Đôi dòng lưu niệm Under the tree

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thichankem, 29/9/16.

Moderators: amylee
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Hồi đó, con bé chân ướt chân ráo chạy quanh trường tìm thư quán "Cây Đa" huyền thoại. Tìm hoài, tìm hoài mà không thấy, đành hỏi chú bảo vệ.
    "Chú ơi cho con hỏi, Cây Đa ở đâu chú?"
    "Trước mặt con kìa".​
    Tui ngớ người, chả thấy cái hiệu sách đâu, chỉ thấy một cái cây bự thiệt bự trước mặt. Đó là lần đầu tiên tui tận mắt nhìn thấy cây đa, đúng là nhất thị sở mục. Và chết đứng như Từ Hải!!!
    [...]
    Sáu năm, bao mùa lá rụng mà cây vẫn xanh cành, dịu dàng nhìn xuống bao lớp người đến rồi đi.
    Sáu năm, vật đổi sao dời nên chắc lòng người cũng úa theo màu lá. Rồi tự hỏi bao giờ mới đến thời khắc lá lại xanh?
    Có lẽ đây là lần cuối đứng dưới gốc đa già mà ngẫm sự xa xôi, cũng có lẽ là lần đầu tiên nhận ra: "ừ thì, chắc mình cũng già như cây rồi nhỉ?"
    13718619_1026456617468356_6032260953429118855_n (3).jpg
     
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Hồi trường xưa cũng có 1 cây đa. Bạn thân mình. 1yoyo23
     
    thichankem and hoalienbao like this.
  3. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    14542362_1137579069641484_4219812387804238062_o.jpg Camera: Hồ Ngọc Lợi​

    KỈ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP (1976 - 2016)
    :rose::rose::rose:

    Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. Cơ sở đầu tiên của trường Y khoa Sài Gòn tại 28 đường Testard Q3 (nay là đường Võ Văn Tần)

    Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn. Ngày 12 tháng 8 năm 1962, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.

    Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh), gồm một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết.

    Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong Sài Gòn như Cơ thể học Viện (dùng cho sinh viên thực tập giải phẫu học) ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), bệnh viện Sài Gòn (dùng cho sinh viên thực tập hóa học), Viện Pasteur (dùng cho sinh viên thực tập vi sinh và ký sinh học). Một cơ sở riêng cạnh bên Cơ thể học Viện được dùng làm nơi thực tập cho các môn sinh lý, cơ thể bệnh lý (giải phẫu bệnh) và mô học. Sinh viên y khoa và dược khoa sử dụng chung trường tại số 28 Trần Quý Cáp cho tới năm 1961 khi Dược khoa Đại học đường được thành lập và đặt trụ sở tại nơi khác tại số 169 đường Công Lý (nay là trụ sở Cung văn hóa thiếu nhi TP Hồ Chí Minh, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.)

    Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.

    Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, tổ chức lại các trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn, tất cả gom lại còn 8 trường: Đại học tổng hợp (sáp nhập Văn khoa và Khoa học), Đại học Bách khoa (Kỹ thuật Phú Thọ), Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (Giáo dục Thủ Đức), Đại học Y Dược (sáp nhập Y khoa, Nha khoa, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn), Đại học kinh tế (Luật khoa), Đại học Kiến trúc, Đại học Nông nghiệp, Đại học Sư phạm. Các trường được chuyển về Bộ chủ quản, Viện Đại học Sài Gòn không còn.

    Như vậy, đến năm 1976, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và trường đào tạo Cán bộ Y tế miền Nam. Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành khoa Y của trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

    Từ quyết định này trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chính thức được thành lập và trở thành tên gọi thân quen trong suốt nhiều năm vừa qua. Từ 3 trường riêng biệt nay với quyết định sáp nhập lại, mỗi trường trở thành một khoa.

    Đến năm 1990 lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Y tế về việc xây dựng Viện đại học sức khỏe. Từ đó, ngoài 3 khoa Y, Dược, Răng hàm mặt, nhà trường đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học:

    - Năm 1994: xây dựng khoa khoa học cơ bản, trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Toán, Lí, Hóa, Sinh học, Triết học Mác-Lênin, Ngoại ngữ, thể dục thể thao, Quân sự.

