Trà phiếm Tết là của Việt Nam

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 20/1/20.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đó, cái đó mới chính xác là văn hóa Việt cổ. Ngay cái bánh chưng dài với cái bánh dày tròn cũng dễ liên tưởng. Một cái thờ Cha (nghĩa rộng), một cái thờ Mẹ (cũng nghĩa rộng) - phải () vì đầy người rất lớn tuổi cha mẹ vẫn còn sống.
     
    TĐT thích bài này.
  2. babylon

    babylon Lớp 4

    Bác hơi bị nhầm đấy :
    link : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    TĐT thích bài này.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thầy @quang3456 ơi! Trống đồng mà đánh có lẽ dùng dụng cụ như cái chày của Sóc Bom Bo nhỉ? Người ta thúc trống chứ không gõ trống nhỉ?
     
    TĐT and quang3456 like this.
  4. hallage

    hallage Mầm non

    Thời đấy của mình toàn là huyền sử nên luận logic cũng khó
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vẫn có nhiều dân tộc lân cận ta giữ được văn hóa gốc, chẳng hạn người Mường, chưa kể những di vật khảo cổ vẫn còn. Cứ theo logic mà suy thì văn hóa Việt gốc phải gần giống với các dân tộc anh em chứ không thể giống ông Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử... nào đó ở xa lắc xa lơ. :D
     
    TĐT thích bài này.
  6. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tết sẽ ngày càng nhạt hơn vì đó là quy luật tất yếu trong sự phát triển chung của xã hội.

    Nhưng cốt lõi của Tết nằm ở hai chữ sum vầy. Chỉ cần có đầy đủ thành viên trong gia đình vây quần bên nhau cùng ăn mừng năm mới thì đã là viên mãn.

    Còn nếu ai đó chỉ mong đợi Tết ở vẻ hào nhoáng bên ngoài thì sẽ ngày càng thất vọng mà thôi.

    Gửi từ Redmi 5 Plus của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    TĐT thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhân nói về trống đồng, cái con chim vẫn gọi là chim Lạc ấy thực ra lại là con chim rừng chứ không phải chim nước (lạc). Mà cũng chẳng có ai quy định gọi nó là chim Lạc, theo thói quen thôi.
     
    TĐT thích bài này.
  8. paolo379

    paolo379 Mầm non

    Mình miền Trung, Tết này gói bánh tét, vợ mình gốc HN đòi gói bánh chưng nhưng mình ko biết gói và không thèm học. Nhân topic này mình chọn lựa vài ý kiến để bật lại vợ xem sao.
     
    TĐT and nhat1395 like this.
  9. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Ui, 2 cái bánh ăn cũng tựa tựa nhau. Bánh chưng ba mình bảo gốc nó cầu kì lắm, phải có thảo quả các kiểu. Về sau mình thấy nó chỉ thay đổi hình dạng à. Mình thấy bánh tét tiện hơn, cắt khoanh tròn dễ hơn, ăn đỡ phí. Bánh chưng cắt một lần phải ăn hết :<<
     
    TĐT thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    [​IMG]
    Có ai nhìn thấy 10 chữ Sơn (山) trên người 10 người lính ở vòng tròn trong cùng trong 3 vòng có người không?
    Với phân tích theo hình minh họa, hoa văn trên bề mặt trống Ngọc Lũ chính là Hà Đồ mã hoá lên. Với 10 người vác trên vai 10 chữ Sơn đi quanh Hà Đồ có nghĩa là những người lính gánh vác Sơn Hà, bảo vệ nguồn gốc văn hóa… mà thực ra do Tàu chiếm mất chứ không phải chúng ta bị họ Hán hóa về mặt văn hóa đâu.
    Đừng nói là chỉ ngẫu nhiên hoa văn nó giống chữ Sơn thôi nhé. Di sản văn hóa này là một sản phẩm trí tuệ được thiết kế với suy xét kỹ càng, mọi chi tiết đều mang ý nghĩa chủ đích, không phải vẽ chơi chơi được, vì từ bản thảo rồi lên sản phẩm đúc phải tính toán kỹ lưỡng.
    Và quan trọng là trống Việt Nam chắc chắn có trước sự kiện ông Nhiếp nhiếp gì đó qua dạy chữ Hán như nhiều nguồn vẫn nói thế :D nực cười
    Chỉ có thể nói, thứ nhất chúng ta có di vật chính xác ghi lại Hà Đồ, chữ vuông mà Trung Quốc thì chỉ có ba cái sách vở mà muốn sửa lúc nào cũng được.
    Thứ hai nó có trước Sĩ nhiếp rất lâu.
    Thứ ba sự kiện là quá nhiều lần trong lịch sử người Hoa bắt nhân tài nước Việt về phục vụ, làm chảy máu chất xám.
    Thứ tư mấy ảnh quá nổi tiếng về chuyện ăn cắp rồi, gần đây nhất là toàn bộ nền khoa học công nghệ của phương Tây, gần hơn nữa chắc là mấy mẫu tiêm kích của Nga.
    Đồng ý là không giỏi thì sao có thể ăn cắp cao siêu như vậy. Ậy, nhưng vẫn phải phân biệt rõ một điều là cho dù anh đem về, anh có khả năng “phát vươn quang đại” (không biết câu này có đúng không :D) nhưng anh vẫn là thằng đi sau học hỏi, anh giỏi hơn thầy thì anh vẫn là trò thôi. Cho dù sản phẩm của ông thầy còn sơ khai kiểu như version 0.1 :D
    Nhưng khổ nỗi ăn cắp suốt 5000 năm rồi mà chả phát triển lên được gì thêm, giá trị của những thứ đó đã được hoàn thiện từ người thầy.
    À quên comment trước mình nói là trống Đông Sơn vì nhớ lộn.
     
