Dưỡng sinh Thập Nhị Đoạn Cẩm

Thảo luận trong 'Tủ sách Thể thao' bắt đầu bởi tauvequehuong, 7/4/17.

Moderators: virgor
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thập Nhị Đoạn Cẩm


    1. Cắn
    Tư thế thoải mái, mắt nhắm lại, hít thở bình thường (hít vào thì bụng phình ra, thở ra thì bụng hóp lại).
    Dùng hai ngón tay giữa bịt hai lỗ tai (càng kín càng tốt, nhưng nhẹ, tránh gây cảm giác đau).
    Mồm ngậm lại.
    Hai hàm răng bập vào nhau (bập mạnh vừa phải). Bập 36 lần.

    2. Nuốt
    Tư thế thoải mái, mắt nhắm, mồm ngậm lại, hít thở bình thường.
    Hai hàm răng chạm vào nhau.
    Đưa đầu lưỡi ngoáy trong mồm để nước ra đầy mồm. Khi nước đầy mồm thì súc miệng 36 lần, sau đó nuốt thật mạnh xuống. Làm 3 lần.

    3. Rửa
    Tư thế thoải mái, mắt nhắm, mồm ngậm, đầu lưỡi cong lên chạm vòm trên.
    Hai tay với ngón cái mở ra, bốn ngón còn lại khép với nhau.
    Hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, rồi xoa lên mặt.
    Từ hai khóe miệng lên cánh mũi lên đỉnh chán (khi lên thì hít vào), rồi xuống hai má xuống cằm (khi xuống thì thở ra). Làm 36 lần.

    4. Gõ
    Tư thế thoải mái, mắt nhắm lại, hít thở bình thường.
    Hai lòng bàn tay úp bịt vào hai lỗ tai (càng kín càng tốt)
    Lúc này năm ngón tay sẽ bám vào đầu, tiếp đến để ngón tay trỏ đặt lên trên ngón tay giữa rồi ngón trỏ bật mạnh xuống đầu (ngón trỏ miết mạnh vào ngón giữa rồi đập mạnh xuống đầu), làm 24 lần. Sau đó lòng bàn tay vẫn đang úp vào tai, đẩy lên đẩy xuống tính là 1 lần, làm 12 lần như vậy.

    5. Quay
    Hai chân đứng độ rộng bằng hai vai, hai tay nắm, mắt nhắm lại.
    Hít vào đồng thời đưa hai tay về phía trước lên ngang vai.
    Thở ra đồng thời văng hai tay sang ngang bên trái hết mức (cả thân trên cũng xoay qua trái, thân dưới cố định).
    Hít vào đồng thời quay về giữa.
    Từ giữa đồng thời thở ra văng tay và thân trên xoắn về bên phải hết cỡ.
    Hít vào đồng thời đưa tay và thân về vị trí giữa (tay luôn để ngang vai, không được hạ xuống). Đến đây được tính là 1 lần. Làm như vậy 36 lần.
    Khi làm xong 36 lần thì vẫn nhắm mắt khoảng 12 giây, hít thở bình thường rồi mới mở mắt ra.

    6. Đỡ
    Hai chân đứng rộng bằng một nửa độ rộng hai vai, nắm hai tay, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước.
    Hít vào hết cỡ.
    Thở ra thì đưa tay trái (lúc này mở với ngón cái tách ra, bốn ngón kia khép lại với nhau, như ra chưởng vậy) đẩy thẳng mạnh lên trời, tay phải cũng như vậy nhưng là đẩy thẳng mạnh xuống đất.
    Thở hết ra rồi thì hít vào đồng thời hạ tay trái xuống và kéo tay phải lên, hai tay khi đến ngang thắt lưng thì thở ra đẩy tay trái mạnh xuống đất, đẩy tay phải mạnh lên trời.
    Hết hơi thì kéo tay về ngang thắt lưng, đồng thời hít vào. Đến đây được tính là 1 lần. Làm 3 lần.

