TH-Khác Triết học Marx - Lenin

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi 4DHN, 22/10/14.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bộ giáo dục và đào tạo

    Giáo trình Triết học Mác - Lênin

    (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)

    (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)


    Đồng chủ biên:

    GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui

    Tập thể tác giả:

    PGS. TS. Vũ Tình

    PGS.TS. Trần Văn Thụy

    GS, TS. Nguyễn Hữu Vui

    GS, TS. Nguyễn Ngọc Long

    TS. Vương Tất Đạt

    TS. Dương Văn Thịnh

    PGS, TS. Đoàn Quang Thọ

    TS. Nguyễn Như Hải PGS,

    TS. Trương Giang Long

    PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu

    TS. Phạm Văn Sinh

    Th.s. Vũ Thanh Bình

    CN. Nguyễn Đăng Quang

    Mục lục

    Phần I

    Khái lược về Triết học và lịch sử Triết học

    Chương I. Khái lược về Triết học

    Chương II. Khái lược về lịch sử Triết học trước Mác

    Chương III: Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác - Lênin

    Chương IV: Một số trào lưu Triết học phương Tây hiện đại

    Phần II

    Những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin

    Chương V: Vật chất và ý thức

    Chương VI. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

    Chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

    Chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

    Chương IX: Lý luận nhận thức

    Chưong X: Hình thái kinh tế - xã hội

    Chương XI: Giai cấp và dân tộc

    Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội

    Chương XIII: ý thức xã hội

    Chương XIV: Quan điểm Triết học Mác - Lênin về con người
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 22/10/14
  2. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Nếu vật chất quyết định ý thức thì tại sao miền Bắc nghèo và lạc hậu, lại chiến thắng miền Nam giàu có và trù phú. Không phải là lúc đó tinh thần đã quyết định vật chất?

    Và mới đây là Kobani, dân quân người Kurd, thua kém về nhiều thứ nhưng vẫn cố thủ Kobani. Nếu không phải là tinh thần chắc họ như lính Syria ra đầu hàng và chết mất rồi?
     
    laithanhtuan, Zhiqiang and 4DHN like this.
  3. thomas

    thomas Lớp 8

    Chính quyền miền Nam thời đó cũng sống dựa vào viện trợ Mỹ chứ có giàu có, trù phú chi đâu. Bạn phải đọc tập du ký "Phương Đông lướt ngoài cửa sổ" của Paul Theroux để xem Mỹ đã đem con bỏ chợ, và cuộc sống ở miền Nam Việt Nam thời đó khi Mỹ đã bỏ đi là như thế nào (dưới cái nhìn của một nhà báo Mỹ).
     
  4. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Mình chưa xem 'Phương Đông lướt ngoài cửa sổ", chỉ xem những giá trị kinh tế thời đó, và những gì cha mẹ, ông bà kể lại thôi. Hihi tất nhiên là phải so với miền Bắc. Rõ ràng là miền Bắc nghèo hơn rất nhiều rồi.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    laithanhtuan thích bài này.
  5. thomas

    thomas Lớp 8

    Trong link bạn đưa cũng nói rõ, mình trích lại vài đoạn:

    "Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Một đặc điểm khác là sự lũng đoạn đáng kể của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế."

    Giai đoạn 1969-1975

    Kinh tế trở nên khó khăn do tổng cầu giảm sút đột ngột (hậu quả của việc quân đội Mỹ và đồng minh rút dần). Thâm hụt ngân sách thêm gia tăng bất chấp việc thu ngân sách nội địa và viện trợ kinh tế của Mỹ nhiều hơn mà lý do là chính quyền phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn. Lạm phát tiếp tục ở mức phi mã. Năm 1970, tỷ lệ lạm phát (tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng tại Sài Gòn áp dụng cho tầng lớp lao động) lên tới 36,8%. Năm 1973, tỷ lệ lạm phát là 44,5%. Những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, 1973-1975, các chính sách hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước được triển khai. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu không giảm, thậm chí còn tăng.

