Hiện thực Thiên Táng - Hân Nhiên (đã sửa xong)

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi Bọ Cạp, 21/3/17.

  1. Gassie

    Gassie Sinh viên năm I

    Hai đoạn mới này thì giống sách in nha @V/C.

    Cuốn sách những bài tiểu luận chắc cũng giống như sách những bài văn mẫu. Tui nghĩ cũng không cần sửa.

    Còn "jiaka liếm" tui nghĩ là cách nói kết hợp giữa tên món ăn và cách ăn chứ không phải "jiaka" dịch ra là "liếm" đâu. Vì đoạn sau có ghi: trong lúc uống trà, họ sẽ nghiêng bát để trà ngấm vào jiaka, làm nó từ từ bở tan ra...
    Nghĩa là jiaka là tên món ăn, còn "liếm" là cách nói vui, ám chỉ việc để nước trà "liếm" vào món ăn cho nó tan ra từ từ. Giống ở Việt Nam, ốc leng xào dừa còn được gọi là ốc hút vì khi ăn cứ đưa lên miệng hút cái rẹt chứ không lể như mấy loại ốc khác.
     
  2. V/C

    V/C Mầm non

    Cuốn sách ấy nó có tên là: Tuyển tập tiểu luận của Lương Thực Thu, mà đoạn ấy không nói về nội dung sách, kể cả in sai cũng viết hoa đầu câu mới đúng: «cuốn sách Những bài tiểu luận của Lương Thực Thu.»
    Cuốn sách ấy được nhắc đến khá nhiều, nhưng lại gõ hai kiểu, lúc thì: Những bài tiểu luận, lúc thì: Tuyển tập tiểu luận.
    Theo mình là nên đồng nhất một trong hai tựa trên cho cuốn sách của Lương Thực Thu.
    Đoạn sau thì chắc là bạn nói đúng, có thể từ “liếm" là nhân vật gọi vui thêm vào, chứ nó chỉ có mỗi tên là “jiaka".
     
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Bạn tra đoạn này xem có phải gõ thiếu không (đoạn đánh dấu <…>)
    • Đầu chap 6: Mười ba ngọn núi thiêng:
    Văn và Bát nhìn Ge’er sửng sốt. Liệu đó có phải là những người đã bắt cóc Zhuoma không? Văn cho rằng họ nên đi về hướng Đông Bắc để xem có thể thu thập thêm thông tin không, nhưng Ge’er lo rằng nếu làm vậy thì e họ sẽ từ bỏ việc tìm kiếm Khả Quân. Anh đề xuất rằng tốt hơn nên đi về phía Đông Nam, nơi mà theo một số người họ đã gặp thì họ sẽ tìm thấy nhiều người Trung Quốc.< …>
    Văn nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm, bàn tay siết lên bức ảnh Khả Quân trong túi trên ngực áo. “Zhuoma đã cứu mạng tôi. Người Trung Quốc chúng tôi hễ có nợ thì muốn trả. Tôi cho rằng nếu Khả Quân biết, anh ấy cũng sẽ muốn tôi tìm Zhuoma trước.”<…>
    Con đường về hướng Đông Bắc đưa họ qua những đèo núi cao lộng gió. Ge’er cảnh báo Văn rằng chỉ có thể băng qua những ngọn núi phủ tuyết vào mùa hè, nên họ sẽ phải chờ dưới chân núi cho đến hết mùa đông. Suốt mấy tháng mùa đông họ trú trong lều, tích lũy thêm dần sức mạnh và nghị lực. Ge’er đi săn hươu cùng các con thú hoang khác và hái các loại cây cỏ ăn được. Ông chỉ cho Văn và Bát cách làm sao phân biệt được các loại cây củ thuốc vẫn đang cố sinh tồn giữa tuyết giá.

    Giữa chap 6: [tinh hoa] hay [tăng lữ]
    “Tôi không biết,” người phụ nữ nói. “Tôi nghe người ta nói quan hệ giữa chính phủ Trung Quốc với Đạt Lai Lạt Ma hồi đầu khá tốt, vào đầu những năm 50 chính phủ Cộng sản còn được nhân dân Tây Tạng và giới [tinh hoa] Tây Tạng ủng hộ. Nếu không thì cớ sao Đạt Lai Lạt Ma, hồi đó đã đi trốn ở làng Đông Á Sơn Khẩu bé xíu heo hút vùng biên giới, lại quay về thủ đô Lhasa? Và cớ sao ngài lại cử đại diện tới Bắc Kinh vào năm 1951 để ký “Thỏa ước Giải phóng Tây Tạng trong Hòa bình” với chính phủ Trung Quốc nhằm biến Tây Tạng thành một khu tự trị của Trung Quốc? Rõ ràng là cuộc gặp giữa Đạt Lai Lạt Ma với Mao Chủ tịch hồi năm 1954 rất thân thiện và Đạt Lai Lạt Ma rất ấn tượng trước trí tuệ và năng lực của Mao Chủ tịch. Người ta nói rằng bài thơ ngài viết để ca ngợi Mao Chủ tịch và câu “Vạn Phúc Kim Luân” ngài trao tặng cho Bắc Kinh là bằng chứng cho điều này. Trong năm đó, cả ngài lẫn Ban Thiền Lạt Ma đều chấp nhận quyền ủy trị của chính phủ Trung Quốc tại Đại hội Quốc dân, cho thấy rằng Tây Tạng tán thành chế độ Bắc Kinh.”
     
  4. Gassie

    Gassie Sinh viên năm I

    Hai đoạn này thì không có gì khác. Sách in cũng vậy.
     
  5. V/C

    V/C Mầm non

    Đã up bìa biếc, đọc tối nay nữa chắc xong.
     
    Gassie thích bài này.
  6. V/C

    V/C Mầm non

    Xong nhé mọi người! Ai phát hiện lỗi nữa cứ alo, sẽ sửa ngay.
     

Chia sẻ trang này