Thơ Việt Tục ngữ phong dao-1-Tập trên-Phương ngôn tục ngữ-Nguyễn Văn Ngọc <1000QSV1TVB #0083>

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Thu VO, 24/11/17.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi thấy một số sách ở nước ngoài khi họ biên dịch những sách cổ thì từ nào họ sửa lại theo đúng chính tả ngày nay họ đều có lập bảng những từ nào họ sửa ở cuối mục lục. Như vậy vừa giữ đúng nguyên tác lại vừa phù hợp với chính tả hiện hành.
     
    Thu VO thích bài này.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Nếu làm được thế thì hoàn hảo, tuy nhiên dự án 1000 chưa có thành viên ngôn ngữ học nào tham gia để hiệu đính lại theo như cách bạn nói, nên chúng mình chỉ làm được những gì tốt nhất có thể và trong khả năng cho phép. ;)
     
    dongtrang thích bài này.
  3. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đúng rồi đó chị. Lực bất tòng tâm. Thôi thì cứ giữ như nguyên tác. Độc giả biết sách này là sách cổ mà. Đôi khi chỉ sửa một dấu phẩy thôi là làm sai cả ý nghĩa. Thí dụ: nhất phao câu nhì đầu cánh. Lẽ ra thì nhất phao câu nhì đầu, cánh.
     
    Thu VO thích bài này.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Bạn Hải ơi, tập Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, sách gốc bị thiếu bốn trang từ 251 đến 254. Bạn có thể giúp chúng mình những trang còn thiếu được không?
     
  5. V/C

    V/C Mầm non

    Không ai bắt chước cả, vì theo Tiếng Việt hiện giờ là sai lỗi chính tả, nếu bắt chước là bị ăn gạch đá ngay, vì gõ sai. VD: Trăng rầm. Nói có thể phát âm không giống nhau, nhưng viết là phải đúng. Cám ơn!!! - Cám là dành cho gia súc, gia cầm.
     
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Thế nên mình mới viết rõ ra là chính tả xưa khác với chính tả ngày nay, còn khác sao thì bạn đọc tự "hạ hồi phân giải" :D. Ví như "chôn rau cắt rốn" theo bạn Quang giải thích thì ghi đúng chính tả là "rau", nhưng người miền Nam thì lại đọc là "nhau". Mình thì thấy nhau và rốn có sự liên quan, còn rau với rốn thì không biết liên quan thế nào.

    Rắc rối ngôn ngữ này là do trước nay ta viết không chuẩn, rồi cứ thế mà viết sai, nói và viết trại đi từ đời này sang đời khác. Vấn đề này ông Quốc Bảo đã giải thích trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK bản đầy đủ đã được đăng lại ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cám ơn bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã giúp dự án bổ sung các trang thiếu. 3D_16
     
    hoangtuna thích bài này.
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Chữ rau chắc đọc trệch đi, chứ miền Trung hay Bắc đều hiểu là “nhau”, Có thể là vì “Chôn nhau” nên đọc chệch đi chăng. Chứ “Chôn rau cắt rốn” chả ý nghĩa gì cả nếu phân tích nghĩa của cả câu.
     
  9. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

    Sách tái bản khác với số trang sách của bạn, nên bạn có thể gởi các trang trước và sau liền kề trang thiếu để tôi rà soát nhé ! ( [email protected])
     
    Thu VO thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]
    Cuốn Giải phẫu sinh lý, tập 2 của Bộ Y tế (NXB Y học, 1986) gọi bộ phận nêu trên là rau: “Thai phát triển do các tác động phối hợp của buồng trứng, của rau và của thùy trước tuyến yên” (tr. 93); “Bản thân rau thai cũng tiết ra progesteron và estrogen” (tr.94).
     
    Thu VO thích bài này.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Sách xuất bản sau năm 75 thì không dám lạm bàn (sách giáo khoa cho con nít viết còn nhầm, huống chi sách chuyên môn), nhưng mình có xem lại hai từ điển Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì như hình sau.

    Theo Việt Nam Tự Điển thì
    Nhau.PNG rau.PNG

    Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị thì không có chữ nhau, chỉ có giải nghĩa chữ rau
    raux.PNG
    rauxx.PNG
     
    leebasv thích bài này.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như vậy quyển của cụ Ôn Như viết chữ 'rau' theo chính tả ngày nay chứ không phải ngày xưa- cụ thật là pro. Tôi cũng đã nhận xét là mấy chữ đó viết theo chính tả ngày nay.
     
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Xưa hay nay thì, theo mình, một vài câu giải thích không thể chứng minh đầy đủ được đâu ;). Nếu ai có thể định nghĩa rõ ràng rành mạch chính tả xưa như thế nào và chính tả nay như thế nào thì chúng ta đã không có những rắc rối khi sử dụng Việt ngữ.

    Mình để ý thấy, chính tả xưa bao gồm cả âm vận (tiếng nói) vùng miền và dường như người đọc xưa cũng không cho đó là viết sai. Còn chính tả ngày nay chỉ được hiểu là cách viết thống nhất từ Nam chí Bắc.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như bạn dẫn chứng, 2 từ điển xưa viết là 'nhau', còn sách tiếng Việt bây giờ viết là 'rau', vậy có thể cho rằng 'rau' là chính tả ngày nay.
    Cố nhiên, ngày nay vẫn có người viết là 'nhau', ngày xưa vẫn có người viết là 'rau'- như cụ Ôn Như. Nếu đã không nên phân biệt chính tả ngày xưa ngày nay thì nên chăng cần sửa câu trong bài của bạn.
     
