Trà phiếm Tết nguyên đán của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 11/1/23.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhà Hạ (2070 TCN – 1600 TCN), là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Vào cuối thời kỳ nhà Hạ, các vị vua đã chọn tháng giêng là tháng Dần hay còn gọi là kiến Dần;
    - Nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN), là triều đại đầu tiên được ghi lại thành văn tự trong sử sách các triều đại Trung Quốc. Sau khi dời đô về Ân khư, và gọi là nhà Ân thì họ dùng lịch Kiến Sửu, có nghĩa là lấy tháng 12 theo lịch bây giờ làm chính sóc;
    - Nhà Chu (1046 TCN – 256 TCN), tồn tại lâu đời hơn bất cứ triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc (hơn 800 năm). Nhà Chu thì Kiến Tý, lấy tháng 11 làm đầu năm;
    - Nhà Tần thống nhất Trung Hoa (221 TCN), dùng lịch kiến Hợi, lấy tháng 10 (Mười) làm tháng đầu năm;
    - Nhà Hán (202 TCN – 220) ban đầu vẫn theo lịch Tần cho đến đời Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên) mới theo lịch kiến Dần và bảo là để khôi phục lịch nhà Hạ.

    Âm lịch khác với nông lịch (sai khác từ 10 đến 30 ngày). Nếu bảo Tết để mở đầu một vụ trồng trọt mới thì không đúng nông lịch. Và khí hậu thời tiết các vùng miền khác nhau, sao có thể lấy Tết làm mốc chung để bắt đầu vụ mới được.

    Tết của người TQ thực ra là thời điểm bắt đầu mùa đông, khi gia súc phải chuyển sang nuôi nhốt, họ thịt những con già yếu để giảm lượng thức ăn phải cung cấp cho vật nuôi đồng thời làm thực phẩm dự trữ. Vậy nên Tết TQ còn gọi là lạp (nướng, sấy- như lạp xường, lạp trường là ruột sấy khô). Tháng cuối năm gọi là lạp nguyệt, sang tiếng Việt là tháng chạp.

    Vậy sao các triều đại lại thay đổi tháng đầu năm? Ngoài lý do để cho khác với chính quyền cũ thì có lý do chính là biến đổi khí hậu. Cách đây 5000 năm khí hậu ấm hơn, từng có voi sống ở Hà Nam TQ và theo truyền thuyết, voi đã cày ruộng cho vua Thuấn. Thời nhà Hạ, khí hậu ấm hơn bây giờ nhiều, tháng Dần mới bắt đầu mùa đông nên họ "kiến Dần".
    Các triều đại sau khí hậu lạnh dần nên họ ăn Tết sớm lên. Đến nhà Hán, văn hoá du mục giảm đi rất nhiều, thay bằng văn hoá định canh định cư nên họ cũng không cần ăn Tết vào đầu mùa đông như trước nữa.
     
    GiacVien, TĐT and amylee like this.
  2. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ngày Tết nói chuyện "Trà Phiếm" về Tết và nguồn gốc của cái Tết thì quá ý nghĩa.

    Tết Nguyên Đán, Tết Âm Lịch (Lunar New Year) hay Tết Nguyên Đán (China New Year) đã có rất nhiều tranh cải về sự khác nhau.

    Tết Nguyên Đán là Tết Âm Lịch hay còn gọi là Nông lịch:
    "Truyền thuyết về sự khởi đầu của lịch Trung Quốc cho rằng lịch này có từ trước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Truyền thuyết cho rằng lịch Trung Quốc do Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phát minh. Nhưng chỉ là truyền thuyết vì lịch được tính theo văn hóa lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt(lúc này không biết Bách Việt nằm ở đâu nếu không có người Hoa (Hạ) gọi tên họ như vậy)"
    Trích: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    quang3456 and amylee like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Âm lịch và Nông lịch khác nhau đấy. Âm lịch ta đang dùng thực ra là Âm dương lịch. Lịch của người Hồi giáo mới là âm lịch thực sự. Nông lịch còn gọi là lịch tiết khí, tương đồng với dương lịch và được dùng trong nông nghiệp.
    Như tôi đã nói, âm lịch và nông lịch sai khác nhau từ 10 đến 30 ngày, nếu cứ theo âm lịch mà trồng trọt thì có khi vỡ mồm. Miền Bắc như năm nay ăn tết xong mới cấy, có năm phải cố cấy xong trước Tết để còn nghỉ ăn tết. Còn bắt đầu vụ chiêm thì phải từ trước rồi, Tết chẳng phải là khởi đầu cho một mùa vụ mới nào cả.
     
    TĐT and amylee like this.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Giờ mà tìm được đúng đoạn trích dẫn trong 2 cuốn đó bằng tiếng Hán cổ để tham khảo thì quá tốt. Chỉ e bản gốc bên TQ "bị kiểm duyệt" mất rồi, chớ chả nhẽ họ dốt đến mức chừa bằng chứng quan trọng như thế cho chúng ta đòi Tết của họ.

    Chỉ sợ họ "đánh" bản quyền không cho mình ăn Tết nữa thì mới lo đi nghiên cứu giành giựt, còn không thì cứ nhảy múa hát ca như đoạn trích trong Kinh Lễ thôi.
     
