Thảo luận Tuổi nào nên đọc Kinh Dịch

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi binhngd, 30/6/21.

Moderators: amylee
  1. binhngd

    binhngd Mầm non

    Gần đây thì có tham khảo thêm bộ sách dịch kinh của tác giả Thu Giang - Nguyễn Duy Cần.

    "Bộ sách Dịch Kinh nên đọc trình tự các quyển:
    1 – Dịch Học Tinh Hoa
    2 – Chu Dịch Huyền Giải
    3 – Dịch Kinh Tường Giải"


    Cho em hỏi: Sách dịch kinh tầm tuổi bao nhiêu thì nên đọc để có thể chiêm nghiệm được những gì trong sách khơi gợi ?

    Hiện nay em đã 21 tuổi, cũng có chút tự suy nghĩ về bản thân và cuộc đời. Em rất thích sách của cụ Cần. Mong các bác, chú chia sẻ thêm.
     
  2. dinhphuc120

    dinhphuc120 Lớp 2

    Mình nghĩ ngoài 40 tuổi - "Tứ thập nhi bất hoặc" sẽ phù hợp. Ở tuổi này, con người có đủ trải nghiệm và vốn sống để có thể chiêm nghiệm được các luận giải trong sách.
     
  3. anhxtanh76114

    anhxtanh76114 Mầm non

    Em nghĩ mình thích thì mình cứ đọc thôi chứ chả phải đợi tuổi làm gì, cho dù đây là thể loại khó đọc :D
     
  4. Không Ai Cả

    Không Ai Cả Mầm non

    "Sách Dịch xem chơi, yêu tánh sáng yêu hơn châu báu
    Kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim"
    - trích Cư Trần Lạc Đạo Phú -
    tánh sáng: tuệ tánh, huệ tánh, tánh sáng suốt trong nhà Phật đề cập
    Kinh nhàn: ý nói Kinh Phật, (hoặc Đạo Đức Kinh - Lão Tử cũng khá là 'nhàn')
    dấu: thích thú
    đọc dấu: đọc một cách thích thú, ngấu nghiến
    rồi: rảnh rang
    lòng rồi: tâm rảnh rang, tự tại, không dính mắc
    nữa: hơn cả

    Mình xin phép được tham gia cuộc thảo luận bằng một đoạn trích từ bài phú Cư Trần Lạc Đạo của ông sơ tổ Trúc Lâm. Đồng thời có chú thích một số từ cũ. Nếu không chê, bạn hãy đọc và chiêm nghiệm với câu hỏi của bạn nhé!
     
  5. anhxtanh76114

    anhxtanh76114 Mầm non

    Mà bạn chủ topic thích tìm hiểu đông phương học thử xem các video của thầy Trần Việt Quân xem, biết đâu lại tìm được ý nghĩa cuộc đời thì sao :D
     
  6. 1102

    1102 Lớp 4

    Thích thì đọc, đâu cứ phải tuổi. Nhiều người cứ nghĩ đến tuổi ngoài 60 mới nên nghiên cứu kinh dịch, họ cho rằng ở cái tuổi đã trải qua những thăng trầm của cuộc đời thì con người sẽ có những cái nhìn thấu đáo hơn. Không chắc đúng, hiểu kinh dịch cũng như văn hóa huyền bí phương Đông có khi còn phải do duyên, một "ngày đẹp trời" bỗng nhiên ngộ ra lý lẽ của trời đất thì sao?
    Tóm lại thích thì nhích thôi.
     
  7. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Mình nghĩ cứ lấy hình mẫu Đoàn Dự trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ là hay nhất. Đoàn Dự là con nhà tông, tương lai sẽ kế thừa ngôi vua nước Đại Lý nên từ nhỏ đã được đào tạo bài bản Cầm, Kỳ, Thi, Họa và gồm luôn Kinh Dịch, sau đó chàng bắt đầu ngao du sơn thủy, bước ra giang hồ khi tuổi đời còn rất trẻ và cũng từ lúc đó chàng ta có cơ hội chiêm nghiệm những gì đã học được bằng chính kinh nghiệm sống hàng ngày của mình, cứ trải nghiệm 1 sự việc gì đó là chàng lại so sánh nó với ý nghĩa 1 thời của 1 hào trong 1 quẻ dịch nào đó ứng với sự việc đó, sau này nhờ nền tảng hiểu biết phương vị 64 quẻ Kinh Dịch đã góp phần hỗ trợ chàng luyện được môn Lăng Ba Vi Bộ khiến không ai có thể làm khó được chàng. Do đó với tuổi đời mới 21 thì chắc chắn là còn rất trẻ để có thể hiểu được những kiến thức sâu sắc, độc đáo của người xưa, tuy nhiên nếu sớm tích lũy những kiến thức đó thông qua tìm hiểu nghiên cứu và sau này khi có cơ hội trải nghiệm nó trên đường đời thì nhận thức của mình sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Bên cạnh việc đọc Kinh Dịch có thể đọc thêm kinh điển của các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo...để biết nguyên nhân nào khiến có nhiều tín đồ theo tôn giáo đó đến như vậy, mình có thể hiểu biết, học hỏi và được lợi lạc gì từ những kinh điển đó để áp dụng cho chính mình trong cuộc sống...Lợi thế của tuổi trẻ đó là thời gian còn nhiều, đầu óc còn nhanh tiếp thu, nên nếu được thì cứ tích lũy hiểu biết thôi. Nghe nói Khổng Tử trước khi từ trần còn than tiếc nói với học trò: “Giá như ta được thêm ít năm nữa để học Dịch cho trọn vẹn thì không có điều sai lầm lớn”. (Luận ngữ học chi).
    [​IMG]
     
    tientan thích bài này.
  8. 1102

    1102 Lớp 4

    Dăm ba lời của Đoàn Dự (trong Lục mạch), chỉ là chủ kiến và nhìn nhận của Kim Dung thôi. Còn Khổng Tử nói sao thì đến bố ai mà xác nhận.
     
