Thơ Việt Tục ngữ phong dao-1-Tập trên-Phương ngôn tục ngữ-Nguyễn Văn Ngọc <1000QSV1TVB #0083>

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Thu VO, 24/11/17.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0083.Tục ngữ phong dao-1-Tập trên-Phương ngôn tục ngữ.PNG

    Tên sách : TỤC NGỮ PHONG DAO-1-TẬP TRÊN
    PHƯƠNG NGÔN TỤC NGỮ
    Tác giả : ÔN-NHƯ NGUYỄN-VĂN-NGỌC
    Nhà xuất bản : VĨNH-HƯNG-LONG THƯ-QUÁN
    49-51, Phố Hàng Đường, Hà-nội.
    Năm xuất bản : 1928, In lần thứ nhất
    -------------------------
    Nguồn sách : vannghiep.vn
    Nguồn sách bổ sung : Trần Hải

    Đánh máy : Teszine, Tuyết Linh, N_imalone, Tuyet Anh, rito_1522, yeuhoatigone, nhnhien, Quách Châu, thuythaolien, chip_mars, kimtientang, Bellchan, yuubui, satsukiphan, Uyên Bùi, lovelysnake289, minhnn.ictc, ngoctinhpham, LiemNT, thao nguyen, linling, minhf, mopie, Ha_nhanh, suongkt

    Kiểm tra chính tả : lotus, Phuongdung1104, Anfu, Socnho, be_coi, Trần Lê Hương, Thư Võ

    Biên tập chữ Hán : Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành ebook : 23/11/2017
    Ngày hoàn thành ebook lần hai (bổ sung các trang thiếu) : 25/11/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả ÔN-NHƯ NGUYỄN-VĂN-NGỌC
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.


    Ghi chú của nhóm làm ebook :

    - Nhằm lưu giữ vết tích của sách xưa, nhóm làm ebook sao y bản chính những chữ có chính tả khác với chính tả ngày nay như : rồi rào, chinh-đinh, lọn đủ, dịp dàng, cất ghính đè vai, ngon thậm là ngon, có tật dật mình, chảng sợ chết đường, cổi áo, củ ráy rưa hành, nhà giột, chôn rau cắt rốn, cửa nhà đơn chích, cầm cụi đêm ngày, nước chẩy, dủ nhau gièm sém, ngựa xuống bến, thuyền chèo lên non, môn đang hộ đối, mưa rầm lâu cũng lụt, miệng chào giơi lạy trời đừng ăn, rầm tháng giêng, nói như dựa chém xuống đất, dong chơi, tay nưng chén, đánh cồng hót phân, gối chếch lẻ-loi, dện vương tơ, rỏ nhà ai quai nhà nấy, nghiệp trướng, ngói nhà gianh, mặt giăng, mặt giời, nước chảy suôi, mất trâu lại tạu trâu, ...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/17
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK bản đầy đủ.
    Cảm ơn bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã giúp dự án bổ sung các trang thiếu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/17
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Những sách Tục ngữ, Phong dao chúng tôi đã được biết là :

    a) Sách chữ Nôm :

    1. An Nam phong thổ hoại 安南風土話 của cụ Thiên-bản cư-sĩ Trần-tất-Văn,

    2. Thanh-hóa quan phong sử 清化觀風史 của cụ Vương-duy-Trinh,

    3. Việt-Nam phong sử 越南風史 không có tên người làm,

    4. Đại-Nam quốc túy 大南國粹 của cụ Sự-sự-trai Ngô-giáp-Đậu.

    b) Sách chữ Nôm dịch ra chữ Hán :Nam phong giải trào南風解嘲 của cụ Liễu-am Trần tiên-sinh và Ngô-hạo-Phu.

    c) Sách chữ Nôm có phụ chữ Quốc-ngữ :

    1. Quốc phong Thi tập hợp thái 國風詩集合採 của cụ Mộng-liên-đình Hi-lượng Phủ,

    2. Nam-quốc phương-ngôn, tục ngữ bị lục 南國方言俗語備錄 không có tên người làm.

    d) Sách chữ Quốc-ngữ dịch ra chữ Pháp : Tục-ngữ An-Nam ba quyển : thứ nhất, thứ nhì, thứ ba của cụ Triệu-hoàng-Hòa.

