LS-Tổng hợp Thanh thực lục-Quan hệ Thanh-Tây Sơn cuối thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi SimonWong, 14/10/22.

Moderators: Bọ Cạp
  1. SimonWong

    SimonWong Mầm non

    Thanh thực lục – Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

    Link issuu: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cuốn sách “Thanh thực lục – Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX” do Hồ Bạch Thảo dịch và chú giải, Trần Văn Chánh hiệu đính, Phạm Hoàng Quân bổ chú được Nhà xuất bản ấn hành năm 2010 thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn văn văn hiến. Cuốn sách được biên soạn theo cùng phương pháp của bản thảo “Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVII”. Dịch giả Hồ Bạch Thảo đã dành nhiều năm sưu tầm từ các bộ Cao Tông thực lục, Nhân Tông thực lục (thuộc Thanh thực lục) các tư liệu liên quan đến Việt Nam và tổ chức biên dịch, tập hợp thành một bộ tư liệu.

    Trong quá trình tổ chức Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long, bên cạnh nguồn tư liệu từ các nước phương Tây, Nhà xuất bản Hà Nội quan tâm đến khối lượng lớn tư liệu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia có lịch sử quan hệ lâu dài với nước ta. Nguồn sử liệu về văn hiến Thăng Long đã được bổ sung một khối lượng lớn tư liệu từ Minh thực lục, Thanh thực lục. Các tư liệu đó đã được tổ chức biên soạn thành hai đầu sách có giá trị: Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVIIThanh thực lục - Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

    Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2007 với tên “Thanh thực lục - Sử liệu chiến tranh Thanh - Tây Sơn” do dịch giả Hồ Bạch Thảo thực hiện. Trong cơ cấu đề tài Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, hướng đến phục vụ bạn đọc và người nghiên cứu khi tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức hiệu đính bản thảo, chỉnh sửa trên cơ sở sách đã xuất bản để khai thác nguồn tư liệu này. Lần xuất bản này có nhiều điều chỉnh: chuẩn xác lại bản dịch, tổ chức hiệu đính, bổ sung phần chú giải và bỏ hết phần lời bình của dịch giả. Do vậy chất lượng sách được nâng cao đáng kể so với lần xuất bản trước về giá trị nội dung cũng như tính khoa học.

    Thanh thực lục là một bộ sử liệu trường biên, viết theo thể biên niên, do sử quan đời Thanh biên soạn, có một ảnh hưởng rất lớn đối với triều Nguyễn. Khi Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Đại Nam thực lục, đã mô phỏng rất sát kết cấu và quy cách biên soạn của Đại Thanh thực lục, đồng thời cũng tiếp thu sâu sắc mô hình tổ chức xã hội Trung Quốc đời Thanh ghi chép trong Đại Thanh thực lục. Đứng về mặt sử liệu, những ghi chép về quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam thời Càn Long (Cao Tông, Hoằng Lịch, 1736 - 1795) và Tây Sơn (1788 - 1802), rất phong phú và có giá trị phản ánh khá thật những sự kiện chiến tranh xảy ra giữa hai bên, cũng như các mối quan hệ chính trị, bang giao, kinh tế… Trong lịch sử quan hệ Việt - Trung thời phong kiến, quan hệ giữa nhà Tây Sơn với nhà Thanh là một trang sử ngoại giao ghi đậm dấu ấn thắng lợi của Tây Sơn, được Đại Thanh thực lục, phần Cao Tông thực lục, ghi chép đầy đủ, cụ thể, khá khớp với sự thật lịch sử khi đối chiếu với tài liệu thời Tây Sơn…

    Về phần dịch nghĩa, chú thích các văn bản viết về quan hệ giữa nhà Thanh và nhà Tây Sơn trong Đại Thanh thực lục, đã được các học giả Hồ Bạch Thảo, Trần Văn Chánh và Phạm Hoàng Quân thực hiện rất tốt. Đứng từ góc độ tư liệu, giai đoạn Tây Sơn 1778 - 1801 tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, song đáng tiếc đã không được lưu lại trong chính sử nước ta. Chính vì vậy việc khai thác những tư liệu lịch sử quý giá về giai đoạn này trong Thanh thực lục là điều rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học.

    Có thể nói, phần dịch sát nghĩa, văn phong diễn đạt đúng theo ngôn ngữ thể thực lục; dưới mỗi trang dịch các tác giả đã thực hiện chú thích rõ ràng, nghiêm túc đầy đủ có đối chiếu tra cứu cẩn thận. Có thể khẳng định, cuốn sách được biên soạn công phu, nghiêm túc, chất lượng bản dịch chú đảm bảo tin cậy.