    TĐT and babylon like this.
  11. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Nhắc tới lại thèm bánh tét chiên :D chấm nước mắm, ăn với củ kiệu và thịt mắm nha :p bao ngon, măm măm... hehe!~
    P/S: Nay nhà mình nấu cúng tất niên ạ ^^ hihi.
     
    TĐT, nhat1395 and tran ngoc anh like this.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bánh tét chính là bánh cổ của người Việt, nghe nói nó là biểu tượng linga- dương- trời.
    Chắc là mấy tay Hán nho cho là thô tục quá nên bắt sửa thành hình vuông và gắn với thành ngữ trời tròn đất vuông.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/1/20
    TĐT thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói về ngon thì bánh chưng ngon hơn. Nguyên tắc của cả hai loại là không được lộ nhân, nếu lộ thì bánh sẽ xấu và quan trọng hơn là nhanh hỏng. Vì bánh chưng có không gian rộng hơn nên dễ làm nhân (đậu xanh và thịt lợn) hơn bánh tét.

    Còn ngoài Bắc đầy vùng vẫn có truyền thống gói bánh dài. Ai mà đi Lạng Sơn du lịch, đi chơi, đi lễ ... chắc sẽ dừng lại ở Kép (không nhầm thì thuộc Bắc Giang) mua cơm lam, bánh tầy về làm quà.

    Còn cụ thể ở nhà tôi, khu vực nhà tôi thì vẫn gói bánh chưng vuông. :D
     
    TĐT and nhat1395 like this.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sử Tàu không chép về Hùng Vương, việc chắp nối nguồn gốc Hùng vương và Kinh dương vương vào dòng dõi Thần Nông có thể là từ Ngô Sĩ Liên- người viết Đại Việt sử Ký Toàn thư. Đây mới gọi là chối bỏ nguồn gốc Con Lạc cháu Hồng- tự coi mình là dòng dõi của phương bắc, mà còn là dòng thứ.
    Việc nước Văn lang và thời đại Hùng vương bắt đầu khoảng thế kỉ 7 tcn thì có nhiều người chứng minh rồi, dựa vào khảo cổ và các bằng chứng có thật chứ không phải tôi tự suy diễn ra. Có thể xem ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn trong sử Việt thì có những bộ sử trước ĐVSKTT nhắc đến thời Hùng vương, VD (Đại) Việt sử lược viết: “Đến thời Chu Trang Vương, bộ Gia Ninh có người lạ [dị nhân 異人], dùng huyễn thuật [幻術] quy phục các bộ lạc, tự xưng đối vương [碓王], đóng đô ở Văn Lang, hiệu là Văn Lang Quốc. Lấy thuần chất làm tục, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương [碓王]”
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    TĐT thích bài này.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trở lại chủ đề chính, các bác có biết vì sao Tý đứng đầu các con giáp mà tháng mở đầu năm mới lại là tháng Dần?
    Biết điều này thì thấy cái tết nguyên đán của VN chẳng qua cũng là du nhập mà thôi. Ngay cả cái từ Tết thì cũng là từ 'xuân tiết' mà ra.
     
    TĐT thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2020-1-21_14-1-33.png

    Cái mà bạn gọi là chữ 'sơn' thì cũng đúng là giống chữ 'sơn'- nhưng là chữ 'sơn' viết theo lối khải thư, một lối chữ chỉ có từ thời Hán- thời của Sĩ Nhiếp, nghĩa là sau thời Hùng vương nhiều. Chữ 'sơn' viết theo lối kim văn và giáp cốt văn thì không như thế đâu. Nói vậy có khi bạn lại bảo: nhà Hán đã học theo chữ viết trên trống đồng để thay đổi lối chữ của Tàu.

    upload_2020-1-21_14-6-32.png

    Trên đầu những con chim này trông còn giống chữ 'nhật' hơn- (viết theo lối kim văn và giáp cốt văn)- Chắc bạn sẽ bảo người xưa ẩn ý dùng trống này để xem thời gian, ngày tháng... nên có chữ 'nhật nguyệt'.

