bác bỏ quá, chứ giờ em đọc mà vẫn chưa rõ cái ý bác nhắn nhủ (khoản ý tứ em kém tắm mà:D).

    Trên bác chê ông tác gia viết bài. Dưới bác khái quát về sách (mà nó đúng cứ không sai, ai tin hay không, dùng ra sao là tự mỗi người) với 2 bài báo có liên quan gì chăng.
    Nói chung, cám ơn bác chia sẻ, em xin kết thúc do có vài lời với bác trước.cute_smiley7
     
  14. maiminh06

    maiminh06 Mầm non

    hây, hôm nay tranh thủ được dịp Quốc Khánh Nga được nghỉ học. Cho em xin phép được bàn thêm chút về chủ để này.
    Em thấy mấu chốt nằm ở chỗ người ta cứ gắn cái phẩm hạnh cả nhân, những kinh nghiệm, bài học cuộc sống, ....những cái tốt đẹp mà sách self help mang lại với sự giàu có về mặt tiền bạc và vật chất.
    Ngẫm nghĩ 1 tí thì thấy 2 mệnh đề trên không hoàn toàn gắn kết với nhau.
    Xin dẫn ra 1 ví dụ, chắc ai cũng biết về Steve Jobs, ông ta có phải là 1 người thành công, 1 người lắm tiền nhiều của, 1 người nhiều quyền lực...nhưng nếu ai từng đọc qua các quyển sách về ông thì sẽ thấy ông ta cộc cằn, thô lỗ với nhân viên, tham lam và man trá, thời sinh viên thì lôi thôi luộm thộm nhếch nhác ( không đi dép, từng chơi ma túy, nggười chẳng mấy khi tắm, nói chuyện thì như đốp vào mặt người khác ....). Hãy xem trên người ông ta có bao nhiêu % biểu hiện của sách self help nào, mình cá là chắc ông ta cũng chẳng đọc quyển nào.
    Ngược lại hãy nhìn vào thầy giáo chủ nhiệm nghèo của mình. Thầy chỉn chu trong ăn mặc, lời nói nhã nhặn, đức cao vọng trọng, đối xử với mọi người chân thành, luôn đưa ra những lời khuyên sáng suốt cho học trò.....Thầy cũng từng đọc rất nhiều sách kia và cũng rất biết áp dụng.
    Vậy đó, chỉ là đôi lúc sách self-help cố kéo 2 cái mệnh đề kia dính chặt vào nhau, và làm cho người đọc tin tưởng vào nó. Nghĩa là hãy trở nên người tốt và bạn sẽ có nhiều tiền :p
    Chốt lại, đọc sách là thu lượm lấy tinh hoa nhân loại, kinh nghiệm của tác giả. Nhưng khi đọc thì phải biết "gạn đục khơi trong", hãy tự suy ngẫm và truy vấn ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề. Mình rất ủng hộ việc Đọc sách để hoàn thiện con người, để nâng cao kĩ năng sống, nhưng còn việc để cuồng vọng giàu có và trở thành gì đó "to tát" thì chẳng nên tí nào !
     
  15. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Là bạn đang gộp sách selfhelp và sách làm giàu lại làm một.
    Thầy bạn có biểu hiện của sách selfhelp.
    Steve Jobs không có biểu hiện của sách selfhelp nhưng có biểu hiện của sách làm giàu.
    Và không có sách nào nói rằng người tốt thì giàu người xấu thì nghèo cả, ngược lại thì có.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/15
    Zhiqiang, hoalienbao and songnourt like this.
  16. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Đọc sách, đừng làm con mọt sách
    ngày đăng 14/06/2015
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: NVCC

    Yến Trinh | TUOITRE.VN

    Sau những phản hồi nhiều chiều của bạn đọc về bài viết Sự khốn cùng của "tư duy triệu phú", Tuổi Trẻ Online giới thiệu những chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà về sách self-help.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà - cho rằng các cuốn sách của những người thành công viết ra đều rất đáng đọc.

    Ông Hùng nói: Rất nhiều tập đoàn lớn ứng dụng thành công những nguyên tắc đề cập trong những cuốn sách này, ví dụ như Tập đoàn FPT trong thời gian tôi làm việc từ năm 1995-2007.

    "Bản thân tôi đã đọc cuốn Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu trên 20 lần từ khi còn làm ở FPT đến nay và lần nào cũng tìm ra ý mới để ứng dụng vào cuộc sống, điều hành doanh nghiệp và làm tư vấn cho các công ty, cơ quan" - ông Hùng bày tỏ.