    7. Bắn
    Hai chân đứng rộng bằng hai vai, hai tay nắm lại, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước.
    Hít vào đồng thời đưa hai tay để hình chữ X trước ngực (tay trái chạm ngực, tay phải đè lên mặt ngoài tay trái).
    Thở ra đồng thời đưa tay trái thẳng ra trước mặt, nắm đấm tay phải miết dần theo phần mặt trong của cánh tay trái, miết qua ngực trái, qua ngực phải, kéo mạnh về sau như kéo dây cung vậy, mặt vấn nhìn thẳng về phía trước, tay trái đẩy về phái trước và tay phải kéo mạnh về phía sau càng tốt (cứ như kéo hết sức cung và dây cung, nhưng khác biệt là ở đây là tay nắm lại).
    Hết hơi thì hít vào đồng thời thu hai tay lại trước ngực nhưng lần này tay phải để chạm ngực, tay trái đè lên mặt ngoài tay phải.
    Thở ra đồng thời tay phải đẩy về phía trước, nắm đấm tay trái miết từ phần mặt trong tay phải, miết qua ngực phải, qua ngực trái, kéo mạnh ra sau.
    Hết hơi thì thu tay lại hình chữ X trước ngực với tay trái chạm ngực, tay phải đè lên mặt ngoài tay trái. Đến đây được tính là 1 lần. Làm 3 lần.

    8. Trước
    Hai chân đứng rộng bằng hai vai, hít thở bình thường.
    tay phải để vào chỗ thận, tay trái để vào chỗ giữa đoạn từ rốn đến chỗ cổ tay phải.
    Dùng tay trái xoa theo chiều ngược kim đồng hồ, làm 36 lần. Đổi tay và xoa ngược kim đồng hồ 36 lần.

    9. Sau
    Tư thế thoải mái.
    Hít thở bình thường, hai tay xoa vào nhau cho nóng.
    Sau đó nín hơi đồng thời xoa vùng thắt lưng chỗ có xương sống.
    Xoa tới khi phải hít vào thì thôi.
    Vừa hít vào vừa xoa hai tay cho nóng, thở ra thì lại dùng hai tay xoa vùng thắt lưng chỗ có xương sống. Làm 36 lần.

    10. Chân
    Tư thế thoải mái, hít thở bình thường.
    Tay trái cầm vào mu bàn chân trái nhấc lên, tay phải xoa vào lòng bàn chân trái 36 lần theo chiều kim đồng hồ. Đổi tay chân, xoa ngược chiều kim đồng hồ, làm 36 lần.

    11. Ngực
    Tư thế thoải mái, hít thở bình thường.
    Xoa khoảng giữa khe xương ngực số 3 và số 4 (số xương ngực tính từ trên xuống), làm cả hai bên ngực, mỗi bên 36 lần.

    12. Vẩy
    Chân phải đứng yên.
    Hít vào đồng thời chân trái nhấc lên co gót về sau sao cho cao nhất, rồi thở ra đồng thời vẩy chân ra trước sao cho xa nhất, làm 7 lần.
    Đổi chân, làm 7 lần.

    *********


    Đây là bài dưỡng sinh của phái Đạo gia. Tôi thấy hay nên diễn giải chơi giới thiệu với các bạn. Đạo gia có dưỡng sinh tôi thấy hay, còn phần luyện đan với tu tiên ảo quá nên chỉ cười thôi.

    Nếu bạn tập trong vòng 15 liên tiếp, mỗi ngày chỉ cần 1 lần (nhiều hơn càng tốt), tập vào khoảng thời gian sau khi vệ sinh cá nhân buổi sáng và trước khi ăn sáng. Sức khỏe sẽ thay đổi tốt lên có khi bạn không ngờ tới. Tập cả đời, dưỡng sinh mà.

    Còn nếu sau 15 ngày không gì thay đổi hoặc đi xuống thì bạn nên vứt bỏ cái này đi.

    Qua trải nghiệm rồi đánh giá thì tôi thấy hữu ích, nay giới thiệu tới các bạn xem sao. Hihi
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 12/7/17
  2. virgor

    virgor Moderator Thành viên BQT

    Cám ơn bác tàu đã viết và phổ biến.
    Bản thân mình thấy cái này cũng quá ư là ảo diệu, nên ai có lòng thì theo thôi. Việc tập này có kết quả tốt nếu như nó được tập như ăn cơm uống nước hàng ngày. Chỗ này thì khó thay.
    Cám ơn bác tàu lần nữa.
     
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    12 động tác này diễn giải thì dài, quen rồi thì tập như nước chảy, mất 15 đến 20 phút thôi mà lợi ích thì không ít đâu.
    Con người vẫn thường tuổi trẻ bán sức khỏe lấy tiền, về già thì lấy tiền mua sức khỏe; hoặc bệnh rồi mới lo tìm phương chữa mà trước đó thường sao lãng với sức khỏe.