    Chữ 'sơn' và chữ 'nhật' trong giáp cốt văn và khải thư:
    upload_2020-1-21_14-40-57.png

    TQ không chỉ có ba cái thứ sách vở muốn sửa lúc nào cũng được mà còn nhiều minh chứng về kim văn (ghi trên đồ kim loại) và giáp cốt văn (ghi trên mai rùa, xương thú). Còn mấy thứ chữ điểu trùng và khoa đẩu thì đúng là chưa tìm thấy bằng chứng. Nghe đâu ở VN còn giữ được văn bản 2 lối chữ này, nếu vậy thật đáng mừng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/1/20
    TĐT and Caruri Tlkd like this.
  17. babylon

    babylon Lớp 4

    Xem lại cái luận điểm thế kỷ thứ 7 TCN của Anh wiki nhé :

    Đại Việt Sử Lược - Quyển I Đại Việt Sử Lược

    Quyển I Những Biến Đổi Đầu Tiên Của Đất Nước Xưa,

    Hoàng Đế(1 )dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là:

    · 1)Giao Chỉ, 2) Việt Thường Thị, 3) Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thanh Tuyền, 9) Tân Xương, 10) Bình Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam, 15) Cửu Đức(2).

    · Những bộ lạc này đều không thấy đề cập đến trong thiên Vũ cống3. Đến đời Thành Vương nhà Chu(4) Việt Thường Thị mới đem dâng chim bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi là khuyết địa5, sách Đái ký(6) gọi là Điêu đề(7). Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên-ND)(8)ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương

    1Hoàng Đế: Tên một trong những vị vua theo truyền thuyết của lịch sử cổ đại Trung Quốc.

    2 Trong bộ " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " chép là: vua Hùng Vương lập ra nước, đặc quốc hiệu là Văn Lang. Ngài chia nước ra làm 15
    bộ. Trong 15 bộ có 5 bộ khác với " Đại Việt Sử Lược " là: Chu Diên, Phúc Lộc, Dương Tuyền, Vũ Định và Tân Hưng.

    3 Vũ cống: Ông Vũ (sau này là vua Hạ Vũ, 2205- 2197 trước công nguyên) định ra phép cống của chín châu và chép rõ núi sông,
    đường sá xa gần, sản vật từng vùng nên gọi là cống (Từ nguyên, Ngọ, tr.203). Văn thiên ấy viết theo thể câu từ 4 đến 6 chữ
    thường đối nhau. Nước ta có sách "An Nam Vũ cống" là bản chép tay, chính văn của Nguyễn Trãi (đời Lê).

    4 Vua Thành Vương nhà Chu (Châu) tên Tụng, con Vũ Vương, lúc lên ngôi còn nhỏ, việc nước đều nhờ Chu Công Đán làm chức
    Trủng tế trông coi. Lúc bấy giờ hình phạt không dùng, mọi người ca tụng là đời thạnh trị. Trong "Từ nguyên, Hạ, Mão trang 111"
    chép: khoảng đầu nhà Chu (Trung Quốc) họ Việt thường sau mấy lần được dịch tiếng nói, dâng cống lễ, sứ giả Việt Thường quên
    mất đường về. Châu Công mới dùng xe chỉ nam chở xứ Việt về nước.
    Sách "Đại Nam Quốc sử diễn ca":
    Vừa đời ngang với Châu Thành
    Bốn phương biển lặng trời thanh một màu
    Thử thăm Trung Quốc thế nào
    Lại đem bạch trĩ dâng vào Châu Vương
    Ba trùng dịch lộ chưa tường
    Ban xe Tý Ngọ chỉ đường Nam qui.

    5 Khuyết địa: đất trống, có lẽ là thời này bộ lạc Giao Chỉ dân cư còn thưa thớt, trống vắng nên được gọi như thế.

    6 Đái ký: nguyên là sách Lễ ký, sách này chép các lễ nghi trong gia đình, hương đảng và triều đình, do đức Khổng Tử san định về
    đời Xuân Thu. Đến đời nhà Hán có Đái Đức và Đái Thành là hai chú cháu cùng dọn lại. Bộ của Đái Đức gọi là ĐạiĐái. Bộ của Đái
    Thành gọi là Tiểu Đái. Về sau, sách Lễ ký được dọn lại ấy là Đái ký.

    7 Điêu đề: Điêu là chạm, đề là cái trán. Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Dân chúng ở chân núi thấy sông ngòi nhiều tôm
    cá, bèn đua nhau bắt lấy để ăn bị giống thuồng luồng làm hại. Dân chúng bẩm lên vua. Vua (Hùng Vương) phán: "Thuồng luồng
    ưa loài giống với chúng và ghét loài khác với chúng, cho nên mới có thói ấy".Vua bèn dạy lấy mực vẽ những hình thủy qiái vào
    thân thể. Từ đấy giống thuồng luồng không còn hại dân nữa. Tục xăm mình của người Bách Việt có lẽ khởi từ đó.

    8 Vua Trang Vương nhà Chu tên Đà, con của vua Hoàng Vương, ở ngôi 15 năm
     
  18. babylon

    babylon Lớp 4

    Lưu ý đến thời đó có ghi chép chứ không phải bắt đầu từ thời đó Tồn tại
     
  19. babylon

    babylon Lớp 4

  20. babylon

    babylon Lớp 4

    Từ Hoàng đế qua Vũ Cống Tới nhà Chu mới cống tiến
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này