Truyện dài [Truyện kinh dị] Việt Ma Tân Lục - Nhóm 4.0

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi Nhom4.0, 11/11/19.

Moderators: nhanjkl
  1. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Vân Vân chần chừ không bước vào nhà ngay, đảo mắt qua lại giữa cánh cổng khu biệt thự với tấm biển báo đặt tại khu vực cấm. Vân Vân quay sang Hoàng Anh, thở hắt một hơi.

    - Thầy Lang Trượng nói em thu hút âm khí dù đốt ngón tay cái đã mất là do anh ở bên cạnh. Hẳn người đàn ông đó cũng có thể nhìn thấy anh mà không cần khai quang.

    - Nếu em đã suy nghĩ lại... và muốn anh biến mất… - Hoàng Anh ngập ngừng.

    - Không! Em đâu có nói em suy nghĩ lại! Em giữ anh bên cạnh tạm thời là em nói thật! - Vân Vân gắt gỏng.

    - À… vậy anh không nói gì nữa.

    - Ít ra, anh có thể kể cho em về kiếp trước của em với anh.

    - Bây giờ á?

    - Đúng! Bây giờ! - Cô đứng chống hông.

    *

    Kiếp trước của Vân Vân và Hoàng Anh sống cách thời điểm hiện tại khoảng một trăm năm đổ lại. Hoàng Anh là con trai út độc nhất của một gia đình khá giả, giàu có nhất nhì làng tiện gỗ Nhị Khê ở Hà Nội. Hoàng Anh có vẻ ngoài ưa nhìn, giọng nói và cử chỉ nho nhã, nên hiển nhiên bao thiếu nữ trong làng đều đem lòng thầm thương trộm nhớ. Tuy đến tuổi cập kệ, thầy u sốt ruột thúc con trai yên bề gia thất, Hoàng Anh vẫn không ưng ai. Không phải anh kiêu căng kén chọn, mà đơn giản chỉ là muốn tìm người thật sự tâm đầu ý hợp và hết lòng vì anh.

    Vì là con trai duy nhất, thầy u Hoàng Anh không đồng ý để anh rời làng đi đâu xa, năm tháng quanh quẩn trong ngôi nhà rộng lớn và thuộc mọi con đường trong làng. Ở rìa ngoài ngôi làng, dân tình đồn thổi có một gia đình kỳ quặc sinh sống, không ai dám tới gần. Gia đình ấy chỉ có hai mẹ con chui lủi dưới nếp nhà tranh lụp xụp. Bà mẹ, tên Ban, mặt mũi lúc nào cũng nhem nhuốc, tính tình điên dở, cứ thấy người khác đến gần là hét lớn và đe dọa khiến người ta sợ hãi bỏ chạy. Thường ngày, bà Ban cứ ngồi nói chuyện một mình với cái tên Tự - người chồng đã mất của bà, nhưng nhiều khi, người ta lại thấy bà hoàn toàn tỉnh táo, còn biết mang đồ ra chợ đon đả bán hàng.

    Con gái của bà Ban là Cát, hiền lành ít nói, chăm chỉ làm lụng nhiều việc lặt vặt để nuôi sống gia đình. Hoàng Anh bản tính nhân hậu, thường lén thầy u đem gạo cho Cát. Dù cô nhiều lần từ chối, Hoàng Anh vẫn một mực giúp đỡ. Mỗi lần Hoàng Anh đến, Cát không bao giờ mời anh vào nhà, thậm chí còn khóa trái cửa, không cho cả bà Ban ra ngoài.

    Đúng hôm ấy, Hoàng Anh qua nhà Cát, nhưng cô lại đang ở ngoài chợ, có mỗi bà Ban ở nhà. Bà Ban hé cửa, nhìn Hoàng Anh cười tủm tỉm rồi mời anh vào nhà chơi. Bà Ban nhiệt tình, hiếu khách, chẳng điên dở như người ta đồn, nên Hoàng Anh không có chút ấn tượng xấu nào. Ở sau ngôi nhà của bà Ban có một cái lán nhỏ tồi tàn bị khóa trái, cây cối mọc bao quanh.

    Bà Ban mời Hoàng Anh ngồi chơi, bà chạy ra sân sau một tẹo. Thái độ bà Ban hí hửng kỳ lạ, Hoàng Anh tò mò lén đi theo xem sao. Bà Ban mở cửa cái lán, chui tọt vào trong. Hoàng Anh bước chân khe khẽ, ở ngoài lắng nghe; bên trong, bà Ban nói cười vui vẻ một mình. Hoàng Anh ngó qua khe cửa, thấy không gian trong cái lán ngập một màu đỏ, chính giữa có một cái ban thờ nhỏ, xung quanh là những bó rơm buộc thành hình người và những tờ giấy viết chữ loằng ngoằng giống bùa chú dán bừa bộn.

    Hoàng Anh hơi rợn người, định lùi về nhà chính thì bà Ban xộc ra, miệng cười toe toét, trên tay cầm một cái kéo rỉ. Chưa kịp hiểu gì, bà Ban đã nhảy bổ tới Hoàng Anh, túm tóc anh cắt mất một lọn, miệng liên hồi kêu “Giống quá! Giống quá!”. Lấy được lọn tóc của Hoàng Anh, bà Ban nhảy ngược lại vào trong lán, giật một lá bùa, gói lọn tóc vào, rồi cứ thế lẩm bẩm. Hoàng Anh bị sốc, tính chạy đi nhưng một thế lực vô hình nào đó đã kéo chân anh ngã sấp mặt, không cho anh di chuyển về phía trước, thậm chí còn kéo ngược anh trở vào trong lán.

    - Ông Tự, ông về với mẹ con tôi đấy à?

    Bà Ban vừa cười nói vừa nhảy múa vòng quanh Hoàng Anh, mắt nhìn vô định.

    - Ông Tự ơi, ông xem này! Chàng trai giống hệt ông hồi trẻ! Ông lấy thân xác cậu ta rồi về với nhà đi! Nhà mình sắp được đoàn tụ rồi! Cát nhà mình nhớ ông lắm!

    Hoàng Anh bị lật ngửa. Anh thấy ngộp thở, như có ai hay cái gì đang đè nặng xuống lồng ngực. Rồi, hiện ra trước mắt anh là một người đàn ông da đen thui, giống như bị lửa thiêu vậy. Ông ta cố gào lên, nhưng phần khoang miệng trống rỗng - ông ta đã bị cắt lưỡi và nhổ toàn bộ răng khỏi hàm. Hai trũng mắt rỗng toác, song anh cảm tưởng ông ta đang nhìn thẳng vào tâm hồn mình.

    Ngay khi bàn tay gầy gò, xương xẩu kề cổ Hoàng Anh, văng vẳng điệu cười hoan hỉ của bà Ban, Cát chạy về, ẩy bà ngã sõng soài, giằng co giật lá bùa ra khỏi tay bà. Một hồi, Cát lấy được lá bùa, quát mắng bà Ban, rằng nếu bà dám lại gần, cô sẽ xé lá bùa. Tuy nhiên, Hoàng Anh ở bên cạnh đã không còn là Hoàng Anh - ánh mắt lờ đờ, còn mỗi lòng trắng, miệng há ra, chảy nước miếng. Bà Ban ngoác miệng cười, lay lay Hoàng Anh.

    - Ông Tự, ông về rồi đúng không? Ông về với mẹ con tôi rồi!

    Cát thất thần, vội xé luôn lá bùa thành từng mảnh vụn. Bà Ban hoảng hốt, bò xuống đất nhặt nhạnh.

    - Đồ bất hiếu! Bố mày về với mày mà mày dám làm thế à?! Ối giời ơi! Con với cái!

    Cát không nói gì, chỉ biết thở dài khi người tốt như Hoàng Anh lại lâm vào cảnh này. Cát vốn không tự hào về gia đình mình bởi thời còn sống, bố cô hành nghề trừ tà, cuối cùng vì cám dỗ mà sa đọa đi theo tà thuật, luyện bùa ngải hại người. Bà Ban không phản đối, trái lại còn ủng hộ, giúp đỡ chồng tu luyện. Lúc bị phát giác, người ta tra tấn ông Tự và đốt nhà đòi trả thù. Bà Ban và Cát may mắn trốn đi được, nhưng bố cô chịu cảnh chết cháy. Lúc trốn đi, bà Ban kịp cầm theo vài món đồ quan trọng của chồng; từ bấy, bà luôn ám ảnh với việc phải triệu hồn chồng về.

    Cát và mẹ phải chuyển nhà liên tục chỉ vì mong muốn bệnh hoạn của bà Ban, sợ người trong làng biết sẽ không để họ sống yên ổn một ngày. Hôm nay sơ suất, Hoàng Anh đến lúc Cát vắng nhà, không kịp ngăn chặn hành động điên rồ của mẹ. Âm khí của ông Tự đã nhập vào Hoàng Anh, tuy chưa điều khiển được hoàn toàn cơ thể nhưng bản thân Hoàng Anh cũng khó lòng trở về trạng thái tỉnh táo ban đầu.

    Cát giật hết các lá bùa trong cái lán của bà Ban, xé tan nát, mặc cho bà nằm lăn ra khóc lóc van xin. Cô dìu Hoàng Anh về tận nhà và giải thích tình hình cho thầy u Hoàng Anh. Nghe xong, thầy u đều oán trách, đánh đập và đuổi Cát. Khi trở về, Cát bàng hoàng thấy bà Ban đã đập đầu vào cây tự sát, trên tay vẫn còn nắm chặt mấy mảnh bùa bị xé rách. Đỉnh đầu bà rách toạc, máu túa ra, mắt trợn lên và miệng thì há hốc. Cát đau đớn khóc lóc, lặng lẽ làm ma chay cho mẹ, rồi cũng đốt luôn cái lán của bà.

    Về phần Hoàng Anh, anh rơi vào trạng thái thực vật, giờ không cô gái nào trong làng dám ngó ngàng và mơ tưởng. Thầy u Hoàng Anh mời thầy này thầy nọ về, nhưng mấy người đó pháp lực không đủ địch lại tà thuật của ông Tự, đành bó tay ra về hết. Lúc này, Cát kiên nhẫn đến nhà Hoàng Anh, xin thầy u cho mình được ở bên chăm sóc và chữa trị cho anh, bởi dù sao ông Tự cũng từng là một người tốt, cô ít nhiều hiểu biết về công việc của bố. Đường cùng, họ đồng ý cho Cát ở lại, ngày ngày túc trực bên Hoàng Anh. Lâu dần, thầy u Hoàng Anh thay đổi thái độ, không còn gắt gao với Cát; họ bắt đầu động lòng trước nỗ lực cứu người của cô.

    Sau một hai tháng, tình trạng của Hoàng Anh tiến triển rõ rệt - anh bắt đầu cử động lại được, nói chuyện và ăn uống bình thường, vẫn nhớ mọi người trong nhà. Ngặt nỗi, thể trạng anh bị chướng khí bám tụ quá lâu nên giờ rất yếu, khó sống lâu được. Hiểu tình trạng của mình, Hoàng Anh sẵn sàng chấp nhận, đồng thời cảm động vì Cát đã dành không ít thời gian chăm lo cho mình. Anh xin thầy u được lấy Cát. Ban đầu, Cát cảm thấy có lỗi nên từ chối, song Hoàng Anh quá đỗi tốt bụng, sẵn lòng bỏ qua quá khứ vì cho rằng bố mẹ cô mới là người xấu, không phải cô. Năn nỉ lâu ngày, cộng thêm những lời động viên của thầy u Hoàng Anh, Cát cuối cùng cũng đồng ý.

    Hoàng Anh sống được thêm vài năm hạnh phúc rồi mất; từ sau đó, Cát cũng không tái giá, ở vậy nuôi con đến lúc mất vì bệnh tật. Do lòng còn thương cho số phận của Cát, Hoàng Anh không muốn siêu thoát, luôn đi theo Cát ngầm bảo vệ và phù hộ cho cô. Chấp niệm trở thành thói quen, Hoàng Anh cứ đi theo Cát sang tận kiếp sau là Vân Vân. Khi đầu thai, thấy người mình yêu thương mắc vào lời nguyền của ma quỷ, Hoàng Anh càng không nỡ rời đi.

    *

    - Mẹ em kể, hôm đó có một vệt máu đã dẫn mẹ tìm thấy em trong khu vực cấm, nhưng quay lại thì không còn nữa. Còn cả lúc ở nhà thầy Đông, em đột nhiên thoát được khỏi ông ta. Có phải đều là anh không?

    Hoàng Anh nhún vai, gật đầu xác nhận.

    - Vậy phải cảm ơn anh rồi! Nếu không có anh, hẳn em đã bị ông ta vùi sâu xuống lòng đất.

    - Hiện tại, ông ta không thể lôi kéo em, nhưng ông ta vẫn có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến tinh thần của em.

    - Em sẽ vững vàng được thôi!

    Nghe câu chuyện về kiếp trước của mình, Vân Vân phần nào cảm thấy gắn kết hơn với Hoàng Anh. Giờ đây, khi cô và anh có thể giao tiếp với nhau, cô cũng sẽ an tâm hơn vì anh sẽ luôn cảnh báo cho cô nếu có một mối nguy hại sắp xảy đến.

    Vân Vân toan đẩy cánh cổng vào nhà, Hoàng Anh đứng sững lại, mặt mày cau có.

    - Anh sao thế?

    - Anh cảm nhận được… Hình như có người đang ở khu vực cấm!

    - Là ông ta phải không?

    - Không. Là người sống. Có hai người đang đi vào đó!
     
    bellrock thích bài này.
  2. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Chàng trai trẻ vuốt gương mặt trắng trẻo vẻ mệt mỏi, căng mắt nhìn những mốc đánh dấu trên bản đồ điện thoại. Bên cạnh anh, cô gái mảnh mai ngó nghiêng trong lo lắng, nước da xanh xao càng thêm nhợt nhạt khi họ đã đi một chặng đường dài mà vẫn chưa đến được đích.