    Nguyễn Trường Minh thích bài này.
  5. Tư tưởng của nó là “nó là trung tâm của trời đất, các loại người xung quanh là man di mọi rợ”
    Nên cái nào không có lợi cho nó là nó giấu hết, hoặc đốt sạch đi như thời bắc thuộc :(
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đoạn trích trên được nhắc lại rất nhiều nhưng không ai chỉ ra được văn bản gốc. Sự thực câu nói của Khổng tử không nhắc gì đến người Man, mà chỉ nhắc đến Chá- ngày lễ tất niên của người dân TQ thời nhà Chu.
    子貢觀於蜡。孔子曰:「賜也樂乎?」對曰:「一國之人皆若狂,賜未知其樂也!」子曰:「百日之蜡,一日之澤,非爾所知也。張而不弛,文武弗能也;弛而不張,文武弗為也。一張一弛,文武之道也。」
    Tạm dịch: Tử Cống đi xem lễ Chá. Khổng tử hỏi: Tứ có vui không? Tử Cống nói: Dân cả nước đều như điên cuồng, Tứ này chẳng hiểu vui ở chỗ nào. Khổng tử nói: Trăm ngày vất vả một ngày hưởng ân trạch, điều đó ngươi không biết đâu. Căng mà không chùng, Văn Võ (các vua đầu nhà Chu) không làm được. Chùng mà không căng, Văn Võ không làm thế. Lúc căng lúc chùng là đạo của thánh nhân vậy.
    Lễ ký, thiên Tạp ký hạ, đoạn 125 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Như vậy, đoạn đó nói về tết Chá của nhà Chu, không phải nói về tết Việt. Nhà Chu "kiến Tý", tết nguyên đán vào đầu tháng 11 âm, như đã nói ở trên.
    百日之蜡 - bách nhật chi chá, chữ Chá ở đây hàm nghĩa vất vả, như vậy lễ Chá để kết thúc một giai đoạn lao động cực nhọc, không phải để mừng mùa vụ mới nào cả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/23
    Nguyễn Trường Minh thích bài này.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bởi vậy mới nói chúng ta vin vào sách chữ Hán để chứng minh đúng là vừa dại vừa khó.
     
    Nguyễn Trường Minh thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    FC3E11B7-A742-4392-BFD4-7CF652EA5108~2.png
    Sách Giao chỉ chí nếu quả có viết như vậy thì không biết nói về mùa cấy trồng mới nào. Vụ mùa- vụ chính của người Việt xưa, cấy lúa vào sau tiết Mang chủng (6/6 dương lịch) còn cầy bừa, gieo mạ phải từ tháng trước. Vụ chiêm cấy vào sau tiết Lập xuân (4/2), và cũng bắt đầu trước đó 1 tháng. Hơn nữa, vụ chiêm có lẽ chỉ được làm từ khi người Việt đánh chiếm Chiêm thành, lấy được giống lúa chịu hạn. Vậy thì tết Nguyên đán để mừng vụ cấy trồng nào của dân Việt?
    Tết nguyên đán ăn theo âm dương lịch và theo "kiến Dần" kiểu TQ là cái tết dở dang gây ra nhiều phiền toái cho nông dân nhất là ở miền bắc. Nhiều khi đang vụ cấy thì tết, phải cấy vội vàng cho xong, không thể dừng lại chờ ăn tết xong mới cấy được, mạ sẽ bị quá lứa. Thời hợp tác xã, nhiều lần phải phát động nông dân xuống đồng từ mùng 2 tết vì thế.
     
  9. Tôi chỉ thấy lắm người thời nay có nỗi khiếp sợ đến mức thảm hại đối với chữ tượng hình TQ theo cái kiểu đứng từ xa đã đái trong quần vì nhác thấy bóng con ác thú ăn thịt người, luôn mồm Tại sao không dùng chữ Quốc ngữ cho thuần Việt không bị Tàu ảnh hưởng(sự thảm hại hài hước có thể thấy trong vụ chỉ trích lễ tịch điền năm 2022). Ngày xưa, tổ tiên dùng chữ Nho, học chữ Nho, học sách chữ Nho thi cử cả nghìn năm chẳng ai bài xích thảm hại khiếp nhược như vậy. Ôi .....

    Hề hước ngược đời ở chỗ. Có dịp cần nói chuyện ngày xưa là dẫn ngay các bản dịch chữ Quốc ngữ từ bản gốc viết bằng thứ chữ Hán độc địa, cần triệt để bài xích tiêu diệt trời ơi đất hỡi chẳng biết từ đâu, chính xác đến đâu để làm bằng cớ cho Niềm Tin Bất Diệt không được nghi ngờ, không thể sai. Vào facebook những người rành Hán Nôm Văn Hiến Chi Bang, Nhu To khắc rõ
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đúng lịch Hồi giáo theo mặt trăng. Nếu ai để ý sẽ thấy tháng Ramadan của họ lùi lại theo từng năm: tháng 7, tháng 6 rồi tháng 5... Tháng Ramadan là tháng nhịn ăn nên nổi tiếng nhất, chứ người ngoại đạo chẳng ai nhớ tháng đầu năm của họ tên gì.
     
  11. - Cái vụ chữ tượng hình bị ghét do người Việt mình không thích “văn hoá trung quốc”.
    - Nhưng mình nghĩ cũng là 1 phần khó học, và nhiều người không học được nên cũng lên án theo.
    - Văn hoá Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm học hỏi lãn nhau. Họ nói chữ Nôm chỉ là sản phẩm học theo chữ Hán. Và nếu nói thế thì chữ Quốc ngữ hiện nay cũng là học theo chữ La ting rồi
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mặt trăng là biểu tượng của Islam luôn mà, đem lên cả cờ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/1/23
  13. Xin bạn cho nguồn!
     
    Last edited by a moderator: 23/1/23
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này