    Tôi thì cả đời sẽ không quên được câu quyết: 1 cắn 2 nuốt 3 rửa 4 gõ 5 quay 6 đỡ 7 bắn 8 trước 9 sau 10 chân 11 ngực 12 vẩy.
    Mỗi khi đọc hoặc nhẩm trong đầu là hình dung ra hết bài thập nhị đoạn cẩm này.

    À bạn có món chi ít ảo hơn bài này thì giới thiệu tôi ngâm cứu với xem sao. Hihi
     
    kvkhuong and memco like this.
  4. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Câu này hình như của Dalai Lama :)
    Nhưng mà mình sẽ tập theo thử đó bác @tauvequehuong . Lát chiều tập :D
     
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    "Ô mai gót" : )))))))
    Hình như ông 14 ở Tây Tạng (đang trú ở nơi khác) cũng nói câu đó à? Vậy thì trùng hợp quá nhỉ. Câu đó là mình quan sát cuộc sống của rất nhiều người và thấy vậy.

    Nói tới ông 14 thì mình có ngâm cứu cuộc đời ấy và các ông trước đó (ấn tượng nhất là ông 13, ông này là dân chơi trong giới tu sĩ đấy, không phải dạng vừa đâu) thì thấy tệ quá, nên sau đó không có đọc cuốn nào do ông ấy viết.
     
    darkdragon28 thích bài này.
  6. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Vâng đúng rồi, đang lưu vong ở Ấn do muốn đưa Tây tạng thoát khỏi Tung Của thì phải, mình có xem qua loa trên wikipedia. Minh cũng thích câu đó của ông ấy :D:D:p
     
  7. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Những tay đã xuống tóc, theo đường Thích Ca đi mà còn "siêu quyền lực", chi phối cả thế quyền như mười mấy Ông ở Tây Tạng thì ôi thôi.

    Còn chuyện Tang với Tung thì thì cũng như chuyện Vịt với Nào, chẳng qua nhiều bạn dân tộc "Kinh dị" không biết chuyện người "Kinh dị" đang làm gì với tộc Nào nên thấy lạ. Hihi
     
    darkdragon28 thích bài này.
  8. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Vâng, bác nói có lý lắm ợ :p:D:D:D. Nhưng mà có cái lòng với dân tộc cũng tốt mà bác...
    Kiến thức mình còn hạn hẹp, hiểu biết về chuyện này chỉ mới qua loa trên wikipedia thoy...:p
     
  9. memomii

    memomii Lớp 1

    Đã bác nào tập cái này chưa ợ :)
     
  10. virgor

    virgor Moderator Thành viên BQT

    Bạn đọc kĩ lại post 1 đi, master tàu đã bảo là ghi lại kinh nghiệm và vẫn đang sống tốt, sống khỏe, sống có ích.
    Mình làm mỗi 1,2 vì có thói quen đấy từ lúc thanh niên bị sâu răng hehe
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn nên hỏi ý kiến người thân trước khi tập nhé, kẻo tẩu hỏa nhập ma (nghe sợ quá) :D :D
     
  12. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Xin đừng gán thêm mấy chữ master, thầy bà, thần thánh, người tốt nhất quả đất,... với tôi, tôi không phù hợp với mấy chữ đó đâu. Tôi chỉ là người thường như cân đường hộp sữa thôi. Hihi
     
  13. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Người Việt Nam tôn sư trọng đạo xưa nay mà. Mọi người xem những người kiến thức uyên thâm như Bác, hay @4DHN, @khiconmtv, @NQK, @V/C... là những người thầy đầy tâm huyết trong diễn đàn thui.
    Sắp tới chắc cũng nhờ một ai đó check chính tả cuốn
    Khí công và y học hiện đại (chụp hình và orc rùi)

    [​IMG]
    • Tên sách : Khí công và y học hiện đại
    • Tác giả : Ngô Gia Hy, Bùi Lưu Yêm và Ngô Gia Lương
    • Dịch giả :
    • Ngôn ngữ : Việt
    • Số trang : 822
    • Nhà xuất bản : Đồng Nai
    • Năm xuất bản : 1995
    • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
     
    784512 thích bài này.
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ở đâu trên quả đất này (ở sao Hỏa, sao Kim gì thì tôi không biết) cũng đều có người tôn sư, không tôn sư, không chỉ riêng Việt Nam đâu.

    Cuộc sống này ngắn ngủi mà mấy cái món khí công dày cộp trong quyển sách trên chơi đến khi nào mới thấy kết quả, thành ra tôi không hứng thú chơi.