    - Năm 1998: xây dựng khoa Y học cổ truyền, trên cơ sở sáp nhập bộ môn Đông y và trường Trung học Tuệ Tĩnh 2.

    - Năm 1998: xây dựng khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3.

    - Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng trên cơ sở sáp nhập bộ môn Y tế công cộng với khoa Tổ chức – quản lý y tế của Viện vệ sinh Y tế công cộng.

    - Năm 2000: bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở phát triển phòng khám đa khoa của trường.

    (Trích nguồn yds.edu.vn )
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/10/16
    Forest and hoalienbao like this.
  4. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Bệnh viện NTP - Khoa ngoại 1
    Về những buổi lâm sàng đầu tiên...

    Không phẫu thuật cũng chết, mà phẫu thuật thì chính là ... không qua khỏi!!!
    Là cớ làm sao?
    Là do tiên lượng trước mổ không tốt, tim không đều, phổi không trong cũng đưa lên bàn mổ... chỉ vài nhát dao mà thôi, hậu quả là không thể cứu vãn...
    Hay là do công tác hồi sức không đủ, mở thêm đường truyền, đặt nội khí quản, cho thở Oxy, tiêm vài ống adrenalin... rồi bất lực nhìn mạch mất, HA tụt, hôn mê sâu, ...
    Em ơi, nước mình còn nghèo lắm, dân mình còn thiếu người hiền tài lắm, em có thấy không? Những người mà ta không thể làm gì khác ngoài cầu nguyện hôm nay... có khi nào chính là người thân của em ngày mai...
    Nên em ơi, ta không cầu gì cả, chỉ cầu em nỗ lực hết sức mình khi còn có sức trẻ, vì đất nước này... đang nằm trong tay em! Status facebook của em, xin đừng bi lụy vì tình, hãy làm nó tràn ngập sức sống tuổi 20... được không em?
    (10 Tháng 11 2012)

    Lâm sàng...nghĩa là bên giường ...
    Nghĩa là nhìn thấy lúc hạnh phúc nhất của con người khi chìm vào giấc ngủ buổi tối hay mở mắt đón ánh mặt trời ngày mai...
    Nghĩa là nhìn thấy những giây phút yếu đuối nhất của con người khi đối mặt ốm đau bệnh tật...
    Nghĩa là học bài học dự phòng sức khỏe cho bản thân, học cách yêu thương những con người kém may mắn...
    Cũng có nghĩa là học bài học về thực tế cuộc sống, về sức mạnh của đồng tiền...
    Em ơi!
    Mỗi người em có duyên gặp mặt rồi nói chuyện đều dạy em điều gì đó về cuộc đời...
    Em hãy dùng mắt để nhìn, dùng tai để nghe, dùng trí để nghĩ ... và dùng tâm để cảm nhận...
    Em có thể thích điều đó, cũng có thể không; em có thể đem nó trở thành phương châm sống, hoặc có thể bỏ ngoài tai... Nhưng em ơi, không có gì hoàn toàn đúng, cũng không có gì hoàn toàn sai...hãy chậm lại, em nhé!
    Em ơi!
    Em có biết, nhìn em, tôi thấy gì không? Tôi thấy cả một thế hệ đang lớn dần, tôi thấy một tương lai đang rộng mở...
    Nên em ơi, trước một suy nghĩ hay hành động nào, em hãy nhớ rằng... em đang đại diện cho những "khát vọng" chưa làm được của thế hệ trước, và em, chứ không ai khác, sẽ là "tấm gương" cho đàn em mai sau, em nhé!

