Trà phiếm Tết là của Việt Nam

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 20/1/20.

Moderators: amylee
  1. Anh ta thôi ^.^
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nói thẳng một điều các anh thiếu nhiều văn hóa quá.
    Các anh nói cho đài miền Nam mà mấy anh, các chị nói giọng miền Bắc không! Một nỗ lực đồng hóa mà cho tới bây giờ tỏ ra rất hiệu quả.
    Đâu phải chỉ có hành động xâm chiếm thời chiến, còn có cả thời bình nữa.
     
  3. Đồng gì bạn? Ai xâm chiếm ai? Chúng ta 1 nhà. Ăn Tết đi bạn.
    Thằng em tôi với tôi như lửa với nước, tết về 2 thằng say khước. Chuyện một nhà nó vậy.
    Bạn hãy bật một lon bia, để sẵn vài lon bên cạnh. Mền gối sắp sẵn rồi.
    Năm mới có phải chúng ta chỉ mong những điều tốt đẹp, tươi tắn, xinh xắn. Ai cũng vậy thôi tôi cũng vậy, bạn cụng vậy, ai ai cũng vậy. Ngày mai, bạn mở cửa ra, trước cửa bạn là một thế giới mới. Thành bại bắt đầu từ ngày mai, thành hay bại, sướng hay vui, hên hay xui, tốt hay xấu? Vạn sự sẽ bắt đẩu từ khi bạn mở khoá, kéo cánh cửa ra. Không gì không thay đổi, nó bắt đầu từ khi bạn mở cánh cửa ra, đón ánh sáng ban mai vào cửa.
    Chúc bạn một năm thật tươi sáng, rạng rỡ dưới ánh mặt trời, đĩnh đạc trên từng bước chân.
     
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chắc anh phóng viên đó ít đọc báo và coi TV. Chắc anh ta nghĩ Trà Vinh gần... Bắc Ninh. {:sup:} Anh không vơ đũa cả nắm nhưng cũng khá nhiều người kém về văn hóa các miền, ví dụ muốn hỏi về cha mẹ người khác thì với dân Bắc gọi là "bố mẹ", dân Nam nên gọi là "ba má"... Không hiếm phóng viên người Bắc, đi đến tận miền Tây vẫn dùng từ đặc sệt chất Bắc để phỏng vấn dân địa phương. Theo anh thì nên cử phóng viên người vùng nào thì đi công tác vùng đó là hay nhất, đỡ xung đột văn hóa.
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Như comment trên của em. Ngay cả phóng viên miền Nam bây giờ, trên đài, ngoài thực địa đều nói giọng Bắc. Không thể tả nổi niềm đau đớn khôn xiết về điều đó!
     
    Last edited by a moderator: 25/1/20
    Nga Hoang thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đài địa phương thì không nên dùng người vùng miền khác, đặc biệt là phóng viên, phát thanh viên. Anh không nghĩ lo sự đồng hóa mà không thích sự mất bản sắc. Đi Nha Trang chơi người nhà nói chuyện cứ cố dùng từ Bắc, toàn phải nói là "không cần, con (em, anh) hiểu hết, tiếng miền nào cũng hiểu hết, ba (má, anh, chị) không cần nói tiếng Hà Lội." :D
     
    tran ngoc anh and Nga Hoang like this.
  7. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Người ở Hà Nội (trước 54) còn khách sáo hơn nữa. Con gọi bố mẹ là "cậu, mợ". Bố mẹ gọi con là "anh, chị".
     
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cái này tôi lại nhớ đến "mày nói láo, trong Nam gọi là ăn hiếp chứ không gọi là bắt nạt, mày không phải là gốc Nam" trong tác phẩm Bất khuất.

    Số pi là số siêu việt thì số chữ số của nó vô hạn và chẳng có quy luật gì cả. Cái đó chỉ là tán tụng cho hay thôi.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu chi tiết ra thì còn nhiều nữa cơ. Nhưng có những cách gọi thông thường đúng với cả vùng, cả miền.
     
  10. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Còn có vụ “tắm tiên” trên cầu tàu cạnh bờ sông nữa đó Bác. Ôi cứ như là được nhìn thấy cô Tiên giáng trần, thay xiêm y mà tắm gội đùa giỡn vô tư. (TĐT chưa từng ngắm và chỉ nghe kể lại và bình luận)
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa vem VTV1 thấy có hoa mận Sơn La nên chụp một hình. :D

    [​IMG]
     
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vừa nhớ ra có đọc ở đâu đó là khổng tử có viết là ông ấy “không biết Tết là cái gì, hình như là một lễ hội của bọn người man nam, vào dịp đó họ nhảy múa điên cuồng…”
    Cũng là một tài liệu có thể tham khảo được.
    Mong nghe ý kiến của bác @quang3456 và các bác thích đi tàu khác!
     
