Tâm lý - Giáo dục R Tố Tâm _ Song An Hoàng Ngọc Phách.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 16/6/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    DEUX LIVRES, DEUX ÉPOQUES

    Tout le monde tombe d’accord que la littérature est l’expression de la société. Il n’y a pas à redresser l’opinion sur ce point surtout quand elle s’applique à certains livres, comme Tố Tâm de M. Hoàng Ngọc Phách et Nửa chừng xuân de M. Khái Hưng.

    Tố Tâm souffre maintenant d’un discrédit immérité. Pourtant qu’on se rappelle l’enthousiasme qu’il a soulevé et la vogue dont elle a joui longtemps auprès du public. Pour comprendre cet enthousiasme et cette vogue, il faut se représenter l’image de notre société à l’époque où, pour la première fois, parut Tố Tâm. L’un des traits dominants de cette époque, c’est, je crois, l’amour immodéré du roman. Auparavant nos pères avaient beaucoup étudié mais peu lu. En dehors des livres classiques , maitres sévères plutôt que compagnons agréables, ils n’avaient eu pour bercer leurs moments d’ennui que quelques rares poèmes en vers. Les progrès de l’imprimerie provoquaient, entre autres conséquences une intense fabrication de romans, romans d’aventures, romans de cape et d’épée, romans d’amour surtout, et d’amour malheureux. Ces derniers en particulier avaient le don de ravir le public; ils s’imposaient à toutes les attentions et emportaient tous les suffrages. On aimait les romans d’amour par réaction contre la tradition pour laquelle l’amour était un péché, et on aimait les romans d’amour malheureux avec leur ton mélancolique qui satisfaisait le besoin de s’attendrir qu’on éprouvait, car l’époque tournait nettement à la sensibilité. Le choc brutal de l’Orient et de l’Occident avait un retentissement douloureux dans les esprits, il y laissait comme une traînée de tristesse, un goût d’amertume et une sensation de désenchantement. D’après la mode d’alors, il était de suprême bon ton d’être pessimiste c’est à dire de voir le monde en noir et de larmoyer à tout propos et même hors de propos. Hélas sur la fuite des choses ! Hélas sur le néant de l’homme! Et vive la mort, libérateur céleste! Voilà le ton habituel des gens "distingués". C’était, si vous voulez, le romantisme. Cet état d’esprit où il entrait beaucoup de snobisme et qui n’est qu’une forme subtile de la paresse, était soigneusement entretenu par l’aisance due à la prospérité économique du pays. La vie en effet était moins difficile, moins fiévreuse, les soucis du lendemain moins harcelants, et on avait encore le cemps de se bercer des souffrances en idées et des sanglots de rêve.

    Tố Tâm réalise et caresse les aspirations de son époque. L’héroïne qui donne son nom au roman est romantique par excellence. Elle l’est d’abord physiquement avec sa pâleur aristocratique, sa taille d’une sveltesse élégante, ses yeux vagues qui semblent suivre perpétuellement un songe intérieur. Romantique elle l’est encore par son éducation et par son tour d’esprit. Enfant, elle a vécu en contact direct avec la nature, courant les bois et les collines, s’oubliant parfois à comtempler des ailes fuyant dans l’espace ou des flocons de nuage voguant dans l’azur nourrissant une singulière prédilection pour ce qui déchire et ce qui se finit, goûtant avec délices l’amère volupté des soirs tombants et des moments crépusculaires.

    Elle se passionne pour la poésie principalement pour la poésie neurasthénique, est elle même poète et compose des vers débordants de tristesse et de mélancolie. Que peut il tout cela? Une sensibilité exaltée, toujours portée à exagérer les moindres impressions, les moindres sentiments un besoin impérieux de s’affanchir du réel pour s’enchanter de rêve. A quoi rêvent les jeunes filles?

    Point n’est besoin d’être sorcier pour le deviner?

    Le hasard place sur le chemin de notre héroine un étudiant de l’Université indochinoise - ce qui est dangereux (les étudiants de l’Université étaient alors très à la mode et faisaient soupirer toutes les jeunes filles bien nées ...) passionné, ce qui est grave; et poète, ce qui est désastreux. Ils s’aiment. Mais ici le roman menace de se tourner en berquinade et de clore par cette formule fade, ressassée à satiété : "Ils s’épousèrent et eurent beaucoup d’enfants". Ils ne s’épousent pas, lui parce qu’il est fiancé à une autre, elle qui a trop de grandeurs d’âme pour s’abaisser à troubler le bonheur d’une "innoncente". A la fin, pressée par sa mère, elle se laisse marier à un homme qu’elle n’aime pas. Mais ne pouvant oublier son premier amour elle se consume en regrets et meurt bientôt; et lui, désespéré, est long à voir se cicatriser son cœur, mortellement brisé.
    Tố Tâm, c’est la sempiternelle histoire de l’amoureuse qui meurt de son amour, une variation de plus sur le thème de Graziella, de Vân Lan et de Tuyết hồng lệ sử. Ce qui fait l’originalité de M. Hoàng Ngọc Phách, c’est sa conception de l’amour et l’amour dont il le peint.

    Avant lui, l’amour ne pouvait exister que par et dans le mariage. L’amour extra-conjugal encourait des blâmes sévères étant considéré à juste titre comme ferment d’anarchie et virus de déliquescence. Aussi les écrivains se gardaient-ils bien de le mettre dans leurs oeuvres, ou ne se hasardaient à l’y mettre qu’avec un grand luxe précaution, et toujours ils s’efforcaient de lui donner un dénouement conforme à la morale. Une femme mariée qui en aimait un autre n’avait d’autre ressource que de se plaindre, et encore avec une discrétion infinie.

    Libre, pourquoi ne m’avez-vous pas demandée?
    Maintenant, mariée.
    Je suis comme un oiseau emprisonné dans sa cage.
    Et un poisson pris par l’hamecon.


    Elle se bornait là. Passée cette limite, elle deviendrait criminelle. Au surplus, malgré tout, si elle avait des accès de révoltes individuelles, elle n’en continuait pas moins à remplir ses devoirs d’épouse, puis à la longue, elle finissait par aborder aux rives sereines de la résignation. Cela nous rappelle bien le Cresta d’Aristote.

    M. Hoàng Ngọc Phách rompt nettement en visière avec la tradition. Sans pousser le modernisme jusqu’ à ériger l’amour en une vertu, a l’estimer comme un devoir à le prendre pour la conscience, à le suppléer à la morale, il a osé - audace inouie pour l’époque - il a osé lui accorder une large hospitalité dans sonœuvre, il a projeté une vive lumi'ere sur ce sentiment, simple en apparence mais, au fond, très complexe; il l’a suivi dans ses différentes phases, étudié dans tout son détail et étalé dans tout son dévelopement. Et pour répondre aux objections de tout le ban et l’arriére ban des moralistes, il se déguise lui-même en moraliste, dans la préface, en affirmant qu’il a écrit sur la passion que pour nous en détourner. En réalité, il a voulu tout simplement écrire un livre intéressant et rien de plus. Faut-il lui en faire un crime ? Non, certes. La moralité d’une oeuvre dépend de celui qui la lit, est il nécessaire de rappeler une vérité si banale ? D’ailleurs, Tố Tâm est un livre de sentiments. L’auteur sentimental vise avant tout à nous toucher, à nous attendrir. Quand il a réussi, ne lui demandez plus rien. Tố Tâm est assurément, de ces livres qui nous charment et nous attendrissent. Relisez-le, sincérité et poésie, c’est chose de toutes les pages et de toutes les lignes. Tout semble venir du cœur et en déborder à larges flots. L’auteur nous donne souvent l’impression d’avoir vécu son roman, de là l’émotion intense qu’il nous communique. Et avec quel art, avec quelle maîtrise, il a décrit les paysages ? La campagne au clair de lune, la plage de Do Son sous le crépuscule estival, la promenade nocturne des deux amoureux sur la plage, entre l’infini du ciel et l’infini de la mer - Se peut il imaginer de plus sobre en même temps de plus gracieux ? Ajoutez à cela des phrases mélodieuse, pure caresse pour les oreilles suggestives de rêves infinis, qui retentissent en nous longuement et délicieusement et s’y égrènent en échos lents à mourir.

    La littérature sentimentale, si brillamment représentée par Tố Tâm tombe ensuite en disgrâce. Comme toutes les écoles littéraires, elle devient la forme, le moule des imitateurs routiniers sans originalité et sans valeur.
    Ils font - rendons leur cette justice - tout ce qu’ils peuvent pour imiter la manière des grands maîtres : peine perdue en cette matière où le génie est tout, où l’application n’est rien ou n’est que peu de chose. Ils ne réussissent qu’à fabriquer des livres fades, où les effusions amoureuses s’évaporent en paroles et où se remarque un mépris absolu de la vérité. Ces especes de livres finissent par rebuter le public. On ne les aborde plus qu’avec prudence, qu’avec réserve, qu’avec un mouvement de recul et d’hésitation. La défiance, le mépris dont on les enveloppe rejaillissent même sur les chefs d’oeuvre qui ont le malheur d’être du même genre qu’eux.

    Ainsi Tố Tâm reçoit dans la suite un accueil tiède non pas à cause de lui, mais a cause des romans stéréotypés d’après lui.

    A cause aussi et surtout de l’esprit de la génération nouvelle que transportent moins la sensibilité et la mélancolie. La "struggle for life" de plus en plus âpre fouette en nous les sentiments virils, elle courbe notre pensée vers des soucis plus pratiques.

    ... Nửa chừng xuân possédé sur Tố Tâm un avantage considérable: le charme victorieux de la nouveauté. Cela ne veut pas dire qu’il lui est supérieur. On se risque beaucoup en l’affirmant, en une matière où il n’y a pas de vérité dogmatique ni rationnelle. Ces romans sont simplement différents , et ont chacun leur beauté propre. Le recul du temps seul permet de les juger à leur juste valeur. La postérité les placera, je crois, l’un à côté de l’autre et tous deux enrichissent le patrimoine, le très pauvre patrimoine de notre pays d’Annam.


    TRẦN ĐÌNH Ý (*)
    L’Annam Nouveau, Février 1935
    In lại sau sách Tố Tâm in lần thứ tư.
    Nxb. Nam Ký, Hà Nội, tr. 166-172

    _____

    (*) Trần Đình Ý: Nhà phê bình.
     
    teacher.anh thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HAI CUỐN SÁCH, HAI THỜI ĐẠI


    Mọi người đều nhất trí rằng văn chương là biểu hiện của xã hội. Không có gì cần nhận định lại điều đó, nhất là khi vận dụng vào những cuốn sách như Tố Tâm của ông Hoàng Ngọc Phách và Nửa Chừng xuân của ông Khái Hưng.

    Hiện nay,
    Tố Tâm đang chịu một sự giảm giá không đáng có. Ta hãy nhớ lại nó đã được hoan nghênh như thế nào và một thời gian dài nó đã dấy lên một trào lưu hâm mộ trong công chúng. Muốn hiểu được lòng say mê và trào lưu hâm mộ ấy, ta phải hình dung được hình ảnh của xã hội ta lúc đó, khi Tố Tâm xuất hiện lần đầu tiên. Một trong những điểm nổi bật của thời đại ấy, theo tôi hiểu, là lòng mến mộ tiểu thuyết vô bờ bến. Xưa kia, ông cha ta học tập rất nhiều, nhưng đọc truyện rất ít. Ngoài những cuốn sách kinh điển - những ông thầy nghiêm khắc hơn là những người bạn dễ thương - các cụ chỉ có một số truyện thơ hiếm hoi để tiêu khiển lúc tâm thần mệt mỏi. Những tiến bộ của ngành in, ngoài các hiệu quả khác, đã sản xuất ra vô vàn tiểu thuyết: tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết kiếm hiệp, nhất là tiểu thuyết tình, và tiểu thuyết bi tình. Đặc biệt những loại tiểu thuyết nói sau có khả năng làm cho người đọc thích thú; nó thu hút sự chú ý của mọi người và chiếm được sự tán thưởng rộng rãi. Người ta thích tiểu thuyết tình do phản ứng lại truyền thống cho tình yêu là một tội lỗi. Người ta thích tiểu thuyết bi tình với cái giọng u buồn của nó vì nó đáp ứng được nhu cầu của thời đại là đa sầu, đa cám. Sự xung đột tàn bạo giữa Đông và Tây đã có nhiều âm vang đau buồn trong trí óc và để lại một chuỗi sầu bi - một dư vị chua chát, một cảm giác vỡ mộng. Theo cái "mốt" thời bấy giờ thì thức thời nhất là thái độ yếm thế nghĩa là nhìn đời toàn đen tối và sụt sùi rơi lệ bất cứ lúc nào. Than ôi sự vật biến đổi! Than ôi con người là hư vô! Hoan hô tử thần, vị thiên thần giải thoát con người! Đó là giọng điệu quen thuộc của những "con nhà gia giáo". Có thế nói, nếu bạn muốn, đó là lãng mạn. Cái trạng thái tinh thần đó có khá nhiều tính chất đua đòi và chí là một hình thái tế nhị của sự lười biếng được nuôi dưỡng trong sự sung túc do nền kinh tế hưng thịnh của đất nước. Cuộc sống đúng là có bớt quay cuồng, bớt thúc bách, sự lo lắng cho tương lai bớt gay cấn và người ta còn có thì giờ để tự ru mình bằng những đau đớn trong ý nghĩ và những thổn thức trong giấc mơ.

    Tố Tâm thể hiện và vuốt ve những khát vọng của thời đại. Nhân vật mang lại tên cho cuốn tiểu thuyết thì lãng mạn vô cùng. Nàng lãng mạn trước hết về hình thức với nước da xanh quý phái, vóc người mảnh dẻ, thanh tú, cặp mắt mơ màng lúc nào cũng như theo đuổi một giấc mộng thầm kín. Nàng còn lãng mạn do sự giáo dục và nếp suy nghĩ. Tuổi thơ, nàng sống trực tiếp với thiên nhiên; chạy chơi trong rừng và trên đồi, quên mình khi ngắm những cánh chim bay lượn trên không hay những đám mây bồng bềnh trên trời xanh, ôm ấp một sự ưu ái kỳ kạ đối với những thứ gì tan vỡ và tàn tạ, thưởng thức một cách thích thú những khoái cảm chua chát khi mặt trời lặn và khi màn đêm buông xuống.

    Nàng say mê thơ ca, nhất là thơ ca sầu não. Chính nàng cũng là thi sĩ và làm những vần thơ đa sầu đa cám. Cái đó để làm gì? Một sự đa cảm quá mức; lúc nào cũng muốn cường điệu những cảm giác, những tình cảm nhỏ nhoi, một nhu cầu bức thiết vượt ra ngoài thực tế để đắm mình trong mơ mộng. Các cô thiếu nữ mơ mộng những gì? Chẳng cần phải là phù thủy mới đoán ra điều đó.

    Sự tình cờ đã đặt trên đường đi của nhân vật một sinh viên Trường Cao đẳng Đông Dương - ôi nguy hiểm (sinh viên Trường Cao đẳng lúc ấy rất hợp "mốt" và đã làm cho tất cả các cô thiếu nữ con nhà gia giáo mơ ước); chàng đa tình, ôi nghiêm trọng; chàng là thi sĩ nữa, ôi tai họa! Họ yêu nhau. Ở đây cuốn tiểu thuyết tưởng chừng sẽ trở nên khô khan vô vị và sẽ kết thúc bằng một công thức nhạt nhẽo, chán ngấy đến tận cổ là "họ cưới nhau và có nhiều con cái". Không, họ không cưới nhau, chàng vì đã đính hôn với một người khác, nàng vì quá cao thượng để có thể hạ mình làm rối loạn hạnh phúc của một “người vô tội". Cuối cùng, bị mẹ thôi thúc, nàng lấy một người mà nàng không yêu. Nhưng không sao quên được mối tình đầu, nàng héo hon vì luyến tiếc và qua đời sau đó ít lâu. Chàng thất vọng, mãi sau mới có thể hàn gắn được trái tim tan nát.

    Tố Tâm là câu chuyện muôn thuở của một người yêu chết vì tình yêu, một biến dạng nữa của chú đề Graziella [1], Văn Lan [2], Tuyết hồng lệ sử [3]. Cái độc đáo của ông Hoàng Ngọc Phách là quan niệm của ông về tình yêu và cách diễn tả tình yêu của ông.

    Trước ông, tình yêu chỉ có thể có được do hôn nhân và trong hôn nhân. Tình yêu ngoài hôn nhân bị khiển trách nghiêm khắc và được coi như là mầm mống của sự hỗn loạn, một loại siêu vi khuẩn của sự tan rã. Do vậy các nhà văn thường giữ gìn không nói đến điều đó trong tác phấm của mình, hoặc nếu có tình cờ nói đến thì cũng rất dè dặt và luôn kết cấu hợp với đạo lý. Một người đàn bà có chồng mà yêu người khác thì chỉ có than thở và lại còn một cách rất kín đáo:

    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
    Bây giờ em đã có chồng,
    Như chim vào lồng như cá cắn câu.

    và chỉ dừng lại ở đó. Đi quá giới hạn là có tội. Hơn nữa, vượt lên tất cả, nếu cá nhân nàng có ý đồ phản kháng nàng vẫn cứ tiếp tục làm tròn nhiệm vụ người vợ, rồi cuối cùng nàng cũng đi đến bến bờ thanh thản của sự kiên nhẫn chịu đựng. Điều đó làm cho ta nghĩ đến Cresta của Aristote.

    Ông Hoàng Ngọc Phách cắt đứt thẳng thừng với cổ truyền, chưa đưa chủ nghĩa duy tân đến mức nâng ái tình như một đức hạnh, đánh giá nó như một nghĩa vụ, coi nó là lương tri, đem nó thay thế cho đạo lý. Ông đã dám - một táo bạo phi thường thời bấy giờ - ông đã dám dành cho ái tình một sự tiếp nhận rộng rãi trong tác phẩm của ông. Ông đã rọi một luồng ánh sáng chói lọi lên thứ tình cảm đó mà bề ngoài tưởng như giản dị, nhưng đi sâu vào lại rất phức tạp. Ông đã theo dõi nó trong các giai đoạn, nghiên cứu nó trong từng chi tiết và phơi bày tất cả sự phát triển của nó, và để đáp lại tất cả những lý lẽ bài bác trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhà luân lý học, ông cũng tự hóa trang thành nhà luân lý học bằng cách trong lời tựa, chứng minh rằng ông chỉ tả sự đam mê đó để ngăn chặn chúng ta đừng mắc phải. Trên thực tế, ông chỉ muốn viết một cuốn sách hấp dẫn, không có gì khác. Có thế gọi đó là một tội lỗi ư? Chắc là không. Đạo đức của một tác phẩm phụ thuộc vào người đọc: chả lẽ lại phải nhắc một sự thật quá bình thường đó ư?

    Mặt khác
    Tố Tâm là một cuốn tiểu thuyết về tình cảm. Tác giả đa cảm trước hết chỉ muốn cho chúng ta rung động, xúc cảm. Một khi điều đó đã đạt được, chúng ta cũng chẳng còn đòi hỏi gì hơn nữa. Tố Tâm chắc chắn là một trong những cuốn sách làm cho chúng ta say mê và cảm động. Hãy đọc lại nó đi: sự chân thật và thơ mộng là điều được thể hiện trên tất cả các trang sách, các dòng chữ. Tất cả như xuất phát từ đáy lòng và tuôn ra tràn trề như sóng vỗ. Tác giả cho ta cảm giác như đã sống trong tiểu thuyết của mình do đó mà truyền cho chúng ta một cảm xúc mãnh liệt. Và nghệ thuật biết bao, điêu luyện biết bao khi ông tả các phong cảnh: cánh đồng dưới ánh trăng, bãi biển Đồ Sơn dưới hoàng hôn mùa hạ, cuộc dạo mát ban đêm của cặp tình nhân trên bãi biển giữa không gian vô tận của trời và của biển. Thử tưởng tượng xem có cái gì giản dị hơn đồng thời duyên dáng hơn? Thêm vào đó là những câu văn du dương, cách vuốt ve thanh khiết đối với những đôi tai gợi cảm những ước mơ vô tận, nó thánh thót trong chúng ta, lâu dài và thích thú, nó gieo rắc những âm vang dần dần mới tắt.