    (13 Tháng 11 2012)
    464674_299097713543386_1444536143_o (2).jpg
     
    Forest and hanhdb like this.
  5. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chưa bao giờ con có cảm giác muốn hoàn thành bệnh án như lúc đó...
    Lúc nghe thấy chị điều dưỡng vỏn vẹn 4 chữ về Sáu lúc con hỏi 6 ở đâu..."bệnh nặng xin về"
    Bệnh án của con làm lúc 6 vẫn còn cười với con và bảo "đừng bỏ Chúa con nhé".
    Vậy mà lúc 8 xin cho 6 về để gia đình 6 gặp mặt lần cuối, con không kịp nói với 6 "6 ơi, đừng từ bỏ hy vọng, vì Chúa sẽ không bỏ 6 đâu".
    6 đã dạy con biết thế nào là sự cống hiến đời mình cho Chúa, cho cuộc đời còn lắm bất công. 6 đã cho con biết sự lạc quan, niềm tin, và tình yêu thương nhân loại có thể khiến người ta mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật ra sao.
    Nên 6 ơi, con sẽ hoàn thành b.án của 6 với tiên lượng thật tốt. Con sẽ cầu xin Chúa ban bình an đến cho linh hồn Maria đã phụng sự Ngài cả cuộc đời mình. Do đó, Ở nơi xa, 6 cũng đừng bao giờ ngừng cố gắng nhé, 6 của con!​
    (07/05/2013)
    12030244_836673186451294_5601093982549358569_o.jpg
    (19/06/2013)
    Học trường y...
    Càng học, càng tiếp xúc với các thầy cô, bệnh nhân, anh chị đi trước, bạn bè rồi đàn em nhỏ hơn... càng có cảm giác...
    KÌ DIỆU!!!
    Nhớ lần đầu có cảm giác này là khi bạn mình, một người Khơ-me, trực tiếp hỏi bệnh, khám bệnh một bệnh nhân người Campuchia lúc đang thực tập tại NTP.
    Những lần sau này, là những lần mình khám bệnh cho người nhà và bạn bè, chỉ để thở phào nhẹ nhõm vì mọi người đều không có gì bất thường.
    Lần gần nhất là mình với chị y6, cùng khám bệnh cho em y1, rồi dẫn em vào gặp giảng viên để nhờ thầy cô xem bệnh giúp, cả người khám bệnh và người được khám bệnh đều cười rất tươi.
    Một cảm giác gì đó thật nhẹ nhàng mà mình không thể gọi tên, cảm giác như trái tim thì sẽ đến được với trái tim vậy...
    Nhiều hơn niềm tin vào chữ nhân trong cuộc đời này...
    "Or kun"... cảm ơn những bài học trên giảng đường, cảm ơn những lời truyền miệng của bậc đàn anh đi trước, cảm ơn những số phận bất hạnh dạy ta biết rằng: được sống khỏe mạnh đã là một điều may mắn.
    Cảm ơn sự tiếp nối, đã đang và sẽ, của những chiếc áo blouse trắng.
    "Keng luoc sruol"... hãy có những giấc mơ đẹp nhé, dù thực tế kim tiền đang cuốn ta đi, xin hãy neo bản thân mình bằng một sợi dây mà ta đã thắt vào "lễ kết nghĩa" của một ngày rất xưa, để ta biết ta đang không đơn độc chống lại thế giới này.
    Và rằng, bất kể nghề nào, cũng cần có người... để giữ lửa, để truyền nghề cho thế hệ mai sau. Thế nên, đến lúc thích hợp nhất, ta cũng sẽ là người nắm giữ ngọn lửa ấy.
    Nên làm sao để lửa không tàn, là do bản thân ta mà thôi!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/10/16
    Forest and V_C like this.
  6. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    TESTAMENT OF YOUTH