  13. babylon

    babylon Lớp 4

    Người Trung quốc tự nhận mình trung tâm giữa Trời - Đất là trung tâm của văn hóa - học thuật nên luôn có cái nhìn thiên lệch với các Bộ tộc khác ngoài lãnh thổ Họ gọi là "di" với nghĩa là giặc vừa có ý coi thường kiểu ăn lông lông ở lỗ ; nghèo nàn về văn hóa . Đặc biệt là từ man di với nghĩa giặc ở phương Nam . Cho nên nếu hiểu đúng từ này nên loại ra khỏi danh sách từ điển của chúng ta ; đôi khi không biết chính ta đang mắng mình !
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trích chính xác câu từ của ổng thôi bạn à :)
     
    babylon thích bài này.
  15. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Đọc xong 2 bình luận này TĐT nhớ bà Nội (đã mất) vô cùng. Ngày TĐT còn nhỏ vẫn thường nghe bà nói (chửi) cái đám “mọi rợ man ri”. Chắc có lẽ khi về miền Nam “man di” đã biến thành “man ri”. Túm lại 4 chữ đó là một hình thức “phân biệt chủng tộc” thì đúng hơn.

    TĐT có dịp công tác tại Buôn Mê Thuộc (Ban Mê), người Ê đê và người K’Ho họ rất sợ bị người Kinh biết họ là người dân tộc. Chữ “người dân tộc” là từ CẤM trong câu nói của họ. Diễn đàn mình có ai ở khu đó có thể cho TĐT biết thêm thông tin được không?

    Chủ trương của TĐT ở diễn đàn này và ngoài xã hội rất rõ ràng. Không quan tâm bạn từ cùng miền nào, không quan trọng bạn thuộc dân tộc nào và càng không quan tâm bạn quốc tịch nào. Nếu bạn có khả năng bình luận tiếng Việt (cố gắng theo tiêu chuẩn TCVN trong “bàn trà” - sai chính tả cũng không tô đỏ), dù bạn có nghe ở đâu đó nói và không có bằng chứng. Bạn cứ mạnh dạng bình luận. “Bàn trà” là sân chơi tự do sau thời gian làm ebook mệt nhọc. TĐT trân trọng từng ý kiến của các bạn để “bàn trà” càng có nhiều khách và có nhiều loại trà “hảo hạng” để mọi người cùng thưởng thức.

    Tự điển Việt - Bồ - La (xem như là quyển tự điển đầu tiên của chữ Quốc Ngữ theo hệ La Tinh vẫn có từ “phương ngữ” nên việc loại bỏ chữ “man di” hay “mọi rợ” theo ý kiến TĐT là không phù hợp. Bác @babylon chắc không muốn thế hệ con cháu sau này nghe bọn Tung Của chửi “man di” hay “Nam man” mà tụi nó nhăng răng ra tụi nó cười vì tụi nó không hiểu vì những từ không có trong tự điển ah?!

    “man di” wiki:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  16. babylon

    babylon Lớp 4

    Thực ra khi dùng phải hiểu - ý của Mình là vậy ! Chứ dùng tràng giang đại hải rồi không hiểu gốc ngọn thành ra tự mình tát mình . Hồi xưa khi trêu đùa lâu lâu vẫn thấy chữ man di sau này tìm hiểu mình ghét nó vô cùng ; vì vậy các cụ nói học ăn học nói học gói học mở chứ ý kiến từ điển này nọ là cái lối nói thậm xưng thôi .:D
     
    TĐT thích bài này.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hiểu ý của bạn babylon nhé, và mình cũng hiểu cái câu mình trích chứ không dùng lung tung, ổng nói rõ là “man nam” chứ không nói riêng là man di gồm có cả người man của đủ tứ hướng.
     
    babylon and TĐT like this.
  18. babylon

    babylon Lớp 4

    Mình cũng Hiểu những gì mình viết mà !
    66.png 44.png
     
  19. NQK

    NQK Lớp 10

    Nôm na gọi là nói nói phét. Ngày Tết, mà, phét lác tí không sao.
     
  20. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Quay lại chủ đề Tết và ngày Tết.

    Vùng quê TĐT ngày xưa có tục dựng cây Nêu vào ngày đưa ông Táo về trời đến ngày mùng 9 thì hạ cây Nêu (hạ Nêu ăn chè). Diễn đàn mình có ai biết tục dựng và hạ Nêu thì bổ sung dùm TĐT.

    Ngày nay rất ít nhà ở miền Nam còn phong tục dựng Nêu. Tục dựng Nêu được thay bằng “Bùa dựng Nêu”. Bùa này được bán chung với vàng mã ngoài chợ. Bác nào biết ý nghĩa của nó và nguồn gốc thì cho TĐT thêm thông tin nhé!
    [​IMG]

    Mùng 1 Tết nhà, mùng 2 Tết bạn, mùng 3 Tết Thầy là câu của quê TĐT, nên ngày Tết phải về nhà trước giao thừa đến hết mùng 1. Sáng mùng 2 là chúc Tết nhà Bạn. Mùng 3 thì đi thăm thầy cô.

    Nguồn gốc câu “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này