    Loại văn chương đa cảm, mà tiêu biểu chói lọi là tiểu thuyết
    Tố Tâm, sau đó ít được ưa chuộng. Cũng như mọi trường phái văn chương khác, nó trở thành hình thức, thành khuôn sáo đối với những người bắt chước thiếu bản sắc, bất tài, không có giá trị gì. Công bằng mà nói, họ cũng hết sức cố gắng bắt chước cách làm của các bậc thầy: chỉ là uổng công vô ích trong lĩnh vực mà tài năng là tất cả, sự cần mẫn chẳng là gì hoặc có giá trị không đáng kể. Họ chỉ sản sinh ra được những cuốn sách nhạt nhẽo, trong đó những tỏ tình nồng nhiệt bay hơi thành lời nói, và trong đó nổi lên sự coi thường hoàn toàn thực tế. Loại sách này cuối cùng làm cho công chúng chán ngấy. Người ta chỉ tìm đến chúng một cách thận trọng, dè dặt. Sự nghi ngại và rẻ rúng ấy bao trùm lên chúng và lan sang cả những kiệt tác đã có sự không may thuộc cùng thể loại văn chương với chúng.

    Vì vậy, sau đó
    Tố Tâm chỉ được đón nhận một cách vừa phải, không phải tại nó mà chính tại những tiểu thuyết viết rập khuôn theo kiểu của nó!

    Cũng do tư tưởng của thế hệ mới ít thiên về tính đa sầu, đa cảm. Cuộc "đấu tranh để kiếm sống" càng ngày càng ác liệt kích thích trong chúng ta những tình cảm mạnh mẽ nó uốn tư tưởng chúng ta theo những lo toan thiết thực hơn .

    ...
    Nửa chừng xuân có lợi thế hơn Tố Tâm là sự quyến rũ tất thắng của cái mới. Điều đó không thể nói là nó hay hơn Tố Tâm. Sẽ liều lĩnh khi chúng ta khẳng định điều này trong lĩnh vực mà người ta không thể áp đặt thứ chân lý giáo điều, duy ý chí. Đơn giản là hai cuốn tiểu thuyết ấy khác nhau và mỗi cuốn có cái đẹp riêng của nó. Chỉ có một khoảng lùi về thời gian mới cho phép đánh giá đúng giá trị của chúng. Hậu thế, theo tôi nghĩ sẽ đặt hai cuốn sách ấy bên cạnh nhau và cả hai đều làm giàu thêm di sản văn chương, cái di sản quá nghèo nàn của đất nước An Nam này.

    Báo An Nam mới (L’Annam nouveau)
    tháng Hai 1935.
    Hoàng Thị Thục dịch.
    Hoàng Nguyên Cát,
    Hoàng Đình Tuất hiệu đính.​

    _____

    [1] Graziella: Nhân vật nữ trong cuốn tiểu thuyết cùng tên (1852) của nhà thơ Pháp Lamartine.
    [2] Văn Lan: chưa rõ.
    [3] Tuyết hồng lệ sử: tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc Từ Trẩm Á, được M.K. dịch đãng trên Nam phong tạp chí trong 2 năm 1923 -1924.
     
    teacher.anh and thichankem like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ENQUÊTE SUR LA JEUNESSE ANNAMITE
    LES ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES
    LA LITTÉRATURE D’INSPIRATION ROMANTIQUE
    ET RÉVOLUTIONNAIRE​

    ... L’année 1925 est marquée par la parution du roman Tố Tâm qui mérite une place importante dans l’histoire de notre littérature moderne.

    L’auteur M. Hoàng Ngọc Phách a donné à ce petit ouvrage de 100 pages un sous-titre prétentieux, celui de "roman psychologique". Comme si l’on craignait que le lecteur, non prévenu; ne s’apercût pas de lui-même de la teneur du livre, et cette crainte révèle une faiblesse, un art qui n’était pas encore très sûr. Autre chose très caractéristisque dans la préface et l’avant-propos, on a pris soin d’avertir le lecteur que ce roman n’était pas écrit dans un but moral, qu’il n’était qu’un exposé de faits et d’états d’âme, mais que cet exposé même en l’absence d’une conclusion morale aiderait beaucoup à la morale; et ainsi on lia, ou plutôt on plia la psychologie à la morale. Pas de science désintéressée sur ce coin de terre imprégné d’un positivisme déjà séculaire. Le roman ne disait pas : il ne faut pas faire ceci, ou ne fais pas ceci. Mais voici le danger. C’était prendre trop de précautions.

    Ces précautions étaient nécessaires. Car bien que ce petit roman fût entre les mains de tout le monde, bien qu’il fût chez nous une sorte succès de librairie, on en parla avec beaucoup de réserve on n’en parla presque pas.

    Mais de quoi s’agit-il ? D’une jeune fille et d’un jeune homme qui s’aiment éternel problème, - mais qui ne peuvent s’épouser, qui continuent à s’aimer, tout en se sachant d’avance non destinés l’un à l’autre. Rien d’extraordinaire, n’est ce pas? Rien, mais de ce rien l’auteur nous a donné cent pages poignantes, avec ce rien, l’auteur a remué tous les coeurs de sa génération.

    L’intrigue a été simplifiée et réduite au minimum. Et c’était voulu. Avant Tố Tâm le roman était une suite d’aventures, un chassécroisé de faits parfois inextricables, et dont la fin, inévitablement, conduisait à un enseignement moral. M. Hoàng Ngọc Phách, tout en s’en excusant à maintes reprises, a eu tout de même le courage de faire du roman avant tout pour le roman. Il a eu , surtout le courage de faire du roman non un récit d’événements mais un portrait des âmes. Il s’est transporté de l’événement dans l’âme des personnages dont ils ’est plu à suivre sinuosités. Il s’y est pris parfois avec une certaine maladresse provenant surtout de son attitude qui a voulu être trop scientifique... Mais la plupart du temps, il a fort bien réussi et j’aime particulièrement ces pages où l’auteur s’est attaché à étudier lentement la genèse de l’amour entre son héroïne Tố Tâm et le jeune Đạm Thủy; ou plutôt de l’amour du jeune Đạm Thủy pour Tố Tâm, car pour elle c’était chose faite: elle aimait le jeune homme avant même de l’avoir vu. Etrange amour! C’est en lisant les vers et les articles de journaux de Đạm Thủy, que la jeune fille s’est mise à l’aimer, d’un amour profond qui se précise de plus en plus après la rencontre de l’élu de son coeur. Et cette Tố Tâm livrée à sa solitude et à ses lectures me fait parfois penser à l’enfance romantique du jeune Chateaubriand au château de Combourg. Et bien que l’auteur eût soin de mettre le sous-titre "roman psychologique", bien que tout le monde s’accorde à le considérer comme un roman psychologique, - ce qui est vrai d’ailleurs .par tout ce que j’ai dit - bien que l’auteur cite volontiers le nom de Bourget, je vois dans Tố Tâm plus que du Bourget, du Chateaubriand et du Lamartine.

    Beaucoup de romantisme et une certaine nuance de réalisme aussi avec toujours un souci d’étude psychologique, voilà le Tố Tâm que je comparerais volontiers, pour la place qu’il devrait tenir dans l’histoire du roman annamite, à la Princesse de Clèves de Mme de la Fayette, avec cette différence que Tố Tâm est une Princesse de Clèves venue après la génération romantique, après le réalisme et après Bourget. Nos auteurs ont le bonheur de profiter du riche héritage de la France et il y a un peu tout dans notre littérature moderne : classicisme, romantisme, réalisme... que sais-je encore, avec une prédominance tantôt du romantisme, tantôt du réalisme, etc ...

    Il y a cependant dans le Tố Tâm autre chose que du romantisme, autre chose que l’analyse dés sentiments. Il y a autre chose dans Tố Tâm, autre chose qu’une histoire d’amour, autre chose qu’une analyse d’états d’âme. Tố Tâm contient un problème social du plus haut intérêt et Tố Tâm marqua à ce point de vue un repère, un témoignage intéressant dans l’évolution de la pensée annamite.

    Il s’agit du problème de la personnalité humaine, du destin de l’homme dans la société annamite. Tố Tâm est le spectacle d’une lutte entre l’individu et la famille, entre l’homme et la tradition. Ce n’est pas même une lutte.

    C’est le spectacle du massacre de la personne par la famille, par la tradition.

    Đạm Thủy, le jeune homme, aime Tố Tâm d’un amour qu’il sait d’avance sans issue. Pourquoi ? Parce que ses parents lui ont choisi une fiancée qu’il ne connaît même pas, qu’il n’a jamais vue de sa vie. Il accepte son sort avec une résignation candide, sans jamais songer à résister à la volonté des parents, sans même oser se plaindre. C’est lui-même qui le dit: "La famille a pour moi un caractère sacré qui fait que je la respecte et que je l’adore". Il a pour sa fiancée inconnue "le respect qu’on doit à un cadeau de famille". Tố Tâm, l’héroïne devra épouser un homme qu’elle n’aime pas, qu’elle n’aimera jamais contrairement à ce que pense sa m'ere pour qui l’amour ne serait qu’une habitude qui viendrait à la longue par la vie en commun. Et Tố Tâm mourra, le coeur fid'ele à son amant...

    La jeune fille ici est déjà un peu différente du jeune homme. Tandis qu’il obéit sans gémir à son sort, elle résiste et parfois même se révolte. Elle ne c'ede à la fin que pour obéir à la demi'ere volonté de sa mere mourante - qui cependant, ne mourra pas, même apres le mariage forcé de sa fille. Ce sera sa fille qui, nous l’avons dit, mourra.

    Ainsi donc, devant l’amour qui est l’affaire la plus personnelle de l’homme (et de la femme), la personne humaine n’a aucun droit. Son amour ne lui appartient pas - comme son corps, comme son âme! La personne humaine, comme toujours, est reléguée à l’arrière plan, négligée, piétinée. Si l’on songe à se révolter, l’on est enfant ingrat, citoyen blâmable si l’on obéit, si, l’on se résigne, on est un homme sage, une femme vertueuse.

    Mais les temps ont changé. De Tố Tâm à Đoạn tuyệt le destin de homme a changé en Annam ...


    ĐÀO ĐĂNG VĨ (*)
    Patrie annamite, 6-II-1938.
    In lại sau sách Tố Tâm in lần thứ tư.
    Nxb. Nam ký, Hà Nội, 1937 tr. 173-176.

    ______

    (*) Đào Đăng Vĩ: Nhà phê bình, nhà văn.
     
    teacher.anh thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐIỀU TRA VỀ THANH NIÊN AN NAM
    CÁC NHÀ VĂN VÀ NHÀ BÁO
    VĂN CHƯƠNG THEO CẢM HỨNG LÃNG MẠN VÀ CÁCH MẠNG​

    ... Năm 1925 được đánh dấu bằng sự ra đời của tiểu thuyết Tố Tâm. Nó xứng đáng được ở một vị trí quan trọng trong lịch sử văn chương hiện đại của ta.

    Tác giả, ông Hoàng Ngọc Phách đã đặt cho tác phẩm nhỏ bé khoảng 100 trang ấy một phụ đề khá kiêu hãnh: "tâm lý tiểu thuyết". Cứ như là người ta sợ rằng độc giả chưa được biết trước, sẽ không thấy hết được nội dung của cuốn sách. Lo ngại ấy bộc lộ một sự yếu kém, một nghệ thuật chưa vững vàng lắm. Điều khác nữa, rất đặc biệt là trong bài
    Tựa, Lời nói đầu, người ta đã cẩn thận báo cho độc giả rằng cuốn tiểu thuyết không phải viết với mục đích đạo lý mà chỉ là một thuyết trình bày những sự việc, những trạng thái tâm hồn, dù không kết luận theo đạo lý, nhưng lại giúp nhiều cho đạo lý; và thế là người ta đã buộc hoặc đúng hơn là người ta khép tâm lý theo đạo lý. Không có khoa học nào vô tư trên mảnh đất này đã thấm nhuần chủ nghĩa thực nghiệm từ lâu đời. Cuốn tiểu thuyết không nói: không được làm thế này, hoặc đừng làm thế kia, mà nói đấy là nguy hiểm! Thật quá cẩn thận!

    Sự đề phòng ấy là cần thiết, vì mặc dù cuốn tiểu thuyết nhỏ ấy đã ở trong tay mọi người, mặc dù nó ăn khách ở các hiệu sách, người ta chỉ dám nói đến một cách dè dặt hoặc gần như không nói đến.

    Nhưng về cái gì vậy? Về một người con gái và một người con trai yêu nhau - vấn đề muôn thuở - nhưng họ không thể lấy được nhau mà vẫn tiếp tục yêu nhau. Cả hai đều biết rằng họ không thể là của nhau. Không có gì dặc biệt cả phải không? Không có gì cả. Nhưng từ cái "không có gì" ấy, tác giả đã viết cho tới một trăm trang thống thiết; cũng với cái "không có gì" ấy tác giả đã làm rung động tất cả những trái tim của thế hệ ông.

    Tình tiết của câu chuyện đơn giản hóa và hạn chế đến mức tối thiểu. Và đấy là có dụng ý. Trước
    Tố Tâm, tiểu thuyết là một chuỗi dài sự kiện chồng chéo lên nhau, có nhiều lúc lần không ra, nhưng rồi cuối cùng không thể nào khác vẫn dẫn đến một sự giáo dục về đạo lý. Ông Hoàng Ngọc Phách dù đã thanh minh nhiều lần, nhưng vẫn có can đảm viết cuốn tiểu thuyết thực sự là tiểu thuyết. Ông đặc biệt có can đảm là làm cho tiểu thuyết không phải chỉ kể lể sự kiện mà là chân dung của những tâm hồn. Ông đi từ sự kiện đến tâm hồn của các nhân vật mà ông thích theo dõi từng ngóc ngách. Đôi lúc ông làm việc dó có phần nào vụng về do thái độ của ông muốn khoa học hơn. Song hầu hết ông đã rất thành công và tôi đặc biệt thích những trang mà tác giả tập trung nghiên cứu từng bước tiến triển của tình yêu giữa nhân vật Tố Tâm và chàng trai Đạm Thủy hay nói đúng hơn là tình yêu giữa chàng thanh niên Đạm Thủy với Tố Tâm. Vì đối với nàng, tình yêu đó là chuyện đã rồi: nàng yêu chàng thanh niên trước khi thấy mặt chàng. Mối tình kỳ lạ! Chỉ đọc những vần thơ và những bài báo của Đạm Thủy mà nàng đã yêu sâu nặng, biểu lộ ngày càng rõ rệt sau khi gặp thần tượng của trái tim nàng. Và cô Tố Tâm ấy đắm chìm trong cô đơn và trong sách vở làm cho tôi nghĩ đến thời thơ ấu lãng mạn của cậu bé Chateaubriand ở lâu đài Combourg. Mặc dù tác giả đã thận trọng ghi dưới phụ đề "tâm lý tiểu thuyết", mặc dù mọi người đều công nhận nó là một cuốn tiểu thuyết tâm lý - sự thật đúng như tôi đã nói - mặc dù tác giả nói đến Bourget, tôi thấy trong Tố Tâm hơn cả Bourget, cả Chateaubriand và cả Lamartine, có rất nhiều tính chất lãng mạn chủ nghĩa pha chút sắc thái hiện thực chủ nghĩa cũng như với sự quan tâm thường xuyên đến phân tích tâm lý. Đấy tiểu thuyết Tố Tâm mà tôi sẵn sàng so sánh về vị trí mà nó đáng có trong lịch sử tiểu thuyết An Nam với cuốn Công chúa De Clève của bà De La Fayette. Có điểm Tố Tâm khác với Công chúa De Clève ở chỗ: Tố Tâm là một "Công chúa De Clève" đến sau thời lãng mạn, sau thời hiện thực, và sau Bourget. Các tác giả của chúng ta có cái may mắn là đã kế thừa một di sản văn hóa phong phú của nước Pháp và trong nền văn chương hiện dại của nước ta, có mỗi thứ một ít: cổ điển, lãng mạn, hiện thực... và còn gì nữa? Với sự nổi lên: lúc thì lãng mạn, lúc lại hiện thực v.v...

    Nhưng trong
    Tố Tâm, còn có cái khác ngoài xu hướng lãng mạn, ngoài sự phân tích về tình cảm. Trong Tố Tâm còn có cái khác ngoài một câu chuyện tình, ngoài sự nghiên cứu phân tích các trạng thái của tâm hồn. Trong Tố Tâm còn chứa đựng một vấn đề xã hội có tính chất hấp dẫn cao. về phương diện này, Tố Tâm đã đánh dấu một cái mốc, một bằng chứng rất hay trong sự tiến triển của tư tưởng An Nam.

    Đó chính là vấn đề nhân phẩm của con người, số phận của con người trong xã hội An Nam.
    Tố Tâm là quang cảnh của sự đấu tranh giữa cá nhân và gia đình, giữa con người và tập quán mà cũng không phải là một sự đấu tranh. Đó còn là quang cảnh tàn sát của gia đình và tập quán đối với cá nhân con người.

    Đạm Thủy, chàng thanh niên, yêu Tố Tâm với một mối tình mà chàng biết trước là không có lối thoát. Tại sao? Bởi vì cha mẹ chàng đã chọn cho chàng một vị hôn thê mà chàng không quen biết, chàng chưa hề thấy trong đời. Chàng chấp nhận số phận với một sự chịu đựng hồn nhiên không hề bao giờ nghĩ tới việc phản kháng lại quyết định của cha mẹ và cũng không dám than phiền. Chính chàng đã nói: "Gia đình đối với tôi có một vẻ thiêng liêng làm cho tôi phải yêu kính". Đối với vị hôn thê chưa quen biết chàng quý trọng như một "món quà của gia đình". Nữ nhân vật Tố Tâm, phải lấy một người mà nàng không yêu, không bao giờ yêu, trái với suy nghĩ của mẹ nàng coi tình yêu như một thói quen, nó sẽ đến dần trong cuộc sống chung giữa hai người. Và thế là Tố Tâm chết, chung thủy với người yêu...

    Người thiếu nữ ở đây đã hơi khác với người thanh niên. Trong khi chàng chịu theo số phận không than vãn thì nàng chống đỡ, có lúc còn phản kháng lại. Nàng chỉ nhân nhượng theo nguyện vọng cuối cùng của mẹ nàng khi sắp lâm chung. Nhưng bà lại không chết, ngay cả sau đám cưới ép buộc của con gái bà. Chính con gái bà, như đã nói, lại chết...

    Như vậy đấy: trước tình yêu - một chuyện riêng tư nhất của đôi nam nữ, cá nhân con người cũng không có quyền hành gì. Tình yêu của họ không thuộc về họ, cũng như thân thể và tâm hồn họ. Cá nhân con người, như thường lệ, bị đẩy ra phía sau, bị lãng quên, bị chà đạp. Nghĩ đến phản kháng lại, ta là người con bất hiếu, người công dân đáng trách. Cúi đầu tuân theo, chịu đựng, ta là một người đàn ông biết điều, một người đàn bà đức hạnh.

    Nhưng thời thế đã thay đổi. Từ
    Tố Tâm đến Đoạn tuyệt, số phận con người đã thay đổi ở nước ta.


    Tổ quốc An Nam (Patrie annamite)
    6-11-1938.
    Hoàng Thị Thục dịch.
    Hoàng Nguyên Cát,
    Lê Văn Liêm hiệu đính.
     
    teacher.anh and thichankem like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    PHỎNG VẤN
    NHÀ VĂN HOÀNG NGỌC PHÁCH


    Có lẽ là một sự khó tính mà chúng tôi cần xin lỗi với những văn nhân và thi nhân mà chúng tôi đã dược nghe chuyện là chúng tôi ưóc ao được nói chuyện ngay trong buồng làm việc, trưóc một bàn giấy đầy những tập bản thảo, những mẩu tài liệu, sách vở... ở đấy tính tò mò của chúng tôi có khi được thỏa mãn. Chúng tôi có thế biết qua được một vài thói quen của nhà văn, một vài công việc đang làm và sắp làm của nhà văn...