    "Phần lớn những gì chúng ta biết và cảm nhận về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất được thể hiện trong cuốn sách bi thiết của Vera Brittain, nhuốm đậm không khí chung thời bấy giờ trải dài từ Martha Gellhorn đến Lillian Hellman. Bỏ dở sự học ở Oxford năm 1915 để trở thành y tá cho quân đội, Brittain phục vụ ở London, ở Malta, và ở mặt trận phía Tây. Khi chiến tranh kết thúc, cô đánh mất hầu như tất cả người cô yêu thương. Testament of youth là cả ký ức về những gì cô đã trải qua và là bản điếu văn cho một thế hệ không còn nữa. Literary Supplement Times ca ngợi đây là một cuốn sách đã "định hình không khí và tâm trạng của thời đại đó," nó cho bất kỳ thế hệ nào thấy được những mất mát gây ra bởi chiến tranh."
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    :rose::rose::rose:
    Tình cờ xem được trên HBO, khi tâm trạng đang khá tồi tệ vì những giấc mơ không thành, mới nhận ra có những con người thậm chí không được quyền theo đuổi giấc mơ của mình vì biến động của thời cuộc. Có những con người phải dang dở hành trình vì nghĩa vụ lớn lao. Có những con người mãi mãi nằm lại nơi đất mẹ khi tâm hồn còn chưa yên nghỉ. Là khi vị hôn thê nhận được tin chồng tử trận trong ngày cưới, là khi người chị vừa cứu thoát em trai khỏi bàn tay tử thần chỉ để nhận cánh thư mang tin dữ từ chiến trường khác...
    Đứng giữa sống chết, đôi khi giấc mơ chỉ là thứ ảo ảnh xa vời.
    Giữ lấy hoà bình, chính là để viết tiếp những giấc mơ còn dang dở. Và hơn hết là để những hy sinh không trở thành vô nghĩa...
    Để rồi sau tất cả, hoa violet vẫn xanh nơi máu đỏ đã từng chảy. Ánh mặt trời dát vàng lại thắp sáng cảnh hoang tàn của bão giông. Hoa rồi sẽ nở, vết thương rồi sẽ nguôi ngoai, chỉ cần dám đứng lên, ngẩng cao đầu và bước tiếp.
    (26/10/2016)
     
  7. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    images.jpg
    "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ." Và có khi, một ca mổ lại bắt đầu từ một chiếc xương cá không chừng. Nhìn lại một năm cũ sắp trôi qua, đôi lúc lại bật cười vì những câu chuyện hy hữu như thế.
    Có ông nọ, cả ba năm nay chỉ ăn thịt, thế mà một ngày đẹp trời lại phải vào viện vì đau hố chậu phải, Mac Burney(1) dương tính. Mổ ra thì thấy có cái xương cá bé cỏn con nằm trong ruột thừa nung mủ. Thế là cắt đi, và dặn ông ấy từ nay nhớ ăn thịt cá đầy đủ, riêng xương thì chừa lại, kẻo lại phải nhập viện lần nữa.
    Lại có ông kia, sau một buổi ăn tối thịnh soạn thịt, cá, trứng, sữa (?); bỗng đau bụng kinh hồn phải đi cấp cứu ngay trong đêm. Đau chói như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, chụp X-ray có liềm hơi dưới hoành (2)... ôi thôi thủng ruột mất rồi! Lần này mổ ra thì thấy thủ phạm lại là một chiếc xương cá to to, ngang nhiên chọc thủng dạ dày. Thế là khâu lại, rồi lại dặn dò ông ra viện nhớ ăn uống cẩn thận, không khéo lại vạ mồm thì khổ.
    Ông bà xưa có câu "Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất", ngụ ý phàm chuyện gì cũng nên cẩn thận, không lại rước họa vào thân. "Xương cá" có khi nhỏ, có khi to, nhưng tai họa do nó gây ra lại luôn khó lường. Song tựu trung lại, cơm nhà vẫn là ngon nhất, và cá do vợ bóc thì đảm bảo an toàn nhất, các quý ông ạ!​

    (1) điểm đau viêm ruột thừa cấp
    (2) dấu hiệu thủng tạng rỗng

     
    Forest thích bài này.
  8. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    19059767_10212768531504811_7578681710969846476_n.jpg
     
