Kinh dị Thần hổ - Tchya

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi lotus, 23/6/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. lotus

    lotus Lớp 4

    [​IMG]
    Thông tin về sách:
    THẦN HỔ
    Tác giả: TCHYA (Đái Đức Tuấn)
    Nhà xuất bản: Hương Lan
    Ngày xuất bản: 1961
    Số trang: 159
    Giá bìa: 36 đồng
    Thông tin về ebook:
    Nguồn sách scan: timsach.com.vn (khiconmtv post lại tại tve-4u)
    Số hóa: ABBYY FineReader
    Kiểm tra chính tả: lotus
    Tạo ebook: lotus
    Thể loại: Kinh dị - Ma quái
    Thời gian hoàn thành: 22/06/2015
    Ebook này được thực hiện theo dự án “SỐ HÓA SÁCH CŨ” của diễn đàn TVE-4U.ORG

    "Thần hổ là tập truyện dài gồm 3 chương, có tính cách 3 truyện ngắn tương đối biệt lập: Biệt cố hương, Ma trành, Báo phục đăng trên Phổ thông bán nguyệt san, số 10, ra ngày 1 tháng 9 năm 1937. Tác giả tiếp thu những cốt truyện truyền kỳ trong sách cũ, phối hợp với nhiều mẩu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong nhân dân các huyện miền núi Thanh Hoá khoảng ba bốn thập kỷ đầu thế kỷ XX, tạo nên một câu chuyện rùng rợn với không ít tình tiết thần bí hoang đường. Có thể coi đây là kiểu truyện phỏng truyền kỳ tiếp sau Trại Bồ Tùng Linh, Vàng và máu... của Thế Lữ."​
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/12/15
    San Grape, matphap, KienPham and 32 others like this.
  2. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Thần hổ
    Tác giả: Tchya (Đái Đức Tuấn)
    Thể loại: Kinh dị
    image004.jpg
    Thần Hổ
    NXB Hà Nội 1936
    Đái Đức Tuấn
    130 Trang
    Tác giả : Tchya ( 1908 - 8.VIII.1968 ). Tên thật là Đái Đức Tuấn. Bút hiệu khác là Mai Nguyệt. Người xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Đỗ bằng tú tài, Trước 1945 đã từng nhiều năm làm Tham tá ở Nha học chính Đông Dương. Viết cho các báo Đông Tây, Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bảy. 1946 tham gia Việt Nam Quốc dân đảng, sau đó bỏ sang Trung Quốc. Từ 1947 - 1968, sống ở Hà Nội, rồi vào Sài Gòn, dạy học và viết báo. Từng tham gia Trung tâm văn bút Sài Gòn và đi dự hội nghị Trung tâm văn bút thế giới ở Tôkyô, 1957.
    Thần hổ là tập truyện dài gồm 3 chương, có tính cách 3 truyện ngắn tương đối biệt lập : Biệt cố hương, Ma trành, Báo phục đăng trên Phổ thông bán nguyệt san, số 10, ra ngày 1 tháng 9 năm 1937. Tác giả tiếp thu những cốt truyện truyền kỳ trong sách cũ, phối hợp với nhiều mẩu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong nhân dân các huyện miền núi Thanh Hoá khoảng ba bốn thập kỷ đầu thế kỷ XX, tạo nên một câu chuyện rùng rợn với không ít tình tiết thần bí hoang đường. Có thể coi đây là kiểu truyện phỏng truyền kỳ tiếp sau Trại Bồ Tùng Linh, Vàng và máu... của Thế Lữ.
     