    Thứ nhất chúng tôi được ở trong cái "bầu không khí" của nhà văn. Sự khó tính ấy đã làm cho tôi, khi sang thăm Song An tiên sinh, suốt từ đầu câu chuyện cho đến lúc ra về, thấy ngượng nghịu ...Vì tiên sinh tiếp chúng tôi ở buồng khách, một căn phòng rộng rãi, trang hoàng rất lịch sự theo kiểu Á Đông.

    Nhìn xung quanh hình như thiếu một cái gì... Chúng tôi tìm một cảnh "trời biển mênh mông" có thế nhắc chúng tôi tới cảnh "mênh mông sóng rợn chân trời" và cuộc ngao du lãng mạn của cặp tình nhân bất tử ở bãi bể Đồ Sơn hai mươi năm về trước. May chúng tôi còn thấy một bức tranh thủy mạc, bằng một vài nét, họa một cảnh trăng, nhắc thầm trong trí nhớ chúng tôi câu "đêm thu trăng tỏ".

    Chúng tôi quên rằng tiên sinh không phải chỉ là một nhà văn, tiên sinh là một vị Giáo sư mấy năm trước đây kiêm Giám đốc các Trường Cao đẳng tiểu học và Tiểu học ớ tỉnh Bắc Ninh, và có lẽ vì chức nghiệp tiên sinh phải tổ chức sự sống hợp với địa vị xã hội của tiên sinh hơn là hợp với cái do của tâm hồn lãng mạn của tiên sinh.


    - …

    - Tôi sinh ngày mồng mười, tháng Ba, năm 1898, tức là ngày 18 tháng Hai năm Mậu tuất, ở làng Đông Thái, phủ Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh [1]. Từ nhiều thế hệ, nhà tôi vẫn giữ đuợc cựu truyền về khoa cử và văn học. Vỡ lòng, tôi học chữ Nho với các ông Tú, ông Cử trong làng là chỗ chú bác, anh em thân thuộc.

    Năm 13 tuổi, thấy sự học chữ Tây đã thịnh mà trong lúc ấy thì chữ Nho còn trọng dụng lắm, tôi ra Bắc bắt đầu học chữ Pháp ở một trường tư ở ấp Thái Hà. Trường của cụ Bùi Đình Tá, một trường tư rất lớn, có một đặc sắc là học trò hầu hết, nếu không phải là ông Ấm thì cũng là con một nhà giàu về thời bấy giờ. Mới vào, tôi chỉ là một cậu bé nhà quê còn để chỏm bên những ông học trồ có búi tóc, có râu ria. Phần nhiều là lưu học sinh, sáng đến các ông còn được người nhà đem vào trường cho cái điếu và ấm nuớc trà tàu để các ông "điểm tâm". Tối đến, có ông mở cửa đi tiêu khiển ở phố ấp.

    Nói thế, ông chớ tưởng trong trường quy củ không được trọng; sự học không được tấn tới. Cụ Đốc Tá và mấy cụ giáo khác, thuộc phái tân học mà có vẻ nho phong, rất đạo mạo và tận tâm nên học trò kính sợ lắm.

    Riêng về sự học của tôi, thấy rất tấn tới. Sau hai năm, tôi đã vượt mấy lóp, kể cả lớp nhì - hồi bấy giờ không có học bạ, không có hạn một năm mới lên lớp.

    Sau tôi ra học lớp nhất Trường Hàng Vôi, tức là Trường Nguyễn Du bấy giờ, cùng một lớp với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.

    - Trong khi nói chuyện với ông Tú Mỡ, chúng tôi có được nghe nhà thơ trào phúng này nói đến tiên sinh nhiều lần, thứ là về thời kỳ học trường Bưởi, chắc quãng đời ấy có nhiều cái lý thú?

    - Phải, tôi học với ông Hiếu từ năm ấy cho đến hết bốn năm Trường Buởi... Ngay ở Trường Hàng Vôi, ông Hiếu là một học trò nhỏ nhất lớp, rất thông minh, có cái tính tinh nghịch, tự chủ... trêu hết bạn đến thầy. Sau này, ông trở nên một nhà thơ trào phúng cũng không lấy làm lạ...

    Sau khi đỗ bằng Sơ học, tôi vào Trường Bưởi vẫn được là học trò khá quốc văn. Ngay từ năm đầu, chúng tôi đã chuyên luyện tập Pháp văn và quốc văn chăm lắm.

    Về Pháp văn, chúng tôi được cụ Dufresne -chúng tôi vẫn gọi là cụ "Phèn" - cụ là một Giáo sư có đặc tính của một nhà thông thái, một triết nhân, cụ có những phương pháp dạy văn chương riêng của cụ. Một bài ám tả với ba câu mà cụ giảng hết ngày ấy đến ngày khác, ai chịu khó học có thể hiểu rất rõ về văn phạm. Cụ biết chữ Nho, giỏi tiếng Nam, rất thông thạo về phong tục lịch sử, địa dư của ta. Tôi thường được cụ dắt về các vùng nhà quê. Có kỳ nghỉ hè đi luôn ba bốn tuần lễ. Gặp một ngôi chùa cổ, một cảnh nhà quê cụ thích, cụ đứng hàng giờ ngoài nắng, cụ vẽ... Vẽ thấy chưa đủ tả hết cái tinh thần của nó, cụ ghi chép. Đến bữa, đói, cụ cũng ăn cơm An Nam, hoặc vào chùa kiếm phẩm oản quả chuối, ăn thế là đủ.

    Nhà cụ là mấy túp lều tranh ở bờ Hồ Tây. Cụ tuởng ở giản dị thế cho hợp với tư tưởng của cụ, không ngờ có hại cho cụ không biết bao nhiêu. Nhà cụ cháy, tất cả tài liệu của cụ sưu tập được cháy hết. Cụ chán nản, buồn rầu.

    Tôi học chữ Pháp cụ. Chữ tôi học có lẽ không đáng kể bằng cái phương pháp làm việc của cụ mà tôi lĩnh hội được.

    Về Việt văn, chúng tôi có các Giáo sư như cụ Huấn Đan, cụ Bảng Mộng, cụ Tú Tiệp... Các cụ tuy dạy chữ Nho, nhưng thường khuyến khích chúng tôi về quốc văn nhiều lắm. Trong những giờ học, không những các cụ dạy về văn quốc ngữ mà còn giảng về văn hóa cho chúng tôi nghe. Thứ nhất là cụ Huấn Đan - cụ đã qua Trung Hoa, Nhật Bản - cụ là một bậc học rộng, biết nhiều, lại có tâm huyết đối với tiền đồ quốc học. Thường cụ cho chúng tôi đến nhà cụ, một cái gác con ở đường Yên Phụ, hầu chuyện cụ. Những câu chuyện thân mật ấy đã bổ ích cho chúng tôi hơn là những bài học ở trường, đã làm cho chúng tôi biết yêu cái văn hóa cũ của nước nhà...

    Trong số bạn học chúng tôi, có mấy anh em mà anh Nguyễn Pho là một, rất thích quốc văn. Chúng tôi cùng nhau luyện tập, có khi quên cả các bài khác ở truờng. Bao nhiêu văn thơ nôm cổ, những Truyện Kiều, Phan Trần, chúng tôi thuộc gần hết? Chúng tôi lại học thêm chữ Nho, đọc thêm sách Nho nhiều. Gặp kỳ thi Hương cuối cùng ở truờng Nam, các thầy và các bạn bảo tôi lều chiếu một phen, nhung tôi không dám thử.

    - …

    - Riêng về tôi, thường làm bài luận nào cũng được các cụ giáo khen, được đem đọc cho cả lớp nghe. Không những thế, có bài của tôi truyền từ lớp nọ đến lớp kia, có khi hàng tháng mới thấy nó trở lại với mình, lúc bấy giờ thì giấy đã nhàu. Nhiều bài sửa qua loa rồi, các bạn đem đăng báo, dưới ký tên "Song An". Đại khái như bài Cám tỉnh đối với phong cảnh Hồ Tây là một bài luận làm ở trường mà hiện nay tôi còn giữ được.

    Vì lúc nào tôi cũng giữ được dáng điệu điềm tĩnh, nên anh em trong truờng tin yêu, không có mấy việc quan hệ mà không hỏi đến tôi. Những công việc xã hội trong cái xã hội nhỏ là Trường Bưởi, phần nhiều có tôi dự.

    Năm tôi học năm thứ tư thì trong trường có một anh nghèo quá, phải làm thuê cho nhà nguời ta lấy cơm ăn; đi học về anh phải làm lụng vất vả. Việc đến tai bà Đốc Donnadieu. Bà cho anh vào làm lưu học sinh, nhưng không bắt trả tiền. Vì sự đối đãi đặc biệt ấy mà trong trường có người khinh anh, thứ nhứt là một ông Giám thị. Có lần, ông này làm nhục anh ta. Các bạn xúm lại phản đối. Rồi từ tháng ấy, anh em người một hào, người dăm xu, góp lại đủ tiền cơm tháng cho anh ta.

    Nhân việc ấy, chúng tôi nẩy ý lập một Hội gọi là Tân cựu học sinh ái hữu, mục đích giúp đỡ anh em. Tôi được bầu làm Hội trưởng trong Ban trị sự tạm thời, lập một khán đài trong vườn trường lên diễn thuyết cổ động cho Hội. Bài diễn thuyết được hoan nghênh. Ngay sau cuộc diễn thuyết, số học sinh xin nhập Hội có đến ngót nghìn nguời.

    Hội làm được nhiều việc hay. Tôi còn nhớ một anh học rất giỏi, nhưng nhà nghèo quá. Anh được phần thưởng, mấy ngày sau đuợc ra Nhà hát Tây lĩnh, nhưng quần áo rách tơi. Hội may một cái áo trắng dài, và khi vắng anh, anh em để áo ấy vào trong tủ bàn với mấy chữ "Hội biếu anh để mai anh mặc ra lĩnh thưởng". Sau Hội bị giải tán vì chúng tôi chưa đến tuổi điều khiển một hội như thế.

    - Nghĩa là tiên sinh bắt đầu làm việc xã hội và làm văn từ khi còn là một học sinh trên Trường Bưởi?

    - Vâng, hồi đó chúng tôi rất hăng hái, sốt sắng về công việc xã hội: nhất là đối với bạn nghèo, những nguời thất học hoặc những người phải chịu mọi nỗi bất công. Chúng tôi có những cái ngưỡng vọng viển vông, ngây thơ mà cảm động của tuổi thanh niên. Có lẽ chúng tôi được cái ảnh hưởng xinh đẹp của Trường Bưởi bên cạnh Hồ Tây nên việc làm của chúng tôi được để ý.

    Lại thêm mấy bài văn đăng báo, mấy cuộc thi thơ v.v... nên nhiều người biết đến. Những anh "tai mắt", mỗi anh có một tên hiệu. Anh em cứ thường gọi tôi là Song An, ít khi gọi đến tên chính.

    Hồi này là buổi thiếu thời để lại cho tôi rất nhiều tình cảm, rất nhiều di tích êm đềm đối với thầy, với bạn. Có lẽ nó hơn hết cả những lúc khác ra đời, nên khi xa trường, có dịp nhớ đến cảnh cũ người xưa là tôi nhắc lại.

    Nói đến đấy, tiên sinh đọc một câu tả ra trong quyển tiểu thuyết Tố Tâm:

    "Tôi nhớ khi còn học Trường Bưởi bên cạnh hồ này, chiều chiều tan học, mấy anh em ra đứng bờ hồ, ném thia lia, thả thuyền giấy, chơi đùa hớn hở, phong cảnh xem như bỡn cợt với mình, mà hôm nay vẫn mặt nước kia, vẫn da trời ấy, núi Tam Đảo vẫn lờ mờ đàng xa, chiếc thuyền vẫn từ từ qua lại..."


    Sau khi ở Trường Bưởi ra, tôi vào học Ban văn chương Trường cao Đẳng Sư phạm. Ở trường nay, công việc văn chương - thứ nhất là Việt văn - có phương hướng hẳn. Chúng tôi ít làm thơ, chuyên viết văn xuôi, hăng hái tìm một lối để dung hòa hai văn hóa Đông Tây: nói hẹp lại là hai văn hóa Pháp - Việt, trong phạm vi văn chương, luân lý, giáo dục... Khi làm việc, chúng tôi luôn luôn được trực tiếp với các bực đàn anh: cụ Vĩnh, cụ Quỳnh, cụ Tố, v.v... Ở trường Bác Cổ, chứng tôi để bạn Nguyễn Pho; ở Nam phong, bạn Hoàng Tích Chu. Tuy bận nhiều công việc trong trường, chúng tôi vẫn giúp mấy tờ báo. Hồi đó, tôi viết nhiều trong các báo chí, nhất là Nam phong, đã có nhiều cuộc bút chiến về tư tưởng Đông Tây. Cái đề mục Văn chương với nữ giới kéo dài ra đến mấy tháng.
    4_HNP-HTC-NP.jpg
    Hòang Ngọc Phách, Hoàng Tích Chu và Nguyễn Pho.
    - Về Việt văn, chúng tôi được học cụ Bảng Ký. Cụ hết sức khuyến khích. Cụ là bậc cựu nho, nhưng có tư tưỏng mới, phương pháp giáo dục mới. Cụ giảng bài như nói chuyện chơi và đối với học trò thân như bạn.

    - Trong số những anh em trong trường có xu hướng về văn học, ngoài tiên sinh...

    - Hồi học, tôi có người bạn tâm đồng là anh Lê Hữu Phúc, anh cùng học Ban văn chương với tôi, anh cũng có những chí hướng, cũng hăng hái như tôi...

    Tốt nghiệp Trường cao đẳng, tôi ra dạy học, anh Phúc vào làm Nha học chính Đông Dương. Được ít lâu, anh sang Pháp học, cũng học Ban văn chương. Sau khi đỗ cử nhân, anh học thi Tiến sĩ; mục đích chưa đạt, anh đã mất. Nếu anh không xấu số, anh là một người có thể giúp ích nhiều cho văn chương Việt Nam.

    Tiên sinh vừa kể cho chúng tôi vài kỷ niệm của tiên sinh với Lê Hữu Phúc, vừa đưa cho chúng tôi xem một bức thư màu xanh đã phai nhạt:

    "Đầu năm Kỷ tị, ngày 5 tháng II (5-II-1929).

    "Ông Song An ơi, tin đau buồn quá, chắc lòng ông mấy buổi nay xao xác đã nhiều.

    Thôi! Còn nói gì được nữa. Tôi gửi mảnh giấy này đến ông, cũng chẳng qua gửi ông giọt nưóc mắt của người bạn gái mất Lê Hữu Phúc mà thôi.

    Trong bức thư dài ông Phúc gứi cho tôi tháng trước đây có nhắc đến ông T... và ông. Vậy giọt lệ thương tâm của bạn gái này cũng xin hòa cùng hai ông để khóc người bạn đáng thương, đáng tiếc chung là Lê Hữu Phúc, từ đây không bao giờ ta còn được gặp nữa.

    "Trời Tây thăm thắm, mấy vạn trùng dương, Lê quân một bước chân ra, ai hay lối thiên cố đi về nẻo ấy! Ông Song An ơi! Thật không ngờ mà ta mất người bạn ấy.

    Thôi! Tiếc thương mấy nữa cũng là thôi ! Ông Phúc mất đi đẻ lại bạn cũ gần xa biết bao tấm lòng từ đây vắng vẻ.

    "Khôn ngoan chi lắm để mau già!

    "Nghĩ đến cái đời sống lênh đênh, chết chót lênh đênh của Lê Hữu Phúc mà thương!

    "Thương lắm thay! Bạn ơi!

    "Chí làm trai chưa thỏa, u hồn đất khách hận bao thôi!"


    "Một người bạn gái"

    - Nhớ ngày nào tôi vừa gửi cho anh Phúc một tấm ảnh mà anh bắt tôi phải có mấy câu thơ. Tôi đề rằng:

    "Gửi sang cho bác một Song An,
    Ngày vắng đêm khuya bác luận bàn.
    Bút sắt chọc trời ai có hỏi,
    Rằng tôi với bác ở trần gian".


    Nay anh đã mất!

    Cái chết của anh làm mất của tôi một người bạn đồng chí rất thân yêu. Không những thế, khi anh dự bị làm luận án thi Tiến sĩ văn chương, tôi gửi sang cho anh rất nhiều tài liệu về văn hóa Việt Nam. Anh mất trong một bệnh viện, tứ cô vô thân, nên đồ đạc của anh mất cả, những tài liệu của tôi cũng mất. Sau nhiều lần tôi nhờ người tìm hộ, nhưng không thấy.

    (...)

    _____

    [1] Trả lời của tác giả về ngày sinh của mình không khớp với gia phả (BT).
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/15
    teacher.anh thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    - Ngoài sự đào tạo của nhà trường, về văn chương và tư tưởng, tiên sinh còn chịu những ảnh hưởng nào?

    - Tôi sinh trưởng ở một đất văn vật, ngay từ bé, việc văn chương thi cử là câu chuyện hàng ngày. Khi tôi ở nhà, tuy quốc văn chưa đuợc để ý đến, nhưng những chuyện văn hóa - thứ nhất là những giờ cụ tôi giảng cổ văn cho nghe - có lợi cho tôi nhiều lắm.

    Những ngày học trong cái tuổi anh niên đã tạo cho tôi một cái cốt Nho học. Xung quanh cái cốt ấy, sau này, trong một truờng chuyên về văn chương, chúng tôi xây đắp tư tuởng với những tài liệu nhặt trong văn chương Pháp.

    Chúng tôi nhờ có những Giáo sư chuyên môn dạy bảo, đọc rất nhiều sách của các văn nhân và thi nhân Pháp. Mà càng học, càng thấy cái rừng học bao la man mác; mình thì như một người trẻ tuổi nhiều trí ham muốn quá, thấy cái gì đẹp, cái gì hay đều muốn vơ lấy cả.

    Chúng tôi đọc Bourget, Barres ... nhưng thích nhất là những văn gia, thi sĩ về thế kỷ XVIII và XIX: Rousseau, Chateaubriand và bốn thi sĩ mà chúng tôi gọi là "tứ trụ", tức là: La martine, Hugo, Musset và Vigny.

    - Sau này, tiên sinh là một nhà văn trữ tình không phải là lạ.

    - Những thi gia này hợp với tâm hồn thanh niên ta bấy giờ. Cái tâm hồn do thời thế tạo nên: chúng tôi đang ở vào một buổi giao thời, tựa hồi Lê mạt, Trần suy ở bên ta và sau hồi đại cách mệnh về thế kỷ XVIII bên Pháp.

    Đọc văn quốc ngữ, chúng tôi chỉ có những bài thơ than về quốc vận mà tác giả là những người ôm chủ nghĩa yếm thế vào hồi 1904 đến 1925.

    Nhưng phải nhận điều này:

    Ở mỗi thanh niên hồi bấy giờ có hai sức mạnh phản động: sức mạnh của tình cảm và lý trí. Sống cuộc đời bên trong thì sống với tình cảm, nhưng khi hành động thì hành động theo lý trí. Trong những cuộc đàm luận, những cuộc bút chiến của chúng tôi, sự xung đột ấy, có thể nhận thấy rất rõ rệt.

    Mà phải thế mới được. Sống với tình cảm là cần cho tâm hồn, nhưng nếu cứ miên man với tình cảm thì còn làm gì được để lợi cho văn chương tư tưởng.

    - Vì vậy mà ở sự nghiệp của mọi nhà văn, ta phân biệt hai phần, một phần khô khan tìm thấy trong những bài nghị luận về những vấn đề văn học, triết học, luân lý, tức như tập Thời thế với văn chương,một phần trữ tình tìm thấy trong những tiểu thuyết, du ký, thơ phú v.v... - tức như quyển Tố Tâm của tiên sinh.

    Tiên sinh là đại biểu không những cho những văn gia, thi gia, mà cá cho cái thế hệ thanh niên hồi bấy giờ!


    - Sự nhận xét ấy có lẽ đúng.

    - Xin tiên sinh cho biết về tiểu thuyết Tố Tâm.

    - Tiểu thuyết Tố Tâm tôi viết trong Trường Cao đẳng. Hồi ấy, tôi có mục đích viết một quyển tiểu thuyết khác hẳn những tiểu thuyết đã có, cả về hình thức và tinh thần, về hình thức, chúng tôi xếp đặt theo những tiểu thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện tả cảnh theo văn chương Pháp cả. Về tinh thần, chúng tôi đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tách theo phương pháp của những nhà tâm lý tiểu thuyết có tiếng đưong thời.