    đ) Sách chữ Quốc-ngữ :

    1. Nam ngạn trích cẩm 南諺摘錦 của ông Phạm-quang-Sán.

    2. Gương phong tục của ông Đoàn-duy-Bỉnh đăng trong Tạp-chí Đông-Dương.

    Những sách này làm hoặc không theo trật-tự nào, hoặc đối nhau hai câu một, hoặc chia ra từng mục : Giời đất, Năm tháng, Tiền của, Văn học, từng thiên : Sơn tây, Lạng sơn, Tuyên-quang, Thừa-thiên, từng chương : Tống-sơn, Nga-Sơn, Hoằng-mỹ, Hậu-lộc, hoặc lại xếp theo từng thời-đại các Triều Vua, tự Kinh-dương-Vương, đến bản Triều. Những câu chép trong sách thường không có chú-thích, phê-bình. Tựu trung, một đôi quyển cũng gọi có cắt nghĩa qua từng câu hoặc kê cứu lai-lịch của cả các câu mà ghép cho câu nào cũng như có can-thiệp đến Lịch sử nước nhà.

    Kể như thế, thì những sách Tục-ngữ Phong-dao thực không phải là hiếm. Nhưng đáng tiếc rằng hiện có nhiều quyển chỉ mới là sách viết bỏ quên trong một thư-viện nhà nào, chớ chưa từng đem công-bố, ấn-hành cho thiên-hạ dùng bao giờ. Còn một hai quyển đã xuất bản, cứ như chúng tôi xem, thì góp nhặt chưa có phần rồi-rào chắc-chắn, mà xếp-đặt cũng chưa lấy gì làm tinh-tế hoàn-hảo.

    Bởi vậy chúng tôi mới dám cho in quyển Tục-ngữ Phong-dao này.

    Sách của chúng tôi chia làm hai tập : Tập trên thì tự ba chữ đến hai-mươi-ba chữ và thuộc về thể phương-ngôn, tục-ngữ, Tập dưới thì tự bốn câu giở lên và thuộc về thể phong-dao lại có phụ thêm các Câu đố ở cuối tập. Chúng tôi cho in rời hai tập như thế, là vì in cả làm một sợ bề bộn nhiều quá.

    Các câu xếp đặt thì vừa theo số chữ tự ít đến nhiều, vừa theo trật-tự mẫu-tự la-tinh như lối các từ-điển. Chúng tôi sở-dĩ xếp như thế là vì lúc góp nhặt được tiện mà sau này hoặc có thêm, bớt câu nào cũng dễ.

    Cuối Tập dưới, chúng tôi sẽ có cái biểu liệt riêng ra từng mục để ai muốn cần dùng xem đến mục nào, cứ theo chữ đầu câusố câu mà tra là khắc thấy.

    Cách thức chúng tôi làm quyển Tục-ngữ Phong-dao này đại-để là như thế.

    Còn mục-đích quyển sách, thì cốt ở một điều là cứ theo như cái phong-trào « Có mới nới cũ » ngày nay, ai là người đã lưu tâm đến quốc văn quốc túy mà không lo sợ rằng những câu lý-thú tối cổ của ông cha để lại, mà tức là cái kho vàng chung cho cả nhân-loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy, thì rồi tất mỗi ngày một sai-suyễn, lưu-lạc đi thực rất là đáng tiếc.

    Cho nên chúng tôi quả không dám kén chọn lựa lọc, san Thi gì.

    Chúng tôi chỉ vụ thu-thập, cho được nhiều câu không phân biệt thế nào là thành-ngữ, tục-ngữ, lý-ngữ, sấm-ngữ, mê ngữ, phương-ngôn, đồng-dao, ca-dao hay phong-dao gì cả. Đối với công việc sưu tập bây giờ, thiết tưởng ta còn phải quí hồ đa trước rồi nhiên hậu mới có nơi khảo-cứu mà qui hồ tinh được.

    Chúng tôi lại chỉ cốt xếp mỗi câu vào được một mục đã cho là đủ chớ không dám chú-thích, bình-luận, giảng-giải nghĩa đen hay nghĩa bóng. Một câu tục-ngữ còn có thể đem làm đầu-đề cho cả một bài văn dài bao nhiêu trang còn chưa hết ý, thì trong quyển sách này, chỉ một Tập-trên đã có những hơn sáu nghìn năm trăm câu dù cho có muốn chua qua nghĩa cũng không tài nào xuể được.