    Các file đính kèm:

  3. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    THẦN HỔ
    Tác giả: TCHYA (Đái Đức Tuấn)
    Hương Lan xuất bản
    Nguồn: vietmessenger
    [​IMG]
    Người ấy không phải một người Mường. Nhưng họ hàng anh ta di cư lên ở huyện Thạch Thành đã khá lâu, nên dần dà, chịu ảnh hưởng của thủy thổ, của hoàn cảnh, của phong tục, người ấy cũng hóa ra Mường.
    Tên anh ta là Lầm Khẳng. Đèo Lầm Khẳng.
    Chả biết trước kia, ông tằng tổ khảo anh ta họ gì - xem trong gia phả nhà Lầm Khẳng chỉ thấy chép dòng họ anh ta vốn nòi người "dưới chợ", - song vì đâu Lầm Khẳng mang một tính danh Mường, cái đó anh ta không rõ. Có kẻ bảo - kẻ ấy là ông nội Khẳng: họ Đèo xưa kia là họ Trịnh, - một chi nhánh họ Trịnh, - sau khi nhà Trịnh bị nạn diệt vong mà chúa Trịnh Khải cắt cổ tự vận, sợ quân Tây Sơn lùng bắt nên vội vã chạy vào Thanh Hóa, lên ẩn nấp trên miền thượng du, và đổi tên họ để khỏi lo hậu hoạn. Đấy chỉ là một lời phỏng đoán, song lời phỏng đoán đó có nhiều lẽ khiến ta phải tin là đúng sự thực. Sở dĩ gia phả họ Đèo không chép dòng họ đó là dòng quý phái, là họ Trịnh cải đi, bởi lẽ những tổ tiên Lầm Khẳng sợ có kẻ thù theo đuổi nã tróc, không dám lộ chân tính, phải giữ bí mật hòng bảo tồn lấy dòng dõi sau này.
    Từ năm sáu đời nay, họ Đèo an cư lập nghiệp trên một chiếc đồi con, thuộc về huyện Thạch Thành. Chỗ đó phần nhiều là rừng núi, ít người kinh thành đến ngụ, chỉ toàn có dân Mường sinh hoạt mà thôi. Đáng lẽ Lầm Khẳng cũng theo ý chí tổ tiên, không bao giờ rời bỏ nơi đã chôn nhau của chàng, nhưng chàng hiện nay đang bị một kẻ thù độc ác dữ dội theo đuổi, chàng không thể yên thân được nữa, bất đắc dĩ phải bỏ làng lên tỉnh thành, nương náu hầu tránh cơn hiểm nghèo.
    Nếu kẻ thù của Khẳng là người, thì chàng đã không sợ lắm, sức chàng khỏe mạnh và chàng lại thông minh, tự lượng mình có thể đối chọi với đồng loại được. Tiếc thay kẻ kia không phải là người, nó là một con vật, một con hổ đã thành tinh, mà dân huyện Thạch Thành kinh sợ như một vị thiên thần tái thế. Không nhà nào không đặt hương án thờ con hổ đó: người Mường nào cũng tin rằng hễ thờ nó, nó sẽ không làm hại đến và sẽ phù hộ cho làm ăn, cấy cày, được phát đạt dễ dàng. Mỗi năm bốn kỳ, họ mua trâu, dê, bò, lợn đem vào rừng cúng tế, rồi trói những con vật sống, bỏ nơi sườn núi vắng cho con hổ kia đến tha về tổ ăn dần. Tín ngưỡng của dân Mường, tuy vô lý, nhưng dựa vào kinh nghiệm: họ xét rằng, năm nào, vì sao nhãng, dân làng không cúng vái hoặc mua lễ vật biếu Thần hổ, năm ấy tự nhiên mất mùa và hay có thiên tai. Bởi lẽ đó họ thờ phụng con hổ sống kia như thờ một vị Thành hoàng, tuyệt nhiên không ai dám cả gan ngạo mạn hay láo xược với nó.
    Họ tin rằng những con cọp thường là những vật "thiên lý nhĩ", nghe được ngàn dặm, ai nói gì động tới chúng nó, chúng nó đều biết cả. Nhưng trời lại phú cho cái tật hay quên, hễ đụng tai vào một cành cây, vào một chùm lá, là quên hẵng hết, không nhớ gì nữa. Duy có Thần hổ thì không thế.
    Thần hổ hiểu hết, nghe hết, biết hết.
    Ai nói gì động đến nó, nó báo thù ngay. Láo xược vừa vừa, thì nó bắt một con lợn hay một con bò cho biết tay; chửi rủa hay khinh nhờn nó quá, nó sẽ rình chờ, rồi cắn chết. Nó là một con hổ xám, da không vàng như da các con hổ khác. Nó lại to hơn các vật đồng loại, mình nó thì vằn trắng và đen. Trên trán có một bờm lông trắng xoá; hai mắt sáng quắc như điện, vuốt dài và rất nhọn, tiếng kêu lại lanh lảnh như chuông không trầm trầm và vẫn đục như tiếng gầm các hổ vàng. Đồn rằng tai nó thường vểnh lên lắng nghe thiên hạ bàn tán về nó; trong lỗ tai nó có hơn trăm vết đỏ; chứng rằng nó đã ăn thịt hơn một trăm người. Phần nhiều trong loài hổ, tục truyền rằng mỗi lần bắt được một người, trong tai lại có thêm một vết đỏ; con nào bình sinh gồm đủ được trăm vết, thì sẽ được thành tinh, và nếu có phúc phận, sẽ sống lâu đến vài trăm tuổi. Từ sắc vàng, hổ yêu sẽ thay lông ra sắc xám, khi nào sắc lông trắng toát, ấy là lúc được làm chúa các loài hổ trong rừng.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    matphap, tieungao, phieumien and 16 others like this.
  4. V•C