    - Quyến Tố Tâm là quyển tâm lý tiểu thuyết đầu tiên của ta. Nó mở một kỷ nguyên mới trong lịch sứ tiểu thuyết.

    - Có lẽ thế. Nhiều nhà phê bình cũng công nhận như vậy.

    - Tiên sinh viết quyến ấy có dễ dàng không?

    - Dễ dàng, tôi viết trong hơn một tháng. Hồi ấy, tài liệu, chúng tôi sẵn cả; những bức thư tôi cần cho tiểu thuyết, chúng tôi có sẵn, chuyện cũng có sẵn, chỉ việc dàn xếp, thêm bớt đi ít nhiều là tiểu thuyết của tôi đã xong rồi.

    - Nói thế không phải tiểu thuyết của tôi là một chuyện thật một trăm phần trăm như nhiều người đã bảo. Họ cứ cho Tố Tâm là người ở phố này, phố nọ... Ngay khi tôi còn ở Trường Cao đẳng nhiều bạn hỏi tôi: "Tố Tâm là ai?" Tôi chỉ cuời mà không đáp. Có nhiều lần, các bạn tinh nghịch giấu những vật thiết dụng hàng ngày như sách vở, quần áo, có khi giấu cả bài luận Pháp văn sắp phải nộp để "bắt cóc tôi" phải nói Tố Tâm là ai... Lại sau này, một hôm trẩy hội chùa Hương: mươi mười lăm anh em thư sinh đương lênh đênh trong hai chiếc thuyền trên sông Phủ Lý, đêm khuya trăng sáng, các bạn đang cùng nhau ngắm cảnh, một bạn ngâm một câu trong truyện: "Mênh mang sóng dợn chân trời"; Ấy ai du tử, tức người đào nguyên"... Một bạn nhớ ra, đề nghị: "Đem ngâm Song An xuốg nước, khi nào cho biết hết chuyện thật về Tố Tâm mới cho lên..."

    Nhân đấy, tôi xin trả lời chung cho các bạn thân yêu. Chuyện đời có đâu giống hẳn như tiểu thuyết. Nguời chép truyện tất phải thêm bớt ít nhiều cho truyện có mạch lạc, có cấu kết. Nhưng chép tâm lý mà lại bịa chuyện ra thì không có nghĩa lý gì cả. Đã là phân khảo một việc ở cõi lòng thì việc đó tất phải hiện diện, nhân vật phải có thật, và những điều phát động như thư tín, văn thơ trong truyện đều phải có. Nếu không, câu chuyện của mình chỉ là một lâu đài bằng giấy dựng ở quãng không gian, đứng vững sao được với gió mưa, ngày tháng? Tóm lại truyện Tố Tâm có thật nhưng không có thật hẳn trăm phần trăm.

    - Tiên sinh có thế cho biết dư luận đối với quyến Tố Tâm khi mới xuất bản.

    - Có lẽ nó ra đời vào lúc người mình đang chờ một tiểu thuyết như thế. Tiểu thuyết của tôi được mến chuộng. Có nhiều người tôi tưởng không khi nào đọc đến sách mà cũng hỏi tôi. Nguời ta nói đến tôi luôn ở chỗ đông người, có ai nói đến tên tôi là thấy nhiều người thì thào, chỉ trỏ, nom hình như tôi đã phạm một lỗi gì. Người ta giới thiệu tôi, thường chỉ nói đến tên quyển sách. Hồi đó, tôi nhận được rất nhiều thư của độc giả: người hoan nghênh cũng lắm; người công kích cũng nhiều. Phái thứ hai này, phần đông là các ông thủ cựu, người ta chê phần luân lý của quyển truyện và kết cấu quá buồn.

    Ông tính, một quyển sách kiệt tác như quyển Kiều mà người ta còn cho là dâm thư, huống chi quyển Tố Tâm, không trách có người cho là "vô đạo".

    Nhưng dư luận bây giờ khác hẳn, phần luân lý nguời ta không để ý nữa, cho là một việc rất thường như trong tiểu thuyết Âu Tây. Người ta tìm thấy trong Tố Tâm có nhiều quan niệm về tư tưởng, văn chương khác, can hệ hơn, đó là một thâm ý của tác giả mà bấy giờ nhiều nhà phê bình đã chú ý phân khảo ra. Hiện nay, tôi đã thấy ở các bậc trung học, cao học đem giảng thuyết quyển truyện đó. Và mới đây, tôi nhận được thư của Nha học chính Đông Pháp nói về quyển này.

    - Quyển Tố Tâm xuất bán được mấy lần?

    - Bốn lần tất cả, không kể lần in vào tập Kỷ yếu của Hội sinh viên Trường cao đẳng. Lần thứ nhất do Nhà in Châu phương xuất bản, cách trình bày hồi đó còn vụng về, mấy lần sau do Nhà Nam Ký xuất bản. Lần in ở nhà Trung Bắc được ông Đỗ Văn trông nom nên sách rất đẹp. Ông Văn thật có biệt tài về nghề in. Lần thứ tư hết đã lâu, tôi thường vẫn nhận được thư hỏi, nhưng mấy năm nay chưa tiện đem in lại.

    - Tiên sinh có nhận được cái ảnh hưởng quyến tiểu thuyết của tiên sinh trong văn ta không?

    - Điều đó khó nói quá! Tôi chỉ nhớ một lần, nhà làm báo Ngọc Thỏ gặp tôi, bảo: "Ông nhiều học trò lắm, nhưng toàn là học trò chưa có nghệ thuật bằng thầy". Tôi tưởng ông nói về học trò trường công, sau mới biết ông nói về ảnh hưởng quyển tiểu thuyết Tố Tâm ấy.

    - Trong quyển Tố Tâm, tiên sinh hành văn trọng cái lối cân dối, đọc lên nghe du dương, ý của tiên sinh đối với lối hành văn ấy thế nào?

    - Hồi ấy, tuy ta đã học Pháp văn, nhưng chúng ta chịu ảnh hưởng lối hành văn của Tàu nhiều hơn. Cái điệu văn cân đối là điệu của Hán văn... Ngày xưa, ta viết văn là để ngâm to lên, làm thế nào cho khi đọc nghe du dương là quý. Ngày nay, lúc ta viết có ý bỏ bớt chữ cho đỡ rườm rà, nhưng cũng đừng đi đến cái cực đoan thứ hai là làm nên những câu văn trúc trắc. Văn chương ta có một tinh thần riêng, cần phải giữ tinh thần ấy, bắt chước một cách triệt để lối hành văn của Pháp thế nào được. Thứ nhất là văn tiểu thuyết, cần tả tình cảm nhiều, hành văn thế nào đọc lên nghe êm đềm vẫn hơn.

    - Tiên sính cho biết ý kiến của tiên sinh đối với những nhà tiểu thuyết ngày nay.

    - Thường tôi vẫn đọc những tiểu thuyết mới xuất bản của các ông Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trường v.v... Nhất là tác phẩm của các ông Nhất Linh và Khái Hưng là hai nhà văn quen biết từ lâu. Các ông ấy có một nghệ thuật chắc chắn, văn chương mới mẻ. Ấy là nói riêng về phương diện nghệ thuật; về phương diện ý tưởng, các ông ấy đúng về mặt phá hoại, phá hết!

    Bây giờ còn đương thời kỳ "phá", chưa đến lúc kiến thiết, nên chưa thể bình phẩm.

    - Ý kiến của tiên sinh về gia đình thế nào?

    - Tôi rất lưu ý về vấn đề đó. Bài luận án của tôi ở kỳ thi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm bàn về gia đình Việt Nam và ảnh hưởng luân lý của gia đình (La famille annamite et son influence morale). Lúc làm bài đó, tôi đã xem hết những sách của tác giả người Âu trong các thư viện nói về gia tộc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản.

    Tôi cho gia đình là nền tảng xã hội. Tuy vậy gia đình ta cũng có nhiều điều rất hay. Những cái mà bây giờ người ta công kích là những chuyện nhỏ nhen, hoặc cái "biến" trong cái "thường": những "ca" rất ít, xảy ra trong những gia đình lục đục, rồi người ta tức giận đem "vơ đũa cả nắm" mà kết án gia đình, muốn đem phá hoại nó đi. Còn những nhà khác vẫn sống một cách êm đềm, vui vẻ. Những điều lặt vặt trong gia đình thì có xã hội nào không có; ở đời nào, nước nào cũng vậy. Tôi trước là con em, nay là gia trưởng, tôi chẳng thấy gì là cái khốc hại của gia đình. Tôi vẫn thấy nó có một cái nghĩa thiêng liêng, cái tình mãnh liệt. Hiện giờ nó là một cơ quan xã hội Việt Nam để đào luyện những đức hy sinh, tận tụy, làm cho người ta có thể đặt những tình bác ái thiêng liêng trên hết những sự nhỏ nhen và ích kỷ.

    - Có nhà phê bình quyến Tố Tầm nói rằng đó là một tấn kịch gia đình với cá nhân và tác giả muốn nêu lên việc cần phải chông với gia đình, có phải thê không?

    - Không hẳn thế, trong lúc buồn bực, cá nhân cũng có khi trách oán gia đình; nhưng trong quyển Tố Tâm, tôi muốn bày ra cái ảnh hưởng màu nhiệm của gia đình. Người trong truyện vẫn hiểu cái ý nghĩa hy sinh đối với cha mẹ. Như thế là điều hay. Người ta có thể hy sinh được với nhà mới tận tụy được vớì nước. Thánh nhân có câu: "Cầu trung thần tất do hiếu tử chi môn" (Cần tôi trung phải tìm ở nơi con hiếu). Tôi chưa thấy một người con bội bạc với cha mẹ mà trung thành với nước non. Tựu trung có bực đại trí, đại tài, quên nhà để giúp nước, đó là các ngài cho bên nọ nặng hơn bên kia, chứ không phải chê gia đình là đồi bại. Các bậc đó vẫn nghĩ đến nhà luôn, thường vẫn nén lòng tư gia để làm xong việc nước.

    Câu chuyện của chúng tôi chưa hết.

    Trong mấu giấy ghi những câu hỏi của tôi còn đến hai, ba điều... Tiên sinh còn dang trả lời cho chúng tôi tại sao sau tiểu thuyết
    Tố Tâm, tiên sinh không viết nữa ...

    - Câu ngài hỏi đã có nhiều người hỏi tôi rồi. Có bạn cho rằng tôi đã được hoan nghênh ở quyển Tố Tâm, sợ viết quyển khác không được bằng quyển ấy chăng... Sự thực không phải thế. Sau khi ở trường ra, đi làm ít thì giờ quá. Khi mình đi học, cứ tưởng sau này ra đi làm sẽ có nhiều thì giờ. Khi đi làm thì nào chúc vụ, việc gia đình ... túi bụi, không mấy lúc có thì giờ để nghĩ đến làm một việc công phu hàng tháng. Thứ nhất là chúng tôi ở tỉnh nhỏ, có nhiều cái bất lợi cho sự làm văn. Muốn khảo gì, sách thiếu; xung quanh mình, bạn bè không có chí hướng như mình, không có người khuyến khích. Ngoài ra lại còn việc xã hội, mình đã có chút địa vị, không mấy việc mình có thể bỏ qua... Vả chăng sức yếu, làm việc thường đã thấy mệt, nên cũng nản viết văn. Những bài tôi viết sau này là ở các bạn bắt buộc, nhất là bạn Hoàng Tích Chu với tờ Đông Tây ngày trước.

    Tiên sinh còn đang nói thì một chứng cớ đột nhiên đến cho tiên sinh: một nhân viên của Hội Truyền bá quốc ngữ ớ Hà Nội sang đề nghị với tiên sinh lập một Chi hội ở Bắc Ninh.

    Nghĩ rằng tôi ở lại có thế biết thêm ít điều nhưng chưa chắc đã ích gì cho mọi người, mà trái lại, làm bận tiên sinh trong công việc lập chi nhánh Hội Truyền bá quốc ngữ, một công việc xã hội mà ảnh hưởng tốt cho văn chương Việt Nam, ngày nay chưa ai có thể lường được. Tôi xin phép ra về.



    LÊ THANH (*)
    Cuộc phỏng vấn các nhà văn,
    Nxb. Đời mới, Hà Nội, 1942.
    In lại trong Tạp chí Văn học số 113,
    số đặc biệt "Song An Hoàng Ngọc Phách,
    nạn nhân của Tố Tâm'’.
    Sài Gòn, l-X-1970; tr. 5-16; 94-95.

    ______

    (*) Lê Thanh: Nhà phê bình, tác giả Cuộc phỏng vấn các nhà văn.
     
    teacher.anh and thichankem like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TIỂU THUYẾT TỐ TÂM CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH


    Hoàng Ngọc Phách (sinh năm 1889) bút hiệu Song An, khi Nam phong ra đời là một thanh niên 19 tuổi có nhiều nhiệt tâm với quốc văn. Ông có bài đăng trên Nam phong ngay từ khi còn là học sinh Truờng Bảo hộ rồi sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm, nghị luận về Cái hại của văn cảm đối với nữ giới (N.p. số 41), về Tâm lý người thôn quê qua những câu hát (N.p. số 88), sáng tác nhiều thơ luật, sáng tác cả đoản thiên, như Giọt lệ hồng lâu (N.p. sô 51). Song ông chỉ nổi danh từ khi cho xuất bản tiểu thuyết Tố Tâm (1925). [...].

    Truyện chia làm năm hồi, tác giả lấy giọng ký sự thuật lại câu chuyện của một người bạn đồng học. Nhiều người ngờ rằng chính là truyện của ông. Người Hà Nội bấy giờ còn cho rằng Tố Tâm là cô gái đó ở phố này phố nọ. Tác giả trong một bài phỏng vấn dành cho ông Lê Thanh năm 1942, tuy không nhận là truyện của mình, nhưng xác nhận truyện có thật, nhất là những bức thư tình "thì đã có sẵn", ông chỉ phải xếp đặt lại, thêm bớt đi ít nhiều và viết xong tác phẩm trong hơn một tháng.


    HOÀN CẢNH VÀ CHỦ Ý

    Theo lời tựa thì truyện được viết ngay từ 1922, khi tác giả còn học ở Trường cao đẳng Sư phạm, nhưng ông không dám đưa ra công chúng ngay (hẳn vì sợ là giáo sư mô phạm mà đi viết một truyện ái tình, mang tiếng trong một xã hội còn nệ đạo đức). Mới đầu ông đưa đăng lần lần vào tập Kỷ yếu của Hội Cao đẳng ái hữu, như một món quà cho bạn hữu, mỗi năm vài kỳ. Sau những tập này không ra nữa, truyện bỏ dở, ông đành phải cho xuất bản năm 1925. Tác phẩm ra đời đã là đối tượng hoan nghênh cổ võ của bao nhiêu độc giả. Nói đó là một biến cố văn học cũng không quá. Muốn hiểu rõ tại sao Tố Tâm đã gây được một tiếng vang lớn, đã chinh phục được độc giả, ta cần phải quay lại nhận định qua cái môi trường xã hội và tâm lý trong đó nó ra đời.

    Tố Tâm đã ứng họa vào cái điệu sầu của thời đại. Đã từ lâu điệu sầu ấy lan truyền trong xã hội Việt Nam. Sau cơn vong quốc, hàng ngũ trí thức sĩ phu tan rã, lớp đi kháng chiến tuẫn tiết, lưu vong, lớp ra hợp tác với Pháp trì trục lợi danh, còn một lớp lấy hoạt động văn hóa làm con đường thoát. Người mạnh về lý trí theo Phạm Quỳnh lao đầu vào sự nghiệp học thuật. Nhưng người giàu tình cảm không khỏi thấy sự trống rỗng ghê góm trong lòng. Buồn mất nước, buồn nền nếp cũ đổ rơi, giá trị cũ suy tàn. Buồn thất thời thất thế, buồn trơ trọi bơ vơ. Cái buồn ấy từ bậc thức giả lan tràn ra khắp xã hội. Người ta muốn quên, muốn đuợc an ủi. Văn học mới đã đem lại một thức ăn thích hợp, một đường lối đào vong là tiểu thuyết. Chưa sáng tác đuợc thì nguời ta dịch tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết tình, những dịch phẩm ấy từ văn Tây văn Tàu đã được đón đọc, được say mê. Nhất là tiểu thuyết bi tình trong đó có nhớ thương, có thất vọng, có chết chóc, để người ta có thể rung động, thổn thức, nhỏ lệ.

    Cái điệu sầu ấy của thời đại, nhà học giả Phạm Quỳnh đã bắt mạch thấy nó, đã từng lên tiếng sỉ vả trên Nam phong. Song vì quá yêu quốc văn mà ông đã vô tình trịnh trọng rước nó vào chính báo Nam phong. Nó đổ ra bi ai trong những trang Tuyết hồng lệ sử (N.p. 1923 -1924) mà Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra sau chính như một tiếng họa. Cũng những nhân vật tài tử và lãng mạn. Cũng một mối tình éo le. Vì thương nhau nên phải phụ nhau, Lê Anh cố giết mối tình vô vọng của mình bằng chắp Quân Thiến cho Mộng Hà, nhưng mối tình không chết mà nó quật lại làm cho Lê Anh mòn mỏi trên giường bệnh thổ ra huyết mà chết. Tố Tâm thì vì hiếu với mẹ, vì không muốn để lụy cho Đạm Thủy nên nhận đi lấy người khác, song bị ái tình nó theo đuổi ray rứt đến độ cũng âu sầu ôm hận thổ huyêt ra mà chết. Cái phong vị sầu bi chết chóc, mà tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách đem lại, chính đã hợp với thời nhân.

    Tuy nhiên, xét lại tác giả không hẳn là chủ ý đầu theo khuynh hướng cống hiến một câu truyện sầu bi để làm nhỏ lệ một số độc giả ái sầu. Ông muốn cúi xuống cái xã hội Việt Nam trên đường Âu hóa bấy giờ mà đặt ra một vài vấn đề mới mẻ. Tác giả tự cho mình là một phần tử tiền phong, sớm ý thức được, nên phải đặt ra và giải quyết giùm xã hội.

    1- Vấn đề số một ở đây hẳn nhiên là vấn đề ái tình. Người Tây và sách Tây đem vào xã hội ta nhất là lớp thanh niên tân học một quan niệm mới về tình yêu nam nữ, một quan niệm dồi dào, phức tạp, mãnh liệt cổ nhân ta chưa từng biết tới. Tác giả lấy Đạm Thủy, Tố Tâm làm một trường hợp tuy hơi sớm đối với đại đa số nhưng có thể coi là một thí dụ điển hình. Cái tình yêu Đạm Thủy, Tố Tâm đấy có gì đặc biệt? Đó là một tình yêu tri kỷ, bằng đẳng. Họ quý nhau vì tài, trọng nhau vì đức, hợp nhau ở những ý hướng, những sở thích. Không phải là sự ham nhau ở đầu mày cuối mắt mà là sự hòa hợp của hai tâm hồn tìm đến nhau trước. Tố Tâm mới đọc văn Đạm Thủy mà đã thấy "sao anh hợp tâm trí với em vậy", rồi từ khi biết người, được trò chuyện, đổi trao thì tưởng như hai linh hồn huynh đệ trời sanh ra để quấn quít bên nhau, giao hòa cùng nhau.

    Đó là một tình yêu thơ mộng được nuôi dưỡng trong hương vị văn chương, được tô điểm bởi trí tưởng tượng, được đặt vào những mỹ cảnh tạo vật, được nghệ thuật hóa tới mức độ tối cao. Đạm Thủy, Tố Tâm đều là những tâm hồn thi nhân mà tình yêu đến chính là một cơ hội tốt để rung động và tạo ra bao nhiêu mỹ cảm. Họ tô vẽ cho nên một cảnh huống ly kỳ, thổi vào đó cái hồn cao sơn lưu thủy, đẩy lên tới tầng trời lý tưởng: "Chúng tôi tưởng tượng ra như vũ trụ chỉ có hai nguời mà thôi, bao nhiêu những thường tình eo hẹp, những thảm cảnh lôi thôi, bao nhiêu tiếng khóc câu cười, đường danh mối lợi ở chốn phồn hoa đã chìm đắm đâu mất cả, trước mắt chỉ còn thấy khói hương của ái tình đương nghi ngút bay trong đám tít mù, khiến cho hai người tương tri đó tưởng là đôi chim nhạn đương cùng nhau tung trời mà bay".