    vào những tháng cuối năm 1972, khi chiến cuộc tạm lắng, tình hình lại trở nên khá hơn, và nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong vài tháng. Nhưng không lâu sau đó, Mỹ cắt giảm một nửa viện trợ, cùng với đó là cuộc Khủng hoảng dầu lửa 1973, kinh tế Việt Nam Cộng hòa vốn phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nên lại lâm vào suy thoái. Giai đoạn 1974-1975, giá cả tăng vọt, nền kinh tế lâm vào đình đốn với mức tăng trưởng âm 5%, lạm phát vượt mức 200%. Lợi tức bình quân đầu người tại miền Nam vào năm 1971 là 200 USD/năm, vào thời điểm đó là xấp xỉ với Thái Lan, gần gấp rưỡi Ấn Độ và hơn Trung Quốc 25%; nhưng đến năm 1974, thu nhập đã sụt xuống còn 54 USD/năm do tiền Việt Nam Cộng hòa bị mất giá gần 4 lần so với USD (bởi khủng hoảng kinh tế, lạm phát và việc Mỹ cắt giảm viện trợ).

    Tóm lại, bạn nên đọc "Phương Đông lướt ngoài cửa sổ". Diễn đàn mình có ebook đấy.

    À mà còn cái duy tâm với duy vật, mình dốt triết quá nên không tranh luận được. Nhưng mà hoạt động tuyên truyền có gọi là áp dụng chủ nghĩa duy tâm không nhỉ?

     
  6. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Mình không phản đối ý kiến của bạn là miền Nam có Mỹ viện trợ nên mới giàu có. Mình chỉ so sánh miền Nam với miền Bắc cùng thời điểm lúc đó thôi. Ai giàu hơn? Nếu bạn nói rằng miền Bắc giàu hơn về kinh tế thì mình chào thua.
     
    laithanhtuan, thach239 and tamchec like this.
  7. Latiku

    Latiku Lớp 3

    "Vật chất quyết định ý thức", thầy mình đưa ra ví dụ như vầy Hai vợ chồng cưới nhau nghèo khó, không đủ no thì cuối cùng cũng tan vỡ. Vì thế thầy bảo "một túp liều tranh hai trái tim vàng" là không bao giờ có. Lúc đó nghĩ thầy nói đúng không đủ no sao mà lo yêu được. :)
    Hay các nhà khoa học Việt Nam không bao giờ trở về làm việc tại Việt Nam vì lương ở Việt Nam không đủ sống. Thầy cũng bảo ông bà ta có câu "có thực mới vực được đạo" đấy.
    Đảng miệng thì bảo theo Mác-Lênin nhưng làm thì ngược hoàn toàn? Khen thưởng thì cho cái bằng khen và 200k là hãnh diện lắm rồi. Hay đơn giản nhiều bạn nói thà đất nước nghèo khổ mà độc lập tự do thì dù chết hàng triệu người cũng chẳng sao. Vậy là "ý thức quyết định vật chất" nhỉ? Hay các bạn Đảng viên cho rằng nếu 1 nhà lãnh đạo của đất nước mình làm sai, chỉ cần xin lỗi, tự phê bình trước dân là được rồi hoặc là đời sau sẽ phê phán người đó, còn hình phạt về vật chất là không cần thiết.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  8. thomas

    thomas Lớp 8

    Hì, ở đây mình muốn bác bỏ cái kết luận của bạn dựa vào việc miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu mà vẫn chiến thắng miền Nam là tinh thần quyết định vật chất đó thôi. Vì cả 2 bên, bên thì bị chiến tranh tàn phá, 1 bên thì phụ thuộc kinh tế, viện trợ từ bên ngoài. Khi miền Bắc đem quân vào Nam, thì kinh tế miền Nam cũng rệu rã rồi. Kết luận như bạn e là hơi vội.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  9. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Chủ đề thú vị đấy, nhưng hơi rộng. Để tối về có máy tính sẽ chém :cool:
     
    nguyenminh2301, laithanhtuan and 4DHN like this.
  10. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Mình cũng cùng thắc mắc giống thomas, không hiểu một người theo chủ nghĩa duy vật (hay duy tâm) thì áp dụng như thế nào.
    Hay duy tâm, duy vật chỉ là tiền đề để xây dựng học thuyết của họ, rồi cái học thuyết đó mới áp dụng trong đời sống xã hội(kinh tế, chính trị...).

