Trà phiếm Tết là của Việt Nam

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 20/1/20.

Moderators: amylee
  1. Thời đại nó linh động thôi. Tục thả cá chép ở SG những năm trước 2000 hiếm lắm mới có người thả cá, thay vào đó dùng lá bùa quấn quấn vào 1 cây tre nhỏ rồi đốt, gọi là "cò bay ngựa chạy", đi mua thì hỏi chủ quán "có bán Cò bảy ngựa chạy zới Thèo lèo cứt chuột không". Hỏi quanh cũng không biết sự tích của nó, ý chung là muốn ông táo bà táo đi cho lẹ, còn vì sao phải đi với "thèo lèo cứt chuột" thì không biết. Món đó là kẹo mè, kẹo kẹo đậu phọng ăn cũng vui. Sau này cũng không còn thịnh hành nữa.
    Tục cây nêu thì ở SG không biết mua ở đâu mà dựng, ở quê cũng ít thâý. Mà cây tre thì cũng hiếm thấy luôn. Mai mốt rồi cũng có thể cây tre hiếm dần mà mất đi cũng có.
    Thích nhất là 3 ngày tết, ngồi nhậu với thân hữu, xóm giềng, nói phét, nói dốc, xàm xí rung trời. Tiếng cười thay tiếng pháo, nổ đùng đùng, giòn giã. Mà mỗi lần như vậy là say quặc quẹo. Ngán nhất là tàn cuộc. Sáng nay thức giấc không biết làm thế nào mình về tới nhà, vô nhà bằng cách nào nữa. Chỉ nhớ là rất vui.
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xưa ở ngoài Bắc cũng có tục dựng cây nêu rồi vì một số biến cố xã hội nên thất truyền. Có vẻ như người ta đang khôi phục.

    Bản sắc Tết cứ mất dần hay biến tướng đi (nếu làm lại).
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có một số thứ không nên, không được xuề xòa, linh động.

    Nhìn người ta đi:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi không phải là người thích đi tàu như bạn quy kết, quan điểm của tôi là cần hiểu rõ vấn đề và cái gì của mình thì mình nhận, không nên nhận bừa của người khác.
    Bạn đọc ở đâu đó cũng chẳng biết nguồn chính xác thì tôi không thể bình luận được. Nhưng cũng góp ý là nếu viết theo kiểu Tàu thì phải là "bọn người nam man", còn nếu viết theo kiểu Việt thì là "bọn người man phương nam".
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bác bắt lỗi mình thì mình phân tích bác đọc luôn.
    Quan điểm của mình là Việt.
    Cho nên bác đọc kỹ lại cuốn nào đó Khổng tử viết đi. Hi vọng bác biết đó là cuốn nào.
    Trên quan điểm là cả chữ vuông và ngôn ngữ đều của người Việt. Nên khi ông ta viết ký âm ngôn ngữ của ông ta thì ông ta đảo chữ.
    Khi dịch về tiếng Việt chữ quốc ngữ thì KHÔNG LẼ NGƯỜI DỊCH GIỮ LẠI CÁI ĐẢO CHIỀU CỦA ÔNG TA??
    Bác đứng trên lập trường của một men thích đi tàu để suy nghĩ và bắt lỗi cách dịch, cách viết của một woman không thích đi tàu.
    Mình không quy kết mà mình khẳng định một điều luôn là bác thích tàu, thích văn hóa tàu - một nền văn hóa ăn cắp mà có được. Một dân tộc bỉ ổi chiếm cả đất lẫn người và văn minh của người ta.
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hôm nay trên đường về nhà mình chợt suy nghĩ ra một giả thuyết.

    Tại sao phương Tây khi nghiên cứu văn minh Trung Hoa lại nhận xét một điều là. Trung Hoa đã đạt đến trình độ văn minh cao độ từ thời nhà Hán, thời kỳ hoàng kim trong lịch sử văn minh phương Đông. Vậy thì suốt một ngàn tám trăm năm tiếp theo họ ăn cái con chuột con muỗi gì mà không tiến thêm được một centimet nào trong lãnh vực văn hóa????? Trả lời dùm mình cái đi.