    Không biết khí công xưa hoành tráng ra sao chứ ngày nay tôi thấy nhiều vị tốn công sức luyện chạy trên dải liếp qua sông mà tôi buồn cười quá.
    Qua sông thì đi đò cho an toàn, còn nếu chạy được qua sông (đạp lên mặt nước) thì hay quá, nhưng mấy vị lại phải rải liếp ở bờ bên này rồi ngồi đò kéo liếp sang đầu kia, tiếp đến quay lại mới chạy. Lẽ ra đã ngồi đò sang rồi lại bày trò chạy mất thời gian và công sức quay lại.

    Bây giờ là mấy giờ (thời nào) rồi mà còn đánh máy làm ebook nữa bạn ơi.
    Cách nay 5, 7, 10 năm đánh máy lại, làm ebook thì còn được (vì công nghệ, điện thoại xưa màn hình bé, scan,...), ngày nay thời thế, công nghệ thay đổi nhiều lắm, đọc pdf, scan ổn rồi.

    Người ngâm cứu thì thích xài bản chụp, scan hơn vì giảm được một lần sao lại tác phẩm.
    Người đọc vui chơi thì có cái màn hình cũng khá rồi.
    Thời gian đánh máy, soát chính tả, chỉnh sửa,... rành cho việc khác thú vị hơn.

    Mà quan trọng nhất vẫn là cách đọc sao cho nhanh, sao cho bắt được ý tác giả. Nói chung nên luyện, phát triển kỹ năng đó.
     
    Missfly82 thích bài này.
  15. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Dạ, cảm ơn Bác. Quyết định hay đó em bỏ luôn ý định mở thêm bài post kiếm người kiểm tra chính tả. Mai mốt upload xong chia sẻ luôn. Đề nghị đừng ném đá vì chụp hình xấu như không đẹp ebook scan là được
    P/S: Nghe vụ đọc nhanh đọc tốt 10 quyển trong 3 tiếng của Bác nếu ai muốn tìm và hiểu để học thì có thể sang đây
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    và ngoài ra còn cuốn làm việc có phương pháp
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/6/17
    utitgg thích bài này.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Chữ ký của bạn
    2017-06-19_233431.jpg
    không hay chút nào. 3D_423D_423D_423D_42
     
  17. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    như @ v/c nói:"
    Vấn đề ở đây không phải thích hay không, mà chủ dự án phải như thế nào. Giả dụ tôi và người nào đó giúp bạn một số gói trong cuốn này rồi ngừng, thế thì bạn phải làm sao? Tiếp tục đợi người khác chăng? Và ngâm rượu dự án mãi! Một năm, hai năm...?
    Như vậy là phí công người khác.
    Tôi sẵn sàng giúp nhưng bạn phải động tay chân, nhảy vào mà làm, chứ nói suông ai chả nói được.
    Là chủ dự án, đẻ ra là phải có trách nhiệm, phải làm nhiều hơn người khác thì mới có nhiều người giúp, bạn vẫn nghĩ thư viện vẫn như dạo đầu ư? Thư viện giờ khác xa trước rồi, vì dự án 1000 mà mem nhiệt tình một đi không trở lại."
    Để lại slogan cho mọi người hiểu
     
  18. thaifox

    thaifox Mầm non

    Em tập khí công của Hình ý quyền thì thấy đơn giản hơn, mà thấy hiệu quả rõ rệt. Em sẽ thử tập cái này và so sánh. Còn về thời điểm tập thì em thường tập lúc 11h đêm và 6h30 sáng. 11h đêm là bắt đầu giờ Tí, hết khí âm bắt đầu chuyển sang khí dương, 6h30 sáng là giờ Mão, khí dương đang vượng :D
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn nào lười thì tập 1, 2, và 12 cũng được. Tôi thì cũng hay lười.

    Tập 06h30 sáng thì ổn rồi; còn 11h đêm thì tôi cho rằng không nên, giờ đó ngủ sẽ giá trị hơn.
    Trong đoạn trên bạn nói âm, dương khí là âm dương khí của cái gì? Hihi
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cực đoan, dù theo bất cứ hướng nào cũng không tốt. Tốt quá hay xấu quá đều không hay. Cần một sự hài hòa. Vấn đề là làm sao để tự mình nhận ra để điều chỉnh. Nhiều lúc đọc lại comments của chính mình, tôi chỉ muốn cãi nhau với cái "tôi" của n ngày trước. :)
     
    ntdieu thích bài này.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này