    nguyenhoangtq thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết tuổi nào nên đọc kinh Dịch, nhưng ngày xưa học trò học để đi thi thì tứ thư, ngũ kinh (trong đó có Dịch) là những món đầu tiên phải học. Sau đó mới đến các món khác theo trình tự đại loại như: kinh sử tử tập... Bài thi hương đầu tiên cũng là kinh nghĩa. Cố nhiên học để đi thi thì mục đích có khác, nhưng như vậy ngày xưa thường 12-15 tuổi đã phải đọc Dịch rồi, có khi sớm hơn.
     
    Lamani thích bài này.
  10. bacboo

    bacboo Mầm non

    chào bạn, dưới đây là quan điểm nhỏ của cá nhân, không áp đặt:
    -Mình bắt đầu đọc dịch từ khi 15 tuổi mặc dù lúc đấy đọc chẳng hiểu gì cả, cũng không có người chỉ dạy. Hoàn toàn tự học, đến giờ vẫn vậy.
    -Giờ cũng có chút tuổi, mới trên 30 thôi, ngẫm lại thấy rằng Dịch học là môn học cần có "duyên", không phải ai cũng đọc được, học được.
    -Ngày xưa, Khổng Tử mãi gần cuối đời mới san sửa sách, khoảng 68-69 tuổi mới đọc Kinh Dịch mà đến lúc trước khi mất vẫn tiếc rằng có thể sống lâu thêm một chút để hiểu thêm Dịch. Cá nhân mình cho rằng: trước 68 tuổi-Khổng tử hình nhi hạ, sau 68 tuổi mới là Khổng tử hình nhi thượng.
    Kết luận: nếu bạn đủ "chí-trí-lực-duyên" thì bạn cứ đọc, không nhất thiết cứ phải "tứ thập bất nhi hoặc".
     
    nguyen9112 thích bài này.
  11. binhngd

    binhngd Mầm non

    Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình góp ý, rất hay. Em đã có câu trả lời cho bản thân mình.
     
  12. phuongdung15029

    phuongdung15029 Mầm non

    Cá nhân mình thấy chỉ nên đọc để tham khảo thôi chứ không nên mất thời gian nghiền ngẫm kinh dịch.Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ chờ ta khám phá,vậy nên là không nên đặt tư duy của mình vào cái vòng luẩn quẩn dễ lẩm cẩm.
     
  13. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link 6 tuổi bạn có thể đọc nhé. Chắc lúc đó bạn biết đọc rồi.
     
  14. 1102

    1102 Lớp 4

    Đọc xong cuối đời lại than: giá mà ta có thể sống thêm thời gian nữa ta sẽ ngộ được chân lý của trời đất.{:headbang:}
     
  15. Patria

    Patria Lớp 1

    Năm mình 20 tuổi đọc Kinh dịch, cảm giác đau đầu, được khoảng 100 trang đầu thì không cố được nữa. Năm 35 tuổi, quyết tâm đọc lại từ đầu, cảm thấy hiểu một chút, nhưng chưa ứng dụng được.
     
    Dễ Cưng 1 thích bài này.
  16. Tuổi nào cũng đọc được mà, vấn đề là mình có đủ khả năng hiểu được nội dung hay không thôi. Với mình đọc có mấy chương đầu mà chẳng nhập được chữ nào vào đầu, dù đọc mấy độ tuổi khác nhau rồi (không đủ duyên để hiểu) :(
     
  17. Ngoc Anh 1993

    Ngoc Anh 1993 Mầm non

    Mình 30 bắt đầu chạy vô các cuốn như Bàn về Tự do của Mill, trước đó cũng kinh qua 1 số sách như sách của triết gia Kim Định... kết quả đau đầu, chạy ra...
     
  18. Ngoc Anh 1993

    Ngoc Anh 1993 Mầm non

    Khổng Khâu chắc cũng có duyên thì đọc, và còn tùy ngộ tính như bác ở trên nói... nếu duyên đến thì 20 mình nghĩ cũng đọc được.
     
    Dễ Cưng 1 thích bài này.
  19. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Đọc hồi ký, tiểu sử của nhiều danh nhân. Thấy nhiều người trong số họ có một điểm chung là họ đọc những cuốn kinh điển từ rất sớm; thường khoảng 13, 14 đến 16, 17 tuổi.
    Nên theo mình bạn cứ thử thôi, thấy vào thì đọc tiếp không thì để sau này quay lại đọc.
     
  20. Despot

    Despot Lớp 11

    Cùng 1 quyển sách qua từng độ tuổi lại hiểu điều quyển sách muốn nói một cách khác nhau thì có gì mà phải giới hạn tuổi đọc nhỉ? Đọc là 1 chuyện, hiểu đến độ nào là một chuyện khác mà hihi.

    Ngay mình đây có những câu chuyện ngụ ngôn đơn giản giờ mình cũng mới thấy thấm nè, tự thấy ngày xưa mấy bạn học văn giỏi, không biết sao toàn được 9 điểm văn. Chắc viết & hiểu sâu sắc lắm.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này