    Chỉ có một lời giải thích duy nhứt hợp lý trong trường hợp này là:

    Dân tộc Trung Hoa thật ra khi chiếm được vùng đất của người VIỆT đã xóa bỏ mọi dấu vết của nền văn minh này - nền văn minh đã thiết lập nên mọi thứ nền tảng, từ lịch mặt trăng, 12 con giáp, lạc thư, Hà Đồ, con rồng, phong thủy, chữ vuông, lúa nước, cũng như là hệ thống thủy lợi đầu tiên.

    Cho nên một điều cần nhìn rõ vào bản chất sự thật. Anh ăn cắp của người ta ở ngay giai đoạn văn minh nhất. Anh xoá bỏ mọi thứ, dân tộc có bản quyền đó không còn được liền nhịp với nền văn minh của mình, họ ngừng sáng tạo. Cho nên anh cũng không còn gì để mà ăn cắp thêm nên anh cứ dậm chân tại chỗ suốt gần 2000 năm.

    Tình hình của các anh hiện tại cũng cho thấy hình ảnh suốt 2000 năm của các anh. Chỉ yêu cầu người ta chuyển giao công nghệ để các anh copy thoải mái hơn để giảm bớt thời gian các anh sao chép công nghệ. Các anh còn bỉ ổi hơn khi tự vỗ ngực là quốc gia đầu tiên phát triển công nghệ 5G, mắc ói thiệt luôn. Các anh đều không được học lịch sử rồi. Các anh chưa từng nhìn lại lịch sử dân tộc, nên chưa cảm thấy nhục nhã để mà có chí hướng cải thiện dân tộc, cho nên mới tiếp tục hành động theo bản năng chôm chỉa đã có từ ngàn năm của các anh.

    Ai đó thích tàu xa làm ơn kiếm dùm một tài liệu nào phản bác lại được giả thuyết này, chứng minh được dân tộc du mục Hoa Bắc không đúng với bản chất được phân tích bên trên, thì đưa ra dùm, và hãy viết rõ ràng vô đây.
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu bạn có quan điểm quá khích như vậy thì tôi không tranh luận với bạn nữa. Chào.
     
    windcity thích bài này.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Xởi lởi Trời cởi VẬN cho,
    So đo Trời co MỆNH lại.
     
    Nguyễn Thanh Tuấn thích bài này.
  9. babylon

    babylon Lớp 4

    Thực ra trong 1800 năm tiếp theo các Đạo sĩ ẩn thân ! Hay các Ẩn sĩ tiếp tục hoàn thiện hệ thống Phong Thủy ! Sau nhà Hán đến Ngụy Tấn rồi tới các thời kỳ tiếp theo là thời gian hoàn bị của hệ thống Phong Thủy . Từ thuyết đoán Mệnh - Lý Hư Trung tới Tử Bình - Kim Tử Bình ;thời Đường Dương Quân Tùng ăn cắp Mật điển Hoàng gia truyền ra ngoài hình thành Hạch tâm của Phong thủy Âm trạch ; sau này chia ra Lục Phái ; thời Tống - Hi Di trần Đoàn tương truyền là chủ nhân của Tử Vi đẩu số ; thời Hán Kinh Phòng hoàn thiện nạp Giáp vào Lục hào dựa vào thiên văn là cơ sở của Phép bói Lục hào sau này ( Tăng san Bốc Dịch được coi là tác phẩm kinh điển ) ; Kinh Dịch thì hình thành 2 phái tượng số dần hoàn thiện theo thời gian; Thiệu Khang Tiết đời Tống sau này cho ra đời Hoàng cực Kinh thế & Thiết bản Thần số( cái này có thể có trước Ông là Người hoàn bị ).Rồi các môn Tam Thức ( Kỳ môn - Lục Nhâm - Thái ất ) tất cả đều phải trải qua quá trình chiêm nghiệm hình thành Lý thuyết rồi kiểm nghiệm . Nên Người Ta hay nói Kinh thư không đột nhiên xuất hiện ; nếu cho là Sách trời trao cho Ông nào Mệnh lớn cuối cuốn Sách ghi hai Chữ Tổ sư đôi khi chỉ là Hồ thuyết .Vậy là 1800 năm không phải Trung Hoa ngủ vùi mà các hệ thống triết học kinh điển gần như đã đi đến hồi cáo chung ; không có thêm 1 tư tưởng gia nào lỗi lạc xuất hiện nữa thay vào đó là các kỳ nhân dị sĩ muốn thấu tỏ huyền cơ. Không còn Khổng Tử ; không còn Lão Tử mà cũng chẳng còn Pháp trị ...tất cả các môn đệ ngày sau đem nó vào thực hành sau vài ba Á Thánh rồi Tam thánh lớp hậu sinh chẳng thể tạo thêm 1 cái gì mới siêu việt hơn cả.
     