    Đó là một tình yêu ý thức. Những vai tuồng yêu đương đấy không, phải là những con cờ để mặc bản năng sai khiến. Tuy tình yêu cũng làm cho họ say sưa, nhưng không phải như nguời dốc cả bầu ruợu một hơi để rơi vào chỗ vô giác vô tri. Khác thế, họ nhắp từng miếng nhỏ, nghe ngóng cảm giác, kiểm soát được sự lan tràn từng làn nhiệt lượng. Đạm Thủy khi buớc vào biết được mình đi tới đâu, ghi nhận từng giai đoạn từng biến đổi, Tố Tâm cũng vậy, trong thư từ và nhật ký cúi xuống tâm hồn mình hỏi han phân tích. Đó là những con nguời trí thức mới, bắt đầu quen với nếp sống bên trong. Cũng vì vậy mà tình yêu đi vào chầm chậm song khi đã chiếm được tâm hồn rồi thì thu hút tất cả, trở nên mãnh liệt vô cùng, thành một đam mê không sao nhổ rễ ra được. Chính là kết quả phải đi tới của đôi Đạm Thủy Tố Tâm ở đấy.

    Cái quan niệm và cơ mưu của một tình yêu như vậỵ, tác giả đem phô bày cho người ta hay qua một trường hợp cụ thể. Song ông làm việc đó không phải cốt để ca tụng, để quảng cáo cho ái tình mà là vì một chủ ý luân lý. Cái tình yêu mới mẻ ấy mà lớp thanh niên chịu ảnh hưởng Tây học có người ham thích, tìm kiếm, muốn thí nghiệm, tác giả chủ ý vạch cho họ hay cái kết quả tai hại của nó. Tấn bi kịch của Tố Tâm chính là một bằng chứng. Trước khi vào truyện tác giả đã ngỏ lời cảnh cáo: "Nhiều khi anh em ngồi đàm luận về tân học thời nay, ký giả thường nghe nói đến một bậc thanh niên tân tiến có tính tình, có văn chương tư tưởng, thường hay lạm dụng những tài liệu đó đem ra làm việc cho ái tình, ghẹo lòng người phụ nữ, vội thi hành những ý tưởng trong sách hay những cảnh mình tưởng tượng ra. Có lúc cố ý mà làm, cũng nhiều khi làm mà không tự biêt, miễn là tìm được nơi thí nghiệm ý tưởng của mình và lấy được lòng yêu của người mà thôi, nên xảy ra lắm tấn bi kịch, thiệt cho mình mà khổ cho nguời, quấy rối đến gia đình xã hội".

    Nhất là làm khổ cho người con gái: "Nếu người cùng mình đi thi hành điều mơ tuởng đó là một bậc thiếu nữ tầm thuờng, tính tình thấp hẹp, ý tuởng nhỏ nhen, để vào đâu cũng được, gặp cảnh nào cũng xong thì cái hại không là mấy, nhung gặp một hạng thiếu nữ cũng thích văn chương, cũng có tư tuởng, đã xem được vài chục bộ tiểu thuyết Tây, đã viết được ít nhiều văn quốc ngữ, tính tình lại rất là đằm thắm, thường hay mơ màng những chuyện đâu đâu, ít khi nghĩ đến thực tình thế sự, thì thật là "một mũi tên tình ái sát nhân".

    2- Vấn đề thứ hai tác giả muốn đặt ra ở đấy là vấn đề giáo dục luân lý. Xưa kia các cụ ta hay giảng luân lý cho con em, mà giờ đây nữa trong buổi giao thời, nền nếp cũ đổ vỡ, nền nếp mới chưa thành, xã hội bày ra bao nhiêu cái dở cái ác, các huynh trưởng ưu thời mẫn thế thường muốn đem luân lý ra dạy cho con em. Song nguời ta chỉ biết giảng dạy theo lối cổ, đưa ra những lý thuyết khô khan, những giáo điều võ đoán. Hoặc có mượn phương tiện nghệ thuật chăng nữa thì tạo ra một lối tiểu thuyết lý tuởng thơ ngây, kết cấu vào cái hy vọng báo ứng, ở điều thưởng phạt huyền vi, để dạy nguời đời bằng cái họa phúc về việc lành hay việc ác. Theo tác giả, thứ tiểu thuyết ấy đã sáo cũ quá, không gây được hứng thú, không làm cho tin tưởng, do đó mà bài học luân lý chẳng còn hiệu lực gì. Tác giả muốn đưa ra một nghệ thuật mới và dạy luân lý bằng cách bày tỏ sự thật, bằng cách phân tích tâm lý con nguời, phanh phui những động cơ, những tiến triển của tội ác để người đọc nhận ra mà né tránh.

    Cái tội ác của đôi Tố Tâm, Đạm Thủy đây cứ như cách xét xử của các cụ xưa thì giản dị lắm: "Trai có nơi sẵn còn chàng màng quyến rủ gái tơ, gái đi lấy chồng mà còn tơ tuởng trai cũ". Xét xử như vậy, sỉ vả như vậy thì giản dị lắm mà có lẽ cũng đúng lắm, nhưng mà trai gái tân học bây giờ đem sỉ vả như thế họ không chịu đâu. Sỉ vả lắm chỉ tổ gây đổ vỡ. Tác giả là người trong bọn họ, hiểu họ hơn, nên đã kiếm một con đường giáo dục khác. Ông tìm đến với họ, đi vào tâm lý họ, cảm thông với họ để dần dần đưa họ đến chỗ nhìn ra nhầm lỗi. "Nhầm lỗi những gì, cái nguyên nhân, năng lực, kết quả ra sao? Tác giả đã bày tỏ rất rõ. Tác giả đã chịu khó thăm dò ở đáy con sông tình kia mà cắm biển, nhắn cùng bạn thiếu niên đứng lảng vảng trên bờ sông, trong khi cần phải để tâm vào những chủ nghĩa cao xa khác, mấy chữ rằng: Đây là ghềnh cao vực thẳm!" (Lời tựa của Lê Hữu Phúc).

    3 – Vấn đề thứ ba mà tác giả cũng đặt ra ở đây là vấn đề xung đột giữa tình yêu và bổn phận, cá nhân và gia đình. Văn minh Tây phương truyền vào đã đổi mới tình yêu, thổi phồng cá nhân, đưa nó lên chỗ say sưa của ý thức tự giác, tình cảm giải phóng. Do đó mà xã hội cũ, gia đình cũ, lễ nghi, luân lý, hiện ra trước nó như những trở lực, những hạn chế nó phải xung đột với. Nó có vượt qua tất cả mà bước lên không? Cứ theo trong truyện thì không, ở Đạm Thủy cũng như Tố Tâm, óc gia đình, chữ hiếu còn mạnh lắm, còn thiêng liêng lắm. Họ không thể nào chấp nhận ý tưởng cùng nhau bỏ nhà đi trốn được. Họ đành phải hy sinh ái tình, hy sinh cá nhân. Cách giải quyết ấy lẽ dĩ nhiên cũng là trong đường lối tư tưởng của tác giả và hợp với chủ trương đạo đức của ông như ở trên. Tố Tâm cũng như Đạm Thủy tuy rên siết đau đớn song không hề một lúc nào có ý tưởng oán hận gia đình. Họ chỉ đành rên siết và cùng lắm đổ tội cho ái tình. Hoàng Ngọc Phách cũng vậy, 20 năm sau, trong bài phỏng vấn của Lê Thanh, còn giữ vững lập trường đạo đức ấy. Ông nói: "Người trong truyện vẫn hiểu cái nghĩa hy sinh đối với cha mẹ. Như thế là điều hay. Nguời ta có hy sinh được với nhà mới tận trung được với nước".

    (...)
     
    teacher.anh and thichankem like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGHỆ THUẬT MỚI

    Tố Tâm ra đời đuợc đón rước xôn xao phần nữa vì cái nghệ thuật của nó. Người bấy giờ ai cũng trầm trồ là hay là mới, chưa hề có như vậy trong những truyện của nước nhà. Cái nghệ thuật ấy, kể ra với ai đã từng làm quen với tiểu thuyết Tây thì không có gì lạ, song đối với những người chỉ biết quốc ngữ, chỉ đọc truyên nôm thì quả là một sự tân kỳ. Hãy nói về cách kết cấu. Truyện ta xưa không thiếu truyện tình. Nhưng cái kết cấu cổ điển "hội ngộ, lưu lạc, đoàn viên" đến đây đã bị phá vỡ. Tác giả đặt ra một mối tình đẹp như mộng như thơ, rồi đưa nó đến tan vỡ, đến chết chóc. Người ta chê là "không có hậu", nhưng đổi lại, người ta được nhỏ lệ tràn trề, và người ta thấy như thế mới "hay". Câu chuyện không có gì cả. Không có biến chuyển gây hồi hộp, không có bất ngờ làm cho đảo điên. Không có lắm nhân vật, nhiều gặp gỡ, cứu khôn phò nguy, đi thi, đánh giặc gì hết. Chỉ có hai người với nhau, với câu chuyện lòng của họ. Những lời thuật lại được thuật lại, cộng thêm chục bức thư tình, một cách ký sự đường thẳng dung dị. Vậy mà làm cho độc giả say sưa. Là vì lần đầu ở đây tác giả đưa người ta vào tâm giới, đi khám phá sự thật của lòng mình. Cái nhan đề "tâm lý tiểu thuyết" mà tác giả nêu lên ở bìa như một sự mới lạ, có nghĩa là không gian câu chuyện ở đây cốt yếu là lòng người, cái ngón của tác giả ở đây là soi rọi vào tâm lý của con người. Cả câu chuyện là một cuộc phân tích tâm lý ái tình. Nhân vật vừa yêu vừa cúi xuống quan sát tình yêu và vạch vẽ cho bạn đọc hay những chỗ ẩn vi hay cắc cớ của tâm giới. Này là giai đoạn một, này là giai đoạn hai. Sự tiến triển của tình yêu, sự dằng co giữa những ý hướng mâu thuẫn, ý nghĩa tâm lý đằng sau những cử chỉ được tác giả quan sát phân tích giải thích, nhiều khi lại đúc thành định luật nữa. Thật ra đối với độc giả ngay thời ấy đã từng làm quen với các tiểu thuyết gia Pháp, xa thì Balzac, Stendhal, gần thì Barrés, Bourget, những kiến thức tâm lý ông phô bày không có gì là lạ hay cao lắm. Nhưng đối với đa số vừa ở truyện nôm hoặc tiểu thuyết Tàu ra thì quả là một sự khải phát. Ai đã chẳng từng yêu song mấy ai nhìn rõ qua con mắt của nguời yêu như Đạm Thủy: "Lắm khi trong hai con mắt nàng nhìn tôi có vẻ thiết tha hình như kêu van tôi ngỏ lời truớc đi cho nàng được thỏa, mà chắc lắm lúc trong con mắt tôi cũng kêu van nàng đừng làm cho tôi một ngày kia phải thú tội cùng nàng". Những kẻ yêu nhau ai chẳng đã từng ngồi mơ tuởng vẩn vơ ở chỗ cao sơn lưu thủy và thấy mình thêm hớn hở khát khao, song mấy ai đã biết đó chẳng qua là theo cái định luật tâm lý rằng: "trí tưởng tượng làm cho lòng mê thêm mạnh". Thành ra nhiều độc giả có cái cảm tuởng như bấy lâu nay mình "thực bất tri kỳ vị", mà nay nhờ có cây viết của tác giả vạch vẽ cho, mình mới khám phá ra chính mình, mới nếm biết tất cả cái vị của ái tình, chịu rằng tác giả nhiều chỗ đã nói "trúng tim đen”.

    Sự để ý quan sát cử chỉ, khuynh hướng giải thích tâm lý, phong vị ái tình, tất cả có thể thấy chung đúc trong cái sen thổ lộ (déclaration) mới mẻ (có lẽ là sen đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết tình của ta), [...].

    Thật là khám phá, mà cũng là êm dịu, là "muồi". Nói chung đó cũng là tính cách câu văn của tác giả, chải chuốt, gọt rũa, hòa chung vào cái điệu văn thời thượng khi ấy mà ta đã thấy qua Tương Phố, qua Đông Hồ.

    Tác giả đã có dịp giải thích cái quan niệm về văn của mình qua bài phỏng vấn của Lê Thanh như sau:

    "Ngày xưa ta viết văn là để ngâm lên, làm thế nào cho khi đọc nghe du duơng là quý, ngày nay lúc ta viết cố ý bỏ bớt chữ cho đỡ ruờm rà, nhưng cũng đừng đi đến cái cực đoan thứ hai là làm nên những câu đọc trúc trắc. Văn chương ta có một tinh thần riêng, cần phải gìn giữ tinh thần ấy, bắc chước một cách triệt để lối hành văn của Pháp thế nào được. Thứ nhất là văn tiểu thuyết cần tình cảm nhiều, hành văn thế nào đọc lên nghe êm đềm vẫn hơn".


    NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI VỚI TỐ TÂM

    Vì những tính chất mới mẻ như trên nên Tố Tâm ra đời rất được hoan nghênh nhất là trong đám nguời trẻ tuổi. Một chứng nhân thanh niên đương thời, ông Nghiêm Toản, có kể lại: "Chúng tôi còn nhó khi đang đi học vào khoảng 1925, đọc truyện Tố Tâm, thường ngậm ngùi rưng rưng nước mắt, miệng luôn ngâm nga những câu thơ trong truyện và thầm phục là tuyệt cú, trong khi một anh bạn nội trú người Trung Kỳ đang theo Ban Tú tài, ngày Tết không về xứ, ra vườn Bách Thảo chôn hoa và làm thơ, câu đối viếng hoa". Đó là nói lên tác phẩm đã ứng vào cái điệu sầu của thời đại và cảm bọn thanh niên lãng mạn bấy giờ. Nhà phê bình văn học Thiếu Sơn nhiệt liệt ca ngợi: "Văn đã mới, truyện lại mới, cách bố cuộc có trật tự, cái cơ mưu có lý do, hành động theo tâm lý, mà giải cấu hợp tự nhiên, thật là cuốn sách của người có học mà biết nghề".

    Tuy nhiên có một điều trái ngược là càng thưởng thức văn Tố Tâm, càng cảm Tố Tâm bao nhiêu, thì nguời ta càng bất đồng ý với tác giả về quan điểm của ông. Thiếu Sơn đại biểu cho dư luận chung khi phê bình tác giả: "Ông có ý đem truyện Tố Tâm mà răn đời đừng mắc míu vào ái tình, đừng lạm dụng văn chương tư tưởng mà làm việc cho ái tình. Ông muốn kết án ái tình. Ông nói chuyện tình cho đã đời, cho người ta mê mệt, rồi ông giết chết một người trong truyện mà chỉ ra: "Tình là hại. Đừng có chơi với nó mà chết". Mà cái cảm tưởng chung của độc giả thì không thế. Tô Tâm chết là rủi cho Tố Tâm ở cái cảnh ngộ phải chết, chứ cái thú vị của ái tình mà tác giả đã lấy tâm lý học tả cho ta được thấy một cách rất đầy đủ, nào cứ phải kết quả đến cái chết cả đâu".

    Điều trái ngược là ở đó. Tác giả muốn làm một ông Giáo sư đạo đức. Song ông nói không ai nghe, người ta chỉ chạy theo ông để thơ ông làm thầy dạy ái tình. Cái quan niệm yêu đương mới mẻ mà ông mô tả ra đó quả đã làm mê mệt người bấy giờ. Hoài lời ông dọa dẫm răn đe, không ai sợ nó cả. Trái lại, người ta lại gần, người ta học hỏi, người ta muốn nếm cái rượu ngọt say sưa "cháy gan đốt ruột” ấy. Yêu nhau như đôi Đạm Thủy – Tố Tâm, đem ái tình hòa với văn chương thơ mộng, triết lý cao siêu, viết cho nhau những bức thơ tình lâm ly ảo não, dắt tay nhau dạo chơi những nơi đồng quê bãi biển, mà "túng nhiên sét đánh thì chết cả đôi", yêu nhau như thế mới gọi là yêu. Thiếu Sơn không ngần ngại ca tụng Tô Tâm đã "tuẫn tiết" cho ái tình. Bao nhiêu cô gái Hà Nội sau đó lên đê Cổ Ngư nhảy xuống Hồ Tây hay hồ Trúc Bạch để tỏ ra mình cũng biết chết vì tình. Cho nên một dư luận phái già nổi lên công kích, đổ tội cho tác phẩm của Song An. Song đối với phái trẻ thì vấn đề không phải ở đó. Lỗi không phải ở chỗ cho họ biết ái tình. Lỗi là ở chỗ cản đường yêu đương của họ, ở chỗ không có tự do cá nhân cho họ, nghĩa là ở luân lý khắt khe, gia đình trói buộc. Thành ra ở đấy nữa, ông Giáo sư đạo đức cũng bị xua đuổi. Người ta không thể chấp nhận cái cách tác giả giải quyết sự xung đột, đem hạnh phúc cá nhân mà hy sinh như vậy đuợc. ông Thiếu Sơn viết: "Đọc sách Tố Tâm ta phải nhận thấy cái chỗ kém hèn của luân lý nước nhà, vì nó mà một vị giai nhân phải giã thế từ trần để lại một bực tài tử sống mà nuốt lệ". Tuy nhiên chúng ta còn đương ở giai đoạn cựu nho. Những kêu đòi của cá nhân hãy còn thưa yếu. Phải đợi cho ra khỏi 1930, tiếng kêu ấy mới nổi lên quyết liệt.

    PHẠM THẾ NGỮ (*)
    Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,
    Tập III. Quốc học tùng thư xb.
    Sài Gòn, 1965; tr.356-367.

    ______

    (*) Phạm Thế Ngữ: Nhà giáo, tác giả Việt Nam văn học sử giản ước tân biên.
     
    teacher.anh, tamchec and thichankem like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    SONG AN HOÀNG NGỌC PHÁCH
    NGƯỜI CỦA MỘT CUỐN SÁCH


    "Tôi sợ người của một cuốn sách". Bây giờ, tôi cũng chẳng còn nhớ ai đã nói lên câu nói ý vị đó, nhưng cứ mỗi khi đọc lại bài thơ "Lòng ta chôn một khối tình" của thi sĩ Arvers hay có lúc nào chợt nhớ đến tập Essais của Montaigne thì tôi lại tự nhủ: "Cái ông nào nói lên câu ấy thật là chí lý". Thì ra người văn nghệ sĩ có cần gì phải viết nhiều đâu mà người đọc sách có cần gì phải đọc lắm đâu. Có khi đọc sách mà chỉ đọc một quyển như Ấm Băng rồi nghiền ngẫm, học tập và suy tư, người ta cũng có thể trở nên một người thông suốt, mà viết văn, làm thơ, cứ gì phải trước tác cho nhiều, tham bác cho lắm. Chỉ một cuốn sách, một bài thơ cũng có thể lưu truyền hậu thế, truyền tụng hết đời nọ đến đời kia. Thi sĩ Arvers và nhà thông thái Montaigne chính là những người "của một bài thơ, một cuốn sách" nói trên kia vậy. Trái lại, có những nhà tiểu thuyết, nhà văn trước tác rất nhiều mà qua một thời gian, không còn được ai nhắc tới. Tôi không nói những nhà văn "bất đắc dĩ", những nhà văn không có tiếng tăm. Văn học sử thế giới còn ghi lại rất nhiều văn gia, tiểu thuyết nổi tiếng một thời, được thiên hạ tranh nhau tìm đọc, ra cuốn sách nào đều bán chạy như tôm tươi giữa chợ, ấy thế mà qua một thời gian bị chìm dần, chìm dần rồi rơi vào cái hố lãng quên, để rồi kết cục không còn được ai nói tới. Điển hình cho loại văn gia, tiểu thuyết này, ta có thể kể ra đây Paul de Kock.