    Forest thích bài này.
  9. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    20170707_231922.jpg
    "Kính gởi, kính chuyển"...
    Những chuyến xe hồng trong đêm, chở theo bao lời cầu nguyện về một phép màu.
    Tiếng còi xe như tiếng đồng hồ quả lắc đếm ngược, báo hiệu nguồn sống đang dần cạn kiệt.
    Để đến khi đáp xuống bệnh viện tuyến cuối, lại thấy ngổn ngang những mảnh hy vọng nhỏ bé ghép lại, tạo nên bức tranh đa phần mang gam màu lạnh u ám.
    Hành trình trở về nhẹ nhõm một thì trăn trở tận mười. Khi quan niệm phòng bệnh còn quá xa vời, khi thời gian vàng bị lãng phí bởi thủ tục, khi năng lực tuyến dưới không đồng đều lúc này lúc khác, và khi định kiến tuyến cuối cùng luôn là tốt nhất trong mọi trường hợp.
    Để sau rốt, trận chiến giành lại sinh mạng con người lại phụ thuộc vào "chạy chữa" hơn là "thuốc thang", chú mục vào "quy trình" hơn là "người bệnh". Đó âu chính là thách thức đòi hỏi ta thay đổi để phát triển?
    (07-07-2017)
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/7/17
    Forest and hoalienbao like this.
  10. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Cô giáo dạy tiếng Anh tên Gerly, người Phillipine - cái tên và con người gợi cho tôi nhớ đến những vần thơ êm dịu và những bản ballad nhẹ nhàng.
    Cô hỏi tôi nhiều về chuyện nghề, về gu ẩm thực của người Việt Nam và đái tháo đường, về chuyện cô bạn cô trong ngành sản phụ khoa học mãi học mãi mới thấy được cấp giấy phép hành nghề, về áp lực và sự bận rộn của hai ông "thầy". Sau tất cả, cô gọi tôi Dr., có lẽ phần vì tên tôi khó đọc với người ngoại quốc như cô, phần vì cô nói cô dành sự kính trọng cho những người như tôi.
    Tôi nghe mà trong lòng chua xót. Khi bạn không tìm, bạn sẽ không hiểu. Khi đã không hiểu, làm sao có thể cảm thông? Khi từng phút giây chúng tôi đang giành giật lấy từng chút một sự sống, thì đến hơi sức "chạy" còn không có, lấy đâu ra mà đặt câu hỏi "Liệu có thể đánh trả khi bị tấn công?"
    18/04/2018​

    :rose::rose::rose::rose::rose:
    20180418_213849.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/18
  11. dangky_88

    dangky_88 Mầm non

    Nếu anh là dòng máu
    Em sẽ là trái tim
    Đi muôn dặm tế bào
    Hãy quay về anh nhé
     
    hoalienbao and thichankem like this.
  12. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    VỀ NHÀ MÌNH THƯƠNG NHAU
    - Sưu tầm

    Hay mình về sống nửa đời với nhau
    Giữ trẻ, trồng rau, nuôi gà, câu cá
    Bỏ cả hận sân ghen hờn sau then khoá
    Khép cửa thương nhau bình đạm đến già...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/19
  13. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đọc đến chữ "hình đạm" thấy không hiểu nên tôi copy tìm cả 4 câu thơ thì thấy bài này với chữ "bình đạm" thấy hợp lý nhé.

    image.png

    Bỏ chữ "Khép cửa" thay bằng "Đóng cửa" thì cũng hay. Mà khép hay đóng đều có ý từng thời điểm. Hihi...
     
    thichankem thích bài này.
  14. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Đóng cửa hơi cô lập bác nhỉ? :))
     
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cả bài đó đều có hơi hướng của sự cô lập (còn hai người).

    Nói tới đoạn cửa này tác giả bảo khép, bạn Kem bảo đóng hơi cô lập?, người nhà tôi bảo thích khép, vậy tôi cũng khép cửa thôi nhé, hihi...
     
    thichankem thích bài này.
  16. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    ”If there were ever comes a day when we can’t be together, keep me in your heart, I’ll stay there forever” - Winnie the Pooh.

    Farewell, Cuchi Hospital, March 01 2019.
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/3/19
    hoalienbao thích bài này.
  17. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    BIỂN, NỖI NHỚ VÀ EM
    Thơ: Hữu Thỉnh
    Phổ nhạc: Phú Quang

    Em xa anh, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ
    Biển vẫn thấy mình dài rộng thế
    Xa cánh buồm, một chút đã cô đơn
    Gió âm thầm không nói
    Mà sao núi phải mòn
    Anh đâu phải là chiều
    Mà nhuộm em đến tím
    Sóng có nghĩa gì đâu
    Nếu chiều nay anh chẳng đến
    Dù sóng đã làm em nghiêng ngả vì anh.