    * Nhưng thực tế ngoài trang sách có khi "quật" lại ta một cú đau điếng...

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Điều đó chỉ đúng khi bạn là con mọt sách. Tôi thuộc nhóm người đọc để ứng dụng. Ví dụ một nguyên tắc kiểu "tự kỷ ám thị" trong Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill mà tôi thấy rất đúng và đã ứng dụng.

    Khi bị đau vai tôi đã "nói chuyện" với nó bằng yêu thương, bằng cảm thông và mong cho cơn đau hết đi. Hay khi bạn ngồi thiền, nếu biết ứng dụng nguyên tắc này để nhắc tâm "Thở vào tôi làm thân tôi an tịnh, thở ra tôi làm an tịnh các cảm thọ của tôi" thì bạn sẽ có bình an rất nhanh và bạn nhập định cũng nhanh hơn nhiều.

    * Làm sao phân biệt những cuốn sách self-help giá trị và vô bổ?

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Mỗi cuốn sách đều là tâm huyết của tác giả. Người đọc nên chọn nhà xuất bản và các công ty sách có uy tín, bởi tâm huyết và chuyên môn của họ khi xuất bản đã giúp rất nhiều cho việc chọn sách rồi. Nên xem cuốn sách này ai viết, tác giả đã thành công thật hay chưa, số lần tái bản, bao nhiêu ngôn ngữ…

    Tôi rất mong bạn đọc tìm đến sách của một số tác giả Việt Nam đã thật sự thành công để đọc các trải nghiệm của họ. Đảm bảo là bổ ích.

    Tôi khuyên người đọc, nếu được, nên trao đổi với tác giả viết sách để hiểu hơn thông điệp của cuốn sách. Nhiều khi ngôn ngữ khó thể hiện hết những ý tác giả muốn.

    * Người đọc dường như chỉ đọc vài dòng giới thiệu về cuốn sách trên các phương tiện truyền thông rồi ra nhà sách mua về. Còn ông, trước khi mua sách ông làm gì?

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất, chúng ta phải hiểu rõ về sách và tác giả viết sách. Mỗi cuốn sách thể hiện góc nhìn của một tác giả. Cùng một vấn đề, các tác giả có nhiều cách phân tích khác nhau. Tác giả cũng có hai loại chính, một là những học giả, họ chuyên nghiên cứu các vấn đề và viết sách. Loại thứ hai là các hành giả, tức họ viết ra những trải nghiệm của mình.

    Lưu ý sách chỉ để tham khảo. Nếu có cuốn sách dạy làm giàu nào đó hay đến mức mà ai áp dụng cũng giàu thì có lẽ nếu nó có đắt đến cả trăm triệu đồng người ta vẫn mua.

    Tôi xin nhấn mạnh ngay cả những người đã rất thành công có viết ra sách thì không có nghĩa ai áp dụng cũng thành công.

    Thành công còn phụ thuộc vào sở trường, sở đoản của từng người, đam mê của từng cá nhân, sức mạnh cạnh tranh. Mỗi quốc gia, thậm chí tỉnh thành cũng có những điều kiện kinh doanh khác nhau.

    Cuối cùng, đọc sách xong phải biết chọn lọc những gì phù hợp nhất với mình để ứng dụng. Như cuốn Những nguyên tắc thành công của Jack Canfield đưa ra 64 nguyên tắc, nếu bạn không biết nghĩ suy mà làm theo tất cả thì bị loạn mất!

    * Môi trường sống, hoàn cảnh, tư duy... của giới trẻ Việt Nam có một số khác biệt với giới trẻ nước ngoài (về sự độc lập, tự tin, kỹ năng mềm...), vậy theo ông, sách self-help có thật sự phù hợp với người đọc Việt Nam?

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Cá nhân tôi thấy sách self-help rất có giá trị, hướng bạn đọc đến tính tự lập, sống yêu đời, hướng đến chân - thiện - mỹ.

    Nhấn mạnh tinh thần và năng lực tự chịu trách nhiệm - hai yếu tố này rất quan trọng để trưởng thành. Bạn phải nhận diện cám dỗ để vượt qua. Cuốn sách Chiến thắng con quỷ trong bạn làm được điều đó.Tôi có tham gia nói chuyện với các bạn trẻ, nhất là sinh viên và phát hiện rằng các em hiện nay rất thiếu định hướng, thiếu người hướng dẫn, nhiều em chưa có mục tiêu cuộc đời, không ít em tư duy tiêu cực. Chính những cuốn sách này và những buổi giao lưu giúp các em tự nhìn nhận lại mình và tìm ra hướng đi tươi sáng.