    - Anh Huy, anh chắc đúng đường không? Tôi thấy chỗ này cứ sao sao ấy!

    - Đúng mà nhỉ? Tôi đánh dấu trên Google Maps đường hoàng.

    - Anh thử gọi cho bên đại lý chưa?

    - Không gọi được! - Gia Huy lắc đầu, chỉ tay vào vạch sóng đánh dấu X.

    - Ê này…

    - Hả? Sao thế, Phương?

    Lan Phương túm vai Gia Huy lay mạnh, chỉ tay về hàng cây phía trước.

    - Tôi thấy có người đi qua. Hay lại gần hỏi thử?

    - Cô chắc không? Tôi không thấy ai cả!

    - Thì… thử mới biết. Tại chúng ta đang bị lạc…

    Gia Huy tắt màn hình điện thoại, cùng Lan Phương đi tới vị trí cô chỉ tay. Họ đứng đó quan sát một hồi, còn bạo dạn đánh tiếng nhưng lại không thấy ai đáp lời. Càng đi sâu vào trong, cả hai càng cảm thấy không khí u ám, nặng nề đến khó chịu. Cây cối ở đây trông không được tươi xanh như lúc mới vào.

    - Ê, người đó kìa! - Lan Phương thì thầm, tiếp tục chỉ tay.

    Lần này, Gia Huy thấy đúng là có người thật, nhưng ngoại hình của ông ta trông kỳ dị. Hôm nay trời không mưa, vậy mà áo của ông ta ướt sũng, đôi ủng còn vướng cả rong rêu bẩn thỉu.

    Gia Huy vẫy tay lên tiếng, người đàn ông vẫn không buồn trả lời. Ông ta đột nhiên quay người bước đi, biến mất sau hàng cây và làn sương mù. Gia Huy tiến thêm vài bước, dụi mắt nhưng vẻ như anh không nhìn nhầm - ông ta đã lặn mất tăm. Anh quay người, định nói với Lan Phương thì giật mình vì Lan Phương cũng biến mất. Anh gọi lớn, nhưng xem ra không phải Lan Phương rảnh rỗi chơi trò trốn tìm, nhảy ra hù anh sợ chết khiếp. Khỉ thật! Lan Phương đi đâu rồi?!

    Chợt, Gia Huy chóng mặt. Anh ôm đầu ngã gục xuống, khung cảnh trước mắt cứ xoáy tròn vào với nhau. Nhận thức nơi đây chứa âm khí bất thường, anh lọ mọ, tay sờ ba lô tìm kiếm chiếc chuông quen thuộc. Nhưng, khi chống tay xuống đất, anh giật mình, thở hồng hộc vì cảm tưởng vừa chạm tay một đống bầy nhầy, tưởng như là da thịt đã rách toạc, bốc mùi hôi thối. Gia Huy chớp mắt liên tục; quả thực, anh đang ngồi trên một đống nội tạng đỏ ngòm bị lôi ra khỏi cơ thể con người, xếp chồng lên nhau.

    Gia Huy cuống cuồng tìm chiếc chuông, song hai tay anh đột ngột bị kéo ngược về sau. Cả người anh bị lôi đi thô bạo và trói chặt vào một gốc cây; khi anh ngẩng đầu lên, người đàn ông ban nãy đang miết cái tay móc sắt hoen rỉ ngang qua cổ và lướt lên mặt. Ông ta bước lùi lại, nhường chỗ cho người khác tiến lên.

    - Lan… Lan Phương?!

    Người đang đi từ tốn đến cạnh Gia Huy là Lan Phương, nhưng cổ của cô in vết hằn của dây thừng, thít chặt đến tím tái; trên miệng chảy đầy máu, lưỡi đã bị dựt đứt khỏi miệng.

    *

    Ở phía Lan Phương, sau một phút Gia Huy rời khỏi tầm mắt, cô cũng không tài nào thấy anh. Cô gọi lớn, giọng khản đặc, ớn lạnh vì người chẳng đáp đã đành, mà thời tiết cũng buốt giá hơn.

    Lan Phương nhanh chóng cảm nhận được âm khí tiêu cực, nhưng giây phút cô nhận ra nơi này không ổn, người đàn ông cô vừa nhìn thấy đã đi lại lững thững hết trước mặt rồi sau lưng cô. Cô quay ngang quay dọc, không thấy rõ được khuôn mặt đang bị che kín kia, chỉ để ý đến cái tay móc.

    Người đàn ông bất chợt đứng lù lù trước mặt Lan Phương, chẳng phát ra một thanh âm nào. Lan Phương suýt đâm sầm vào ông ta, may phanh lại và tức tốc lùi về sau. Cô cứ lùi, đến lúc lưng chạm một gốc cây, liền giật mình. Đang định chuyển hướng, những cành cây vòng xuống giữ chặt cơ thể nhỏ nhắn. Càng siết chặt, Lan Phương càng thấy đây không phải thân xù xì của vỏ cây. Cô tròn mắt bởi thứ đang giữ cô không còn là cái cây thông thường - một con người nhưng không đầy đủ các bộ phận. Gương mặt của người này nát bét như bị lốp xe tải cán qua, tay chân lủng lẳng rời khỏi khớp xương, song vẫn đủ sức trói chặt Lan Phương.

    Một bàn tay máu me, đã mất hai ngón tay tóm cằm Lan Phương. Bất giác, Lan Phương nhận ra Gia Huy, nhưng anh trông gầy nhom, ốm yếu và ngũ quan méo mó, lộn xộn giống như bị chắp vá lại. Gia Huy há khuôn miệng, rộng đến mức hai má rách “roẹt roẹt” về tận mang tai, ngửa nửa cái đầu ra sau gáy. Lan Phương bất động, chẳng nhúc nhích nổi nữa! Bàn tay ba ngón dính đầy bùn đất thọc vào miệng, cố tóm lấy lưỡi cô.

    “Chạy… mau… đi!”

    “Chạy… về… phía… này!”

    Nghe tiếng người gọi đâu đây, Lan Phương dường như được tiếp thêm năng lượng. Cô vùng người thật mạnh, may mắn thoát khỏi “dây trói” của cơ thể lỏng lẻo kia. Một củ tỏi lăn lông lốc dưới chân Lan Phương, cô vội nhặt lên và giữ bên người; lập tức, bầu không khí quanh cô dịu hẳn, dễ thở hơn. Phía xa xa, cô bắt đầu trông thấy bóng người đang gọi với theo.

    Người đó hất cả rổ tỏi về phía Lan Phương mà không bước xa hơn. Đành vậy! Lan Phương sẽ ôm đống tỏi vung vãi xung quanh để tìm Gia Huy. Sau vài cú ném, cuối cùng cũng trúng được vào người Gia Huy, giải thoát anh khỏi khu vực đáng sợ này. Họ cùng nhau chạy đến chỗ người lạ mặt, giờ mới bàng hoàng thấy cái biển báo to chềnh ềnh.

    - Cảm ơn… chị… - Lan Phương chống tay xuống đầu gối.

    - Hai bồ vô đó làm chi vậy? Thuê cái homestay rồi “vui vẻ” phải hơn không?

    - À không! Chúng tôi không phải người yêu. - Gia Huy xua tay.

    - Không phải bây giờ thì chắc là sau này rồi…

    - À, cảm ơn anh đã giúp tụi em! - Lan Phương quay sang Hoàng Anh.

    Gia Huy nhướn mày, không hiểu tại sao Lan Phương nói cảm ơn. Hướng nhìn của cô chĩa về phía vị cứu tinh; hơn nữa, anh vừa mắc kẹt y chang cô, nên lời cảm ơn không thể dành cho anh.

    - Ủa, bồ nhìn thấy Hoàng Anh hả?

    - Hả? Hoàng Anh là ai? - Gia Huy hỏi.

    - Anh… anh không nhìn thấy hả? - Lan Phương sững sờ.

    - Hoàng Anh là linh hồn. Đương nhiên không phải ai cũng nhìn thấy.

    Lan Phương rít lên một tiếng, không phải vì sợ mà vì vị cứu tinh của cô cũng có thể nhìn thấy linh hồn.

    - Sao hai bồ lại tới đây? Có phải kiếm homestay Pham Maison không?

    - Đúng rồi! - Gia Huy mừng rỡ.

    - Vậy ở dưới đoạn kia cơ. Nhà tôi ở đây là chủ của khu đó, coi như hai người gặp may rồi ha!

    - Nhân tiện, khu vực đó là thế nào? Lúc bọn em tới, không hề thấy biển báo nào!

    - Linh hồn ấy dữ lắm! Tốt nhất đi một nam một nữ thì đừng dan díu trong đó!

    - Đã bảo bọn tôi không phải người yêu rồi mà!

    - Nhiều thầy không dám đến giải trừ. Tôi cất công lặn lội lên cả bản làng Tây Bắc mà còn không ăn thua!

    - Thầy Lang Trượng?

    Nghe Gia Huy nói ra tên ấy, Vân Vân khựng người.

    - Mấy bồ cũng biết thầy Lang Trượng?

    - Chính thầy ấy gợi ý chúng tôi đến Đà Lạt.

    Rồi, Gia Huy và Lan Phương thuật sơ sơ lại câu chuyện của họ lúc ở nhà thầy Lang Trượng. Hóa ra họ vừa rời đi thì Vân Vân tới. Kết quả tương tự nhau, người tìm ý nghĩa trong mảnh lư hương, người tìm ý nghĩa nơi tấm mề đay và lối thoát cho lời nguyền gia tộc, nhưng cả đôi bên đều phải ngậm ngùi đi tiếp với biết bao khúc mắc chưa giải được.

    - Chị tên Vân Vân. Gia Huy và Lan Phương phải không nhỉ?

    Cả ba quyết định giới thiệu tên tuổi đàng hoàng vì có vẻ gia tộc của họ đang cùng liên quan đến những lời nguyền và phi vụ kỳ bí, đặc biệt là những ký tự kỳ lạ xuất hiện trên cả mảnh lư hương nhà Lan Phương lẫn tấm mề đay cất trong biệt thự nhà Vân Vân. Sau một hồi trò chuyện, Gia Huy đề xuất Vân Vân tham gia với hai người bọn họ, quyết đi đến cùng “chuyến phiêu lưu” này.

    Vân Vân muốn nói chuyện với mẹ trước rồi sẽ báo lại; cô mời hai người vào phòng khách ngồi uống nước và nghỉ ngơi sau trải nghiệm không mấy vui vẻ vừa nãy. Bà Thu Hiền tất nhiên lo lắng khi Vân Vân đề cập ý định đi cùng hai người lạ mặt, nhưng rốt cuộc, Vân Vân đã lớn, đốt ngón cái cũng đã mất - tai ương không thể tránh của gia tộc họ Phạm, con gái bà đã chủ động loại bỏ từ sớm. Vân Vân một lòng muốn giải quyết triệt để lời nguyền của gia đình, để những đời sau an tâm sống hạnh phúc và yên bình, không ai phải trải qua điều mà cô, mẹ, ba hay hai chị chịu đựng.

    - Hay con cầm tấm mề đay theo? - Bà Thu Hiền khoanh tay, môi mím chặt.

    - Cất ở nhà an toàn hơn mẹ ạ! Con hứa sẽ thường xuyên nhắn tin để mẹ biết con đang ở đâu hay làm chi!

    - Nhớ đấy! Mẹ sẽ đợi điện thoại của con hằng ngày.

    - Mà, mẹ còn nhớ chú út từng nói con có người bảo trợ không?

    - Có, mẹ nhớ.

    Vân Vân lén nhìn sang Hoàng Anh đang đứng ở góc phòng, mỉm cười dịu dàng với cô.

    - Con bây giờ có thể giao tiếp với người ấy, nên mẹ yên tâm, con sẽ không sao.

    *

    Vân Vân dẫn Gia Huy và Lan Phương tới khu homestay; dù sao, nhà cô còn chú út đang bệnh và vợ con chú nên không tiện để khách khứa ở lại. Chốt hạ, Vân Vân đồng ý đi theo Gia Huy và Lan Phương, và dĩ nhiên, Hoàng Anh vẫn sẽ bám Vân Vân trên mọi nẻo đường tiếp theo.

    - Thế này phải gọi là duyên số thật! Đến nơi cái đã gặp người cần gặp! - Lan Phương cười lạc quan.

    - Chị chỉ cứu mọi người hai mạng thôi, nhiều nhặn chi! - Vân Vân hất cằm. - Mà, người mà mọi người nói, chắc là nội của chị. Nội từng đến gặp thầy Lang Trượng lâu lắm rồi, nhưng ra về tay không như chúng ta nè!

    - Chúng ta coi như bắt đầu lại vậy!

    - Ba người chúng ta, có khi sẽ là một “Tổ đội bắt ma” cũng nên. - Gia Huy hào hứng.

    - “Tổ đội bắt ma”? Cậu kiếm đâu cái tên mắc cười vậy?

    - Đâu có! Hay mà! - Gia Huy chống chế.

    - Nghe cũng kiểu gì ấy?! - Lan Phương bĩu môi.

    Vân Vân bỏ ngoài tai tiếng trò chuyện của Gia Huy và Lan Phương, lặng nhìn về phía khu vực cấm. Người đàn ông đó đang đứng nhìn cô, rồi từ từ xoay người bước ngược vào trong.

    - Em chắc chưa? - Hoàng Anh ghé tai hỏi.

    - Phải thử mới biết!
     
    bellrock thích bài này.
  3. augustus1999

    augustus1999 Mầm non

    Thích bộ này ghê. Đọc rất thuần Việt
     
  4. Giang Phong

    Giang Phong Mầm non

    Hóng tập tiếp theo :3
     
  5. vuhaiyen

    vuhaiyen Mầm non

    Chưa bao giờ dám đọc ma vì sợ, nhưng lọt bộ này rồi dẫu sợ vẫn phải bám theo.
     