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Như mình đã nói bên trên, chính tả xưa có thể bao gồm cả âm vận vùng miền. Từ "rau", theo mình là âm vận miền Bắc của từ "nhau", sau này người miền Bắc cứ nói và viết trại từ "nhau" thành "rau" đến ngày nay. Vì vậy, từ "rau" này bắt nguồn từ cách viết trại đi khi xưa.
     
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Cách nói quy nạp của bạn như kiểu 1+1=2 và nhất thiết 2=1+1.:D

    Hai từ điển trên có giải thích về từ "nhau", có nghĩa sự tồn tại của từ này là điều chắc chắn. Còn từ "rau" trong câu "chôn rau cắt rốn" tồn tại như thế nào thì cần phải nghiên cứu lại, và cũng chưa chắc rằng nó được xem là chính tả thời nay. Nó có thể được dùng ở miền Bắc, và trong một số sách xuất bản sau này mà mức độ tin cậy về ngữ nghĩa cần phải được xem lại. Ta cũng biết rằng chữ và nghĩa không tự nó xuất hiện được mà đều có gốc gác cả.

    Bạn đem câu "chôn rau cắt rốn" nói với dân trong Nam, thì sẽ được hỏi đại loại : "chỗ chôn rau liên quan gì với nơi cắt rốn ?". Bạn lại phải thêm câu : "rau đây là nhau đấy"...Vậy nếu dân trong Nam không hiểu thì có thể xem là chính tả thời nay? Vả lại mình chưa thấy từ điển nào giải thích "rau" nghĩa là "nhau".

    Thêm nữa, vài nơi ở miền bắc phát âm danh từ chỉ vùng dưới cánh tay là "lách", còn động từ gần nghĩa với từ tránh là "nách" (nách qua nách nại). Đó chẳng phải là nói trại từ xưa đến giờ là gì? Lỡ như có ông nào viết trong sách chuyên môn hay sách giáo khoa : nách qua nách nại thì chẳng lẽ xem là chính tả ngày nay ?
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có nhiều từ điển giải thích như vậy, VD từ điển Thành ngữ tiếng Việt, của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang
    [​IMG]
    Ý tôi cũng giống ý bạn, nếu một chữ người miền Nam không hiểu và không thường viết thì có thể coi là chính tả thời xưa không, VD như chữ 'rau'.
    Vì vậy, tôi đề xuất sửa câu của bạn là: - Nhằm lưu giữ vết tích của sách xưa, nhóm làm ebook sao y bản chính những chữ có nhiều cách viết tùy theo thời gian và/hoặc theo vùng miền như:...
    Có nhiều chữ viết sai nhưng theo thời gian lại trở thành đúng và người viết đúng lại thành sai. Nhiều việc làm sai nhưng được coi là đúng và cuối cùng người làm đúng lại bị chê trách. Vậy nên cổ nhân có thơ rằng: Sự đời thành đúng song sai bại- Ngoảnh mặt quay đi biết bóng chiều...
    Tôi đề xuất như vậy thôi, đúng sai cũng đâu có gì quan trọng đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/11/17
  18. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Mình nói là chưa có từ điển nào giải thích nghĩa từ "rau" (rau xanh) là "nhau" (nhau thai) cả. Còn hình trên mà bạn lấy lại trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đó là từ điển thành ngữ, chứ không phải là từ điển nghĩa của từng chữ. Sao bạn không copy past luôn chú thích của Vietnamnet rằng : "Thành ngữ tiếng Việt, của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang, với sự cộng tác của Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân, bản in năm 1978 và 2009. Bản 2009 còn bổ sung cách nói ngược là "cắt rốn chôn rau".

    Sau này nếu mình viết từ điển thì cũng sẽ thêm vào như cách hai ông bên trên làm : KHẾ (QUÊ HƯƠNG) LÀ NƠI MÌNH SANH ĐẺ (vì quê hương là chùm khế ngọt mà!). Và nếu có thể, mình cũng sẽ viết thêm vào tất cả những từ và viết trại trong quyển tục ngữ phong dao 1,2,3,4 vào từ điển.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/11/17
  19. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

    Trích từ sách Ôn như Nguyễn văn Ngọc toàn tập của nxb Văn học, in năm 2003, mong bổ sung phần thiếu trang.
     

    Các file đính kèm:

    • P2 001.jpg
      P2 001.jpg
      Kích thước:
      368.5 KB
      Đọc:
      6
    • P2 002.jpg
      P2 002.jpg
      Kích thước:
      390.4 KB
      Đọc:
      6
    • P2 003.jpg
      P2 003.jpg
      Kích thước:
      414.2 KB
      Đọc:
      6
    • P2.jpg
      P2.jpg
      Kích thước:
      373.8 KB
      Đọc:
      6
    Thu VO thích bài này.
  20. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Bộ này có nhà sách Minh Thắng in lại, mấy bạn bỏ ra ít tiền mua về rồi scan lại.

    [​IMG]


    Tôi cũng mua một bản bìa cứng thỉnh thoảng xem cũng hứng lắm
     
    Thu VO thích bài này.
Moderators: Ban Tang Du Tử
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này