    Thêm một câu hỏi nữa: Không biết có phải mọi người đang "hẹp hóa" khái niệm vật chất và ý thức ở đây không?
    Vì thấy ví dụ hay ngầm coi vật chất là "tiền". :D
    Mình thì nghĩ vật chất ở đây là bao gồm toàn bộ thế giới vật chất tồn tại độc lập bên ngoài ý thức. Duy vật ở đây nghĩa là tin tồn tại một thế giới như vậy. Mình cũng không dám tin một thế giới mà không có mình trong đó, thế thì buồn lắm.

    Nhiều nhà vật lý có lúc tưởng tiến rất gần đến "công thức" mô tả thế giới vật chất độc lập này, nhưng có vẻ còn xa lắm.
    "Điều mà ta quan sát thấy không phải tự tính đích thực của thiên nhiên mà là thiên nhiên hiện ra dưới cách vấn hỏi của ta". (Heisenberg)

    Hoặc là mình đang hiểu sai. :(
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/14
    Zhiqiang, laithanhtuan, 4DHN and 2 others like this.
  11. Latiku

    Latiku Lớp 3

    hihi mình hiểu ý của bạn rồi, tức là miền Bắc thừa cơ miền Nam vật chất giảm (kinh tế rệu rã) mà tấn công. Nên chiến thắng? Cho nên là vật chất đã quyết định ý thức. Làm quân miền Nam không có ý chí chiến đấu nên thua?
     
    laithanhtuan and 4DHN like this.
  12. superlazy

    superlazy Lớp 5

    @4DHN: Duy vật đúng hay duy tâm đúng? Câu hỏi này thì quá mênh mông (chưa nói trên diễn đàn mình chắc cũng có nhiều người dở môn này :D). Nếu nói về mặt triết học thì các nhà khoa học suốt hàng bao thế kỷ vẫn còn tranh cãi đến giờ chưa dứt. Có một câu trong giới khoa học đại ý nói là ít tri thức khoa học thì tin vào CNDT, nhiều tri thức hơn thì tin vào CNDV, nhưng nhiều hơn nữa thì lại quay về CNDT.
    Nên mod nói đến mặt thực tiễn của mấy khái niệm ấy cho dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn. Duy vật, duy tâm trong thực tế hiểu như thế nào? Chính quyền miền bắc dùng cách tuyên truyền ấy là duy tâm ư?

    @Latiku: mình không hiểu ý bạn. Ý bạn là miền bắc nghèo mà thắng VNCH ở miền nam là lạ? Thế còn Việt Nam đánh thắng Pháp, Mỹ và trước đây là quân phương Bắc thì thế nào?
    Mình thấy lúc đấy chính quyền miền bắc thắng VNCH chủ yếu là vì những người lãnh đạo cao nhất đã biến chủ thuyết của họ thành một thứ tôn giáo và họ truyền xuống dưới biến các cấp thấp hơn và thấp nhất là người dân thành những người cuồng tín (tin tưởng tuyệt đối và cuồng nhiệt vào lãnh đạo). Họ làm cho những người ấy biết rõ rằng mình đang làm tất cả vì điều gì?
    Còn miền nam giàu có chỉ là một người nghèo được một người giàu cho một chiếc áo đẹp mặc bên ngoài. Miền nam không có nội lực, không tự chủ về kinh tế. Nếu VNCH tận dụng cơ hội đầu tư ban đầu của Mỹ mà xây dựng kinh tế mạnh lên thay vì họ đi tham nhũng, vơ vét cho đầy túi riêng thì họ mới có thể là đối thủ của chính quyền ngoài bắc được. Nên khi bị tấn công, lại đúng vào lúc bị Mỹ bỏ mặc thì nhà nước bị sụp đổ mà miền bắc chẳng cần quá nhọc công.
     
    laithanhtuan, Latiku and 4DHN like this.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Duy vật với duy tâm và ứng dụng vào thực tiễn hiểu thế này được không?