  6. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Giới thiệu truyện:
    Lan Phương, Gia Huy, Vân Vân tiếp tục hành trình tới miền rừng núi Tây Nguyên u tịch tìm lời giải cho những ký tự trên mảnh lư hương huyền bí.

    Mỗi đêm trôi qua, Gia Huy lại kể cho Lan Phương và Vân Vân nghe những câu chuyện ma liên quan đến nguồn gốc các bài đồng dao. Họ cũng đã gặp vô số những cảnh chết chóc rùng rợn trong truyền thuyết của người Tây Nguyên: oan hồn báo oán, và cả ma lai rút ruột…

    – Một xác người máu thịt be bét, nhầy nhụa, thân thể bị xé nát làm nhiều mảnh

    – Một đứa trẻ bụng bị rạch nát, nội tạng bị moi ra, vứt lung tung

    – Một khúc xương trắng hếu lộ ra trên đầu gối

    – Một khuôn mặt rữa ra từng tảng thịt, đôi mắt trắng dã, nhe răng cười quái gở

    – Những bộ ruột kéo lê lòng thòng chạm xuống nền nhà, tạo thành những vệt máu dài ngoằn ngoèo…

    Trong hành trình vượt qua rừng núi u linh kỳ dị, nhiều nguy nan, hiểm trở, Lan Phương – cô tiểu thư yếu ớt, có đủ sức để đồng hành cùng những người bạn của mình?

    Hãy cùng đón đọc Việt Ma Tân Lục – Tập 4, tựa Ma rừng Tây Nguyên để tìm câu trả lời.

    ***


    Gia Huy nhìn đồng hồ, mới hơn bảy giờ nhưng trong rừng đã tối om, âm u và bí hiểm. Ba người Gia Huy, Lan Phương và Vân Vân đốt một đống lửa lớn, sau đó ngồi vây xung quanh. Đêm bao trùm cánh rừng Tây Nguyên sâu thẳm, tiếng gió thổi u u rờn rợn. Lan Phương nhìn quanh, bất giác rùng mình. Đây là lần đầu tiên cô đi vào rừng hoang đáng sợ như thế này. Cô ngồi sát đống lửa, tay lăm lăm chiếc súng điện mini phòng thân. Gia Huy tiếp thêm gỗ vào lửa rồi nhanh nhẹn lấy mấy hộp đồ trong ba lô ra.

    Chuyện này là thế nào? Tại sao ba người lại ở nơi rừng hoang núi thẳm giữa đại ngàn Tây Nguyên thế này?

    Số là, sau khi rời khỏi Đà Lạt, tổ đội vừa được thành lập của bọn họ quyết định đi Tây Nguyên; nơi đây còn hoang vu, hẻo lánh, có những cánh rừng bạt ngàn thâm u và đầy những câu chuyện ma quỷ rùng rợn, chắc chắn sẽ giúp ích cho hành trình của bọn họ. Vì lẽ đó mà ba người lập tức lên đường.

    Nhưng đâu dễ để đặt được chân vào khu rừng âm u này. Bọn họ đã phải hỏi đường, đi rất sâu vào những buôn làng còn chưa từng nghe đến bao giờ. Càng đi sâu, khoảng cách giữa những mái nhà càng nới giãn ra, các buôn làng hẻo lánh, nghèo nàn, và lạc hậu.

    Họ đã bị người dân nghi kỵ, xua đuổi, phải mất rất nhiều công sức thuyết phục mới được tin tưởng đôi chút. Vì ở nơi xa xôi hẻo lánh, chỉ có một vài người biết chút ít tiếng Kinh nên bọn họ giao tiếp rất vất vả. Phải dùng đến cả ngôn ngữ hình thể, vừa nói vừa múa may chân tay mãi, cuối cùng ba người cũng biết được, sâu trong cánh rừng này có một oan hồn thường xuyên trêu chọc, dọa dẫm, thậm chí lừa gạt người ta vào sâu trong rừng thiêng nước độc, rồi không thể trở ra được nữa.

    Nghe chuyện này, cả ba đều vô cùng hào hứng, lập tức lên đường. Có một người bản địa tình nguyện dẫn họ vào rừng, nhưng chập tối người đó nhất quyết quay về buôn, không chịu ở lại đây.

    Vì nguyên nhân đó mà nhóm Gia Huy, Lan Phương và Vân Vân có mặt ở đây, trong cánh rừng thâm u đại ngàn này. Gia Huy mở một chiếc túi, lấy bánh mì và xúc xích. Anh nhanh nhẹn lấy mấy lát bánh và mấy cái xúc xích rồi đưa phần còn lại cho hai bạn đồng hành.

    - Ở đây đáng sợ quá.

    - Phương, nhìn đằng kia kìa, hình như có ai ấy. - Vân Vân khều Lan Phương.

    Lan Phương quay qua, chỉ thấy những bóng cây mang hình thù kỳ dị như đang nhảy múa, ngọn gió lạnh lẽo va vào những tán cây phát ra tiếng ù ù. Cô bất giác run lên.

    - Chị Vân Vân, đừng trêu em!

    Vân Vân cười giòn tan.

    - Em đi bắt ma mà lại sợ ma? Kể chuyện này ra người ta cười thối mũi đấy!

    - Chị Vân Vân!

    Lan Phương đỏ mặt. Đúng vậy! Từ cổ chí kim chắc có mỗi mình cô đi bắt ma mà vẫn sợ ma. Thực ra nhìn những thứ rùng rợn, máu me, không sợ mới là lạ. Gia Huy nhai lát bánh mì, mỉm cười.

    - Tại Lan Phương sống trong nhà suốt nên thế thôi, tầm mấy tháng nữa có khi còn dọa được cả ma ấy chứ.

    Cả ba người cùng bật cười. Vân Vân ngồi không thì hơi chán, nên lên tiếng.

    - Nhà Gia Huy có gì vui kể nghe coi.

    Gia Huy gãi gãi đầu. Đột nhiên nhớ ra một thứ, anh liếc nhìn Lan Phương rồi cười tủm tỉm.

    - Có chuyện ma, ai nghe không?

    Cả Lan Phương và Vân Vân đều nhìn Gia Huy. Lan Phương hỏi.

    - Sao trước giờ chưa bao giờ nghe anh nhắc đến việc nhà anh cũng bị ma ám?

    Vân Vân lập tức gật đầu phụ họa. Gia Huy xua tay.

    - Không, nhà anh không bị ma ám. - Sau khi kết thành một nhóm, ba người cũng thay đổi xưng hô cho thân mật hơn. - Khi cho anh bộ chuông, bố anh cũng đưa thêm mấy cuốn sách cổ. Có một cuốn tên là “Việt ma cổ lục” ghi chép những câu chuyện ma quái, kỳ dị của Việt Nam mình.

    - Có vẻ thú vị nhỉ? - Vân Vân hào hứng.

    - Trong đó có rất nhiều câu chuyện, nhưng ấn tượng nhất là mấy chuyện cổ theo kiểu lý giải nguồn gốc của các trò chơi dân gian, các bài đồng dao cổ.

    - Ồ! - Cả Vân Vân và Lan Phương cùng đồng thanh kêu lên, vẻ hết sức ngạc nhiên.

    - Ngạc nhiên lắm đúng không? Lúc đọc cuốn sách đó em cũng thấy ấn tượng vì có nhiều trò ngày bé cứ chơi thôi, hay những bài đồng dao có vẻ vô nghĩa nhưng có vần điệu nên cứ đọc cho vui miệng. Không ngờ trong cuốn “Việt ma cổ lục” lại ghi chép những câu chuyện rùng rợn, ma quái liên quan đến mấy thứ này.

    Vân Vân cười ồ.

    - Đục khoét tuổi thơ à?

    Nghe câu đó, Lan Phương và Gia Huy cũng bật cười theo.

    Rừng đêm tối thẫm, tiếng gió thổi u u, ánh lửa bập bùng khiến những tán lá chập chờn đu đưa trong gió. Thảng hoặc, xa xa vọng lại âm thanh u ám như tiếng cú kêu. Đột nhiên gần đó có tiếng xào xạc như tiếng bước chân người trên lá khô, Lan Phương giật bắn mình, căng mắt nhìn vào màn đêm nhưng không thấy gì cả. Rồi cô dịch người, ngồi sát cạnh Vân Vân, cố trấn an bản thân. Chẳng mấy chốc câu chuyện của Gia Huy đã cuốn hút cô, khiến cô quên đi âm thanh xào xạc như có như không kia. Câu chuyện đầu tiên mà Gia Huy kể lại từ cuốn “Việt ma cổ lục” có tên “Dung dăng dung dẻ”.

    Chuyện kể rằng, ở một ngôi làng nọ, có một cô gái nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Cô mười ba, mười bốn tuổi; vô số đám đến nhà muốn hỏi cưới, nhưng cha mẹ cô đều từ chối. Mặc dù nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn muốn cô được gả cho nơi xứng đáng.

    Một ngày kia, có một tú tài nghèo trên đường lên kinh ứng thí đã đi qua làng cô. Người này vô tình vào nhà cô gái xin nước uống. Cô gái tuổi trăng tròn xinh đẹp còn hơn vầng trăng trên trời múc cho vị tú tài nghèo một gáo nước. Nhìn cổ tay nhỏ nhắn, trắng trẻo của cô gái lộ ra khỏi ống tay áo màu nâu, trái tim tú tài biết mình đã tìm được ý trung nhân cả đời này rồi.

    Mượn cớ đi đường xa, mệt nhọc, tú tài đã xin ở nhờ nhà cô gái vài hôm. Vì có lệ đi sớm, lên đến kinh vẫn còn dư ra tầm một tháng ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, nên vị tú tài kia thầm tính sẽ xin nghỉ lại gia đình cô gái ít ngày rồi mới đi tiếp.

    Cô gái xinh đẹp, tính nết dịu dàng. Vị tú tài có học thức, tài hoa, tướng mạo ôn hòa, nho nhã. Hai người trẻ tuổi ở gần nhau sớm chiều. Cô gái ngưỡng mộ tú tài giỏi giang, uyên bác; tú tài say đắm dung nhan như đóa hoa chớm nở của cô.

    Tú tài trọ nhờ nhà cô gái gần một tuần rồi phải lên đường. Đêm trước ngày lên đường, tú tài hẹn khi nào đỗ đạt vinh quy sẽ bảo cha mẹ đưa lễ sang xin cưới cô. Cô gái thẹn đỏ cả mặt, e ấp gật đầu.

    Bẵng đi mấy tháng, đột nhiên người ta thấy cái bụng cô gái xinh đẹp nhất vùng lùm lùm. Cha mẹ tra hỏi mấy ngày trời, cô mới khai ra đó là con của vị tú tài nọ. Cha mẹ cô khóc hết nước mắt. Tú tài đó tài giỏi thì sao, nho nhã thì sao, bọn họ còn không biết quê quán người ta ở đâu?

    Họ chẳng biết một chút tin tức gì về vị tú tài đó. Người kia giờ đang ở đâu? Thi có đỗ đạt không hay thất bại rồi? Cô gái buồn bã đến võ vàng.

    Hơn chín tháng kể từ ngày vị tú tài kia rời đi, cô gái sinh ra một trai, một gái. Hai đứa trẻ đều xinh đẹp, kháu khỉnh. Cô gái mong nhớ vị tú tài nên ngày một gầy mòn. Cô cũng không dám ra khỏi nhà vì sợ ánh nhìn soi mói của hàng xóm láng giềng. Cô gái xinh đẹp nhất vùng, bao nhiêu người đến dạm hỏi đều không được, vậy mà nay chửa hoang với một kẻ không rõ tông tích. Cha mẹ cô gái cũng không còn mặt mũi nhìn ai nữa.

    Sinh con hơn một năm thì cô gái qua đời vì quá buồn bã, đau lòng. Vị tú tài năm xưa đã hoàn toàn bặt vô âm tín. Cha mẹ cô gái nuôi hai đứa trẻ. Nhưng ba năm sau, hai người cũng lần lượt qua đời. Lúc này hai đứa trẻ bơ vơ không cha không mẹ đến sống cùng cậu mợ của nó. Người cậu này là em trai của cô gái, mới lấy vợ được một năm. Mợ của hai đứa trẻ mãi chưa có con nên thấy hai đứa trẻ côi cút, không còn chỗ nương tựa thì cũng đồng ý nhận nuôi.

    Nhưng gia đình cậu mợ hai đứa trẻ cũng rất nghèo khó, nuôi miệng ăn còn vất vả nữa là thêm hai đứa trẻ. Vì vậy mà mới bốn tuổi, chúng đã phải tập quét dọn sân nhà, ra vườn nhổ cỏ, hái rau. Hai đứa trẻ trắng trẻo, bụ bẫm chẳng mấy chốc gầy còm, đen nhẻm đi.

    Cứ như vậy khoảng nửa năm, người mợ ngày càng cảm thấy khó chịu vì hai đứa cháu đằng chồng này, nhưng chị ta cũng chẳng biết tống khứ đi đâu nên dồn tất cả tức giận vào chúng. Hai đứa trẻ bé như nắm cơm suốt ngày quần quật làm việc, cơm ăn không đủ no, quần áo mặc không đủ ấm, vậy mà còn bị mợ đánh mắng suốt ngày.

    Một ngày kia, người mợ đột nhiên buồn nôn, chị ta đi nhờ người có kinh nghiệm xem giúp, sau mấy năm lấy chồng cuối cùng cũng đã có mang. Chị ta mừng lắm. Nhưng về đến nhà, nhìn thấy hai đứa trẻ lại khiến chị ta sôi máu. Bọn chúng đang ăn cơm, mặc quần áo nhà chị ta, sau này còn con chị ta nữa cơ mà? Vì vậy, hai đứa trẻ tội nghiệp lại bị lôi ra giữa nhà, bị quất tới tấp bằng roi mây xát ớt. Chúng kêu khóc ầm ĩ xin tha nhưng người mợ kia càng đánh càng điên tiết, đến mức khi cậu của chúng trở về thì mông hai đứa trẻ đã đầy máu.