    Chỉ có điều những cuốn sách của các tác giả nước ngoài có thể có những điểm chưa phù hợp với cách nghĩ của người Việt Nam. Cái cần ở đây là những người làm sách nên biên tập lại cho phù hợp - việc này đòi hỏi biên tập viên phải đủ trình độ.

    Cần có thêm những buổi nói chuyện, giao lưu của các chuyên gia (những người thành công thật trong lĩnh vực) đến giao lưu, trả lời các thắc mắc của độc giả. Cá nhân tôi đang thực hiện và muốn mở rộng mô hình này mà tôi tạm gọi là "reading tour", tức những chuyến đi chia sẻ của những ai đã ứng dụng thành công từ sách.

    * Khoảng cách giữa việc đọc sách với áp dụng thực tế đôi khi rất xa vời. Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi tìm đọc những đầu sách này? Làm sao để không rơi vào ảo tưởng khi đọc chúng?

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề là phần lớn bạn trẻ chưa biết cách đọc sách. Ở VN không dạy đọc sách. Tôi đã học về môn này ở Úc và Mỹ và sau này mang về VN truyền đạt. Bạn đọc cần học kỹ năng đọc nhanh, tóm tắt ý chính, ghi chép ý quan trọng và cần đặt mục tiêu trước khi đọc một cuốn sách. Rất nên biết mình đang thiếu gì, cần gì để "scan" trong cuốn sách chuẩn bị đọc xem ở đó có hay không. Đọc xong một cuốn sách nên ghi lại các ý chính để xem lại khi cần. Nên đọc, chọn lọc và suy ngẫm rồi mới ứng dụng. Tiếc là ít bạn coi trọng điều này.

    * Ông có thể chia sẻ với người trẻ rằng họ cần trang bị những gì để đạt được thành công?

    - Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Cái cần nhất là tinh thần tự chịu trách nhiệm về bản thân mình, không đổ lỗi và cách để tự chịu trách nhiệm, không dựa dẫm vào bất cứ ai. Người muốn thành công nên có tâm thế của người thành công, nên gần gũi, sống và làm việc trong cộng đồng của người thành công.

    * Xin cảm ơn ông.
     
    hoalienbao, Zhiqiang and superlazy like this.
  17. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Đừng hằn học với sách!
    ngày đăng 15/06/2015
    Trần Phú An | TUOITRE.VN

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và định hướng thói quen đọc sách cho con cái - Ảnh tư liệu

    Rất nhiều bài học hay trong dòng sách tự phát tiển bản thân như "Mặc kệ nó, làm tới đi" của tỉ phú Richard Branson, "Khởi thuật" của Guy Kawasaki hay "Tìm về sức mạnh vô biên" của Robin Sharma... và đó là những bài học bạn không tìm thấy trong trường học.

    Học gì từ dòng sách "Tự phát triển bản thân"


    Khi mới 15 tuổi, Warren Buffet tìm được một cuốn sách của Dale Carnegie trên kệ sách của cha mình, nó có tên How To Win Friends and Fluence People (sau này phiên bản dịch ra tiếng Việt có tên Đắc nhân tâm, phiên bản dịch đầu tiên của tác giả Nguyễn Hiến Lê.)

    Trong cuốn hồi ký của mình sau này của mình có tựa đề The Snowball, tỉ phú Warren Buffet tâm sự rằng thời trung học ông thật sự khó khăn để hòa nhập với bạn bè và luôn gặp phải sự chống đối. Ông bắt đầu những nguyên tắc của Carnegie, mặc dù nó không thể giúp ông trở thành một cậu bé đáng yêu qua một đêm, nhưng ông cho rằng nó đã giúp ông thay đổi tính cách cũng như xây dựng thế giới mối quan hệ của chính mình.

    Được xuất bản từ năm 1937, giờ đây nó vẫn là cuốn sách bán chạy nhất trong mục sách "Personal Development" (Phát triển bản thân) từ kệ sách điện tử Amazon đến hệ thống nhà sách quen thuộc của chúng ta là Fahasa.

    Chúng ta hãy cùng rút ra những bài học từ cuốn sách này với Richard Feloni, một cây bút chuyên phản biện về sách của Business Insider, một trang web tin tức kinh doanh.

    Richard Feloni cho rằng có 3 nguyên tắc đầu tiên có thể rút ra từ cuốn sách này để bạn trở thành đáng yêu, gần gũi và có khả năng thuyết phục người khác.