    Sinh năm 1793, mất năm 1871, Paul de Kock là con trai của một chủ ngân hàng Hòa Lan bị xử tử vì tham gia phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, Paul de Kock bắt đầu nổi tiếng ngay với cuốn tiểu thuyết hồi ký đầu tiên nhan đề là Con của vợ tôi (L’enfant de ma femme). Cuốn sách ấy, tự ông bỏ tiền ra in lấy và tự phát hành. Được cái đà ấy, Paul de Kock lần lượt xuất bản hàng trăm cuốn tiểu thuyết khác, cuốn nào đọc cũng say mê mà không phải chỉ có bình dân tranh nhau mua đọc. Người ta kể chuyện rằng các vị vua chúa thời đó như vua Đan Mạch, các tướng tá cao cấp Na Uy, Thụy Điển... cũng đều say mê các truyện của ông, nhất là mấy tiểu thuyết như Cô ả bán sữa ở Montfermeil, Người mọc sừng, Cô ả tứ thời ở Bellevile... Ấy vậy mà nhà tiểu thuyết lừng lẫy tiếng tăm đó chỉ sáng chói được một thời kỳ rất ngắn rồi bị quên đi để đến bây giờ có lẽ không còn được ai nhớ tới, trong khi Arvers chỉ viết có một bài thơ.

    Lòng ta chôn một khối tình,
    Tình trong giây lát mà thành thiên thu.
    Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
    Mà người gieo thảm như hầu không hay.

    Mà đến bây giờ vẫn còn được ghi tên vào văn học sử và được người đời nhắc nhở đến luôn mỗi khi thở dài ôn lại một mối tình tuyệt vọng.

    (...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/15
    teacher.anh, thichankem and tamchec like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    SONG AN, ÔNG LÀ AI?

    Trong cái rừng văn chương tương đối rậm rạp có trăm ngàn bông hoa đua nở, sản xuất ra những nhà văn viết đủ các loại truyện, thể văn, lão thành như Trọng Khiêm Cấn Vũ Ích, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng một thời như Kim Anh lệ sử, trẻ trung như Văn Thu, tác giả không biết bao nhiêu truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện gián điệp, truyện võ hiệp, truyện lịch sử như Đảng Hắc Long, Hóa Châu nghĩa sĩ ... Song An Hoàng Ngọc Phách chính là một thứ văn gia, tiểu thuyết "của một cuốn sách" trong văn học sử nước ta.

    Song An là ai? Nói đến ông, người nào cũng phải nhớ ngay đến một cuốn truyện nhan đề là Tố Tâm và ai cũng biết ông chỉ trước tác có một cuốn truyện đó mà thôi. Thực ra, Song An Hoàng Ngọc Phách chỉ viết có một cuốn truyện Tố Tâm nhưng ngoài sách đó ông còn viết một cuốn nữa như Thời thế với văn chương dường như luận về nền giáo dục, do nhà Đời Mới hay Cộng Lực ở Hà Nội xuất bản nhưng không có mấy ai nhớ tới. Cuốn sách này cũng ký là Song An Hoàng Ngọc Phách. Sau này, trên tờ báo Đông Tây do Hoàng Tích Chu làm Chủ nhiệm và Lãng Nhân Phùng Tất Đắc làm Chủ bút, Song An Hoàng Ngọc Phách cũng có viết vài ba truyện ngắn nhưng không ký tên thực mà lấy một biệt hiệu khác: Hoàng Tùng. Nhiều người đọc những truyện ngắn như Gò cô Mít hay Cô chị dắt cô em đăng tám cột trang 2 báo Đông Tây lúc đó tưởng đâu rằng Hoàng Tùng là một nhà văn mới, một cây bút trẻ, chớ không biết rằng Hoàng Tùng là Song An Hoàng Ngọc Phách, tác giả cuốn tiểu thuyết Tố Tâm bất hủ.

    Tôi sở dĩ được biết bí mật đó là vì hồi ấy tôi có cái hân hạnh được ông Phùng Tất Đắc đưa vào viết mục "Bút mới" và "Cuốn phim" trên báo Đông Tây và cũng chính vì lẽ được biết hai ông Hoàng Tích Chu và Lãng Nhân Phùng Tất Đắc mà tôi được diện kiến Song An Hoàng Ngọc Phách hai lần ở trụ sở báo Đông Tây tại 12 phố Nhà Thờ (Lamblot) Hà Nội.

    Tôi được biết Song An Hoàng Ngọc Phách là Hoàng Tùng, tác giả các truyện Gò cô Mít, Cô chị dắt cô em cũng nhân dịp đó và bây giờ mỗi khi nhớ đến Hoàng Ngọc Phách, ngoài truyện Tố Tâm ra, tôi hãy còn nhớ truyện vừa vừa Gò cô Mít làm cho tôi khâm phục vì cách trình bày mới lạ và giọng văn trong sáng, ngây thơ, thành thực, chưa từng thấy lúc bấy giờ.

    Truyện Gò cô Mít chia làm hai phần: một phần trình bày nhân vật và một phần kể chuyện. Truyện rất bình thường, tả một mối tình tuyệt vọng ở thôn quê. Thoạt tiên tác giả giới thiệu thành phần xã hội, tâm tình và tính nết của mỗi nhân vật, theo kiểu một nhà đạo diễn giới thiệu các diễn viên; sau đó, các nhân vật vào truyện. Cô Mít yêu một chàng trai; hai nguời gặp nhau bẽn lẽn, e lệ dưới bụi hoa dâm bụt và thề núi hẹn sông. Nhưng số kiếp chẳng may, cha mẹ cô Mít lại nhận lời gả cô cho một ông Chánh tổng hay Lý trưởng gì đó: cô tuyệt vọng. Cặp trai gái ra bờ rào dâm bụt khóc với nhau một chút rồi hẹn một đêm trèo lên một cái gò để vĩnh biệt nhau. Họ đem theo hai cái chén, một bình rượu nhỏ ra ngồi trên cái mả, khóc với nhau rồi uống thật say, rồi đập chai rượu ra, lấy mảnh chai cứng cứa cổ chết. Hồn họ oan ức không siêu thoát được cứ phảng phất chung quanh đó. Nhiều đứa trẻ chăn trâu quả quyết trông thấy cô Mít hiện lên đi lại trên gò. Người làng lập đền thờ, kêu gò ấy là Gò cô Mít và truyền tụng rằng những đêm tối trời, nhất là những đêm lất phất mưa phùn, cô Mít vẫn hiện lên và bưng mặt khóc, nghe ai oán lắm...

    Vào thời đó, Gò cô Mít được coi là một truyện mới và hay nhưng cũng như truyện Cô chị dắt cô em chỉ được người ta bàn tán rất ít rồi thôi. Nói tới Song An Hoàng Ngọc Phách, người ta chỉ biết có một truyện, một cuốn sách tức là Tố Tâm.


    TẠI SAO THIÊN HẠ LẠI MÊ TRUYỆN TỐ TÂM?

    Thế thì tại sao truyện Tố Tâm lại được thiên hạ lưu ý và tìm đọc say sưa như vậy? Thực ra, tình tiết truyện Tố Tâm không lạ mà lời văn cũng như các câu đối thoại trong truyện cũng không có gì mới lắm - so với bây giờ - nhung phải đặt mình vào làng báo làng văn của xã hội Việt Nam lúc bây giờ ta mới có thể quan niệm được tất cả cái kỳ lạ, mới mẻ của một cuốn truyện như cuốn truyện Tố Tâm đối với tâm hồn người đọc lúc bây giờ ra sao. Quả là như một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm. Nguyên xã hội ta từ 1914 - 1915 trở về trước chỉ mới là ở trong giai đoạn đầu của chế độ bảo hộ của Pháp thực dân: các cụ vẫn hăng say chống Pháp. Sau đó công cuộc chống Pháp tiếp tục nhưng âm ỉ, trong khi đó thì tâm hồn và tình cảm của ta chuyển mình: biết rằng ta không thể chống Pháp bằng võ khí, ta chiến đấu bằng văn hóa và chấp nhận nền văn minh của Âu Tây. Thanh niên bắt đầu tìm học, tìm hiểu cái tinh hoa Âu Tây. Cùng lúc đó, cảm xúc, tâm hồn của người Việt Nam - nhất là thanh niên cũng chuyển mình mà chính nguời trong cuộc nhiều khi không biết. Sự suy tư, sự cảm nghĩ cộng với bao nhiêu quan niệm cũ thay đổi dần một cách nhẹ nhàng mà rõ rệt nhất là quan niệm về sự yêu thương và hạnh phúc, về đời sống tinh thần của mỗi người. Trai gái muốn phá xiềng xích gia đình trói buộc con người lại nhưng chưa dám, thì chính lúc đó Tố Tâm ra đời, nói lên sự đau đớn của con tim bị áp bức và thiết tha đòi một cách gián tiếp quyền sống cho những tâm hồn đói khát tự do và yêu thương. Đó là cái tâm sự u ẩn của muôn đời nghìn kiếp; còn bất công xã hội thì còn áp bức, còn đè nén; còn đè nén thì con tim của nguời ta vẫn kêu thương; vì thế những người đọc Tố Tâm đều thấy mình hoặc ở trong Tố Tâm hoặc ở trong Đạm Thủy và cũng vì thế người nào cũng coi Tố Tâm là chuyện của chính mình và sau này vẫn đầy dẫy những người tin như thế. Chính vì thế ngay khi ra đời Tố Tâm được hoan nghênh đáo để và cũng chính vì thế, có nhiều bà, nhiều cô bây giờ vẫn tìm Tố Tâm để đọc mà vẫn thấy hay, vẫn thấy câu chuyện buồn thảm đó đi sâu vào trí óc, tâm trí của mình.

    Riêng một sự việc đó thôi cũng đủ làm cho Tố Tâm thành một cuốn sách bán chạy nhất lúc bây giờ, nhưng Tố Tâm còn một yếu tố khác để làm cho chạy nữa. Không hiểu vì tình cờ hay là vì một chiến thuật của một nhân tài nào, ngay lúc sách ra được ít lâu, nguời ta lại tung ra trong xã hội Bắc Việt hồi đó một truyền thuyết về cuốn truyện.

    Nguyên ở Hà Nội lúc đó, tại nhà số 52 phố Hàng Ngang có hai chị em kia đẹp nõn nà, đẹp cao quý, đẹp rất ư lịch sự, nổi tiếng là "hoa khôi Hà Nội". Không biết thực hư thế nào, đại đa số thanh niên quả quyết là nàng Tố Tâm đau khổ đó chính là cô hoa khôi chị, thành ra, ngoài cái hay của truyện, người đọc lại thấy Tố Tâm là một tiểu thuyết sống, tiểu thuyết có thực, khả dĩ làm thỏa được trí tò mò của người đọc xưa nay bao giờ cũng hiếu kỳ. Người đọc truyện thương cho nhân vật trong truyện, thương cho mình, lại thương luôn cho cả người đẹp ở Hàng Ngang nữa: thương một lúc nhiều đến như thế, người ta không lấy làm lạ sau khi Tố Tâm ra đời, trai gái - nhất là các cô gái cập kê - khóc sướt mướt, khóc âm thầm, khóc tấm tức và một làn không khí yếm thế, chán đời, muốn quyên sinh bao phủ khung trời tình cảm của thanh niên nam nữ.

    Đã lâu lắm, tôi đọc thấy trong báo cũ của Pháp hai bài: Một nói về bản nhạc Ngày chủ nhật u buồn (Sombre dimanche) và một nói về vở kịch Chatterton của Alfred de Vigny. Khi bản nhạc Sombre dimanche ra đời, theo bài báo, các cô thiếu nữ chán đời uống thuốc ngủ tự tử vô số kể, còn về vở kịch Chatterton thì các cô các cậu xem về, chán đời không chỗ nói cũng tự tử giây chuyền. Cuốn tiểu thuyết Tố Tâm làm cho trai gái chán nản sự sống, có một ao ước bộ da xanh mét và mơ được đau ngực và mắc bệnh thổ huyết để "tạ lòng" người tình không được trăm năm đầu bạc, sống một mối tình "đẹp như tuyết núi trăng thu".

    Có lẽ ông Song An Hoàng Ngọc Phách cũng không biết tác phẩm của mình lại có thể gây tai ương cho thanh niên thiếu nữ lúc bấy giờ như thế nhưng qua những lời văn ông viết ở đầu cuốn chuyện hồi tháng Tám 1922 thì chính ông cũng dường như cảm thấy sách của mình ra đời có thể là "một sự việc không lành". Có lẽ vì thế ông đã rào trước đón sau lúc đưa in cuốn sách để gián tiếp cảnh cáo những nguời đọc truyện Tố Tâm.

    "Nguyên do những lúc có văn chương tư tưởng như vậy, bên cạnh cái hy vọng to lớn về việc công ích, thường vẫn hay mơ màng những cảnh tuyệt vời của ái tình, cố tìm cho được một người cùng mình mà đi tới những cảnh mơ màng ấy, không nghĩ cho rằng phàm những cảnh viển vông phảng phất tự ta mơ tưởng đường đời cũng như giọt sương buổi sáng, lóng lánh trên ngọn cây, như ánh nắng buổi chiều thướt tha trên đỉnh núi, xa trông thì đẹp lạ thường, nhưng tìm đến tận nơi thì tan đi hết, không còn thấy gì là đẹp nữa, cho nên lúc hai người nam nữ rủ nhau mơ màng đi tìm những cảnh ấy, chợt gặp một quãng gai góc đầy đường, dễ lầm lạc lối, hoặc vì lứa đôi trắc trở với người biết trước, hoặc vì duyên nài phận ép với người đến sau, mà ra đời khoảng 1924-1925 cũng tạo nên một ảnh hưởng tương tự nhưng trong một phạm vi nhỏ hẹp và kín đáo hơn. Điển hình cho ảnh hưởng chán đời, cho ảnh hưởng phục vụ tự do cá nhân do Tố Tâm đã tạo nên, riêng tôi được biết vụ cô Đinh Thị Tuyết Hồng (giòng nhà thi sĩ Đinh Hùng) tự trầm ở hồ Trúc Bạch sau khi lấy chồng là anh V.A.Đ. (em ruột một nhiếp ảnh gia nổi tiếng). Cái chết của cô Tuyết Hồng rập theo đúng như in cái chết của Tố Tâm: yêu một người âu sầu héo hắt đi. Duy hai đàng khác nhau một chút: Tố Tâm chết vì chứng thổ huyết, còn Tuyết Hồng thì chết vì một cái chết tự mình tạo ra - nhưng chung quy cũng chỉ là "chết vì hai chữ ái tình" như Tố Tâm đã viết cho Đạm Thủy trong bức thư cuối cùng bắt đầu bằng một câu thê thảm y như Tuyết hồng lệ sử trong bức thư Lê Anh vĩnh biệt Mộng Hà:

    "Anh Đạm Thủy ơi, em không thể sống được nữa, đã đến lúc từ trần rồi. Em ho ra nhiều huyết quá. Thôi mấy giòng không thành chữ này là em chào anh đấy. Em chào anh, chào cả văn chương tư tưởng, chào cả non nước có cây..."

    Ngoài cái chết của Tuyết Hồng còn bao nhiêu thiếu nữ chán đời khác mà người ta không biết vì không đăng lên báo?

    Tựu trung, có thể nói rằng tiểu thuyết Tố Tâm lúc mới ra đời đã tạo nên một phong trào kỳ lạ: phong trào đi tìm tự do cá nhân, nhưng tranh đấu tiêu cực, chưa thấy tự do đâu đã thấy cái chết kề bên. Thiếu nữ yêu đương không lấy được người lý tưởng cho diễn nên bi kịch, bởi một nỗi tính tình không hợp với người đến sau đó, hay 1òng đã đem gởi đi cho người biết trước kia rồi, không lấy lại được nữa nên thất vọng, ngã lòng, điều đau đớn đem ngay đến.

    Song An Hoàng Ngọc Phách cố trình bày, cố viện lý lẽ để chúng minh rằng ông phân tách tâm lý thanh niên, trưng ra các u ẩn của tâm tình để cho các nhà đạo đức, bác học tìm phương bổ cứu, nhưng vô ích, cũng như bạn ông viết ở đầu sách mấy câu này, mà thực tình suy xét thì cũng vô ích luôn:

    "... Nhưng tác giả vẫn có ý ngần ngại, một là ông không muốn xuất bản tiểu thuyết như ta thường thấy hàng ngày, hai là ông cho rằng truyện Tố Tâm ra đời khí sớm quá, lại viết theo một thể mới, ta chưa từng xem quen, tất cả người hiểu nhầm thì cái hay chưa thấy đâu, đã thấy cái dở..."

    Quả như ông lo sợ, truyện Tố Tâm ra đời đã đánh dấu một cách mạng trong làng văn về tư tưởng, về lối viết, nhưng ta không thể không nhận nó đã tạo nên một phong trào không hay cho thanh niên lúc bấy giờ - nhưng biết làm sao được? Bao giờ trong những buổi giao thời lại chẳng có những con vật bị hy sinh? Bao giờ lại chẳng có những người chết oan chết uổng vì những chuyển mình của thời thế, của văn minh, văn hóa? Cái dở ấy là một cái "dở" cần thiết dù ở khung trời nào, ở bất cứ nước nào trên trái đất cũng không tránh được.

    (...)
     
    teacher.anh and thichankem like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    SONG AN HOÀNG NGỌC PHÁCH TẠO NÊN TRUYỆN
    TỐ TÂM TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

    Đúng như mấy lời "vào truyện", Song An Hoàng Ngọc Phách đã thai nghén truyện Tố Tâm từ lúc hãy còn ở trường đại học.

    Mặc dầu ông là một người hiền lành, "đạo đức" lúc bây giờ, nhưng không ai cấm được ông cũng bị một hình bóng người đẹp cám dỗ và cũng như hầu hết các văn nhân thi sĩ, "người đẹp lý tưởng ấy" đã ám ảnh ông và là cái nguồn gốc cho "yên sĩ phi lý thuần" của ông. Nguời đẹp ấy, theo lời các anh em thân của ông kể lại, chính là hoa khôi ở 52 phố Hàng Ngang (trong truyện, ông nói chệch ra là số 58 và không đề tên phố). Không ai biết ông đã có lần nào dám thổ lộ mối tình ấy với người đẹp hay không, nhưng có nhiều phần chắc chắn ông đã viết Tố Tâm trong lúc tâm hồn hướng về người đẹp ấy, lấy người đẹp là một nhân vật sống để viết nên câu chuyện hận tình, sầu thảm. Sau khi đậu xong ở Trường cao đẳng Sư phạm rồi Hoàng Ngọc Phách về dạy học Trường Thành chung ở Nam Định (trường này sau chuyển từ đường Brilère de 1’Isle sang đuờng Cửa Đông). Trước thời kỳ này, chưa có cô giáo, các ông giáo đảm trách nhiệm vụ dạy dỗ cả các nữ sinh. Từ lúc Hoàng Ngọc Phách về Nam Định, mới có các nữ giáo viên như cô giáo Định, cô Trịnh Thị Thục Viên, về phần nam giáo viên, chúng tôi còn nhớ có Hoàng Ngọc Phách, Mai Phương, ông Doãn, ông Tập ... Nam giáo viên dạy một trường còn nữ giáo viên dạy trường tiểu học, sớm tối gặp nhau. Vì thế, do một người em cô giáo Định là anh Thượng sĩ Nguyễn Đức Long, chúng tôi được biết rằng Hoàng Ngọc Phách, sau những giờ dạy học đã viết hết cuốn Tố Tâm.

    Bản thảo sách này viết trên những cuốn vở học trò (paladium) cắt xén cẩn thận, mỗi tờ giấy chỉ viết có một nửa, theo hàng dọc, còn một nửa để trắng nhằm hai mục đích: một là để cho tác giả sửa chữa lời văn sang bên cạnh, hai là để cho bạn bè ghi chú những cảm nghĩ hay đề nghị. Là vì Hoàng Ngọc Phách là nguời rất cẩn thận: viết xong truyện Tố Tâm rồi, ông không dám tin ở mình, đưa bản thảo cho các bạn thân coi và nhờ cho biết cảm nghĩ hay đánh dấu những đoạn nào cần sửa chữa hay hủy bỏ.