    Mợ của chúng vứt cái roi vào góc nhà, quát.

    - Tối nay cho chúng mày nhịn cơm. Xuống bếp, mau!
     
    bellrock thích bài này.
  7. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Hai đứa trẻ sợ hãi dìu kéo nhau xuống góc bếp ngồi. Chúng có một cái ổ rơm ở góc bếp. Hai chị em ôm nhau khóc thút thít, mặc dù rất đau nhưng không dám khóc to vì mợ đã cấm.

    - Làm sao mà mình đánh chúng nó thế?

    Cậu của hai đứa trẻ, tên Tất, rít một hơi thuốc lào, phả khói ra rồi hỏi. Mợ của hai đứa trẻ, tên ở nhà là Mơ, nhưng từ khi lấy chồng mọi người đều gọi là chị Tất, mắt long lên sòng sọc.

    - Chúng nó đánh con mình đấy!

    - Hả?

    - Vợ chồng mình có con rồi.

    - Thật ư?

    - Ừ, bà cụ Kén nói, tôi có mang rồi.

    Cả hai vợ chồng đều vui sướng hỉ hả, quên bẵng luôn hai đứa trẻ vừa bị đánh đòn đang phải nhịn đói dưới góc bếp. Kể từ hôm đó, cậu Tất của bọn chúng mặc kệ vợ muốn đánh, mắng cháu thế nào thì đánh mắng.

    Một hôm, có một người đàn bà đi buôn bán xa về, ghé qua nhà cậu Tất. Bà ta nhổ toẹt bãi nước trầu đỏ lòm ở cổng, í éo gọi.

    - Chị Tất có nhà không?

    Chị Tất đi từ trong buồng ra, bụng đã hơi nhô.

    - Bác Gạo đấy à? Gớm! Có chuyện gì mà tìm em đấy?

    - Gớm chửa, nhà cô là may phước tám đời rồi đấy nhé!

    Người chưa thấy mặt nhưng tiếng đã theo vào. Rồi bác Gạo kể cho mợ Tất nghe, nghe đến đâu mắt mợ Tất mở to đến đấy. Bác Gạo chuyên đi buôn bán xa, sang cả các xứ khác. Không ngờ chuyến buôn lần này bác buôn một mạch lên đến tận kinh thành, phần vì cũng muốn đi xem kinh thành ra sao. Vậy mà không ngờ ở đó bác Gạo tận mắt nhìn thấy phò mã, con rể vua. Mà người này không xa lạ gì, chính là vị tú tài năm xưa ở nhờ nhà chồng mợ Tất, cha của hai đứa trẻ mợ ta đang nuôi.

    Mợ Tất nghe xong thì ngây ngẩn cả người, đến nỗi bác Gạo về từ bao giờ cũng không biết.

    - Mình, mình làm sao thế?

    Đến tận khi cậu Tất về thì chị ta mới giật mình, túm vội lấy tay chồng.

    - Mình, mình ngồi xuống đây tôi bảo.

    Chị Tất kể cho chồng nghe chuyện bác Gạo vừa nói. Sau đó hai vợ chồng thì thầm bàn bạc. Lúc ấy trời đã nhá nhem tối, hai đứa trẻ mồ côi lùa mấy con dê về. Chúng mới hơn bốn tuổi, bé và đen bằng con dê còi, vậy mà ngày nào cũng đi chăn bốn, năm con dê to hơn người. Đàn dê này là cả gia tài nhà Tất, trước đây là chị vợ đi chăn, nhưng vì dạo này người mệt mỏi nên thi thoảng bắt hai đứa trẻ con đi.

    - Tý, Cu, hai đứa về rồi hả?

    Chị Tất đon đả hỏi khiến hai đứa trẻ sợ hãi đứng nép sau con dê.

    - Mợ hỏi không có mồm à?

    - Cháu chào mợ.

    Hai đứa sợ hãi nói lí nhí. Chị Tất phát vào tay chồng một cái.

    - Đừng mắng chúng nó.

    - À, ờ.

    Từ buổi tối hôm đó, hai đứa trẻ không hiểu tại sao lại được ăn no ngày hai bữa, còn là cơm gạo trắng. Đến cậu mợ chúng còn không được ăn như vậy. Chúng cũng không phải làm gì, chỉ việc quanh quẩn ở nhà chơi ngoài sân, ngoài vườn với bẹ chuối, con cóc, con chuột.

    Chỉ mấy ngày mà hai đứa trẻ trông có da có thịt hơn hẳn. Nhìn chúng cũng trắng trẻo, sạch sẽ hơn. Bố mẹ chúng đều đẹp nên đứa con trai giống cha, con gái giống mẹ, đều xinh đẹp, đáng yêu cả.

    Một hôm, khi chúng đang buộc dây chuối vào bụng con cóc, để con cóc nhảy qua nhảy lại trong sân thì cậu chúng mang đâu về hai bộ quần áo vải bông cũ nhưng còn lành lặn, gọn gàng cho chúng mặc. Lần đầu được mặc bộ quần áo mới như thế, cả hai đứa trẻ ríu rít suốt buổi tối.

    Sáng hôm sau, cậu của chúng mang theo cái tay nải rõ to, nói sẽ dắt chúng lên kinh thành chơi. Hai đứa trẻ chưa từng đi ra khỏi làng, nghe thấy vậy thì vô cùng sung sướng. Người cậu hai tay dắt hai đứa trẻ gần năm tuổi âm thầm rời khỏi làng. Hai vợ chồng họ đã bàn tính với nhau sẽ nuôi cho hai đứa béo hơn một chút rồi đưa lên kinh thành tìm cha. Cha chúng bây giờ đã là quan to, chắc chắn sẽ báo đáp bọn họ nhiều tiền.

    Lặn lội hơn nửa tháng trời cũng đến được kinh thành, người cậu hỏi thăm đường đến phủ phò mã. Nơi đây tường cao quá đầu, có quân lính canh gác, người cậu xin gặp phò mã nhưng bị lính canh cổng đuổi đi ngay. Người cậu đành dắt hai đứa trẻ con, ăn xin loanh quanh gần đó. Lại mất gần một tháng mới có cơ hội gặp được vị tú tài năm xưa.

    Vừa nhìn một cái người cậu đã nhận ra ngay. Anh ta lập tức chạy lên, ôm lấy chân vị tú tài đó, vừa khóc vừa chỉ vào hai đứa bé mà nói. Vị tú tài năm xưa thi đỗ trạng nguyên, được vua gả con gái cho, giờ đã là phò mã, nghe thấy thế thì tái xanh mặt. Anh ta vội kéo người cậu vào ngõ nhỏ gần đó. Sau khi nhìn rõ mặt hai đứa trẻ, phò mã càng hoảng sợ. Anh ta gằn từng tiếng.

    - Cậu mau mang bọn chúng rời khỏi đây ngay, ta và chị cậu chỉ quen biết sơ sơ, cậu có biết tội vu vạ cho mệnh quan triều đình là bị xử chém cả nhà không?

    Anh Tất người nhà quê, cả đời không đi đến đâu,vừa nghe mấy câu đó đã sợ run cả người, chỉ biết cầu xin phò mã đừng báo quan. Phò mã nói nể tình trước đây từng ở nhà anh ta nên tha cho, bảo anh ta mau về đi, đừng bao giờ đến đây nữa. Sau đó, phò mã oai vệ đi, bỏ lại anh Tất hai tay dắt hai đứa trẻ đứng nhìn theo bóng quan lớn bước vào cánh cổng sơn son thếp vàng rực rỡ, có quân lính theo hầu đầy phía sau. Với hai đứa trẻ con, cánh cổng ấy là cánh cổng nhà trời, chúng vĩnh viễn không thể bước chân vào.

    Cậu chúng càng rầu rĩ hơn. Anh ta dắt hai đứa trẻ quay ngược về nhà. Lúc này không còn một xu dính túi, ba cậu cháu chỉ có thể ăn xin qua ngày lần đường về quê.

    Vốn anh ta tính rằng phen này lên kinh thành sẽ kiếm được một món hời, cha của hai đứa bé sẽ trả ơn anh ta bằng thật nhiều vàng bạc. Vậy mà vị tú tài năm xưa bạc tình bạc nghĩa rũ sạch mọi quan hệ với bọn họ. Anh ta chỉ là thường dân thấp cổ bé họng, làm sao dám đấu với phò mã quyền cao thế trọng. Anh Tất hậm hực tìm đường trở về, càng nghĩ càng uất hận. Mấy tháng trời lặn lội cực khổ, ăn gió nằm sương, lại phải nuôi hai đứa trẻ này mấy năm trời mà một xu cũng không được. Sắp tới vợ đẻ, anh ta nuôi làm sao được từng đấy miệng ăn? Cha chúng nó là quan triều đình, tiền nhiều như nước còn không nhận chúng nó, anh ta tại sao phải nhịn ăn nhịn mặc cho con người khác? Chưa kể bây giờ có hai đứa trẻ vướng chân vướng tay, anh ta đi một ngày chẳng được mấy dặm đường, biết bao giờ mới về đến nhà?

    Đến một khu rừng hoang vắng, anh ta ngồi bên bờ suối, bảo hai đứa nhỏ đi lấy lá múc nước. Hai đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời, vội kiếm mấy cái lá to, khoanh lại rồi lom khom bên bờ suối, mỗi đứa múc một cái lá để đủ cho cậu chúng uống. Hai cái bóng bé xíu lúi húi múc nước, lúc ngẩng đầu lên, chúng thấy một cái bóng to lớn hiện ra trong làn nước trong vắt.

    Hai đứa trẻ đồng thời ngẩng đầu nhìn, vừa lúc ấy cậu chúng giơ tay, đẩy mạnh một cái, cả hai đều lộn nhào xuống dòng suối. Dòng suối này nước sâu đến ngang ngực người lớn, đầy mỏm đá ngầm nhấp nhô. Với hai đứa trẻ chưa tròn năm tuổi thì nước sâu quá đầu chúng. Chúng sợ hãi với tay lên, nhưng chẳng mấy chốc đã thấy hai bóng dáng nhỏ bé biệt tăm biệt tích trong làn nước. Cậu chúng khoan khoái vươn vai vì vừa rũ được gánh nặng. Anh ta cúi người, khua khua nước rồi lấy tay khum lại, múc nước suối uống, sau đó giở cơm nắm ra ngồi ăn bên chính bờ suối đó.

    Nghỉ một lúc cho đỡ mệt, cậu của hai đứa trẻ rời khỏi con suối, nhanh chóng đi về với người vợ bụng mang dạ chửa của mình, không chút mảy may bận tâm tới hai đứa trẻ đang chìm dưới dòng suối.

    Mấy ngày sau anh ta về đến nhà. Vừa thấy chồng, chị vợ đon đả chạy ra đón, hớn hở ra mặt.

    - Sao rồi? Sao rồi mình?

    - Sao trăng cái gì? Xôi hỏng bỏng không tất. Phường khốn nạn.

    Chị Tất ngẩn người, rít lên.

    - Nó không đưa tiền à?

    - Không.

    Nhìn đằng sau không thấy hai đứa trẻ con đâu, chị ta càng rít lên.

    - Quân khốn nạn! Đồ bất lương! Nó bắt con nó đi mà không trả tiền công cho nhà mình à?

    Anh Tất thấy vợ sắp bù lu bù loa lên thì gằn giọng.

    - Câm mồm ngay! Thằng cha nó không chịu trả tiền, không nhận con. Hai đứa nó chết rồi!

    - Chết… chết…

    Chị Tất lắp ba lắp bắp, đứng giữa sân không nói được gì nữa. Chị ta nhìn theo chồng đang hùng hục đi vào bếp tìm xem còn gì ăn không thì chợt hiểu ra. Nhưng nét mặt chị ta cũng không mảy may thương xót.

    - Đáng đời! Ai bảo cha chúng mày không nhận chúng mày, uổng công ta nuôi chúng mày bao nhiêu ngày trời. Lũ ăn hại vô tích sự!

    Nhưng chị ta chỉ lầm bầm chửi trong miệng, không dám nói to, sợ hàng xóm nghe thấy. Mấy ngày nay hàng xóm hỏi, chị ta đều nói cha hai đứa trẻ nhận con nên anh Tất đưa chúng đến nhà cha. Bây giờ chúng không quay về nữa, kể cũng không ảnh hưởng gì.

    Tối đó, ăn xong mấy củ khoai cho no bụng thì hai bợ chồng đi ngủ từ chập tối. Anh Tất mấy tháng trời đi đường mệt nhọc nên vừa đặt lưng xuống giường liền ngáy vang cả nhà. Chỉ còn chị Tất nằm trằn trọc mãi, tới tận khuya mới bắt đầu thiu thiu ngủ.

    Đang mơ mơ màng màng ngủ, chị Tất đột nhiên nghe tiếng chó bên nhà hàng xóm sủa râm ran, chị ta giật mình tỉnh dậy. Tiếng chó vẫn sủa không ngừng, thậm chí càng ngày càng dồn dập. Chị ta căng mắt ngó ra bên ngoài, chỉ có tiếng chó sủa như phát cuồng. Chị Tất ngồi hẳn dậy, định đi ra ngoài xem có chuyện gì không thì tiếng chó sủa đột nhiên im bặt. Chị Tất nghe ngóng thêm đôi chút, không thấy gì nữa thì nằm xuống ngủ tiếp.

    Nằm một lúc không ngủ lại được, chị ta uể oải trở mình cho đỡ mỏi, nhưng vừa xoay người xong, bỗng nghe văng vẳng tiếng trẻ con gọi.