    Chúng tôi vẫn biết rằng tựu trung hoặc có câu biên chép hay bổ mục còn lỗ-mỗ chưa được đúng lắm. Xin để đợi sau này, hễ tra-cứu vào đâu được cẩn-thận, chắc-chắn hơn, thì chúng tôi sẽ chinh-đinh lại. Hiện nay, trong câu nào có một và chữ, mỗi nơi nói một khác, không giống nhau, thì chúng tôi đã ghi cả xuống dưới cuối trang để độc-giả được rộng đường mà cân nhắc, so sánh lấy.

    Chúng tôi lại hay rằng dù chúng tôi có công góp nhặt thế nào cũng còn bỏ xót mất nhiều câu. Nhưng chúng tôi xin quyết nói không ai dám tự-phụ rằng mình đã thâu-thái được hết cả những câu tục-ngữ, phong-dao trong nước. Cứ kể muốn cho lọn đủ thực vô cùng. Nên lại xin đợi về sau, hễ tìm kiếm được câu nào hay nhờ các độc-giả làm ơn mách bảo giúp, thì chúng tôi sẽ dần-dần điền thêm vào cũng không muộn.

    Nếu chúng tôi làm quyển Tục ngữ Phong-dao này, trên đối với Tổ-tiên mà giữ được cái nghĩa-vụ tồn cổ, dưới đối với quốc-dân mà giúp được ít tài-liệu trong khoa ngôn ngữ, trong bài văn thi, thì cái công chúng tôi sưu tầm và biên tập trong mấy năm nay cũng không uổng mà chúng tôi đã tự lấy làm hân-hạnh vui lòng rồi.

    Tại Hà-nội ngày mồng một đầu năm Mậu-Thìn.​
    N.V.N.
     
    meetdak, nhaque, Heoconmtv and 3 others like this.
  4. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Ôi vậy là đẩy đi được một quyển sách có Hán Nôm rồi nè, quyển sách có mười mấy chữ HN của Thư đây.
    Cảm ơn mọi người, lại 1 quyển sách nữa ra lò rồi.
    Mong là tinh thần của mọi người luôn giữ vững hén.
     
    Thu VO thích bài này.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Chưa đẩy đi toàn phần đâu bạn D ơi, vì quyển Tục ngữ phong dao được cắt ra làm 4 tập cho rõ ràng, tập câu đối (4) đăng trong phòng đọc trực tuyến và vẫn đang xếp hàng chờ biên tập Hán Nôm nghen. Mấy phần khác thì chỉ có vài chữ Hán Nôm ở trang đầu hoặc trang cuối, không ảnh hưởng gì.

    Có điều mừng là toàn quyển này dài tới gần 1000 trang, cuối cùng cũng biên tập xong.cute_smiley26

    Tuy nhiên tóc người biên tập ebook cũng đã bạc đi vài phần đó nha 5cat122
     
  6. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Cố lên nào, từ từ khoai cũng sẽ nhừ. Để tuần sau rảnh rồi mình coi lại toàn bộ bộ phận HN giúp Huy.
    Ahihihi, để mình tài trợ dâu tằm mật ong cho, bao tóc bạc luôn nha. Ăn vô đẹp ra nữa.
     
    laughic and Thu VO like this.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết chính tả ngày nay viết mấy chữ này như thế nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/17
    Thu VO thích bài này.
  8. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

     

    Các file đính kèm:

    Thu VO thích bài này.
  9. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

    Sách của tôi tái bản nên khác số trang, mong có thể bổ sung phần thiếu sót.
     
    Thu VO thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tuyệt vời bạn ơi, đúng chính xác những trang bị thiếu. Hai phiên bản khác trang nhau mà bạn dò ra hay thiệt. Mình sẽ đánh máy những trang thiếu và vá lại ebook. Mình ghi tên bạn thế nào vào thông tin ebook : tranhai74 hay Trần Hải nè ?