    Trong số các bạn được đọc trước truyện Tố Tâm người ta biết chắc chắn có ba người: một nguời bạn cùng học Trường cao đẳng Sư phạm với ông là Lê Hữu Phúc và hai giáo viên là Giáo sư Mai Phương và cô giáo Định. Chính bà Hoàng Ngọc Phách không biết gì về cuốn đó: bà là một người đàn bà cũ, buôn hàng tấm ở chợ Rồng để giúp đỡ chồng và chỉ biết buôn bán mà thôi.

    Thực ra, Tố Tâm không phải in ngay thành sách. Thoạt đầu, trước khi sửa chữa lại, truyện này đăng từng kỳ vào tập Kỷ yếu của Hội Cao đẳng ái hữu, nhưng viết chưa hết, vừa lúc đó, tập Kỷ yếu ngưng xuất bản, chuyện đang in đành bỏ dở. Mãi đến lúc ông về dạy học ở Nam Định, ông mới viết tiếp hết và sửa chữa những đoạn đã đăng trong Kỷ yếu.

    Bây giờ, tôi không còn nhớ rõ lắm nhưng dường như ấn bản đầu tiên truyện Tố Tâm do Nam Ký in và phát hành. Sách trình bày đơn giản, khổ tiểu thuyết thông thường, không có vẽ, không có phù hiệu, bìa trắng, in hai chữ "Tố Tâm" màu đỏ. Ngay lúc phát hành có một vài thức giả chê trách, trong số đó có Lương Đường Phạm Quỳnh, nhưng đại đa số thanh niên thì tán thưởng, hoan nghênh và được coi như là "sách gối đầu giường" của các cô thiếu nữ đa sầu đa cảm, như trên kia đã nói.


    SAU TỐ TÂM HOÀNG NGỌC PHÁCH
    YÊN PHẬN VỚI NGHỀ DẠY HỌC

    Theo chỗ biết của tôi, Hoàng Ngọc Phách không hề lên tiếng về những lời tán thưởng hay chê trách tác phẩm của ông. Ông Phách sống một cuộc đời được coi như là kín đáo, yên phận với nghề dạy học và mặc dù có nhiều anh em thúc dục, ỏng không viết thêm cuốn gì khác nữa. Có người bảo là tại ông không được khỏe vì nghề dạy học đã làm hại hai lá phổi của ông, nhưng cũng có người cho rằng, ông run sợ trước vinh quang của sự thành công rục rỡ của tác phẩm đầu tiên, không dám viết cuốn thứ hai, vì e rằng cuốn thứ hai, thứ ba sẽ làm hại đến tiếng tăm tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết Tố Tâm. Hoàng Ngọc Phách cũng không hề thổ lộ cho ai biết lý do tại sao "treo bút". Mãi đến tận lúc ông Hoàng Tích Chu ra tuần báo Đông Tây (sau này báo ấy xuất bản hàng ngày), Hoàng Ngọc Phách mới lại viết vài ba truyện ngắn, truyện vừa vừa như Gò cô MítCô chị dắt cô em nhưng, như trên đã nói, không ký tên thật là Song An Hoàng Ngọc Phách nữa mà ký một biệt hiệu khác là Hoàng Tùng. Ông Phách trở lại làng văn bút như thế là vì cái nghiệp buộc ông nhớ đến nghề, cũng như các người khất thực ở miền Trung muốn đi làm ăn ở đâu cũng vậy, lâu lâu cũng phải về quê hương bản quán để lễ tổ một lần. Hay là ông viết vì cảm tình riêng với hai ông Hoàng Tích Chu và Phùng Tất Đắc? Hoặc là vì ông muốn "thăm dò" tài lực của mình, đưa ra một vài cái mới lạ để xem có thể chiếm được lại cái tiếng tăm của thời kỳ 1924 -1925 tức là thời kỳ Tố Tâm ra đời?

    Về điểm này, cũng không mấy ai được biết. Đó là thời kỳ 1934-1936: ông Hoàng Ngọc Phách vẫn vui với nghề dạy học, thỉnh thoảng lại về chơi Hà Nội và lần nào về ông cũng nghỉ ở trụ sở báo Đông Tây tại 12 đường Lamblot. Lúc này ông Phách bắt đầu yếu. Anh em e rằng ông không thể thọ lâu, nhưng cho tới lúc Nhật đổ bộ ở Việt Nam, ông vẫn cứ tàng tàng như thế, không yếu hơn mà cũng chẳng mạnh hơn. Vào thời kỳ này, ông có bán cả bản quyền cho một nhà xuất bản ở Hà thành cuốn sách nói về luân lý giáo dục theo tân học vốn là môn "tủ" của ông, cuốn sách khảo luận này ông lại ký tên thật là Song An Hoàng Ngọc Phách. Cuốn sách này không được mấy ai chú ý - có lẽ tại vì sách bàn về một vấn đề không có tính cách thời sự mấy chút là vấn đề giáo dục, trong khi dân nước căm thù quân phiệt Nhật và thực dân Pháp chỉ lo nổi dậy đánh đuổi xâm lăng.

    Trong suốt thời kỳ kháng chiến, đi kể đã nhiều làng, tôi không gặp Song An Hoàng Ngọc Phách một lần nào mà cũng không nghe thấy nói đến tên ông. Nhiều người cho là ông đã mệnh một rồi, nhưng theo chỗ biết của tôi, ông vẫn còn sống ở Hà Nội, vẫn khỏe mạnh mặc dầu năm nay đã bảy mươi mốt, bảy mươi hai và sau khi về hưu rồi, lại viết, nhưng lần này thì không viết truyện tình thê thảm như Tố Tâm mà lại viết Giai thoại văn học Việt Nam (Trần Thanh Mại viết tựa, Văn học xuất bản) nói về những chuyện lý thú thâu lượm trong văn học sử Việt Nam để đề cao tinh thần phóng khoáng và bất khuất của các văn nhân thi sĩ Việt Nam qua các biến thiên của giang sơn đất nước.


    VŨ BẰNG (*)
    Tạp chí Văn học số 113, số đặc biệt "Song An
    Hoàng Ngọc Phách, nạn nhân của Tố Tâm.
    Sài Gòn, l-X-1970; tr. 96 -106.

    ______

    (*) Vũ Bằng: Nhà văn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/15
    teacher.anh and thichankem like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    VIẾNG SỐNG BÁC SONG AN [1]​

    Mấy lời thăm hỏi bác Song An,
    Có phải va ly đã sẵn sàng?
    Công việc trần gian đà trọn vẹn,
    Đường về tiên giới rất xênh xang.
    Đây thằng bố lếu thơ tinh nghịch,
    Đấy bạn "cô le" [2] nghĩa cũ càng.
    Bác thượng thọ rồi, tôi cũng thượng,
    Bác ra tàu trước, đệ còn khoan.


    TÚ MỠ (*)
    25-1- 1973
    Tạp chí Tác phẩm mới, số 32,
    tháng XI – 1973.

    ______

    (*) Nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có chân trong Tự lực văn đoàn.
    [1] Bài này Tú Mỡ làm khi đến thăm cụ Song An nằm ở Bệnh viện Việt - Xô hữu nghị. Nghe Tú Mỡ đọc xong bài thơ tặng, cụ Song An cười, bảo: "Thú đấy".
    [2] Cô le: tiếng Pháp collège, tức truờng trung học. Cụ Song An và Tú Mỡ học cùng khóa 1914-1918 ở Trường Buởi.
     
    teacher.anh thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGHĨ VỀ HOÀNG NGỌC PHÁCH


    Chúng ta có một cái lỗi, một sự bất công là 99% các nhà văn mới chưa đọc Tố Tâm nên đánh giá nó chưa đúng. Các thầy giáo, cô giáo dạy về Tố Tâm nhưng chưa đọc nó bao giờ. Ở ta, phái Nghệ thuật vị nhân sinh đánh phái Nghệ thuật vị nghệ thuật hồi Mặt trận dân chủ, để yêu cầu nhà văn chú ý đến các vấn đề xã hội và chính trị. Người ta trách các nhà văn nhà thơ "quay lưng" lại với cái thực tế lúc đó, và cho rằng say sưa với tình yêu, viết về tình yêu, đều là lãng mạn, đáng phê phán. Hồi ấy, nói như vậy có phần đúng, nhưng sau này đáng lẽ phải nhận định lại cho công bằng hơn, nhưng trong mấy chục năm phải đánh giặc liên miên thì cái "án" ấy chưa kịp xét lại. Tôi ở trong nghề tôi biết: thường người ta cứ theo nếp cũ mà phê bình thôi.

    Lỗi đó cũng do hoàn cảnh. Tất cả cái gì lãng mạn người ta đều thành kiến và cho là nguy hiểm. Người ta nói đang kháng chiến mà in Tố Tâm là không hợp.

    Anh Huệ Chi có nói đến Thạch Lam [1]. Cái lầm lớn nhất của Thạch Lam là đã nói Tố Tâm "từ một cuốn tiếu thuyết lừng danh ... đã thật sự bị rơi vào lãng quên". Phải đặt Tố Tâm vào thời đại của nó. Trong lúc Nguyễn Tường Tam còn viết những sách như Nho phong thì Hoàng Ngọc Phách đã viết Tố Tâm, một cuốn sách hiện đại, trung thực, trong sáng. Tất nhiên, cuốn sách cũ nào hiện nay cũng có cái mới, và cái có vẻ cũ. Trong Tố Tâm còn có những đoạn văn biền ngẫu, những câu văn cổ, nhưng toàn bộ cuốn sách là rất mới cả về tư tưởng và văn chương. Nói chung, nó được viết với một lối văn bình dị mà lại trang nhã, nghĩa là rất mới. Những sách của Tự Lực Văn đoàn sau này cũng chịu ảnh hưởng của Tố Tâm rất nhiều. Chúng ta không ở trong thời đại của bác Phách nên ta chưa hiểu hết bác Phách và Tố Tâm. Những người ở vào thời bác như các anh Trường Chinh, Đặng Thai Mai mới biết. Anh Đặng Thai Mai đã đọc Tố Tâm và đánh giá rất đúng.

    Vào khoảng năm 1959 -1960 tôi mới được đọc Tố Tâm do chính bác Phách cho mượn (hồi nhỏ có được đọc, chỉ nhớ mang máng). Tôi rất ngạc nhiên. Đây là cuốn sách lành mạnh, văn chương giản dị mà trong sáng. Tả cảnh rất hay. Nó ca ngợi tình yêu, một tình yêu đẹp đẽ, và cũng có thể nói là lãng mạn, nhưng đó không phải là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực. Nó là loại như La nouvelle Hélóise [2], như Paul et Virginie [3]. Cuốn sách ấy lúc bấy giờ đã có cách viết đổi mới, khác hẳn với lối văn cổ còn đầy những từ ngữ Hán Việt thường thấy trên Nam phong. Đọc Tố Tâm ta thấy những nếp sống đẹp của Hà Nội ngày ấy, như việc bày cỗ rằm tháng Tám, cách ăn mặc của các thiếu nữ Hà Nội v.v... Đi tắm biển Đồ Sơn thủa đó còn là rất mới, chưa mấy ai dám viết. Cuộc sống trong cuốn sách sao mà trung hậu, đẹp đẽ, tình người sâu đậm đến thế! Tác giả làm cho người ta hiểu rằng việc cản trở tình yêu chính đáng tất yếu sẽ gây nên bi kịch. Ngay bây giờ cũng vậy mà thôi.

    Quyển sách không phải chỉ có giá trị lịch sử. Nó là một tác phẩm cổ điển. Vậy mà đến nay ta không in lại là sai lầm. Dư luận trong nước, ngoài nước đều đòi hỏi. Giá trị của nó trong lịch sử văn học Việt Nam thật rõ ràng. Tố Tâm đề cao tình yêu, nhưng tình yêu chính đáng là cần thiết cho tất cả mọi người, là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Nó là của quý của ta mà ta không thấy hết. Không cho in nó, ta lại cho in những loại sách kiếm hiệp, những câu chuyện tình rẻ tiền, ở miền Nam người ta đã cho in Tố Tâm đến lần thứ 8 (tính đến 1958).

    Đọc Tố Tâm phải hiểu con người bác Phách. Tôi không phải là học trò của bác, nhưng tôi sống với bác khá lâu. Theo tôi, Đạm Thủy trong Tố Tâm như thế nào thì bác Phách như thế. Bác Phách là Đạm Thủy, còn Tố Tâm thì chưa chết.

    Bác là một nhà yêu nước: tất cả các phong trào yêu nước bác đều tham gia, phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh, phong trào ủng hộ những cuộc đấu tranh của học sinh Trường Bưởi v.v... Bác chứa chấp học trò của bác làm cách mạng, bác cất giấu truyền đơn, nên nhiều lần bác bị mật thám gọi lên tra hỏi và khám nhà. Tất cả con trai, con gái, con dâu, con rể đều theo cách mạng. Bác dạy cho học trò của bác yêu nước và làm cách mạng. Học trò của bác ở Bắc Ninh rất đông. Người ta nói đến bác một cách nguỡng mộ. Học trò của bác đi làm cách mạng rồi về lại lãnh đạo bác, nhưng lãnh đạo một cách tôn kính. Bác đã đào tạo nên nhiều thế hệ con người mới. Trong những năm đầu kháng chiến chông Pháp, bác có làm mấy câu thơ động viên thanh niên lên đuờng giết giặc mà nhiều người ở Bắc Ninh còn thuộc:

    Hoa xoan rụng xuống bờ ao,
    Máu tham đế quốc biết sao cho vừa.
    Trăng ngà đổ xuống giậu thưa,
    Đêm trăng mài kiếm tiễn đưa anh hùng.

    Nếu nghiên cứu sơ sài thì người ta cho câu thơ "Đêm trăng mài kiếm tiễn đưa anh hùng" có vẻ cổ kính. Nhưng hồi đầu kháng chiến chống Pháp, du kích và quân chính quy dùng rất nhiều kiếm. Các cụ gom tiền cho rèn kiếm để tặng tự vệ, du kích, bộ đội. Tình cảm chân thành, thắm thiết của bài thơ đã làm cho nó được phổ biến rất rộng. Bác trao thanh kiếm cho học sinh của bác đi đánh Pháp, đánh Mỹ. Biết bao nhiêu học trò của bác đã làm tướng, tá, bao nhiêu người đã là những cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

    Có thể nói không quá đáng rằng sự nghiệp của Hoàng Ngọc Phách còn cao hơn Tố Tâm nhiều vì bác đã đào tạo cho đất nước những người anh hùng.

    Trong đời thường, khi người ta cùng sống với nhau, người ta hay coi thường nhau. Chỉ khi hai tay buông xuôi mới hiểu nhau hơn. Bác Hoàng Ngọc Phách là một nguời trung hậu, sống một cuộc đời trong sạch, lành mạnh. Người ta chưa hiểu hết cuộc đời của bác, đó là một sự bất công. Bác chính là một con người trọn vẹn.


    VŨ ĐỨC PHÚC (*)
    Phát biểu trong Lễ kỷ niệm
    90 năm ngày sinh của nhà văn Hoàng Ngọc Phách
    ,
    Do Viện Văn học và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, 1986.

    ______

    (*) Phó Giáo sư Viện Văn học.
    [1] Tác giả nói đến bài phát biểu của Nguyễn Huệ Chi trong Lễ kỷ niệm nói trên.
    [2] Của Rousseau.
    [3] Của B.de Saint Pierre.
     
    teacher.anh thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NHỚ LẠI LẦN ĐẦU
    GẶP BÁC HOÀNG NGỌC PHÁCH


    Năm 1925, khi quyển Tố Tâm được in ra thì tôi đang học năm thứ hai Trường cao đang tiểu học Vinh. Nhiều bạn bè trong lớp đọc Tố Tâm. Tôi cũng đọc. Lúc bây giờ tôi chưa nghĩ gì đến chuyện yêu đương. Nhưng câu chuyện tình bi thảm của Đạm Thủy, Tố Tâm với tôi vẫn gây xúc động.

    Có điều, tiếp theo đó là phong trào yêu nước sôi nổi trong học sinh nhân dịp hai cụ Phan về nước, là hoạt động cúa các tổ chức cách mạng bí mật, là Khởi nghĩa Yên Bái, là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tất cả những xáo động lớn ấy đã đẩy đi rất xa câu chuyện Đạm Thủy, Tố Tâm. Cả những khuynh hướng mới trong văn học công khai như "thơ mới", như tiểu thuyêt Tự lực văn đoàn... cũng làm mờ đi hình ảnh Đạm Thủy, Tố Tâm vẫn sống, kín đáo và âm thầm, ở một nơi nào đó trong tâm trí chúng tôi. Âm thầm đến mức chính chúng tôi cũng không ngờ nữa.

    Tháng VII - 1948, từ những khu rừng hẻo lánh nơi Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan tôi công tác hồi bây giờ - đóng suốt trong thời gian giặc tấn công Việt Bắc, tôi về Đào Giã dự Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ II. Trên đuờng về, nhìn vào đâu, nghĩ đến việc gì tôi cũng thấy vui. Tính từ 23 tháng IX - 1945 đến lúc đó, chúng ta đã trải qua hơn một ngàn ngày kháng chiến. Nhớ lại hồi thanh niên có khi chỉ mơ ước được đánh Tây lấy một ngày cũng sướng. Thế mà thấm thoắt đã hơn một ngàn ngày. Tết 1947, hoa đào nở giữa lúc cuộc kháng chiến toàn quốc mới bắt đầu, có người lấy làm bực. Nhưng tết 1948 thì Nguyễn Tuân đã có thể viết trên báo Cứu quốc khu IV: Tết năm nay đào cứ việc nở bông. Đánh Tây đã trở nên một việc bình thường trong đời sống. Giặc lại vừa bị đánh tơi bời ở khắp nơi trên núi rừng Việt Bắc, cả trên sông Lô và trên đất Phú Thọ này.

    Tôi say sưa nhìn những xóm làng, đồng ruộng, những con đuờng uốn lượn bên đồi cọ, đồi chè. Đất nước ta ít nơi đẹp như ở đây. Những ngọn đồi kế tiếp nhau có cây trồng, có nhà ở vừa đẹp lại vừa tiện cho việc tránh giặc, đánh giặc đồng thời bám chắc nhân dân. Hội trường Đại hội vừa đuợc dựng lên, đơn sơ nhưng rộng rãi, thoáng mát, toàn một màu xanh lá cọ. Tôi rất thích thú vì lần đầu tiên được họp trong một hội trường như vậy. Tôi cũng rất thích thú vì lần đầu tiên được gặp nhiều bạn trong giới văn học trước kia chỉ biết tiếng, chưa biết nguời. Bác Hoàng Ngọc Phách là một trong những người bạn mới ấy.

    Đại hội gồm ba ngành giáo dục, khoa học và văn nghệ. Ngày 16, Đại hội khai mạc buổi sáng thì buổi tối là dành cho ngành giáo dục. Bác Phách, Trưởng tiểu ban giáo dục của Đại hội, lên đọc báo cáo. Bác trình bày những thành tích của ngành giáo dục trong hoàn cảnh kháng chiến và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết, nhất là vấn đề sách giáo khoa. Tôi vốn cũng là một nhà giáo nên không phải không chú ý đến nội dung báo cáo. Nhưng thú thật là tôi đã chú ý nhiều hơn đến người đọc báo cáo.

    Về Tố Tâm, tôi chưa bao giờ tìm hiểu xem đã có những quan hệ như thế nào giữa người viết truyện và người trong truyện. Nhưng cũng như đồng bào Tiên Điền vẫn quen gọi Nguyễn Du là "ông Thúy Kiều", tôi cứ yên trí người đang đọc báo cáo dưới ánh sáng xanh mát kia chính là Đạm Thủy, không biết do một phép mầu nhiệm nào mà bỗng hiện về đây.

    Tôi thấy Đạm Thủy dáng người thanh tú, trán cao, mắt sáng đúng như trong trí tuởng tượng của tôi hơn hai mươi năm về trước. Nhưng vui nhất là thấy Đạm Thủy đi kháng chiến. Như thế là mặc dầu thời thế đổi thay tôi vẫn có thể quý mến con người tôi đã từng thương mến ngày xưa. Lại cũng từ đó mà thấy cuộc kháng chiến của ta rất là vĩ đại. Một con người mang trong mình cả một câu chuyện tình bi thảm thế mà giờ đây tóc đã điểm sương lại dứt khoát trèo đèo lội suối đi đánh Tây thì thích thật. Mà Đạm Thủy đã đi thì chắc Tố Tâm dầu đã chết cũng sống lại và đi.