    - Cậu ơi! Mợ ơi!
     
    bellrock thích bài này.
  8. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Tiếng trẻ con non nớt nhưng u ám, rờn rợn khiến chị Tất ngồi bật dậy, mồ hôi toát lạnh đầy lưng. Chị ta nhìn ra ngoài, chỉ thấy ánh trăng nhờn nhợt chiếu qua liếp cửa, tạo thành những đốm sáng yếu ớt trên nền nhà. Mọi vật mờ mờ, không nhìn rõ hình thù. Tiếng gọi kia cũng không thấy đâu nữa. Chị Tất lắng tai nghe, chỉ thấy tiếng chó nhà hàng xóm vẫn văng vẳng, dai dẳng không chịu dứt. Anh Tất nằm bên cạnh vẫn ngủ say không biết gì.

    Nhìn quanh một hồi, không thấy gì nữa chị ta mới yên tâm nằm xuống, nhưng không tài nào ngủ nổi. Người ta nói chó nhìn thấy ma, chị Tất rùng mình. Liệu có phải… Chị ta không dám nghĩ tiếp, chỉ có thể cố nhắm mắt, ru mình ngủ.

    Từ đêm hôm ấy, cứ quá nửa đêm là chị Tất lại giật mình tỉnh dậy bởi tiếng trẻ con lảnh lót giữa đêm thanh vắng. Chị ta sợ lắm, nhưng khi nói ra thì bị chồng gạt đi, bảo là mơ mộng vớ vẩn. Chị ta muốn đi xem bói, ngặt nỗi anh Tất vừa lên kinh thành về, nhà bây giờ chẳng còn gì, nên chị ta đành phải bấm bụng chịu. Đúng là mất cả rô lẫn diếc. Cứ tưởng phen này được khoản lớn đổi đời, vậy mà còn uổng bao nhiêu tiền bạc, công sức. Càng nghĩ chị ta càng căm hận hai đứa trẻ khiến chị ta phải nuôi báo cô bao nhiêu ngày.

    Đêm hôm đó là ngày rằm, trăng sáng vằng vặc, không cần thắp đèn dầu cũng nhìn thấy mọi thứ. Chị Tất đòi đi ngủ từ rõ sớm, chị ta muốn ngủ sớm để khi ngủ say sẽ không bị tỉnh giấc như những lần trước nữa.

    Chị ta ngủ rất ngon, thời gian cứ thế trôi đi, đến khi bóng trăng ngả dần về tây, không gian lạnh lẽo, gió rít thê lương, một cơn gió thổi đến, làm xịch mở cánh liếp. Ánh trăng lạnh lẽo, nhợt nhạt tràn vào căn nhà tranh vách đất. Hai bóng đen kéo dài chầm chậm lê bước vào nhà.

    Hai cái bóng đứng ngay đầu giường, bên cạnh chỗ chị Tất nằm. Chúng đứng đó, ỉ ôi gọi.

    - Cậu ơi! Mợ ơi!

    - Cậu ơi! Mợ ơi!

    Tiếng gọi nỉ non, ai oán, não nề, thê lương trong đêm tối. Âm thanh không lớn nhưng cứ kéo dài mãi, giống như hai cái bóng trẻ con kéo dài, trùm lên bụng chị Tất.

    Hôm sau ngủ dậy, chị Tất vươn vai sảng khoái, cả đêm qua ngủ ngon không bị tỉnh giấc, chị ta cảm thấy vô cùng vui vẻ. Sau khi chồng đi cuốc đất thuê, chị ta gói củ khoai luộc, lùa mấy con dê lên núi.

    Chị ta ngồi bên một mỏm đá, thong thả đợi đàn dê gặm cỏ. Ăn xong củ khoai, chị ta đi đến hõm đá có nước do nhũ đá nhỏ xuống để uống. Nước ở đây rất trong và mát. Uống một hơi mấy ngụm lớn, chị Tất cảm thấy rất thoải mái. Bất giác, chị ta nhìn thấy một đám rong rêu khuất ở góc vũng nước. Đám rong rêu màu sẫm, quấn quýt vào nhau ở góc tối nhất của vũng nước. Chị Tất đưa tay khua khua đám rong rêu. Chúng mềm, mát lạnh, trượt qua kẽ tay có cảm giác nhột nhột. Ngồi không trông đàn dê cũng chán, giờ mới phát hiện ra đám rêu này sờ rất mềm, vì vậy chị Tất bèn ngồi xuống cạnh vũng nước, khua khoắng.

    Khua chán, lúc rút tay về thì có một cọng rong rêu bám vào tay. Nhìn cọng rong rêu nhỏ xíu, đen nhánh - kỳ thực chưa từng nhìn thấy rong rêu nào như vậy, chị ta tò mò, muốn túm một ít xem thế nào. Nhưng chúng bám rất chắc vào tảng đá. Chị ta phải khua một nắm lớn, dứt ra. Quái lạ, không hiểu sao đám rong rêu này mọc chắc như cây to vậy?

    Chị ta một tay bám vào mỏm đá, một tay dứt mạnh. “Phựt” một cái, cảm giác tay nằng nặng, đã bứt được nắm rong rêu lớn ra khỏi vũng nước.

    Chị Tất thở hổn hển, cúi nhìn xuống tay mình.

    - Á!

    Trong tay chị ta là đầu lâu đứa cháu gái. Cái đầu nham nhở, khuôn mặt bị cá rỉa lỗ chỗ từng mảng nhưng vẫn nhận ra đó chính là đứa cháu gái. Trên cổ còn vết máu đông đen sì thành từng cục. Đám rong rêu trên tay chị ta chính là mái tóc đen mềm mại của đứa bé. Hai mắt trắng dã trợn trừng nhìn chị ta.

    Chị Tất nhìn chằm chằm cái đầu lâu, ra sức thảy tay để hất nó ra. Nhưng tóc quấn khắp tay chị ta, dính chặt đến mức thảy thế nào cũng không rơi ra. Chị Tất hét toáng lên, ra sức thảy cái đầu để nó rơi xuống. Nhưng hai con mắt trắng dã trợn trừng nhìn chằm chằm chị ta, đôi môi nhỏ xíu tái nhợt đột nhiên mấp máy như muốn nói gì đó.

    - Á, á, á!!!

    Chị ta hét lên, hang đá vọng tiếng chị ta, kéo dài ra, khiến âm thanh dội đi dội lại, vang vọng khắp nơi. Cái môi mấp máy, đôi mắt nhìn trừng trừng khiến chị Tất phát điên. Cuống quá không biết làm sao, chị ta ra sức đập cái đầu lâu vào tảng đá. Từng mảng da thịt ngâm nước lâu ngày bị đập vào đá bắt đầu nát bươm ra, rơi từng mảng, từng mảng. Cái đầu nát bét không rõ hình thù, chỉ còn là một khối bầy nhầy nhưng lại càng bám chặt trên tay chị Tất. Tiếng trẻ con yếu ớt không biết xuất phát từ đâu đột nhiên vang lên.

    - Lạy mợ, cho cháu về. Lạy mợ…

    - Không!!!

    Chị Tất càng đập dữ dội. Chị ta dùng hết sức đập cái đầu lâu đã be bét vào tảng đá bên cạnh, hai mắt nhắm nghiền.

    - Lạy mợ, cho cháu về quê…

    - Lạy mợ, cho cháu về quê…

    ***

    - Mình ơi, mình!

    Chị Tất mơ hồ tỉnh lại, đầu óc quay cuồng. Vừa mở mắt chị ta đã hét toáng lên.

    - Tôi đây mà.

    Nghe tiếng chồng, chị ta mới bình tĩnh trở lại, nhưng lại thấy toàn thân đau đớn. Chị ta chống tay muốn ngồi dậy, chỉ thấy bụng dưới trống rỗng. Cúi đầu nhìn cái bụng, mặt chị ta xám ngoét, ngẩng đầu nhìn chồng.

    - Con… con…

    Anh Tất buồn so lắc đầu. Trưa nay, nghe tiếng hét ầm ĩ trên núi, có mấy người gần đó vội chạy lên xem thì thấy chị Tất vừa gào thét vừa đập mạnh bụng vào tảng đá. Tất cả người chứng kiến đều vô cùng sợ hãi. Phải ba, bốn người đàn ông mới giữ được chị ta lại. Lúc giữ được thì chị ta ngất đi, máu chảy ròng ròng từ giữa hai chân. Người ta đưa chị về. Chị Tất sẩy thai, phải nằm nhà uống mấy thang thuốc của thầy lang. Nhà không còn tiền nên anh Tất đành hẹn mùa tới sẽ đi cày trả nợ thầy lang.

    Nghe chị Tất sợ hãi kể lại chuyện cái đầu đứa cháu gái trên suối, ban đầu anh Tất không tin, nhưng đúng là chỉ có bị ma làm thì vợ anh ta mới đập bụng mình vào đá như thế. Hai vợ chồng thở dài, bàn tính phải đi xem bói, nhờ thầy trấn yểm hai con ma đó lại, để chúng không quấy phá nhà bọn họ nữa.

    Anh Tất chạy vạy, van nài từ chiều tối đến tận đêm mới vay được chút tiền, nhưng sợ cũng không đủ làm lễ, họ đành bảo nhau hôm sau đi vay tiếp. Đêm đó chị Tất sợ không dám ngủ, bắt chồng thức canh.

    Hai vợ chồng khuôn mặt võ vàng ngồi bên nhau, mở tung hết cửa để ánh trăng ngày mười sáu sáng vằng vặc chiếu vào nhà. Nhìn rõ mọi thứ cũng khiến bọn họ đỡ sợ hãi hơn.

    Nhưng chị Tất vừa sẩy thai xong, người mệt nhọc, chỉ cố mở to mắt được một lúc đã mệt không chịu nổi, muốn nằm ngủ một giấc. Anh Tất bèn bảo vợ.

    - Hay là mình cứ ngủ trước đi, tôi thức canh cho?

    - Ừ.

    Chị Tất yên tâm nhắm mắt, chỉ một lát sau đã chìm vào giấc ngủ say. Bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc, nhìn rõ mọi thứ. Bóng mấy bụi tre đổ dài bên đường. Những cơn gió đêm lạnh thổi qua, khiến bụi tre va vào nhau tạo thành những tiếng kẽo cà kẽo kẹt như ma hời. Bỗng vang lên tiếng “Cru… cru…” lảnh lót. Là tiếng chim cú mèo kêu.

    Tiếng cú mèo kêu trong đêm khuya vắng, cộng thêm tiếng bụi tre cứ kẽo kẹt đu đưa khiến sống lưng anh Tất lạnh toát. Anh ta chắp tay, miệng niệm Phật nhưng trong lòng run lên từng hồi. Chính tay anh ta đã đẩy hai đứa trẻ xuống suối. Liệu có khi nào đêm nay chúng tìm về trả thù không?

    “Cru… cru…”, tiếng cú mèo cứ kêu vang vọng ngay đầu hồi. Âm thanh sắc lạnh như tiếng oan hồn đòi mạng. Anh Tất quơ tay tìm con dao quắm cùn. Tay lăm lăm con dao, miệng anh ta vẫn rì rầm niệm Phật.

    Tiếng cú dứt, bụi tre cũng không còn kêu kẽo kẹt nữa. Đến một ngọn gió cũng không thấy thổi, không gian xung quanh im lặng đến mức anh Tất chỉ nghe tiếng bản thân thở hổn hển sợ hãi, tiếng tim mình đập thình thịch, thình thịch.

    Anh ta căng tai lắng nghe, căng mắt nhìn ra ngoài cửa, nhưng không thấy có chuyện gì xảy ra. Cứ như vậy một lúc lâu khiến anh ta mệt nhoài. Vẫn không thấy có chuyện gì, anh Tất thở phào. Đúng là thần hồn nát thần tính! Làm gì có chuyện ma quỷ kia chứ!

    Anh ta vừa buông con dao quắm xuống đất, định nằm xuống giường nghỉ ngơi một chút thì bên cạnh bỗng vang lên tiếng trẻ con yếu ớt.

    - Lạy cậu, cho cháu về…

    Anh Tất giật bắn mình, ngồi bật dậy, tay lại nắm chặt lấy con dao quắm cùn. Anh ta nhìn chằm chằm ra ngoài cửa. Trăng mười sáu sáng hơn cả trăng ngày mười lăm. Bên ngoài vắng vẻ, không một bóng người. Anh ta nhìn quanh, dỏng tai nghe ngóng, nhưng cũng không thấy gì.

    Phải một tuần trà sau, khi anh Tất chắc mẩm mình nghe nhầm, vừa muốn nằm xuống giường thì âm thanh yếu ớt, âm u đó lại vọng đến.

    - Lạy cậu, lạy mợ, cho cháu về quê…

    Anh Tất run lẩy bẩy, rón rén bước ra cửa. Anh ta giơ con dao lên, bổ thẳng xuống. Anh ta không biết mình bổ cái gì nhưng cứ muốn bổ như thế cho đỡ sợ.

    - Lạy cậu lạy mợ, cho cháu về quê…

    Lần này, cả giọng nam lẫn giọng nữ đều vang lên ma mị và quỷ dị. Anh Tất run bần bật, liền khua khoắng cái dao quắm lung tung.
     
    Megauvaden1 and bellrock like this.
  9. Megauvaden1

    Megauvaden1 Mầm non

    truyện hay lắm, cảm ơn tác giả
     
  10. Megauvaden1

    Megauvaden1 Mầm non

    không dám đi tè. huhu
     
  11. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Khua một hồi không trúng bất cứ cái gì, mồ hôi lạnh toát đầy đầu, anh Tất dừng lại, thở hổn hển nhìn ra ngoài sân trăng sáng vằng vặc không một bóng người.

