Y học - Sức khỏe G Thực phẩm thiên nhiên ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi thichankem, 19/8/19.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    THỰC PHẨM THIÊN NHIÊN NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

    :rose:

    Dịch từ nguyên bản tiếng Anh:
    "Natural Products for the Prevention and Management of Helicobacter pylori Infection"

    Trích từ tạp chí: Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, Vol.17, page 937-952
    Tác giả: Qing Liu, Xiao Meng, Ya Li, Cai-Ning Zhao, Guo-Yi Tang, Sha Li, Ren-You Gan và Hua-Bin Li
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Dịch giả
    : Bs. Trần Như Ngọc Quế
    Đơn vị giữ bản quyền: Institute of Food Technologists®
    Năm xuất bản: 2018


    Scan, OCR, soát lỗi và đăng tải lên PĐTT: @thichankem
    Soát lỗi lần 2:
    Tạo e-book:
    Review:

    Ngày hoàn thành:​
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/19
  2. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Tóm tắt: Helicobacter pylori là bệnh nguyên chính gây ra viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, viêm teo dạ dày, và các bệnh lí dạ dày khác, được xếp vào chất gây ung thư nhóm I. Để diệt khuẩn H.pylori, liệu pháp phối hợp ba thuốc bao gồm hai loại kháng sinh và một loại ức chế bơm proton được khuyến cáo rộng rãi là liệu pháp điều trị đầu tay. Đề kháng kháng sinh hiện nay cũng không loại trừ liệu pháp bộ ba này, có thể dẫn đến thất bại trong trị liệu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại thực phẩm thiên nhiên, như trái cây, rau củ, gia vị và các loại cây thuốc, đều có tác dụng ức chế H.pylori, cho thấy chúng có tiềm năng thay thế trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn H.pylori. Báo cáo này tóm tắt các tác dụng của các thực phẩm thiên nhiên đối với sự nhiễm khuẩn H.pylori và làm rõ cơ chế tác động của chúng.
    Từ khoá: trái cây, Helicobacter pylori, cây thuốc, gia vị, rau củ.
    Abstract: Helicobacter pylori is the main pathogen that induces chronic gastritis, peptic ulcers, atrophic gastritis, and other gastric disorders, and it is classified as a group I carcinogen. To eradicate H. pylori infection, triple therapy consisting of two antibiotics and a proton pump inhibitor is the most widely recommended first-line therapeutic strategy. Antimicrobial resistance to antibiotics contained in triple therapy could lead to therapeutic regimen failures. Recent studies showed that many natural products, including fruits, vegetables, spices, and medicinal plants, possess inhibitory effects on H. pylori, indicating their potential to be alternatives to prevent and manage H. pylori infection. This review summarizes the effects of natural products on H. pylori infection and highlights the mechanisms of action.
    Keywords: fruit, Helicobacter pylori, medicinal plant, spice, vegetable
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/19
    Aisling.Elec and Đặng Phanh like this.
  3. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Nhập đề

    Helicobacter pylori là vi khuẩn ưa nước, Gram âm, hình xoắn ốc, phù hợp hệ sinh thái của dạ dày người. H. pylori lần đầu được phân lập ở tuyến dạ dày của các bệnh nhân viêm dạ dày mạn và được Warren & Marshall (1983) nuôi cấy trong ống nghiệm, sau đó giành giải Nobel năm 2005. Vi khuẩn này có liên quan đến hầu hết các bệnh lí dạ dày như loét dạ dày, viêm dạ dày mạn, viêm teo dạ dày, ung thư dạ dày cũng như các bệnh lý dạ dày khác (Covacci, Telford, Del Giudice, Parsonnet, & Rappuoli, 1999), và nó được phân loại thành tác nhân gây ung thư nhóm I bởi WHO (Yang, Chen, & Duan, 2011). Người ta tin rằng nhiễm H. pylori chiếm hơn 50% dân số thế giới, và tỉ lệ nhiễm khuẩn cao hơn ở các nước đang phát triển (Dorer, Talarico, & Salama, 2009). Bệnh nhân nhiễm H. pylori có nguy cơ gấp hai đến bảy lần cuối cùng sẽ mắc ung thư dạ dày; 10% đến 15% những người nhiễm H. pylori sẽ bị loét dạ dày và 1% đến 3% trong số họ sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày (Wang, 2014).