    HOÀI THANH*
    Theo Tạp chí Tác phấm mới, số 32,
    tháng XI - 1973​
    ______

    * Nhà phê bình, tác giả Thi nhân Việt Nam, từng công tác ở Viện Văn học.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ĐỌC LẠI Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tuổi nhỏ, chẳng biết lựa chọn, tôi đọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cũng như một số truyện nhiều nước mắt khác: Mồ cô Phượng [1] ngoài Bắc, Giọt máu chung tình [2] trong Nam, Giọt lệ phòng văn [3], Tuyết hồng lệ sử [4], Văn Lan nhật ký [5] dịch từ thứ văn học nhẹ giá của phương Bắc, Graziella [6], Paul et Vỉrginien [7], Werther [8] đọc bằng tiếng Pháp... Vậy mà đến nay, truy lại trí nhớ, tôi chỉ còn mơ hồ một niềm thương đối với những cô gái phận mỏng, có khi chỉ còn ghi được cái tên hoặc một việc làm thiểu não như chôn hoa, khóc hoa.

    Không truyện nào in vào lòng tôi sâu bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi đã thật tình vui sướng với hai nhân vật chính lúc họ yêu nhau, rồi tôi lại thầm rơi nước mắt lúc cô gái lìa đời. Và trên hết, tôi không học mà thuộc gần đủ - cho tới bây giờ hãy còn nhớ - các câu thơ, kể cả câu đối mà Tố Tâm gọi là "con dao cắt ruột" trong đó.

    Muời bốn mười lăm tuổi, tâm hồn như mặt giếng trong, như lòng trúc rỗng, chuyện đời màu gì, âm thanh gì, là mặt giếng in màu ấy, lòng trúc ngân âm thanh ấy. Màu sắc, âm thanh chưa hẳn đã đủ nghĩa lý, nhưng độ trung thực thì hoàn toàn có thể tin.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một truyện tình. Tác giả đã thuật lại mọi diễn biến thành một pho sử riêng của mối tình đôi lứa, đậm sắc thời đại. Cách viết truyện đã ra ngoài truyền thông truyện cổ, truyện thơ, đi vào nề nếp hiện đại. Lời văn chưa dứt hẳn lối ảnh hưởng của văn Hán và biền ngẫu, nhưng đã là một bước tiến mới. Với nội dung, hình thức ấy, lúc ra đời, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Bây giờ, nhắc lại, bao nhiêu người lớn lên thời đó đều nhớ rằng mình đã có cảm tình sâu sắc với tác phẩm ây. "Chuyện rưng rưng nước mắt và ngâm nga đến thuộc lòng các câu thơ trong sách không phải là chuyện riêng ai" (9). "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quả đã chinh phục trái tim người đọc từ Bắc chí Nam" (10).

    Màu sắc của tình yêu trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là của thời đại bấy giờ, không sao lẫn lộn. Yêu say yêu đắm nhưng là bế tắc, đó là dấu hiệu của thời đại, như trên đã nêu. Tuy nhiên, vẫn là con người của tầng lớp trên, không còn công tử, tiểu thư, nhưng là sinh viên, gái nhà quan. Xưa có cầm kỳ thi tửu thì nay đã thêu gối, dạo chơi vùng quê, nghỉ mát bờ biến, tình tự thoải mái, tự do. Kể cả những chuyện trao đổi văn chương, kẻ xướng người nối bằng thơ... hãy còn coi là những dấu hiệu tao nhã, thanh lịch của trai gái có học thức buổi ấy mà đương thời người ta rất hâm mộ.

    Tác phẩm lại viết theo lối người trong truyện tự kể lấy chuyện mình đã trải qua với ngôi thứ nhất là "tôi".

    Lối ấy hoàn toàn mới, chưa mấy ai theo, nhất là với một truyện dài. Rõ là một nét nghệ thuật học tập từ tiểu thuyết phương Tây. Đặc biệt là kết cục không có hậu là một bạo dạn mới, rời bỏ truyền thống. Thời gian trở thành một yếu tố tham gia vào nghệ thuật. Đảo lộn ngay từ đầu, bắt đầu bằng một kỷ niệm và câu chuyện đã qua. Xen vào trình tự câu chuyện lại là thời gian tâm lý đuợc sử dụng thành ký hiệu thẩm mỹ làm xúc động lòng người. Không có cái lê thê, rề rà của thời gian nông nghiệp như ở nhiều người khác, mà tình tiết sắp đặt chặt chẽ, gọn, nhanh, theo nhịp sống hiện đại.

    Lời văn đã mới, ngôn ngữ đã là ngôn ngữ nhân vật, tự nhiên, không kênh kiệu, thông thái một cách thừa thãi. Câu văn đã có tầng có bậc, các quan hệ từ đã được sử dụng cho tính lôgích sáng rõ. Hứng thú đối ngẫu, trầm bổng, réo rắt, du dương hãy còn là chỗ thời thượng nên khá được chú trọng.

    Đáp ứng được một tâm trạng xã hội, lại có khả năng nhất định hấp dẫn bằng nghệ thuật. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã xứng đáng với sự hoan nghênh nhiệt thành của tuổi trẻ thời bấy giờ. Nhưng ngay trong chỗ đáng quý ấy cũng đã sắp sẵn không ít những điều mau chóng bị vượt qua.

    Có người cho tác giả không đặt được vấn đề một cách trực diện và đánh "vỗ mặt" vào trở lực phong kiến. Ý kiến ấy hơi khe khắt về mặt nghệ thuật. Cái trực diện, cái đánh vào phong kiến, cứ nghe âm điệu chủ đạo của tác phẩm đủ thấy. Nó là âm điệu ca ngợi, nâng niu tình yêu tự do. Nói như Thiếu Sơn, tác giả đã "nói chuyện tình cho đã đời, cho người ta mê mệt" [11]. Đó là mặt tích cực của tác phẩm [...].


    LÊ TRÍ VIỄN (*)
    Tp. Hồ Chí Minh tháng VIII-1988
    Lời bạt sách TỐ TÂM. Hội nghiên cứu và giảng dạy
    văn học tp. Hồ Chí Minh xb, 1988; tr. 107-110​

    (*) Giáo sư Khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

    ______

    [1], [3], [5] Chưa rõ tác giả.

    [2] Của Tân Dân Tử.

    [4] Của Từ Trẩm Á.

    (6) Của Lamartine.

    [7] Của B.de Saint Pierre.

    [8] Của Goethe

    [9] Nghiêm Toản. Việt Nam văn học sử yếu. Nxb. Khai trí. Sai Gòn, 1968; tr. 267.

    [10], [11] Thiếu Sơn. Lời phê bình, của một độc giả. Trong Xuân Nhâm thân. Thời Võ xb, Sài Gòn, 1932. In lại dưới đầu đề Tố Tâm trong Phê bình và cảo luận. Nxb. Nam ký, Hà Nội, 1933.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/12/15
    lichan and teacher.anh like this.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link CỦA HOÀNG NGỌC PHÁCH


    [...] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Hoàng Ngọc Phách đã đặt một vấn đề hoàn toàn khác với khuynh hướng bảo vệ lễ giáo và đạo đức gia đình phong kiến của nhiều tác phẩm văn học trong thời kỳ này. Chỉ riêng trong phạm vi kịch nói, các tác phẩm Chén thuốc độcTòa án lương tâm của Vũ Đình Long, Bạn và vợ của Nguyễn Hữu Kim, Ông Tây An Nam của Nam Xương... đều phản ánh những tệ hại của xã hội do lối sống phức tạp của đương thời chúng đem lại. Xã hội đang đổi thay, "thanh niên nam nữ đòi hỏi tự do không những chỉ về luyến ái mà còn về nhiều mặt khác: còn kỷ cương phong kiến bắt đầu tan vỡ từng mảng một, thêm vào đó những cái lố lăng do chủ nghĩa thực dân đưa vào nước ta xúc phạm một cách trắng trợn những truyền thống dân tộc lành mạnh của người Việt Nam." [1].

    Ở đây nhiều tác giả dễ có sự lầm lẫn giữa yêu cầu tự do cá nhân trên đà phát triển của xã hội với những tệ hại trong đời sống ngụy trang dưới danh nghĩa đổi mới gây nên. Phê phán những tệ nạn xã hội và từ đó gạt bỏ yêu cầu đổi mới của xã hội là không đúng. Xã hội Việt Nam trong thời kỳ này đang có nhiều chuyển động quan trọng. Ý thức tư tưởng cũng từng ngày có những đổi thay. Những vấn đề về quyền tự do hôn nhân và sự gò bó nặng nề của lễ giáo phong kiến mà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đề xuất sau này lại được đặt ra trong nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Một thập kỷ trôi qua, các nhà văn đã có thể lên án mạnh mẽ hơn lễ giáo hà khắc của chế độ phong kiến. Trong tình yêu, lớp thanh niên không còn cam chịu mà đã có thể lên tiếng, trình bày, đối thoại với lớp người cản trở hôn nhân tự do của họ, thậm chí đoạn tuyệt, từ bỏ. Trong các tác phẩm Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Đoạn tuyệt của Nhất Linh cũng như nhiều tác phẩm khác, những bà Án, bà Tuần, ông Phủ... trở thành những hình tượng nhân vật bảo thủ, tàn ác. Phần đóng góp đáng kể của Hoàng Ngọc Phách chính là tiếng nói ban đầu có ý nghĩa dự báo xã hội đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một cuốn tiểu thuyết ái tình. Tình yêu say đắm của đôi trai gái dẫn đến tuvệt vọng đau thương. Bi kịch ấy thời nào cũng có và nhiều áng văn bất hủ đã được xây dựng trên những mối tình đặc biệt đó. Không kể đến những tác phẩm của quá khứ như: Tristan-Iseult, Romeo-Juliette, gần gũi hơn là câu chuyện Nỗi đau của chàng Werther của Goethe và Manon-Lesco của Prévost, tất cả đều kết thúc bi thảm. Tình yêu đắm say trong trắng của trai tài gái sắc đã vượt lên những ràng buộc của xã hội để đến với nhau trong hạnh phúc tràn dâng, nhưng cuối cùng đã bị ngăn chặn hết mọi ngả đường và bị đẩy đến bên bờ vực thẳm. Khác với những chuyện tình yêu có nhiều tình tiết éo le và cảm hứng bi đát, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một chuyện tình lãng mạn, mơ mộng, chủ yếu diễn ra trong thế giới nội tâm của hai người. Yêu nhau từ lúc trộm nhớ thầm mong đến khi gặp gỡ ý hợp tâm đầu, hai người trở thành đối tượng chiêm ngưỡng, tôn thờ của nhau. Tố Tâm yêu văn rồi đến yêu người, hai yếu tố thực hư này gặp gỡ nhau là làm cho hình bóng của văn nhân càng thêm lung linh nhiều màu vẻ [...].

    Có thể xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên trong văn xuôi ở đầu thế kỷ góp phần mở đầu cho trào lưu lãng mạn trong văn học, chất lãng mạn này ít nhiều mang tính chất tiến bộ. Nó được nuôi dưỡng bằng mạch tình cảm tương đối trong sáng của một thứ "ái tình không tà dâm", của lòng khát khao yêu đương, khát khao sống với ý thức tự do và sự khẳng định bản thể của mình. Tình cảm lãng mạn cũng đối lập với luân lý hà khắc của xã hội cũ và nếp sống hàng ngày có phần tẻ nhạt của đời sống gia đình. Thực ra những cảm xúc lãng mạn trong Tố Tâm không rơi vào ảo tưởng xa lạ. Những điều mà Đạm Thủy, Tố Tâm mơ ước cũng chính là tình cảm của nhiều người thanh niên cùng chung cảnh ngộ.

    Ngoài những đóng góp trên, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn đuợc ghi nhận về những sáng tạo của tác giả đối với thể loại tiểu thuyết. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vận dụng một lối kết cấu mới, vừa trở về theo dòng hồi tưởng, vừa tái hiện trực tiếp câu chuyện qua những chuyển đổi và sự việc sinh động. Tác phẩm có dung lượng vừa phải, không bị kéo dài và tác giả chú ý đến tính chất cân đối, hòa hợp giữa nội dung và hình thức. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng có những đóng góp trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Qua tác phẩm này, tác giả Hoàng Ngọc Phách cũng xây dựng được thành công một nhân vật tiểu thuyết có sức sống chân thực. Ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, kết hợp trong tính cách những nét vừa mới vừa cổ. Tố Tâm không theo lối sống đua chen phù hoa của thành thị, mà vẫn giữ nếp của con nhà gia giáo. Tố Tâm "bịt khăn tua đen", và đi xe bánh sắt. Tố Tâm mời Đạm Thủy miếng trầu "để mở đầu câu chuyện". Người con gái ấy trong tình yêu vừa đằm thắm vừa biết giữ khoảng cách của nghi lễ. Cuối thư gửi cho Đạm Thủy, nàng không quên một dòng chữ nhỏ "Kính dâng" hoặc “Tố Tâm báo". Tố Tâm cũng là một cô gái có những ý tưởng mới. Yêu văn thơ, trọng lẽ sống về tinh thần và một tình yêu lãng mạn tự do. Tố Tâm cũng mạnh dạn đến với người yêu qua những lần hò hẹn hoặc gặp nhau trên bãi biển trước cảnh trời nước mênh mông hay đến những miền quê có nhiều cảnh chùa chiền. Nhân vật Tố Tâm được biểu hiện khá nhất quán đặc biệt trong tình yêu. "Em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa, mà cũng không muốn yêu ai". Những suy nghĩ ấy của Tố Tâm gắn bó với mỗi cuộc đời của nhân vật. Trong một hoàn cảnh khá phức tạp và căng thẳng khi người chồng bắt được lá thư của Đạm Thủy gửi cho Tố Tâm, Tố Tâm vẫn bình tĩnh và chân thực trả lời: "Tôi được làm bạn với cậu bởi đôi bên bác mẹ bằng lòng mà cũng bởi ân xưa nghĩa cũ của hai nhà đi lại. Tôi không được biết cậu mà cậu cũng chỉ mới biết mặt tôi. Hai ta chưa có chút gì là thương yêu mà cũng không có lòng gì ghen ghét. Tôi xin thưa thực cùng cậu cõi lòng tôi đưa gửi cho Đạm Thủy đã ba bốn năm nay rồi, chỉ vì một chuyện riêng mà hai bên không thể kết duyên được. Tôi về hầu cậu là bởi tôi vâng lời mẹ tôi lúc vạn tử nhất sinh, tôi thương mẹ tôi nên không dám trái lời, thành để thiệt đến cậu, tôi phiền đến cậu là tôi không thể yêu được hai người, mà cũng không lòng nào mà yêu như vậy; tôi cũng biết là tôi có lỗi nhưng cậu là nguời có học thức hẳn cậu cũng biết cái nỗi éo le của lòng người, tôi vẫn muốn quên những chuyện xưa để xử với cậu cho đôi đường trọn vẹn, thôi thì hầu hạ cậu như một người tôi tớ, không dám nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng cho trọn một đời tôi. Nhưng tôi chỉ khiến đuợc lòng kính mà không khiến đuợc lòng yêu. Lòng tôi thực thì xin cứ thực mà thưa. Nếu cậu hiểu đến khuất tình của tôi, cho tôi là một thiếu nữ quá chung tình thì tôi xin cảm lòng, nếu xét theo lối thường đời cho là một gái nguyệt hoa thì tôi cũng vâng chịu".

    Đoạn văn trên là một trong những đoạn hay nhất trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, con người từ tốn và hiểu biết, tấm lòng chung tình và chân thực của Tố Tâm bộc lộ rõ qua những câu nói như tuyệt vọng mà vẫn thẳng thắn, vững vàng. So với Tố Tâm, Đạm Thủy chỉ là một cái bóng mờ nhạt [...].


    HÀ MINH ĐỨC Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trích "Lời giới thiệu" sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988.​

    _____

    (1) Vũ Ngọc Phan. Những năm tháng ấy. Nxb. Văn học, Hà Nội, 1988; tr. 225.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giáo sư Khoa báo chí Đại học quốc gia và Viện Văn học.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/12/15
    teacher.anh thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    TỐ TÂM VỚI THẾ HỆ CHÚNG TÔI


    Cái duyên của bác Song An với tôi, kể cũng thật lạ. Từ thuở đầu xanh, bác Song An đã giúp cho cùng gào thét trong nỗi thống khổ của tuổi trẻ đến tưởng như tuyệt vọng trong hai câu thơ Nguyễn Công Trứ: "Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo". Đến năm bác về, tôi được đọc lời điếu tiễn bác tạ cái ơn ấy! Nay nhân kỷ niệm 90 năm sinh bác Song An, ngày kỷ niệm đầu tiên đưa bác đi mãi trên vinh quang đời đời của sự nghiệp sáng tạo, tôi lại được nói mấy lời nhớ lại. Chẳng là duyên nợ lắm sao!

    Nhớ lại ngày tiểu thuyết Tố Tâm ra đời, một lớp người cầm bút như chúng tôi bấy giờ vào quãng mười tám đôi mươi vào đời, cuộc sống xung quanh đương ngổn ngang chuyển động, trong khi đó, giông bão những khát vọng của lứa tuổi. Tố Tâm là thế nào trong đời sống tư tưởng chúng tôi, là thế nào trong suy nghĩ, trong những chập chững bước đầu cầm bút của chúng tôi lúc ấy.

    Tố Tâm không phải là cuốn tiểu thuyết kiểu mới đầu tiên ra đời bằng quốc ngữ. Trước và sau Tố Tâm, vô số những truyện, nhiều truyện mà chỉ kể tên cũng có thể thấy được nội dung phần nào na ná Tố Tâm, nào những Mồ cô Phượng, Tình là dây oan, Tuyết hồng lệ sử, Kim Anh lệ sử, kể cả tiêu thuyết có vẻ "tân thời" như Người quay tơ của Nguyễn Tường Tam, nhưng tất cả những cái đó chỉ là sách đọc lúc rỗi, câu chuyện nhàn sầu, như người ta thường nói thế lúc bấy giờ.

    Giữa khi ấy, xuất hiện tiểu thuyết Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách. Cũng là một áng văn chải chuốt, cũng lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu kiểu văn chương thời thượng. Nhưng trong hình thức câu văn đối chọi vẫn bao hàm một câu chuyện thống thiết, một nội dung chủ đề có tính tố cáo mạnh mẽ. Mối tơ duyên ngang trái của đôi lứa nhân vật trong truyện cùng với bao nhiêu éo le đau khổ với những ước vọng, những khao khát đến một chân trời khác nào đó, dẫu là "kiếp sau" nhưng nhất định không phải là nơi bể khổ này. Tố Tâm phơi bày mạnh mẽ, lên án mạnh mẽ sự ngang trái kia và khi người đọc động tâm thương người trong truyện, tức là đứng về phía người trong truyện, phía lẽ phải.

    Sự khơi gợi ấy của tiếu thuyết Tố Tâm, nỗi oan khuất ấy là một tiếng nói phủ nhận cái lễ giáo phong kiến muôn đời. Ngày nay, trong xã hội chúng ta, quan niệm tự do yêu, tự do lấy của lứa tuổi thanh niên được xã hội công nhận và pháp luật bảo đảm, trong thảnh thơi ấy, các bạn khó lòng cảm nhận biết được tiếng kêu thương của Tố Tâm, mặc dầu các bạn có thể thấu hiểu được đấy là bản án kết tội xã hội thời ấy.

    Lứa tuổi chúng tôi lúc ấy nhận thức được tiểu thuyết Tố Tâm là như thế. Tôi nghĩ công cuộc xây dựng tư tưởng ở mỗi con người thường trải từng lúc, từng khúc, có vật vã, có quanh co, nhưng cứ được rèn giũa theo thời gian. Với tôi, trên đường trau dồi tư tưởng sáng tác, tinh thần và nội dung tiểu thuyết Tố Tâm là một quãng khám phá quan trọng trong bước đầu cầm bút.


    TÔ HOÀI*​
    ______

    [*] Nhà văn, phát biểu trong Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Hoàng Ngọc Phách, 1986.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/3/20
    teacher.anh thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này