    - Lạy cậu, lạy mợ…

    Lúc này âm thanh đột nhiên sát gần bên, một luồng khí lạnh thổi ngay tai khiến anh Tất giật nảy mình đánh rơi cả dao, quay đầu nhìn. Một khuôn mặt nhầy nhụa máu thịt trợn trừng, tròng mắt trắng dã đang nhìn anh ta.

    Anh Tất hét lên một tiếng, ngã vật xuống. Hai bóng ma toàn thân ướt sũng, trương phềnh, tái nhợt chầm chậm kéo lê từng bước đến gần anh Tất.

    - Lạy cậu, lạy mợ, cho cháu về quê… Sao giết cháu ngoài rừng, ngoài suối…

    - Không… không…

    Anh Tất ú a ú ớ. Hai bóng ma lại gần từng bước một, chúng giơ bàn tay nhỏ xíu vẫn còn nhỏ nước tong tỏng về phía anh ta.

    - Cậu ơi, đi với chúng cháu!

    - Không, không, không!

    Anh Tất hét toáng lên, tay quơ cào lung tung. Đột nhiên anh ta chạm phải cái dao quắm mới rơi khỏi tay lúc nãy. Vừa lúc đó, một bàn tay lạnh ngắt đặt lên vai anh ta.

    - Mình…

    Anh ta hét toáng lên, tới tấp vung lưỡi dao quắm vào phía phát ra âm thanh. Chỉ nghe tiếng kêu thảm thiết vang lên. Một mùi tanh nồng nặc xộc đến, khiến đầu óc anh ta càng hoảng loạn, càng ra sức quơ chiếc dao quắm loạn xạ. Anh ta nhắm nghiền hai mắt, điên cuồng chém. Âm thanh yếu ớt của trẻ con vẫn vang vọng bên tai.

    - Cậu ơi, mợ đi theo chúng cháu rồi, cậu đi thôi…

    Nghe thấy vậy, anh Tất hoảng hốt mở mắt ra. Ánh trăng ngày mười sáu sáng vằng vặc, soi rõ thân hình be bét máu của chị Tất. Anh Tất rú lên. Trên người chị Tất có hàng chục nhát chém sâu hoắm, máu tuôn xối xả thành vũng quanh thân chị ta. Hai mắt chị Tất trợn trừng như không tin nổi trước cái chết đột ngột của bản thân.

    Hai đứa trẻ khuôn mặt rữa ra từng tảng thịt, đôi mắt trắng dã đứng ở góc nhà, nhe răng cười quái gở.

    - Cậu ơi, đi thôi!

    Tiếng chó sủa dồn dập, tiếng bước chân, tiếng người í ới, nửa đêm thanh vắng nhưng nơi xóm nhỏ vô cùng huyên náo. Nguyên nhân là do vừa rồi hàng xóm nghe thấy những tiếng ồn quái lạ từ nhà anh Tất nên chạy qua xem thế nào. Những ngọn đuốc sáng trưng được đốt lên. Những người chạy đến đều kinh hãi trước khung cảnh trong căn nhà tranh của anh Tất.

    Hai xác người be bét máu, trên thân mỗi người là hơn chục nhát chém nông sâu, máu vẫn không ngừng rỉ ra từ những vết chém, tạo thành vũng loang tối thẫm. Mắt hai vợ chồng anh Tất đều trợn trừng. Mấy người đàn ông bạo gan bước đến gần, cúi người nhìn hai cái xác.

    Không ngờ anh Tất vẫn còn sống. Anh ta ngáp ngáp, hơi thở đứt quãng, một người cúi sát xuống mới nghe rõ anh ta nói.

    - Thằng Cu, cái Tý, cậu giết hai đứa, cậu giết hai đứa…

    Người kia nghe xong câu ấy, nói lại với mọi người, ai cũng tái mặt. Hóa ra vợ chồng nhà Tất nói dối! Bọn họ đã giết hai đứa trẻ mồ côi chứ không phải đưa chúng đi tìm cha. Đêm nay có lẽ hai đứa trẻ ấy đã về đòi mạng hai cậu mợ bất lương của mình.

    Một cơn gió thốc mạnh tới, thổi tung một vạt mái tranh tạo thành âm thanh lào xào, tiếng cú mèo kêu lên thê lương phía sau vườn rồi vụt bay mất.

    Người làng bán thửa ruộng cằn cỗi nhà anh Tất đi để lo ma chay cho hai vợ chồng. Câu chuyện về hai người cậu mợ độc ác giết cả cháu ruột của mình lưu truyền trong dân gian. Có người còn đặt bài vè cho nó. Nhưng lâu dần, người ta không nhớ nội dung câu chuyện nữa, chỉ còn bài vè vẫn được nhắc đến.

    Dung dăng dung dẻ

    Dắt trẻ đi chơi

    Đến cổng nhà trời

    Lạy cậu, lạy mợ

    Cho cháu về quê

    Cho dê đi học

    Cho cóc ở nhà

    Cho gà bới bếp

    Xì xà xì xụp

    Ngồi sụp xuống đây

    ***

    Gia Huy vươn vai, lắc cổ một chút cho đỡ mỏi.

    - Hết rồi.

    Lan Phương và Vân Vân lúc này cũng phát hiện cả người mỏi nhừ vì ngồi im chăm chú nghe Gia Huy kể chuyện.

    - Khiếp quá! Bài đồng dao vui tươi như thế mà ẩn giấu đằng sau câu chuyện quá u ám.

    Vân Vân tặc lưỡi.

    - Cuộc sống mà! Đi ngủ thôi, mệt quá.

    Nói rồi cô thảy khúc củi cầm ở tay vào đống lửa, sau đó thoải mái chui vào túi ngủ, cựa quậy tìm tư thế thoải mái. Gia Huy liếc nhìn đồng hồ, đã hơn mười giờ đêm, sương xuống khá lạnh, anh chất thêm mấy khúc củi vào đống lửa.

    - Em ngủ trước đi, anh canh cho mọi người.

    - Anh không ngủ ư?

    - Đêm trong rừng rất nguy hiểm, chúng ta thay phiên nhau canh chừng. Em cứ ngủ đi, ngủ dậy canh thay anh.

    Lan Phương ngáp dài một cái, đúng là cả ngày trèo đèo lội suối làm cô mệt rã rời. Vân Vân thò đầu ra khỏi túi ngủ, tay nhoay nhoáy ấn đồng hồ.

    - Một giờ chị dậy canh. Ba giờ đến Phương nhé.

    - Vâng. - Lan Phương trả lời.

    Lan Phương nhỏ tuổi nhất nên được ưu tiên canh chừng sau cùng. Cô chui vào trong túi ngủ của mình nhưng chưa vội ngủ mà còn nhìn đống lửa bập bùng cháy giữa đại ngàn Tây Nguyên thăm thẳm.

    - Sao thế? Không ngủ được à? - Gia Huy thì thầm hỏi.

    Lan Phương gật đầu. Cô đã quen ngủ trên giường có chăn có nệm, giờ nằm trên nền đất vừa cứng vừa lạnh, xung quanh lại âm u, tối tăm như này, cô thực sự quen. Gia Huy khều khều cây củi, nói.

    - Em phải tập làm quen thôi, sau này chúng ta còn phải đến những nơi khắc nghiệt hơn nhiều.

    - Em biết. - Lan Phương cười xòa. - Nhưng yên tâm, em không đòi về đâu. Em đã quyết định đi thì sẽ phải trải nghiệm đủ để trưởng thành, đủ để phát huy năng lực bản thân giúp người. Bây giờ chưa quen thôi, em sẽ cố gắng.

    - Tốt, vậy mau nhắm mắt ngủ đi, không là khuya lắm rồi đấy.

    Lan Phương không nói thêm gì nữa, ngoan ngoãn nhắm mắt, cố hít thở sâu, không nghĩ ngợi linh tinh, dần dần cũng mơ màng thiếp đi. Chỉ còn một mình Gia Huy ngồi bên đống lửa. Anh nghĩ cuộc sống này đúng là kỳ lạ. Anh đã thi và học hai năm đại học, chuyên ngành kinh tế nhưng cảm thấy bản thân không chút hứng thú. Anh vứt hết sách vở, bỏ học, trở về quê. Anh cứ sợ bố sẽ nổi giận đánh anh một trận, không ngờ ông chẳng nói gì, để mặc anh lượn ra lượn vào trong nhà, thích làm gì thì làm.

    Gia Huy thầm nghĩ, ai cũng có một quãng thời trẻ cô đơn, chênh vênh khi mới bước vào đời, không lý tưởng, không mục tiêu, không biết mình thực sự muốn làm gì. Rồi cái ngày định mệnh đó đến, bố anh nói cho anh nghe về bí mật gia tộc họ Nguyễn, về sứ mệnh giải trừ các oan hồn, về bộ chuông và những cuốn sách cổ. Ban đầu anh chỉ vì tò mò mà đọc thử. Nhưng càng tìm hiểu anh càng cảm nhận được trong huyết quản có một năng lượng kỳ lạ, có niềm yêu thích với công việc này. Anh dần cảm nhận được âm khí, oán khí xung quanh mình. Dù không có khả năng thiên bẩm nhìn thấy linh hồn như Lan Phương, nhưng anh biết dòng máu họ Nguyễn chảy trong anh vẫn có một năng lực đặc biệt, chính là có khả năng cảm nhận âm khí mạnh mẽ. Anh mới nhập môn nên còn chưa thuần thục, nhưng từ khi rời nhà, mang theo bộ chuông đi hành pháp, anh cảm thấy năng lực này của mình ngày một mạnh mẽ, sắc bén hơn.

    Lần đầu tiên trong cuộc đời anh cảm thấy yêu thích một việc như thế. Dù việc giải oan, yểm tà này vừa khó khăn, nguy hiểm, vừa bị người đời nhìn bằng con mắt nghi kỵ, anh vẫn cảm thấy vô cùng tự hào.

    “U… Ù… Ù”

    Đang mải suy nghĩ, Gia Huy giật nảy mình khi nghe tiếng rít u u như tiếng gió. Anh nhìn quanh, những bóng cây cao lớn lay động như những hình thù kỳ dị đang nhảy nhót, đu đưa xung quanh. Gia Huy lần tay vào chiếc ba lô to đùng để bên cạnh, rút ra cây súng điện mini phòng thân. Gia Huy siết chặt tay, nhìn quanh, nhưng chỉ có những bóng cây đu đưa cùng tiếng gió rít u u, tịnh không một tiếng động nào khác.

    Nhưng Gia Huy có thể cảm thấy một luồng âm khí mỏng manh lẩn quất đâu đó. Anh tập trung mọi giác quan, nhưng luồng âm khí này quá mỏng, nên anh không thể cảm nhận được rõ rệt phương hướng của nó, chỉ cảm thấy dường như nó đang di chuyển, cũng rất mơ hồ, khó mà xác định chắc chắn được.

    Gia Huy tay phải nắm chặt cây súng điện mini, tay trái cầm súc gỗ, soi lên cao. Anh nhìn về phía túi ngủ của Lan Phương, tự hỏi có nên gọi cô ấy dậy không? Trong ba người chỉ có mình Lan Phương có năng lực nhìn thấy ma. Nhưng cô ấy vừa mới ngủ được một lát, luồng oán khí này lại rất mỏng, sợ là không thể nhìn thấy gì.

    Gia Huy giơ cao khúc củi cháy, nhưng cũng chỉ soi được một khoảng không rất nhỏ. Bóng tối như nuốt chửng mọi vật, chỉ có những hình thù kỳ dị không ngừng đung đưa di chuyển.

    Gia Huy nuốt khan một ngụm nước bọt, quyết định không thể dời khỏi đống lửa và hai người đang ngủ. Hiện giờ đã xác định không phải người hoặc thú hoang, vì vậy anh bỏ khúc củi cháy xuống, lấy trong ba lô ra hộp chuông và mấy lá bùa.

    Anh căng thẳng dõi mắt quan sát xung quanh hồi lâu mà vẫn không thấy có gì xảy ra tiếp theo, thần kinh tự động chùng xuống một chút để nghỉ ngơi. Gia Huy thở ra một hơi dài, mệt mỏi tựa lưng vào gốc cây cổ thụ. Nhưng anh vẫn không dám nhắm mắt, anh cần canh gác cho hai cô gái ngủ.

    Việc vào rừng sâu núi thẳm đêm hôm như này quả là nguy hiểm. Có quá nhiều thứ đáng sợ - cả người âm, người dương, rồi dã thú trong rừng. Gia Huy thở dài, thầm nhủ ngày mai nếu không có manh mối gì, có lẽ họ phải trở ra thôi. Ba người họ đều quá yếu ớt và thiếu kinh nghiệm.

    Đang nghĩ đến đó, một luồng khí lạnh ngắt thổi vụt qua, một tiếng khóc âm u văng vẳng giữa rừng cây.
     
    Megauvaden1 thích bài này.
  12. augustus1999

    augustus1999 Mầm non

    Truyện hấp dẫn, đáng đọc, nội dung thuần Việt. Văn phong ổn, mạch truyện hấp dẫn.
     
  13. Giang Phong

    Giang Phong Mầm non

    Đọc sợ quá, cơ mà thích việc tác giả lấy cảm hứng từ bài đồng dao

     
  14. shirouchan126

    shirouchan126 Mầm non

    Trước thì có Cáo và Thỏ, giờ lại có đồng dao. ủa rồi sau này tui cho con tui chơi cái gì =((
     
  15. minhnguyetdavu

    minhnguyetdavu Mầm non

    hay lắm, lâu lâu mới có truyện ma dài mà vẫn hấp dẫn như vậy
     
  16. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    Gia Huy giật nảy mình, căng mắt nhìn quanh. Tay anh túm vội một lá bùa, trống ngực đánh thình thịch. Tiếng khóc văng vẳng rồi biến mất. Khu rừng lại chỉ còn tiếng lá cây xì xào, xì xào. Luồng âm khí mỏng manh lúc nãy anh cảm nhận thấy giờ cũng biến mất không chút dấu vết. Gia Huy thở dài, đặt lá bùa xuống. Đúng là vừa căng thẳng vừa kích thích.