    Cám ơn bạn nhiều nhé. 3D_16
     
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Cám ơn bạn Quang đã phát hiện ra lỗi. Mình có google lại thì "nộp cheo" ngày nay cũng vẫn là "nộp cheo". Trước đó mình nhớ mang máng đã đọc đâu đó ghi là nộp treo, nộp heo...nên không tìm hiểu rõ ngọn ngành. Mình sẽ sửa lại trong bản ebook vá trang thiếu nhé.
    3D_16
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có gì đâu. Nhưng còn mấy chữ: thuyền chèo lên non, đánh cồng hót phân... hình như theo chính tả ngày nay cũng vẫn đúng? Cả câu Chôn rau cắt rốn nữa (xem ở đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    Còn câu này hình như phiên âm sai sai
    upload_2017-11-25_17-12-57.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/17
    Thu VO thích bài này.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Trong sách ghi sao thì bạn Huy biên tập HN y như vậy đó bạn. Bạn xem dùm hình mình kèm theo bên dưới.

    cụm chữ "thuyền chèo lên non" nó ở câu này :
    119–Gập ghềnh nước chẩy qua đèo,
    Ngựa sô xuống bến, thuyền chèo lên non.​
    Mình không hiểu rõ lắm ý của tác giả muốn viết là động từ "chèo" (chèo thuyền) hay "trèo" (trèo cây). Nên mình trích ra và ghi chú lại như thế để tuỳ ý bạn đọc hiểu thế nào cũng được.

    Còn về cụm từ "đánh cồng hót phân", chữ "hót" ở đây có phải là chữ "hốt" (hốt rác) ngày nay?

    Cũng thế, "chôn rau cắt rốn" mình chưa bao giờ đọc và nghe qua, thế hệ trẻ chúng mình dường như chỉ quen nghe "chôn nhau cắt rốn" thôi.

    Capture.PNG
     
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Như bạn Quang có thấy nhiều chữ khác mà mình trích ra và ghi chú bên trên, phần lớn là ghi theo âm vận vùng miền như "mặt giăng mặt giời"... "rầm tháng giêng" nhưng lại "mưa rầm thấm lâu", nên rất khó cho nhóm làm ebook phân biệt chính tả từng chữ (chính tả xưa, nay, phiên bản theo nghĩa, âm vận cùng miền).

    Những quyển như trên không lạ gì với thành viên của dự án. Chắc bạn cũng không lạ gì quyển Quấc Âm Tự Vị. Một điển hình khác nữa là quyển Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, xuất bản năm 1909, có rất nhiều chữ mang âm vận vùng miền.

    Thế nên, nhóm làm ebook chỉ có thể làm công việc sao lưu như bản chính và ghi chú thêm sự khác biệt ấy để bạn đọc khỏi nhầm lẫn là sai chính tả thôi. Chứ thiệt tình, chúng mình không thể làm thay công việc của các nhà ngôn ngữ học. Mong bạn thông cảm.
    3D_37
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    À, chắc 'hốt' và 'nhau' là tiếng miền Nam rồi, nhưng chuẩn chính tả thì là 'hót' và 'rau', bạn có thể xem link trên, trong sách tiếng Việt viết là 'chôn rau cắt rốn'.
    "Hót" và 'hốt' cũng hơi khác nhau, miền Bắc nói 'hót rác' là dùng xẻng hay cái gì đó hót chứ không phải là 'bốc hốt' bằng tay.
    Còn 'hoại' thì chắc là lỗi in sai rồi, thôi cứ để vậy đi.
     
    Thu VO thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tại vì bạn viết đó là "những chữ có chính tả khác với chính tả ngày nay" nên tôi mới nhận xét đó. Sau này có thể tôi sẽ viết bình luận nhận xét không thôi vậy.
     
    Thu VO thích bài này.
  17. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Thật ra câu "những chữ có chính tả khác với chính tả ngày nay" cũng là câu nước đôi mà mình dùng để chỉ chung cho tất cả những loại chính tả trên. Vì nếu muốn viết cho rõ thì sẽ dài dòng văn tự lắm...Như quyển Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mình phải chú thích ra tầm hai trang word những chữ "có chính tả khác với chính tả ngày nay"

    Bạn có cao kiến gì để thay thế câu ấy cho rõ nghĩa hơn không?
    cute_smiley7
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Những chữ có nhiều cách viết
     
    Thu VO thích bài này.
  19. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Nếu dùng câu của bạn thì chữ rầm trong "rầm tháng giêng" và "mưa rầm thấm lâu" thì phải giải thích thế nào về mặt chính tả?
     
  20. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Nếu ghi "Những chữ có nhiều cách viết" e rằng các bạn trẻ 9x 10x 11x lại bắt chước viết giống như thế !?
     
Moderators: Ban Tang Du Tử
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này