  10. Hết tết rồi, lôi cuốc, cày ra, dắt trâu đi dạo, chuẩn bị cho vụ mùa mới thôi nào.
    Nếu không bị cái dịch corona chắc chắn năm nay là cái tết đẹp. Sài gòn bớt bia rượu đến bất ngờ, đường phố mọi miền đều thông thoáng, vài tỉnh thành bị ngập nước, Hà Nội có mưa, tết mà mưa tất sẽ có một năm tiền tài vô như nước , đất Quảng trời đẹp, se lạnh, không nhiều nắng như SG nhưng cũng là cái tết đẹp.
    Năm Canh Tý sẽ là một năm rất nhiều hi vọng.
    Như câu 1 hát "Tết đến trong tim mọi người", nó đến trong tim người Việt Nam thì nó là của người Việt Nam và vĩnh viễn là như vậy.
    Một năm cày cuốc hăng say nha TVE-4U.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/20
    TĐT thích bài này.
  11. Bờm Sư Tử

    Bờm Sư Tử Lớp 2

    1. Câu nói của Khổng Tử không chính xác.

    2. Tết là của Việt, chỉ có mấy ông cuồng Tàu mới cố phủ nhận điều này, sure.


    Câu nói của Khổng Tử và Tết Việt

    “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ”.“

    Câu trích dẫn này được sử dụng khá phổ biến để chứng minh nguồn gốc Việt của Tết, ad không nghi ngờ gì về việc Tết là ngày lễ do người Việt tạo nên, nhưng ad không chắc chắn về câu trích dẫn này, nên đã thử khảo lại xem ý nghĩa chính xác của câu nói đó trong Kinh Lễ là gì, thì mới nhận thấy là một sự nhầm lẫn không nhỏ trong cách dịch của người dịch câu này đầu tiên.

    Nguyên bản của nó trong Kinh Lễ là như thế này:

    子貢觀於蜡。孔子曰:「賜也樂乎?」對曰:「一國之人皆若狂,賜未知其樂也!」子曰:「百日之蜡,一日之澤,非爾所知也。張而不弛,文武弗能也;弛而不張,文武弗為也。一張一弛,文武之道也

    [Nguồn: Kinh Lễ, Thiên: Tạp Ký Hạ, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link | đoạn 125]

    Dịch tạm: "Tử Cống hỏi về lễ tất niên. Khổng Tử nói: Tứ (Tử Cống) có vui thích không? Người trong nước nhảy múa như điên. Ta chưa biết nó vui thế nào. Trăm ngày lao động (một năm) được hưởng ân trạch vào 1 ngày vào lễ tất niên ấy. Người không biết đâu.

    Nó không nói về Tết Việt phía Nam, mà nói về ngày lễ của vùng Hoa Bắc, các nhà Chu Tần đều tổ chức. Như vậy câu trích dẫn kia là không chính xác.

