Tin tức Tác giả 'Tầm tần ký' đột ngột qua đời vì tai biến

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi khiconmtv, 7/4/17.

  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tiểu thuyết gia nổi tiếng Hoàng Dị qua đời hôm 5/4 nhưng sáng 7/4, gia đình mới công bố tin tức này với truyền thông.

    Sina đưa tin tiểu thuyết gia Hoàng Dị qua đời ở tuổi 65 sau khi bị tai biến mạch máu não. Suốt một tuần nằm viện trước khi mất, ông rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Gia đình chỉ công bố tin tức này vào sáng 7/4.

    Ngay sau đó, diễn viên Cổ Thiên Lạc - người thành công nhờ Hạng Thiếu Long trong Cỗ máy thời gian (Tầm tần ký) - do Hoàng Dị chấp bút đã gửi lời chia buồn trên mạng xã hội.

    [​IMG]
    Tiểu thuyết gia Hoàng Dị qua đời ở tuổi 65.

    Nhà phê bình văn học Trương Gia Bính xúc động: “Hoàng Dị chết rồi, tôi chấn động khi đọc tin tức này. Là một độc giả của ông, tôi thở dài một tiếng. Mà nghĩ đến thời thế hiện nay với nhiều tác giả trẻ nhưng họ không biết đến ông, lại phải thở dài một tiếng. Đối với tôi, những người đàn ông thế hệ 8X - chúng tôi đã trưởng thành cùng với những bộ tiểu thuyết võ hiệp huyền ảo của ông”.

    Hoàng Dị sinh năm 1952 tại Hong Kong. Ông là tác giả của Đại Đường song long, Tầm tần ký, Ô kim huyết kiếm, Phong vũ kiếm phiên vân đao.

    Tại Hong Kong, khán giả thập niên 1980 biết đến Hoàng Dị nhiều hơn Kim Dung. Tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung là Lộc đỉnh ký ra mắt vào năm 1972. Hoàng Dị là người thổi lửa cho những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp mới.

    [​IMG]
    Tầm tần ký từng được dựng thành phim với tên Cỗ máy thời gian.

    Sinh thời, Hoàng Dị thừa nhận tác phẩm của ông là sự hòa trộn về phong cách của Nghê Khuông cùng Kim Dung. Phong cách nổi bật trong tiểu thuyết Hoàng Dị là cuộc tranh bá của đế vương và võ lâm. Tình yêu trong tác phẩm của ông cũng có nhưng không lâm li bi đát. Thậm chí, tình yêu chỉ được miêu tả như một thứ “tình” bình thường trong cuộc sống.

    Ở đó, những người yêu nhau không đặt câu hỏi: “Vì anh/em, em/anh sẽ làm được những gì?”. Hoàng Dị không đề cao chủ nghĩa vật chất hay giai cấp. Giữa nam và nữ trong tiểu thuyết của ông chỉ có một phương châm: “Bất luận người đó là ai, chỉ cần người đó tốt với mình là được”.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    ngockq75, sadec2, Heoconmtv and 4 others like this.
  2. V/C

    V/C Mầm non

    Ông này có cuốn thì ngắn củn, cuốn thì câu giờ lê thê. Truyện hầu hết là lan man, đọc rất nhanh chán. So với Kim Dung thì còn xa.
     
  3. lemontree123

    lemontree123 Lớp 7

    Ông này còn được biết với tên là Huỳnh Dị, xét về lịch sử thì ông này cùng thời với Ôn Thụy An (nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    Nói thế chứ mình cũng kết ông này, đọc gần hết mấy cuốn mà mình có được: Đại đường song long, Tầm Tần Ký, Biên hoang truyền thuyết.
    Mấy cuốn ngắn như : Đại kiếm sư, Lăng Độ Vũ, Vân mộng thành chi mê thì đọc tạm được.

    Có thể coi ông này là người đầu tiên đưa khái niệm "xuyên không" để cho hội nhà văn TQ về sau tái sử dụng. (như cái phim "Thần thoại" do Hồ Ca/Thành Long dựng lại cũng theo motive này).
     

Chia sẻ trang này