    Trích trong truyện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đoạn Tào Tháo và Lưu Bị đang nhậu, chém gió phần phật luận anh hùng:
    ".....
    Tháo nói:

    - Vừa rồi thấy trên cành mai đã có quả xanh, sực nhớ khi trước đi đánh Trương Tú, đi đường không có nước, tướng sĩ khát cào cuống họng. Bấy giờ ta nghĩ được một kế, cầm roi trỏ hão nói rằng: Trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe thấy nói đến mơ, ai cũng ứa nước dãi, đỡ được khát nước. Nay có mơ thật, nên hái xuống mà thưởng. Vả lại rượu nấu vừa chín, cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu.
    ..."


    Rừng mơ đó chỉ có trong tưởng tượng, nhờ có nó quân Tào hết khát lại tiếp tục hành quân vượt sa mạc và anh dũng chiến đấu. Ở ví dụ này theo tôi lúc này Tào Tháo đang theo chủ nghĩa duy tâm và dùng duy tâm để đạt được mục đích của mình.

    Còn nếu Tào Tháo quẳng ra ngàn cây vàng để động viên thì khi đó Tào Tháo theo chủ nghĩa duy vật.

    Các bạn cứ mạnh dạn bàn luận đi, không ai chấm điểm đâu mà sợ. :D
     
    dokko, laithanhtuan and Latiku like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu nói về nền kinh tế của riêng mình thì miền Bắc thua xa lắc, cái này cũng có cái dở cho miền Nam là dân Bắc chịu đói triền miên quen rồi nên có thiếu thốn nữa vẫn chịu được, còn miền Nam đang sướng quen mới bị cắt tí viện trợ đã xuống tinh thần. Các bạn đừng quên Miền Nam có viện trợ của Mỹ và đồng minh thì miền Bắc có viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em, khi đang đánh Mỹ thì nguồn viện trợ cho miền Bắc vẫn dồi dào, nguồn này chỉ bị cắt sau khi giải phóng miền Nam và chúng ta có một giai đoạn gọi là Thời kỳ bao cấp, mời đọc trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (nói nhỏ chút: trong thời kỳ bao cấp này sức mạnh của chủ nghĩa duy vật và duy tâm mới thể hiện rõ :D ). Nhưng được cái là tinh thần của miền Bắc cao hơn miền Nam rất nhiều do được động viên nhiều hơn. Nếu có thể, các bạn đến Thư viện đọc lại báo chí miền Bắc hồi đó, nếu việc này khó thì chỉ cần nghe nhạc đỏ được sáng tác hồi đó và nghe nhạc mà lính VNCH hay nghe là hiểu ngay thôi.
     
    laithanhtuan, thach239, MoVo and 2 others like this.
  15. Latiku

    Latiku Lớp 3

    @superlazy ý mình là ý thức quyết định vật chất và đưa ví dụ như trên. Còn bạn @thomas không đồng ý nên phản biện lại. :D
     
    laithanhtuan thích bài này.
  16. Latiku

    Latiku Lớp 3

    haha giống như Isis đạo hồi "hãy chết vì đạo vì thánh allah sẽ có 72 cô trinh nữ đợi họ ở thiên đường" :D vậy mà nhiều người tin nhỉ.
     
    laithanhtuan and 4DHN like this.
  17. thomas

    thomas Lớp 8

    Mình đồng ý với @superlazy và có cùng thắc mắc với @tamchec. Vẫn cảm thấy là dùng ví dụ miền Bắc đánh thắng miền Nam để chứng minh cho ý thức quyết định vật chất là không ổn.

    Với lý luận này, thì mình vẫn quay về câu hỏi đầu "có phải công tác tuyên truyền là áp dụng chủ nghĩa duy tâm hay không?"

    Nếu theo cách suy luận của @Latiku thì có thể suy ra: nếu vật chất quyết định tinh thần thì thằng nào giàu hơn thằng đó thắng, thằng nào nghèo hơn thằng đó phải thua. Nhưng Chủ Nghĩa Xã Hội không phải như vậy. Huống hồ gì học thuyết này vốn lấy giai cấp công nhân làm nòng cốt, mà giai cấp công nhân lại là giai cấp hay chịu nhiều áp bức, bóc lột.