    Phần còn lại của đêm yên bình trôi qua, hoàn toàn không xảy ra vấn đề gì. Vân Vân ngồi chơi game từ một giờ đến ba giờ sáng thì lay Lan Phương dậy, sau đó cô chui vào túi ngủ, đánh một giấc ngon lành đến sáng. Lan Phương thì vất vả hơn vì cô không mạnh mẽ được như Vân Vân. Nhất là lúc tối nghe câu chuyện “Dung dăng dung dẻ” của Gia Huy khiến cô đến bây giờ vẫn còn cảm thấy rờn rợn. Nhưng may mắn thời gian cô canh không có vấn đề gì.

    Tầm năm giờ sáng, khi mặt trời đã ló rạng, những tia nắng yếu ớt đầu ngày xuyên qua tán cây rậm rạp, chiếu xuống khu rừng tạo thành một màu xám đục như sữa. Lan Phương mệt mỏi dựa vào gốc cây, thiếp đi. Tới tận khi ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, cô mới giật mình bật dậy. Tim cô đập thình thịch khi phát hiện mình ngủ quên trong lúc canh.

    Nhưng Lan Phương lập tức bình tĩnh lại khi thấy Vân Vân và Gia Huy đang vui vẻ nói chuyện bên cạnh. Vân Vân đang phết bơ vào lát bánh mì, thấy Lan Phương tỉnh thì mỉm cười.

    - Ngủ say thế!

    Lan Phương xấu hổ vuốt vuốt mái tóc rối bù.

    - Em ngủ quên mất.

    Cả ba người vui vẻ dùng nước suối đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi lên đường. Gia Huy kể cho Vân Vân và Lan Phương chuyện anh cảm nhận được oán khí quanh đây vào đêm qua khiến cả hai hào hứng hơn hẳn. Đường rừng rất khó đi, họ cố gắng bám sát nhau. Gia Huy đi đầu, vừa dùng dao gạt cây cỏ qua bên mở đường, vừa cảm nhận luồng oán khí mỏng manh vẫn lẩn khuất đâu đây.

    - Dừng… dừng lại. - Lan Phương kêu lên.

    Gia Huy và Vân Vân nghe thấy vội đứng lại, nhìn về phía Lan Phương.

    - Sao thế?

    Lan Phương chỉ tay vào lùm cây um tùm trước mặt.

    - Em vừa nhìn thấy một hồn ma lướt qua đó.

    Gia Huy gật đầu, anh cũng cảm nhận được. Nhờ có Lan Phương mà bọn họ dễ tìm thấy những oan hồn vất vưởng này hơn.

    - Hình như quanh đây oán khí khá nặng.

    Gia Huy tiếp tục đi, chăm chú tìm kiếm, còn Lan Phương mải nhìn về phía lùm cây có bóng ma lướt qua khi nãy mà vô tình vấp phải dây leo, ngã nhào xuống đất. Vân Vân vội đỡ cô dậy.

    - Không sao chứ?

    - Không sao ạ.

    Gia Huy đi trước cũng quay lại, vừa định đưa tay ra đỡ Lan Phương thì anh khựng lại, chăm chú nhìn lá cây chỗ đó, sau đó anh lấy mũi dao hất đám lá bên trên ra.

    - Oái!

    Lan Phương nhảy lùi ra sau mấy bước; cô vừa ngã trúng mấy khúc xương người trắng toát. Vân Vân và Gia Huy lập tức cúi người, xem xét mấy khúc xương.

    - Còn mới.

    Gia Huy cũng gật đầu. Nhưng xương bị vụn vỡ, hai người vất vả lắm mới gom được hết vào một chiếc túi.

    - Chỗ này oán khí khá nặng, nhưng bộ xương còn thiếu.

    - Có phải con ma đó đang đi tìm toàn bộ cơ thể giống Ngọc Ly không?

    Lan Phương lúc này cũng đứng sau, ngó cái túi ni lông, lên tiếng hỏi.

    - Chị cũng nghĩ thế. - Vân Vân đáp. Mấy ngày trước, lúc trên đường đi Tây Nguyên cô đã được Gia Huy và Lan Phương kể cho nghe về chuyện Ngọc Ly và cơ duyên mà bọn họ gặp gỡ nhau.

    Ba người hào hứng đoán con ma này chắc cũng là oan hồn vất vưởng vì chết không toàn thây, oán khí nặng nề, không thể siêu sinh nên còn quẩn quanh trong rừng trêu đùa và hại người.

    Đi tiếp trong rừng đến tận trưa, ba người mệt nhoài, ngồi nghỉ dưới một gốc cây cổ thụ, Vân Vân dùng dao gọt một cành cây nhọn hoắt. Cô chăm chú khiến Lan Phương cũng phải tò mò.

    - Chị làm gì vậy?

    - Chẳng biết, chị nghịch cho đỡ chán thôi.

    Gia Huy cắt bánh mì và thịt nguội xong, đặt ra giữa ba người.

    - Ăn trưa nào.

    - Huy cứ như bà mẹ bỉm sữa của hai chị em mình ấy nhỉ?

    Vân Vân trêu Gia Huy, tiện tay đưa cho Lan Phương cành cây vót nhọn, rồi gập con dao lại đút vào túi. Lan Phương nhìn cành cây, chẳng biết làm gì nhưng thấy hay hay nên cũng giữ lại, sà qua ăn bánh mì.

    Ăn no, Lan Phương ngáp dài, tựa vào gốc cây, đêm qua cô ngủ vẫn chưa đủ, sáng nay lại đi suốt nên giờ mệt nhoài. Thực ra Gia Huy và Vân Vân cũng mệt, nhưng sức khỏe bọn họ tốt hơn nên đỡ hơn Lan Phương. Gia Huy liếc Lan Phương một cái, rồi thu dọn đồ đạc.

    - Mọi người nghỉ chút đi cho đỡ mệt.

    - Vâng.

    Như chỉ đợi câu này, Lan Phương dựa vào gốc cây, ngủ ngon lành. Vân Vân không ngủ, cô lôi mấy khúc xương ra xem xét.

    - Huy, chị có linh cảm ngày hôm nay chúng ta sẽ thu hoạch không ít. Hình như “nó” ở rất gần đây.

    Gia Huy gật đầu, anh cũng cảm nhận được điều đó. Lan Phương chỉ được ngủ tầm nửa tiếng đã bị gọi dậy. Vừa mở mắt, cô giật nảy mình khi nhìn thấy một bóng người thấp thoáng trên tít ngọn cây. Lan Phương không nhìn rõ hình dạng nhưng dựa vào mái tóc dài có thể đoán đó là phụ nữ.

    - Hình như người đó đi theo chúng ta.

    - Em có thể nói chuyện với oan hồn đó không?

    Lan Phương rụt rè gật đầu, ngẩng cổ lên phía ngọn cây.

    - Xin chào, tôi có thể nhìn thấy cô.

    Thoắt một cái, bóng ma vút lên, tan biến vào không gian. Lan Phương nhún vai.

    - Cô ấy không tin em.

    - Vậy chúng ta đi tiếp thôi. - Gia Huy đeo ba lô lên vai, đi trước.

    - Liệu có phải đó là hồn ma của bộ xương chúng ta tìm thấy không nhỉ? - Vân Vân hỏi.

    - Rất có thể.

    Cả buổi chiều mệt nhoài mà chẳng tìm thấy gì, hồn ma đó thi thoảng xuất hiện nhưng luôn giữ khoảng cách rất xa quan sát bọn họ, Lan Phương mấy lần muốn kết nối nhưng hồn ma đều sợ hãi biến mất. Mới hơn bốn giờ rừng cây đã bắt đầu xâm xẩm. Mặc dù vẫn nhìn rõ mọi thứ nhưng cả ba đều mệt rã rời nên họ quyết định tìm một vạt đất trống trên cao để nghỉ lại.

    Gia Huy ôm từng đống củi to chất ở bên. Vân Vân và Lan Phương ra suối lấy nước. Lấy đầy mấy chai nước rồi, hai người thỏa thích rửa mặt, rửa tay. Nước suối mát đến mức hơi lạnh. Lan Phương dùng những ngón tay trắng trẻo nhỏ từng giọt nước xuống phiến đá xanh ở bên bờ suối.

    - Chị Vân Vân có nhớ nhà không?

    - Em nhớ nhà à?

    - Vâng, chẳng hiểu sao nữa. - Lan Phương thở dài. - Lúc ở đó thì chỉ mong được thoát ra, đi rồi lại thấy nhớ nhà.

    Vân Vân gật đầu, cô cũng nhớ nhà. Có lẽ do lang thang khắp nơi nên bọn họ bắt đầu có những cảm xúc này rồi. Một con cá quẫy nhẹ giữa lòng suối trong vắt. Lan Phương thích thú reo lên, quẳng tâm trạng buồn bã vừa rồi ra sau đầu.

    - Cá kìa. Chị Vân ơi mình bắt cá đi.

    Nói rồi, Lan Phương nhảy ngay xuống nước, hai tay khua khoắng muốn chụp lấy con cá nhóng nhánh.

    - Cẩn thận, rêu trơn lắm đấy.

    Mặc dù nói Lan Phương như vậy nhưng Vân Vân cũng xắn quần xắn áo nhảy xuống bắt cá. Hai người khua một hồi nhưng vẫn tay không, có điều tâm trạng thoải mái hơn hẳn.

    Cả hai ngồi trên tảng đá bên suối, vui vẻ nói chuyện một hồi, đột nhiên Vân Vân đứng bật dậy, chạy về phía trước. Lan Phương vội vã chạy theo. Đến một gốc cây, Vân Vân ngồi thụp xuống, đưa tay đào bới. Lan Phương hổn hển thở, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Vừa định lên tiếng hỏi thì thấy một khúc xương người nham nhở lộ ra chỗ Vân Vân đang bới. Cô vội ngồi thụp xuống giúp Vân Vân.

    Đã tiếp xúc với những chuyện này một thời gian, Lan Phương cũng dần bạo lên, cô không thể cứ là gánh nặng cho nhóm được. Nhưng khi chạm vào khúc xương, Lan Phương vẫn vô thức rụt tay lại, nổi da gà. Vân Vân bới một hồi, đột nhiên buông thõng tay, ngồi phệt xuống bên cạnh đống xương trắng ởn.

    - Chị Vân Vân, chị sao thế?

    Vân Vân day day trán.

    - Chị mệt quá. Em gom xương hoặc gọi Gia Huy ra gom xương về đi.

    - Vâng.

    Lan Phương lưỡng lự mấy giây rồi thò tay nhặt từng khúc xương bỏ vào chiếc lá to hái bên cạnh. Toàn thân cô run lên vì sợ hãi. Nhưng đồng thời cũng có cảm giác vô cùng mới mẻ, kích thích của việc vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân.

    - Lan Phương, Vân Vân, hai người ở đâu thế?

    - Bọn em ở đây.

    Gia Huy đợi mãi không thấy hai người nên đi tìm. Thấy Lan Phương đang xếp xương vào chiếc lá to còn Vân Vân ngồi bên cạnh thì anh vô cùng ngạc nhiên.

    - Là xương của bộ xương kia?

    Vân Vân gật đầu. Vừa rồi đột nhiên cô cảm nhận được một luồng oán khí mạnh mẽ xuất hiện ở phía này, thậm chí cô còn nhận thấy luồng oán khí này giống như chỗ xương họ đang giữ, vì vậy cô đã vội vàng chạy đến đây. Không sai, cô đã tìm thấy chúng.

    Gia Huy mang những khúc xương vừa tìm được về, họ nhìn những khúc xương ở các nơi khác nhau nhưng rõ ràng là của cùng một người. Vân Vân trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng lên tiếng.

    - Còn thiếu cái đầu nữa.

    Không ai lên tiếng! Đầu vốn là bộ phận quan trọng nhất, trong quan niệm tâm linh cũng được coi là nơi linh thiêng nhất, đỉnh đầu là nơi kết nối thẳng với đấng sáng tạo. Không biết chuyện gì đã xảy ra với người này mà các bộ phận bị phân tán khắp nơi thế này?

    - Ăn thôi.

    Vân Vân đột nhiên phá vỡ sự im lặng, thản nhiên lôi đồ ăn trong ba lô ra. Lan Phương liếc nhìn bọc xương trắng ởn, cố nhắm mắt để đè nén sự sợ hãi trong lòng, lặng lẽ cúi đầu gặm bánh mì.

    - Gia Huy, lát kể chuyện ma nghe chơi coi. Chán thí mồ. - Vân Vân vừa cắn đầu chiếc xúc xích, bóc nó ra vừa nói.

    - Được, mọi người thích nghe gì nào?

    - Chuyện giống hôm qua ấy.

    - Ghê hơn có được không? - Gia Huy cười cười.

    - Ha ha, được thế thì còn gì bằng. - Vân Vân vui vẻ trông thấy.

    Chỉ có mỗi Lan Phương ngồi nghệt mặt bên cạnh. Truyện hay thật nhưng giữa rừng thiêng nước độc, đêm hôm khuya khoắt, hồn ma bóng quế quẩn quanh mà còn nghe chuyện ma, cô không thích trò này đâu!
     
    bellrock thích bài này.
  17. Ratlalichsu

    Ratlalichsu Mầm non

    Cú mèo luôn mang đến những điều xui xẻo, chẳng trách người đời sợ nó đến thế
     
  18. Tackebeolu

    Tackebeolu Mầm non

    Cảm giác sẽ thế nào nếu nhìn thấy xác người máu thịt be bét, còn thân thể bị xé nát làm nhiều mảnh nhỉ? Eo ơi nghĩ tới đã sợ rồi ad ạ huhu
     
  19. Bantayxanh

    Bantayxanh Mầm non

    Truyện quá xuất sắc luôn nhóm ơi...
     