    1. Hãy tránh chỉ trích, lên án hay phàn nàn

    Chỉ trích, lên án và phàn nàn thường là tính cách của những người thiếu kiểm soát, không nhìn người khác một cách toàn diện, thiếu khoan dung và cứ ví người khác như một sự khốn cùng của thời đại.

    Cốt lõi của vấn đề là khi người mình tin cậy, giao việc... không đáp ứng được sự kỳ vọng của mình thì thay vì chỉ trích, hãy ghi nhận những gì xảy ra, tìm cách giúp đỡ, khuyến khích cải tiến.

    2. Khen ngợi thành tựu người khác

    "Khả năng sẽ bị héo đi khi chỉ trích, và sẽ nở hoa dưới sự khuyến khích". Đây là một triết lý giáo dục mà cả hệ thống giáo dục phương Tây áp dụng. Làm thế nào để người khác sáng tạo nếu bạn không nhìn thấy điểm mạnh của họ mà khuyến khích và giúp đỡ. Carnegie cũng đã nhấn mạnh trong cuốn sách rằng "Khuyến khích không phải là nịnh hót. Không ai thích nịnh hót. Con người ai cũng khát khao công nhận".

    3. Hãy thông cảm

    Sách có trích câu nói của Henry Ford: "Nếu có một bí quyết nào đó cho thành công, thì nó nằm ở khả năng hiểu quan điểm của người khác, xem và nhìn sự việc của người đó dưới góc độ của chính bạn và ngược lại".

    Sự thông cảm không làm cho bạn "đổi đời" ngay tức khắc, nó giúp cho bạn hiểu rõ hơn hoàn cảnh, động cơ của mỗi hành động của chính mình hay người khác. Không ai trên thế giới này hằn học với sự thông cảm cả.

    Về cuốn sách The Four Hour Workweek của tác giả Timothy Ferriss, nếu bạn đọc cuốn sách này một cách có ý thức học hỏi, thì sẽ không đọng lại trong tâm hình ảnh nhỏ nhoi như "thuê một trợ lý cách xa nửa vòng trái đất để cô này viết một lá thư ngọt ngào xoa dịu người vợ đang giận dữ của bạn" mà là rút ra được những bài học cơ bản mà hầu hết chúng ta đều gặp phải.

    Thứ nhất là tính trì hoãn. Tính trì hoãn, trong nguyên bản tác giả sử dụng cụm từ "The Deffered Life Plan", sẽ làm cho kế hoạch kinh doanh hay bất cứ kế hoạch nào khác trong cuộc đời mình khó trở thành hiện thực.

    Ferriss hoàn toàn không khuyên bạn trở nên lười biếng mà khẳng định rằng: "Trong khi bạn cố gắng theo đuổi công việc kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cuộc sống và thời gian của bạn hay những ước mơ khác. Hãy liệt kê những việc bạn cần làm, tham vọng bạn mong muốn và lên kế hoạch thực hiện ngay bây giờ".

    Ferriss còn nhấn mạnh rằng không có nghĩa không có sự hi sinh khi theo đuổi giấc mơ của chính mình. Nếu bạn muốn viết một cuốn sách, công việc sẽ ngốn thời gian một năm của bạn, bạn muốn thiết kế một mẫu thời trang của riêng mình, bạn muốn đi du lịch vòng quanh châu Á trong 6 tháng mà vẫn có nguồn thu nhập... thì hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch thực hiện. Nếu không bây giờ thì là bao giờ?

    Napoleon Hill là tác giả lớn của những quyển sách gối đầu giường của nhiều nhà khởi nghiệp, đã từng là cố vấn của Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt. Để viết được cuốn sách Think and Grow Rich (Phiên bản tiếng Việt là Nghĩ giàu, làm giàu), ông đã phỏng vấn hơn 500 người thành công nhất nước Mỹ mà ông biết, để rút ra được những chìa khóa tốt nhất cho sự thành công. Cuốn sách hơn 200 trang này trở thành tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.

    Hill có viết trong sách của mình: "Chỉ ước mơ thôi, bạn sẽ không trở nên giàu có. Mong muốn giàu có chính đáng sẽ luôn nhắc nhở bạn và trở thành nỗi ám ánh, từ đó có kế hoạch rõ ràng, nung nấu sự bền bỉ để vượt qua khó khăn".