    Khái niệm "vật chất" và "tinh thần" như @tamchec nói không đơn giản như vậy. Giờ mới thấy lúc trước mình học hành không đàng hoàng. Box thảo luận này hơi giống với sinh viên lần đầu tiên học triết, lần đầu biết đến "duy vật", "duy tâm". Mới hay diễn đàn mình không có cao nhân, hoặc là cao nhân vẫn còn chưa lên tiếng.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là tôi đang nghĩ thế đó bạn. Và tôi đang nghĩ là trong điều kiện chiến tranh áp dụng chủ nghĩa duy tâm thì tốt hơn duy vật, còn trong hòa bình, khi mà cần phải áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản trị kinh doanh... để làm ra và kinh doanh sản phẩm thì áp dụng chủ nghĩa duy vật sẽ tốt hơn.

    Giá mà trong trường đại học, thậm chí trong trường phổ thông học sinh, sinh viên đươc quyền phát biểu quan điểm của mình thì hay biết bao nhiêu. Sẽ vẫn chấm điểm nhưng không phải là nói có giống sách không, mà chấm về cách lý luận như thế nào để bảo vệ quan điểm của mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/14
    laithanhtuan, MoVo and tamchec like this.
  19. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái con người chưa nhận thức được mà thôi.

    Nếu nói con người bất khả tri là 1 quan niệm phản động, phản khoa học. Quan điểm này xưa và nay chưa bao giờ có cơ sở để chứng minh cho tính đúng đắn mà nó nêu ra. Chỉ thấy nó chứa đựng tính vô lý của nó mà thôi.

    Rõ ràng con người có thể nhận thức được thế giới khách quan từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa biết đến biết... Thế mà có người lại bảo rằng bất khả tri là hoàn toàn sai lầm.
     
    Last edited by a moderator: 23/10/14
    laithanhtuan thích bài này.
  20. loan

    loan Lớp 1

    Gởi lời chào các bạn đang sôi nổi tranh luận về triết học Mác lenin, mình người hai lần nhận điểm 4 môn nguyên lý Mac lênin, xin được có đôi lời cùng những bạn không tin vào tư tưởng này hãy bình tĩnh và ngừng tranh luận, nhường đất lại cho những người tin và cố tin triết học Mac Lenin. Bởi càng tranh luận chúng ta lại vấp phải vấn đề nhạy cảm, các bạn nên nhớ mình đang sống ở một nền dân chủ nhưng là dân chủ tập trung. Thời đi học mình cũng rất bối rối khi mấy năm trước đọc sách của chị gái nói kinh tế hàng hóa là con đẻ của chủ nghĩa tư bản sản sinh ra giá trị thặng dư. Mấy năm sau thì được dạy rằng kinh tế hàng hóa là tinh hoa của nhân loại.Môt xã hội mà "Làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu" thì quá tốt đối với mình , một người năng lực làng nhàng, không tiền vốn .không có đầu óc tổ chức sản xuất, nhưng nhu cầu hưởng thụ chẳng thua kém ai. Chứ như bây giờ chả ai chịu bỏ tiền vôn ,bỏ chất xám của họ tạo công ăn chuyện làm cho mình xong lại chia đều lợi nhuận cho mình.Mình có anh bạn suốt ngày kè kè sách của Khổng Tử coi đó là sách thánh hiền , làm kim chỉ nam cho bản thân , vậy mà cách hành xử hàng ngày của anh ta không hề có hơi hướng nhũng điều Khổng Tử dạy, hay sách Khổng Tử chỉ là vật trang sức để cho anh ta thể hiện mình. Chúng ta đang ở trong thời kỳ bùng nổ thông tin mà, chúng ta lại có hai con mắt để nhìn, một chút đầu óc để suy ngẫm, chúng ta biết đó nhưng nói ra thật không dễ. Nên một lời khuyên chân thành từ mình hãy dừng lại cuộc tranh luận này để thời gian quí báu dành cho niềm đam mê khác thiết thực và có ích với mình hơn. Thật lòng đó mong các bạn hiểu cho mình, đừng trách mình sao dông dài nghe. Cám ơn các bạn nhiều.
     
    acbarmanc, Zhiqiang, dokko and 5 others like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này