    Diệt khuẩn H. pylori là chiến lược hứa hẹn nhất hiện tại, vì nó giảm được cả hai điều là tử suất do các bệnh liên quan đến H. pylori và suất độ mới mắc của ung thư dạ dày (Abadi, 2017; Parreira, Fatima, Reis, & Martins, 2016). Liệu pháp ba thuốc bao gồm một loại ức chế bơm proton và hai loại kháng sinh được khuyến cáo rộng rãi là liệu pháp đầu tay diệt khuẩn H. pylori trong thời gian dài (Feng, Wen, Zhu, Men, & Yang, 2016). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ kháng thuốc của H. pylori đang gia tăng trên thế giới (Hu, Zhu, & Lu, 2017), dẫn đến tỉ lệ diệt khuẩn thấp và cho thấy hạn chế của liệu pháp bộ ba này. Ví dụ, tỉ lệ kháng thuốc với clarithromycin, một loại kháng sinh được dùng phổ biến trong liệu pháp bộ ba, cao xấp xỉ 30% ở Japan và Ý, 40% in Thổ Nhĩ Kỳ, và 50% ở Trung Quốc (Thung et al., 2015). Hiệu quả điều trị cũng bị ảnh hưởng bởi độ pH phức tạp trong dạ dày người, dao động từ toan đến trung hoà, liên quan đến thức ăn trong dạ dày và vị trí hàng rào chất nhầy của dạ dày, bởi vì chỉ một ít loại kháng sinh giữ được độ ổn định trong môi trường như thế (Vakil, 2006). Do đó, tiềm năng phát hiện ra những chiến lược mới để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm H. pylori ngày càng thu hút nhiều sự chú ý.

    Những thực phẩm tự nhiên được con người sử dụng như những phương pháp trị liệu nhiều thế kỉ qua với rất ít tác dụng không mong muốn. Gần đây, những nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các thực phẩm tự nhiên (như trái cây, rau củ, gia vị, và cây thuốc) đối với vác bệnh lí nhiễm khuẩn (Kim, Liu, Komabayashi, Jeong, & Selli, 2016a), ung thư (Li et al., 2013a, 2017; Zhou, Li, Zhou, Zheng, Li, & Li, 2016), và các bệnh tim mạch (Tang et al., 2017; Zhao et al., 2017; Zheng, et al., 2017). Nhiều thực phẩm mới và các dẫn xuất của chúng đã được phát triển thành các loại thuốc mới để điều trị bệnh cho người, đóng vai trò thiết yếu trong các khám phá và phát triển thuốc (Newman & Cragg, 2016). Hơn nữa, các thực phẩm tự nhiên cho thấy khả năng bất hoạt H. pylori ở một số nghiên cứu, vì thế, ta có thể xem xét chúng như liệu pháp thay thế để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn H. pylori.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Bản báo cáo này tóm tắt các nghiên cứu khoa học về khả năng ức chế của thực phẩm tự nhiên trong ống nghiệm (in vitro) và trong cơ thể sống (in vivo) với sự nhiễm khuẩn của H. pylori, và làm rõ các cơ chế hoạt động của chứng. Một số trái cây và rau củ có thể áp dụng trong chế độ ăn trị liệu, trong khi các loại gia vị và cây thuốc có thể sử dụng để tăng cường chức năng của thức ăn trong kiểm soát nhiễm khuẩn H. pylori . Do đó, bài báo này hữu ích trong việc ngăn ngừa và kiểm soát H. pylori bằng chế độ ăn và dinh dưỡng, nó cũng giúp ích trong việc phát triển các loại thực phẩm chức năng liên quan. Cần chú ý rằng, như các loại liệu pháp mới, áp dụng các thực phẩm thiên nhiên để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm H. pylori đều gây ra những tranh cãi căng thẳng trong y giới.
     