    Nếu bạn không bị ám ảnh bởi điều bạn mong muốn, liệu bạn sẽ dễ dàng đầu hàng khi gặp trở ngại? Có đấy. Chúng ta không hoàn toàn tìm thấy những lời khuyên đánh bạc hay tìm kiếm sự may rủi trên thị trường chứng khoán để trở nên giàu có. Toàn bộ cơ sở lý luận của ông là giúp con người khắc phục những điểm yếu tâm lý khi gặp thử thách hay thất bại tạm thời.

    Còn rất nhiều bài học hay khác trong dòng sách tự phát tiển bản thân như "Mặc kệ nó, làm tới đi" của tỉ phú Richard Branson, "Khởi thuật" của Guy Kawasaki hay "Tìm về sức mạnh vô biên" của Robin Sharma... và đó là những bài học bạn không tìm thấy trong trường học.

    Đừng hằn học với sách và "tư duy làm giàu"

    Tựu trung, dòng sách này khuyến khích người đọc hun đúc một tinh thần khởi nghiệp, và nền tảng tâm lý để thực hiện kế hoạch của mình.

    Richard Branson có nói rằng có ba cách học: học từ trường, học từ người giỏi hơn và học từ sách. Ngoại trừ bạn không muốn học thì không còn gì để bàn.

    Bill Gates cũng từng phát biểu: "Khi còn trẻ tôi thật sự có rất nhiều ước mơ, tôi phát triển bản thân hơn rất nhiều trên một thực tế là tôi có nhiều cơ hội được đọc sách".

    Tôi đặc biệt thích câu nói này của Bill Gates không bởi vì ông là một tỉ phú, mà tôi tin rằng sách là một thế giới kỳ diệu được cô đọng lại dưới sự lao động của tác giả.

    Làm thế nào để bạn có thể biết bạn mong muốn gì, thiết kế cuộc sống của chính mình khi không tiếp xúc với người giỏi, học qua những bộ phim hay hay rút ra từ những cuốn sách bổ ích.

    Làm thế nào để bạn có được óc tưởng tượng phong phú hay kỹ năng thực hiện nó nếu không học từ những người đi trước qua sách.

    Đọc, sẽ châm ngòi cho bạn tình yêu và khát vọng.

    Đọc sách là đọc thế giới hôm qua để làm tự thiết kế la bàn cho tương lai của chính mình.

    Nếu có cơ hội và thời gian, tôi sẽ đọc và đọc nhiều hơn nữa và giúp những con cái của chính mình cũng như bạn bè của nó biết cách rút ra những điều hay từ sách thay vì chỉ trích mang tính quy nạp hẹp hòi (vì đây là thái độ thiếu trách nhiệm).

    Trong một thế giới, mà mọi người đều khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, thì khoan hãy lên án "tư duy tỉ phú" chính đáng.

    Những cuốn sách khuyên bạn khởi nghiệp để trở thành tỉ phú hoàn toàn không đề cập bạn phải tìm kiếm sự may rủi của cuộc sống, nó dạy cho bạn tinh thần "bạn phải chịu trách nhiệm với bản thân, để thành công không gì hơn là hun đúc ý chí, không bỏ cuộc và học hỏi những kỹ năng hay từ những người đi trước".
     
  18. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Thực ra sai lầm của ông Giang là đụng đến Napoleon Hill.
     
    hoalienbao thích bài này.
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình thấy nhiều bạn đánh giá cuốn Đắc Nhân Tâm là dạy đểu cáng, không biết các bạn nói tới bản dịch của ai? Mình xin trao đổi về bản Đắc Nhân Tâm do Nguyễn Hiến Lê dịch, mình đánh giá bản dịch đó tuyệt vời, còn bản dịch khác thì kém lắm.

    Mình xin hỏi hai câu liên quan tới sách đó:
    1. Theo bạn Đắc Nhân Tâm dịch ra thuần Việt nghĩa là gì?
    2. Trong sách có một ví dụ đại ý như này: Nếu bạn là quản lý một phân xưởng dễ cháy, bạn đã làm nhiều cách mà một ngày nào đó bạn vẫn bắt gặp một nhóm công nhân đang hút thuốc trong xưởng. Hỏi bạn sẽ xử lý như nào trong tình huống đó?

    Hihi mời các bạn tham gia để chỉ giúp mình, hoặc mong bạn chỉ ra sách đó đểu cáng ở chỗ nào.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  20. Nhapcua

    Nhapcua Moderator

    Đọc xong thực sự có rất nhiều cái để ngẫm nghĩ.cute_smiley56
     

Chia sẻ trang này