    Cuốn sách gồm 209 văn bản. Phần hiệu đính bản dịch tiếng Việt dựa trên cơ sở đối chiếu bản nguyên tác Thanh thực lục. Phần chú thích hoặc khảo chứng dựa trên một số thư tịch khác có nêu sự kiện trùng hợp hoặc cùng sự kiện nhưng khác ngày tháng, hoặc khác tên nhân vật… Các điều sai biệt giữa sự ghi nhận của Thanh thực lục và tài liệu khác sẽ được liệt kê đối chiếu.

    Ngoài ra, trong cuốn sách, thư tịch/tài liệu khác dùng để đối chiếu gồm các sách sử Trung Quốc đồng đại hoặc trước hoặc sau Thanh thực lục, các bộ cổ sử Việt Nam. Có thể thấy, các thuật ngữ, từ ngữ cổ, địa danh, nhân danh, thư danh được chú thích dựa trên các từ điển chuyên ngành, từ điển bách khoa tổng hợp của Trung Quốc hiện đại. Đối với địa danh ngoài Trung Quốc, sẽ chuyển thành tên quốc tế thông dụng và đặt ở phần chú thích. Trong trường hợp dùng trích dẫn nguyên văn để chú thích, sẽ nêu rõ nguồn. Ngoài ra, các cước chú do người hiệu chú tổng hợp từ nhiều nguồn sẽ không nêu tại điều mục được chú mà kê chung ở bảng “Thư mục tham khảo”. Những chữ trong ngoặc [ ] được dịch hoặc người hiệu đính thêm vào cho rõ nghĩa.

    Học giả Hồ Bạch Thảo đã dày công trong việc sưu tầm các bộ sử liệu, chọn lọc, biên soạn để có được một bộ sách có giá trị lịch sử quý với hy vọng giúp ích cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và học viên ngành sử và các ngành khoa học xã hội khác cùng toàn thể bạn đọc yêu sử. Trong Lời giới thiệu của cuốn “Thanh thực lục: Sử liệu chiến tranh Thanh – Tây Sơn” được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2007, Hồ Bạch Thảo có viết:“Đây là những tài liệu quý về lịch sử, nên có nhiều bạn đọc muốn thưởng thức nguyên văn và các nhà khảo cứu cũng cần có bằng chứng, nên chúng tôi khổ công sưu tầm các đạo dụ có liên quan đến Việt Nam để in kèm với bản dịch. Nhưng khốn nỗi bộ Thanh thực lục tại thư viện Trường Đại học Princeton mà chúng tôi dùng để tham khảo, bao quát Mãn Châu thực lục cùng 11 triều nhà Thanh từ Thái Tổ đến Đức Tông, gồm 4433 quyển, chép những sự việc liên quan đến nội bộ Trung Quốc và nhiều nước lân bang. Làm công việc trích ra những đạo dụ liên quan đến Việt Nam, chẳng khác gì các bà nội trợ kiên nhẫn đãi gạo từ cát sạn, chúng tôi chịu khó làm một lần, để các nhà nghiên cứu sau này khỏi phí thời gian thêm nữa”.

    Cũng như Minh thực lục và các loại thư tịch khác trong kho tàng văn hiến Trung Hoa, Thanh thực lục chứa nhiều tư liệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Về mặt sử liệu học, việc khai thác tư liệu trong Đại Thanh thực lục phục vụ nghiên cứu lịch sử Việt Nam chưa nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do khối lượng tư liệu Thanh thực lục rất lớn, để đọc, dịch và lọc các tư liệu liên quan đến Việt Nam là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, do đó đây là một công trình học thuật thật sự có giá trị cần thiết. Công trình xứng đáng nằm trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”.

    Minh Anh

    Nhà xuất bản Hà Nội

    Nguồn trích dẫn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Các trang web tải file từ issuu:
    1. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    2. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    3. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bạn đọc copy link file trên issuu điền vào một trong ba web trên rồi enter, web sẽ chạy và chúng ta tải pdf về máy tính.
     
    lịch sử 123, MKCH, ai0ia and 3 others like this.
  2. laothoaiqn

    laothoaiqn Mầm non

    Không tải được bạn ạ !
     
  3. Phat Phat

    Phat Phat Mầm non

    Không tải được bạn ơi, khôi phục giúp mình với ạ!
     
  4. khanh911

    khanh911 Lớp 3

    Gửi các bạn 1 link khác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này