  4. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Các yếu tố độc lực của H. pylori
    H. pylori gây nhiễm khuẩn sau khi vào dạ dày qua bốn giai đoạn, cụ thể là sống sót trong dạ dày đầy axit, di chuyển về phía các tế bào biểu mô, gắn vào tế bào đích và gây tổn thương mô (Kao, Sheu, & Wu, 2016). Ba bước đầu tiên quyết định sự xâm nhập của H. pylori vào dạ dày (Hình 1), đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiễm H. pylori (Dunne, Dolan, & Clyne, 2014). Độ pH tối ưu cho sự tăng trưởng của H. pylori là 8,5 trong môi trường lỏng (Dunne et al., 2014), do đó môi trường có tính axit cao trong dạ dày không phù hợp với H. pylori. Ureas là một enzyme bảo vệ do H. pylori tiết ra, có thể thủy phân urê thành NH3 và CO2, sau đó trung hòa axit dạ dày và tăng độ pH xung quanh vi khuẩn (Gu, 2017). H. pylori có đuôi dài, đầy linh hoạt và tạo điều kiện cho nó di chuyển trong môi trường lỏng, trong môi trường thạch mềm và trên bề mặt của môi trường bán rắn hoặc rắn (Gu, 2017). Hình dạng xoắn ốc cùng với đuôi của nó giúp vượt qua lớp chất nhầy và di chuyển về phía các tế bào biểu mô dạ dày (Parreira et al., 2016). Sự kết dính của H. pylori với niêm mạc dạ dày rất quan trọng trong sự xâm lấn và tồn tại lâu dài của vi khuẩn này trong dạ dày của con người (Odenenameit, 2005). Một số protein màng ngoài được mã hóa bởi H. pylori hoạt động như chất kết dính (ví dụ: BabA / B và SabA) và thiết lập liên hệ chặt chẽ với các tế bào biểu mô dạ dày (Backert, Clyne, & Tegtmeyer, 2011). Chất kết dính kháng nguyên nhóm máu (BabA) và chất kết dính axit sialic (SabA) là hai keo dính đặc trưng có tác dụng liên kết đặc hiệu với thụ thể glycan hiện diện trên niêm mạc dạ dày (Parreira et al., 2016). Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng H. pylori thậm chí còn cho thấy khả năng xâm lấn vào các tế bào dạ dày (Zhang và cộng sự, 2015).
    Hai loại độc tố do H. pylori sản xuất là các protein chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Độc tính gây độc tế bào gen liên quan đến protein A (CagA) có thể chuyển trực tiếp các sản phẩm vi khuẩn vào tế bào niêm mạc dạ dày của vật chủ và sau đó kích hoạt nhiều con đường dẫn truyền tín hiệu tế bào (như chết theo chương trình; Atherton, 2006). Các cytotoxin không bào (VacA) có thể gây tổn thương cho các tế bào biểu mô, thông qua các không bào biệt hoá, và sau đó làm tăng tính thấm gian bào, thay đổi cấu trúc tế bào và gây ra chết theo chương trình (Atherton, 2006).
    H. pylori tác động lên các tế bào biểu mô dạ dày sau khi xâm nhập vào dạ dày và dẫn đến tổn thương mô thông qua một loạt các sự kiện ở cả cấp độ tế bào và phân tử (Hình 2), như phản ứng viêm và chuyển hoá yếm khí, có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày (Naito & Yoshikawa, 2002). Phản ứng viêm được gây ra ở cả tế bào biểu mô dạ dày và tế bào miễn dịch lưu hành từ H. pylori qua nhiều con đường (Wang, Meng, Wang, & Qiao, 2014). Nhiễm H. pylori có thể tái hoạt nhiều loại cytokine tiền viêm như NF-κB, interleukin 1 (IL-1), IL-6, IL-8 và yếu tố hoại tử khối u (TNF-a; Lamb & Chen, 2013). Hơn nữa, H. pylori cũng có thể kích thích tạo ra các loại oxy phản ứng nội bào (ROS) và các loại nitơ phản ứng (RNS) bằng các tế bào biểu mô dạ dày và các tế bào viêm (như bạch cầu trung tính; Lamb & Chen, 2013).
    Sự lây truyền H. pylori có đặc điểm kém chuyên biệt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc nhiễm H. pylori lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng-miệng, đường dạ dày-miệng và đường phân-miệng, có thể lây truyền bệnh từ động vật (Azevedo, Guimaraes, Figueiredo, Keevil, & Vieira, 2007).
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này