    Nguồn gốc của ngày Tết âm lịch từ văn hóa nông nghiệp phương Nam, không cần tới câu trích dẫn này cũng đã rõ ràng, đó là một ngày lễ mừng mùa vụ, chào đón sự chuyển đổi đất trời, người Việt đã ăn mừng ngày Tết từ rất lâu đời, có thể trước cả thời văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà 5000 năm trước, tới đời Hùng Vương thứ 6 thì bánh chưng, bánh dày được phát minh bởi Lang Liêu, và từ đó đi vào đời sống của người Việt, gắn chặt với phong tục ngày Tết của người Việt xưa, cùng với những phong tục đã gắn bó từ lâu đời như thờ cúng gia tiên. Lịch âm là của người Việt sáng tạo dựa trên nền văn minh lúa nước, cần thiết tới lịch, thiên văn để tổ chức việc trồng lúa, đó là những cơ sở để khẳng định được Tết là của người Việt. Người Mường cũng ăn Tết đầu năm vào mùa xuân, và cũng có bộ lịch của riêng mình. Bên cạnh đó chúng ta có thể nhìn nhận từ các dân tộc khắp miền Đông Nam Á, rất nhiều dân tộc có cùng cách gọi Tết như người Việt:

    Mường: Thết
    Nùng: Tết.
    Thái: Thêts
    Zhuang: Xit / Sit
    Chàm: Tít
    Mon: Kteh
    Khmer: Chêtr
    India: Chêtr
    Nepal: Teej
    Mustang: Tidj / Tidji
    Munda: Teej

    Tết âm lịch là của cư dân nông nghiệp lúa nước mừng vụ mùa mới, năm mới vào đầu xuân, từ đó truyền sang văn hóa Hán, chứ không phải ở chiều ngược lại. Vấn đề nguồn gốc của Tết đã rõ ràng, chúng ta không cần thiết phải sử dụng tới những trích dẫn không chính xác để chứng minh nguồn gốc Tết Việt. Việc lan truyền những trích dẫn không chính xác như thế này gây hại nhiều hơn là lợi tới việc nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa cổ của dân tộc, chúng ta cần cẩn trọng hơn, tránh chủ quan cá nhân trong việc dịch và chia sẻ các vấn đề về cội nguồn dân tộc.

    Bài viết của Lược Sử Tộc Việt.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Một bài viết rất hay.
    1. Nhiều khi người ta không tìm hiểu kỹ, cứ nghe nói rồi kết luận dẫn đến sai lầm. Nhất là dựa vào một ngôn ngữ khác và rất lâu đời nên văn phong khó hiểu. Ngày nay, chúng ta nói với nhau trực tiếp có khi còn hiểu lầm nhau nữa là.
    Về đoạn kinh Lễ, tôi không phân tích sâu nữa vì có thể đi quá xa chủ đề.
    2. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước có những ngày lễ hội riêng của mình, phù hợp với nền kinh tế và điều kiện tự nhiên.
    Người phương Nam (bao gồm Lạc Việt) là văn hóa lúa nước. Ngày xưa, khi chưa chủ động tưới tiêu thì lúa nước chỉ trồng 1 vụ, như trong câu ca: Tháng chạp là tháng trồng khoai. Tháng giêng trồng đậu tháng 2 trồng cà, Tháng 3 cầy vỡ ruộng ra, tháng tư trời đổ mưa sa đầy đồng... Vậy nếu để mừng mùa vụ mới thì Tết phải vào tháng 3. Âm lịch là lịch theo mặt trăng, còn làm nông nghiệp thì phải theo lịch tiết khí- một loại dương lịch chia làm 24 tiết khí. Âm lịch hiện nay là phối hợp hai loại lịch trên, chính ra phải gọi là Âm dương lịch. Âm lịch bắt đầu bằng tháng Tý. Vì sao vậy? Người phương nam xưa ăn tết sau khi xong một vụ mùa: Tháng 10 gặt hái vừa xong. Tháng 1 tháng chạp nên công hoàn thành... Lúc đó sẵn thóc gạo, lợn gà đang béo... ai mà muốn hoãn cái sự sung sướng lại.
    Phương bắc có nền văn hóa kết hợp du mục và nông nghiệp trồng lúa mì nên ngày tết của họ khác với phương nam. Sau 1 mùa đông vất vả giữ cho bầy gia súc khỏi chết rét, mùa xuân là lúc xả hơi. Vậy nên Khổng tử viết: trăm ngày lao động vất vả, 1 ngày được hưởng ân trạch. Mùa xuân cũng là thời vụ gieo lúa mì, có thể mừng mùa vụ luôn.
    Sự giao thoa văn hóa làm cho ngày tết ở TQ không cố định, nhà Hạ chọn ngày 1 tháng Dần làm Nguyên đán (kiến Dần) đây chính là tết của phương bắc. Nhà Thương, Chu, Tần lại chọn tháng khác- có thể là do ảnh hưởng của phương nam. Nhà Hán trở lại lịch 'kiến Dần' và buộc các dân tộc phụ thuộc phải theo họ.
    Nhìn ra thế giới, người Hy lạp, La mã xưa (văn hóa du mục) mở đầu năm mới vào tháng 3 (năm có 10 tháng, mùa đông không tính tháng). Người Khmer (văn hóa lúa nước) mở đầu năm mới với lễ Chol Chnam Thmay (Vô Năm Mới) vào tháng 4 dương lịch. Đó chính là những ngày lễ hội riêng của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, phù hợp với nền kinh tế và điều kiện tự nhiên của họ.
     