  20. Nhom4.0

    Nhom4.0 Lớp 3

    “Mười hai chong chóng

    Đứa mặc áo trắng

    Đứa mặc áo đen

    Đứa xách lồng đèn

    Đứa cầm ống thụt

    Thụt ra thụt vô

    Có thằng té xuống giếng

    Có thằng té xuống xình

    Úi chà, úi da!”

    Tiếng trẻ con hát véo von, rộn ràng. Một đám trẻ quây tròn, giơ tay ra, những bàn tay đen nhẻm ngửa lên. Giữa vòng tròn là một người lớn nhưng khuôn mặt ngô nghê. Bọn trẻ hát vang bài đồng dao. Đến cuối bài, đứa trẻ lớn xác ở giữa chỉ vào đứa nào trong vòng tròn thì đứa đó thua, sẽ bị đứng ra ngoài, chơi hết một lượt sẽ bị nắm tai nhảy ếch một vòng quanh sân.

    Buổi chiều mùa hè nóng nực, bọn trẻ con mặt mũi, quần áo lấm lem cùng vui vẻ chơi trò úp lá khoai, trong đó nổi bật nhất chính là đứa trẻ lớn xác đứng giữa vòng tròn. Nó năm nay đã mười bảy tuổi nhưng ngốc nghếch nên hằng ngày, sau khi ra đồng làm việc về lại trốn đi chơi cùng lũ trẻ lau nhau trong làng. Nó tên là Nam nhưng mọi người gần như đã quên tên của nó, toàn gọi nó là thằng Đần. Thằng Đần nghe thế cũng chỉ hềnh hệch cười.

    Nó hiền khô, lại khỏe như trâu nên thường cõng kiệu lũ trẻ con khắp làng, hoặc làm đủ mọi việc cho bọn trẻ nên bọn trẻ con cả cái làng này đều quý mến nó, rất thích chơi với nó.

    Hôm nay bọn nó đang chơi trò úp lá khoai. Lũ trẻ hát đồng dao, còn thằng Đần đứng giữa vòng tròn, trên mặt vẫn là nụ cười ngờ nghệch thường ngày.

    - Đần, mày có về ăn cơm không thì bảo?

    Tiếng quát ầm ĩ, bọn trẻ nghe thấy liền túa ra, đứng một bên, thằng Đần hốt hoảng không biết trốn vào đâu. Nó cúi gằm, mắt nhìn xuống bàn chân bẩn thỉu, lấm lem. Bà nó tay cầm cái roi nhỏ lom khom đi về phía này.

    - Mày đi suốt ngày, có về không hả?

    Bà thằng Đần giơ roi lên huơ huơ trong không trung, thằng Đần sợ run, vội lạch bạch chạy về. Lũ trẻ nhìn dáng chạy như con vịt bầu của thằng Đần mà cười ầm ĩ. Bà nó chắp tay sau lưng, chậm chạp đi về.

    Bố mẹ thằng Đần mất sớm, nó ở cùng bà nội, chỉ có hai bà cháu nương tựa vào nhau. Bà nó và nó ở trong căn nhà lợp mái lá nhỏ gần bờ sông. Bà nó đã già nhưng vẫn phải chăm lo cho đứa cháu ngờ nghệch. Mỗi lần nhìn nó như đứa trẻ không bao giờ lớn, bà nó lại thở dài, không biết sau này bà chết thì nó ra sao? Trời sinh voi nhưng trời có sinh cỏ đâu.

    Bà hay cầm roi dọa nó, nhưng chẳng mấy khi đánh, vì thằng Đần tuy mải chơi nhưng ngoan ngoãn, nghe lời, cũng rất thương bà nội. Thằng Đần bị bà gọi thì chạy ù về nhà. Nó bắc niêu cơm trong bếp ra, gắp mấy quả cà trong chum đặt lên chiếc mâm gỗ nứt nẻ, rồi bưng mâm cơm đặt ra giữa hiên. Hai bà cháu nó nghèo nên thường ăn cơm từ sớm, khi vẫn còn ánh mặt trời để tiết kiệm dầu. Chập choạng tối là đã đi ngủ, sáng sớm hôm sau bà sẽ gọi nó dậy, bảo nó làm gì nó sẽ đi làm nấy, có khi làm thông trưa để chiều về sớm chơi với bọn trẻ con trong làng.

    Mãi lâu sau bà nó mới về đến nhà. Bà bỏ cái roi vào góc nhà, tay đấm đấm lưng, miệng lầm bầm than.

    - Già rồi, mỏi quá!

    - Ăn cơm, bà ơi!

    Thằng Đần gọi to, bà nó chậm chạp đi ra hiên, ngồi xuống manh chiếu rách, nhìn đứa cháu đã mười sáu, mười bảy. Bằng tuổi ấy con nhà người ta đã lấy vợ có con cả rồi, mà thằng Đần cháu bà thì vẫn như đứa trẻ lên năm, lên sáu, ngốc nghếch, khờ khạo. Sức khỏe bà càng ngày càng kém, mỗi năm một gần đất xa trời, nhìn cháu mà chua xót. Thằng Đần nào biết suy nghĩ của bà nó, vui vẻ ăn mấy bát cơm no căng bụng rồi hớn hở chạy vào ổ của nó trong góc nhà, khoanh tròn, chuẩn bị ngủ một giấc no say đến sớm mai đi cày.

    Bà nó nhấm nháp mãi mới hết lưng cơm, ăn xong lại lấy miếng trầu bỏm bẻm nhai. Lúc này trời đã nhá nhem, bà nó vừa nhai trầu vừa bưng mâm cơm ra con sông sau nhà rửa bát. Ngày còn sống, bố thằng Đần có làm mấy cái bậc bằng đá để giặt giũ, rửa ráy bên bờ sông này. Con sông nhỏ, hiền hòa, nước trong vắt quanh năm. Bà nó khua khua cái xơ mướp xuống dòng nước, chậm chạp rửa từng cái bát.

    Rửa xong mâm bát, bà nó đứng dậy, nhưng đột nhiên sây sẩm mặt mày, trời đất bỗng tối sầm, bà nó lảo đảo, suýt chút nữa ngã nhào xuống sông. Mở mắt ra, thấy mình vẫn đứng trên bờ, tay bưng mâm bát, bà nó lẩm bẩm tạ ơn trời phật phù hộ độ trì.

    Trời đã tối, mắt bà thằng Đần lại mờ, nhìn xuống nước thấy một vệt đen lớn đang lay động không ngừng làm bà nó không hiểu ra sao, nheo mắt nhìn cho kỹ. Nhưng mắt bà đã mờ lắm rồi, chỉ nhìn thấy đó là một vệt đen to cứ không ngừng loang rộng, lung lay như bóng cây trong gió. Bà thằng Đần ngẩng đầu nhìn lên, chỉ có mấy cành cây thưa thớt lá. Bà nheo mắt, một con quạ đang đậu trên cành cây, nhìn bà chăm chú, đôi mắt đen thẫm như đầm nước nhìn xoáy vào mắt bà. Bà thằng Đần nổi cả da gà, vội nhắm chặt mắt rồi mở ra để nhìn cho rõ, chỉ có mấy cành cây khô nỏ trước mắt bà, làm gì có con quạ nào.

    Bà thằng Đần lẩm bẩm trong miệng, bê mâm bát vào nhà. Mắt bà đã mờ như vậy, làm sao thấy được mắt con quạ đang nhìn mình? Chắc là trời tối, nhìn bóng cành cây rồi tưởng tượng linh tinh. Nhưng quạ là điềm xui, kể cả có tưởng tượng ra thì cũng chẳng tốt lành gì. Bà thằng Đần thở dài, châm mấy que hương, lầm bầm khấn khứa, cầu cho ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Bà ngần này tuổi rồi, xảy ra chuyện gì cũng không tiếc, chỉ lo cho đứa cháu ngây dại mà thôi.

    Lúc bà thằng Đần đi rồi, con quạ trên cành cây vỗ cánh phành phạch. Nó bay lên không trung, lượn một vòng quanh căn nhà mái lá tồi tàn của bà cháu thằng Đần. Đôi mắt con quạ đen thẫm chiếu thẳng xuống hai con người yếu ớt trong đó. Rồi, nó vỗ mạnh cánh, bay đi…

    Mấy ngày sau, cuộc sống của thằng Đần và bà nó vẫn diễn ra như mọi ngày, chuyện con quạ tối hôm đó bà nó cũng đã quên, không còn bận tâm nữa.

    Buổi tối, hai bà cháu đang ngồi bên hiên ăn cơm, trời đã chập choạng, thằng Đần chuẩn bị buông bát chui vào ổ ngủ như mọi ngày thì ngoài cổng có một người đi vào. Người này mặc bộ quần áo màu nâu sẫm, mái tóc dài buộc gọn ra đằng sau, đôi mắt đen láy, khuôn mặt gầy gò. Ông ta đi thẳng đến chỗ hai bà cháu thằng Đần đang ngồi. Bà thằng Đần không biết là ai thì lên tiếng hỏi.

    - Chào bác, bác tìm ai đấy?

    - Cháu bà bị như này từ lúc mới sinh ra hả?

    Bà thằng Đần ngớ người, không hiểu ông khách này là ai mà hỏi thế, nhưng tính thật thà, chất phác, bà gật đầu.

    - Vâng, cháu nó tội nghiệp từ bé.

    Ông khách nhìn thằng Đần chằm chằm làm thằng Đần sờ sợ. Nó buông bát cơm, lấm lét tìm cách núp sau lưng bà. Bà nó cũng buông bát.

    - Bác ở nơi khác đến à?

    Người khách không trả lời câu hỏi của bà thằng Đần, chỉ thở dài rồi nói.

    - Tôi có thể chữa bệnh này cho nó, coi như làm phúc cho hai bà cháu nhà bà.

    Mắt bà thằng Đần sáng bừng lên, vội lập cập đứng dậy.

    - Mời bác ngồi, bác uống chén nước. - Bà quay qua thằng Đần đang ngồi nép ở một góc chiếu. - Đi rót cho bác chén nước.

    Thằng Đần nghe bà sai thì đứng bật dậy, chạy thẳng vào trong nhà rót một cốc vối tướng bưng ra. Nhưng nó không dám đưa trực tiếp cho ông khách lạ, mà đưa cho bà để bà nó mời khách. Người này có đôi mắt rất lạ, lại cứ nhìn nó chằm chằm nên nó tự dưng cảm thấy sợ hãi một cách bản năng. Nó rót nước xong thì chui tọt vào cái ổ rơm quen thuộc, thấy yên tâm hơn.

    Bà nó với ông khách nói mấy câu gì đó thì thấy bà nó đi vào, giọng khàn khàn, già nua.

    - Đi bắt con gà mái mơ cho bà.

    Thằng Đần vốn ngoan ngoãn, bà bảo vậy thì nó chạy đi ngay. Hai bà cháu nó nuôi một con gà mái mơ để đẻ trứng, không biết bà nó định bắt gà làm gì? Thằng Đần cầm cánh con gà đi vào thì thấy ông khách lạ đang đứng giữa sân, trời đã tối nên không nhìn rõ mặt, chỉ thấy bóng người tối đen. Thằng Đần cụp mắt, chạy thẳng vào bếp, nơi bà nó ngồi. Trên bếp rạ là nồi nước đang mấp máy sôi. Bà nó nhìn thằng Đần, ánh mắt sáng bừng, lấp lánh.

    - Đần ơi, con ơi, cuối cùng con cũng có hy vọng rồi.

    Thằng Đần chẳng hiểu gì, nó giậm giậm hai chân xuống đất để đuổi muỗi. Nước sôi, bà sai nó giữ chặt con gà. Bà nó cầm con dao, lầm bầm.

    - Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác, hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác.

    Bà thằng Đần nhổ ít lông ở gần tai con gà, lưỡi dao nhọn hoắt lia một đường, dòng máu đỏ thẫm từ tai con gà mái mơ phun ra, bắn cả vào người thằng Đần, nó phẩy phẩy tay khiến máu gà chảy nhoe nhoét cả hai cánh tay. Con gà chưa chết hẳn, ra sức vùng vẫy, máu gà theo đó văng tung tóe. Hai cánh nó quạt mạnh, chân đạp cả vào chiếc bát sành dưới đất, cái bát lăn mấy vòng, rơi xuống sân vỡ tan tành. Thằng Đần giữ chặt con gà cho khỏi giãy, bà nó nhìn con gà ngắc ngoải chết dần, thở dài, lẩm bẩm.

    - Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác. Đừng trách tao.

    Rồi bà bảo thằng Đần nhúng con gà vào nồi nước sôi, sau đó hai bà cháu cùng vặt lông. Vặt xong lại bỏ con gà vào nồi nước để luộc. Bà nó sai nó cầm mấy hào đi mua chai rượu với ít vàng hương. Thằng Đần ngoan ngoãn lao vút đi ngay. Lúc đi qua sân nó vẫn thấy ông khách đứng giữa sân, tối thẫm giống như một cái cột đen ngòm.

    Bà thằng Đần sắp mâm, con gà luộc đặt trong đĩa, chén gạo, chén muối, chén nước, chén rượu, vàng hương đủ cả. Bà nó châm mấy cây nến, ánh nến cháy chiếu sáng khoảng hiên chật chội. Bà nó kính cẩn chắp tay mời người khách lạ, người đó gật đầu, đi lại chỗ mâm cúng.

    Thằng Đần đã ăn no cơm cà rồi, nhưng nhìn con gà luộc béo ngậy trên mâm, nó cứ nuốt nước bọt ừng ực, quên cả nỗi sợ ông khách lạ. Còn bà nó chắp tay đứng một bên, kính cẩn, chăm chú dõi theo từng động tác của ông khách.
     
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này