    V•C Lớp 3

    JSAkane, Bich Dung and QuangHai like this.
  5. Truyện này gợi nhớ về 1 vài kỷ niệm đau buồn của tôi, thực sự nhìn thấy topic này cảm khái vô cùng
     
  6. Baseus

    Baseus Mầm non

    Ai có link full 3 chương ko
     
  7. xcatx

    xcatx Mầm non

    ngày xưa mình đọc cuốn "ai hát giữa rừng khuya" cũng của tác giả tchya rất hay, đó là lần đầu tiên mình đọc 1 cuốn sách thể loại kinh dị.
     
  8. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Mới thấy hai bác @Baseus@Beringen đào lại thread này nên em ấp lên cuốn TUYỂN TẬP ĐÁI ĐỨC TUẤN.
    Em đã làm những công việc sau:
    1. Tổng hợp tất cả các truyện của nhà văn ĐÁI ĐỨC TUẤN vào một cuốn (Trừ thơ của ông). Đóng tập theo thứ tự năm sáng tác của nhà văn.
    2. Làm cho nó mấy cái bìa và tìm tất cả các bìa đẹp để đính kèm.
    3. Bổ sung thêm file tiểu sửa, tác phẩm và hình ảnh nhà văn Đái Đức Tuấn
    4. Sửa không biết cơ man nào là lỗi chính tả và dấu câu.
    5. Làm chú thích cho tất cả các truyện (nhiều chú thích em mới chèn sau này, chứ không phải là chú thích của tác giả nhé - Ví dụ như các nhân vật trong truyện thuộc nhà Tây Sơn).

    Bộ truyện bao gồm các truyện sau:

    1. Lãng Mạn (1935): Truyện ngắn

    2. Rửa Hận (1935): Truyện ngắn

    3. Thầy Cử (1935): Truyện ngắn

    4. Linh Hồn Hay Xác Thịt (1936): Tập truyện

    5. Thần hổ (1937): Truyện kinh dị

    6. Kho vàng Sầm Sơn (1940): Tiểu thuyết ái tình

    7. Ai hát giữa rừng khuya (1942): Truyện kinh dị

    8. Đầy vơi (1943): Tập thơ

    9. Đồng tiền vạn lịch (1953): Tiểu thuyết ái tình

    10. Tình Sơn Nữ (1956): Truyện dài
    Bác nào không thích một cục thì có thể bổ cuốn sách ra làm 10 truyện riêng lẻ (Làm theo hướng dẫn cách cắt truyện ở thread Địch Công Kỳ Án nhé).
    TTDDTBia.jpg
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này