    TĐT thích bài này.
  13. babylon

    babylon Lớp 4

    Âm Lịch bắt đầu bằng Tháng Tý là hết sức sai lầm ! Người ta gọi là kiến Dần chứ không ai gọi là kiến Tý .Nên nhớ sau lập Xuân mới bắt đầu là năm mới kể cả Tý hay Sửu vẫn là năm cũ . Nếu tính năm mới của Âm lịch bằng tháng Tý thì vẫn đang trong mùa Đông . Hai mươi bốn Tiết khí tại sao tính bằng Dương Lịch chứ không phải Âm lịch vì chu kì Mặt trăng 1 năm sẽ thiếu ( 52 tuần x 7 ngày = 364 lệch so với Dương Lịch ) và phải bù 1 tháng nhuận với chu kì 3,5 năm nên tính tiết khí theo Âm lịch sẽ bị sai ; Kể cả tính theo Dương Lịch đi chăng nữa thì 24 tiết khí vẫn là sản phẩm của Người Việt .Còn về con Nước thì Hồi xưa có 2 vụ đấy vụ Chiêm ( giống lúa xuất phát từ Chiêm Thành ) và Vụ mùa ( vụ chính) nên có câu :"Chiêm Nam mùa Bắc".Tứ thời Xuân - Hạ - Thu - Đông nếu kiến Tý vẫn trong Đông lạnh lẽo thì làm sao mà có gió Xuân hui hắt . Nên nếu có bằng chứng hẵng nói không Người ta cười vào đấy đặc biệt là văn hóa . Ngay cái từ mùa Xuân nói lên rồi . Chứ nghiên cứu mà đem cái thiểu số thành cái chung hơi bị sai đấy!
     
    TĐT thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác xem lại về âm lịch và tiết khí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Còn về lịch kiến tí
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tôi có bảo lịch tiết khí là của người Tàu đâu mà bác phải nói vậy.
    Tôi nói phương nam là chỉ phần nam TQ bây giờ, tuy ở phía nam nhưng mùa xuân vẫn rất lạnh, khó mà trồng lúa nước được. Lúa mì thì có cả vụ đông.
    Chúng ta không nên cười người nói sai mà chỉ cười người không chịu học hỏi thôi, thế mới là có văn hoá.
     
    TĐT thích bài này.
  15. babylon

    babylon Lớp 4

    Tôi phân Tích về cái giả thuyết thôi nhé : Riêng về Dịch Lý nếu anh Dùng Tiên thiên là mọi sự bắt đầu từ đấy trong trạng Thái hỗn mang chưa phân định sau ra trật tự rõ ràng Ta có Hậu thiên . Vậy cái khời thủy trong cái hỗn mang ấy sao lại là cái mốc thời gian phân định rạch ròi .Một thứ nữa Nếu là kiến Tý phải biểu hiện chỗ đó có hình lễ hội hay sinh hoạt điều này Tôi chưa thấy được trên trống đồng . Từ lá Dong là đồng âm với Đông hay là nghĩa là mùa Đông ; chứ lấy chu kỳ sinh trưởng không hẳn là chính xác.Nếu là nghiên cứu rạch ròi cả về sử liệu lẫn khảo cổ thì đáng nói chứ giả thuyết vầy Tôi cho vẫn thiếu 1 cái gì đó ?Đặc biệt là phải giải mã các đồ hình có hệ thống về quy chuẩn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/20
    TĐT thích bài này.
  16. babylon

    babylon Lớp 4

    Kể cả Bài viết trên Tôi thấy hơi nhức mắt sử dụng tiếng Hán quá nhiều - Thiếu điểm đánh dấu sự khác biệt nơi bắt đầu kiến Tý
     
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tóm lại trích dẫn có thể sai nhưng bản chất thì Tết vẫn là của Việt Nam, bản thân chữ Tết cũng chưa phải là nguồn gốc tên gọi cho các ngày lễ khác cùng âm, mà là một trong những biến âm tương tự từ âm gốc trong tiếng Việt cổ, bản thân người Việt hiện tại cũng chỉ là một nhánh của Việt cổ, nhánh chính, vì Việt cổ đã cho ra thêm nhiều nhánh khác và phân tán và vẫn còn cho đến hiện nay. Bằng chứng là kết quả DNA mới nhất cho thấy người Việt hiện nay có bộ gen đậm nhất châu Á, và gần gũi với mình nhất là người Thái. Cho nên ít nhất Việt cổ vẫn còn 2 hậu duệ chứ không phải hiếm muộn với mỗi một mình Việt Nam.
     
    maidorim, TĐT and babylon like this.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Còn đây là theo wiki, cố nhiên wiki không phải là chính xác tuyệt đối và cũng không thể trình bày một cách đầy đủ các nghiên cứu khoa học.
    upload_2020-1-29_12-35-57.png
    upload_2020-1-29_12-33-2.png
     
    TĐT thích bài này.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Múi giờ Bắc Kinh??
    Anh đang cố tình đưa Bắc Kinh vào để làm gì? Trong khi đã rõ là Tết của Việt Nam?
    Và xin hỏi lại một điều? Ban đầu bác nói với mình là chớ nên nhận bừa, của người ta thì nhận là của người ta, không phải của Việt thì cứ nhận lấy. Bạn đầu bác bảo không phải của Việt sao bây giờ bác lật lọng thế???
     
    TĐT thích bài này.
  20. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Tôi nghĩ không nên chia rạch ròi ra Tết âm lịch là của ta hay của Tàu. Vì hai nước Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ với nhau nhiều điều. Chứ không phải như thuyết Hoa tâm là tất cả các nước khác bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Nói về dân tộc và ngôn ngữ thì có nhiều điểm tương đồng. Người dân ở Lưỡng Quảng đều là người Việt, người Việt nam thì tất nhiên là người Việt. Về ngôn ngữ, ở Việt Nam thì có tiếng Việt, ở Trung quốc có tiếng Quảng Đông, hai ngôn ngữ này tựa hồ như nhau. Về tiếng Quảng Đông, thì ở người Trung Quốc không gọi tiếng Quảng Đông là tiếng Quảng Đông mà thay vào đó, họ gọi là Yue Wen, nghĩa là tiếng Việt. Và cụ thể ở xa xưa, có tồn tại nước Việt bao gồm Bắc Việt Nam và vùng Lưỡng Quảng. Nên đó thấy rằng, về việc văn hóa, nước Việt và Trung Quốc là nhiều điểm tương đồng do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Không ai ăn cắp gì của ai cả, hay không ai bắt chước ai cả.
     
    TĐT thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này