    [​IMG]
     
  18. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chuột bạch và chuột cống, có gì khác nhau?
    Chuột bạch màu trắng, chuột cống có màu trắng cũng bị biến thành đen.
    Chuột bạch ăn thức ăn riêng và "tinh khiết", chuột cống ăn thứ có thể không gọi là thức ăn.
    Chuột bạch sống trong lồng và chuyển từ lab này sang lab khác, chuột cống có thể sống trong cống thoát nước của phòng lab hoặc xa hơn là đống rác của thành phố.
    Chuột bạch được ghi nhận hy sinh anh dũng vì mục đích phục vụ loài người còn chuột cống thường sẽ phơi thây dưới bánh xe của một anh hùng xa lộ nào đó.
    Sau rốt, chuột cống cũng có một điều tốt hơn. Tự do rong ruổi, thứ quý giá nhất trong cuộc đời.
    Khác nhau cũng nhiều, song bởi vì không thể chọn được hoàn cảnh mình sinh ra, điều duy nhất có thể làm là không hối tiếc mà tiếp tục nhìn về phía trước, và đi tiếp con đường ái hận của trần gian.
    :rose:
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/6/19
  19. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Ở TRỌ - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

    Xưa kia ở đậu miền xa
    Cơn gió ở trọ bao la đất trời
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng

    Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
    Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần

    Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thuý Kiều
    Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành

    Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
    Ơ hay là một vòng xinh
    Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
     
  20. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    HOW TO SURVIVE IN VIETNAM MEDICAL SYSTEM - A GUIDELINE FOR DOCTORS
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG SÓT TRONG HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM - CẨM NANG DÀNH CHO BÁC SĨ


    [...]
    Sinh viên y năm nhất ấy à, có gì để kể nhỉ?
    Ở Việt Nam có một thứ khá khen gọi là "con ngoan trò giỏi". Một sinh viên y năm nhất thường là "con ngoan trò giỏi" trong 15 năm học, bao gồm cả ba năm lớp mẫu giáo. Mà định nghĩa ấy, có lẽ sẽ tiếp tục theo sinh viên y đến ngày em ấy ra trường, nếu không xảy ra những biến cố bất ngờ.
    Bất ngờ thứ nhất mang tên Giải Phẫu Học. Sinh viên y năm nhất, gọi tắt là Y1, sẽ có một nỗi khiếp đảm mới với bộ môn ấy. Lý thuyết sẽ lơ lửng giữa tầng trời, và thực hành sẽ thăng cấp lên thành thiên đường giữa hạ giới. À, đùa thôi, sao lên thiên đường nổi giữa gian phòng ngập mùi Foocmon ướp xác. Tôi hoàn toàn tôn kính những quyết định hiến xác cho khoa học, và hàng năm trường Y vẫn tổ chức lễ Macchabée để vinh danh những con người ấy, nhưng mà, đó lại là một câu chuyện khác rồi. Trở lại với bộ môn kinh hoàng đời sinh viên Y1 của tôi, Giải Phẫu Học vậy. Một ví dụ đơn giản dễ hình dung như thế này, bạn cầm trên tay hộp sọ người, bạn lật ngửa nó ra, bạn sẽ thấy các rãnh và ấn. Nói tôi nghe các rãnh và ấn ấy là chỗ "quá cảnh" của động mạch, tĩnh mạch hay thần kinh nào? À xin lỗi, tôi cũng quên rồi, vì Y1 là năm chứng kiến cú ngã ngựa 4 điểm Giải Phẫu Học phần 1 của tôi. Khó quá nên cho qua nha!
    Bất ngờ thứ hai mang tên ảo tưởng sau Bảng Nhãn Trạng Nguyên. Ngày xưa có chuyện Bao Công xử án Trần Thế Mỹ ghê rợn kia, thì cũng phải xét đến cái danh tiếng Trạng Nguyên nó to cỡ bánh xe bò vậy. Thi đậu là một chuyện, sống sót được trong quan trường là một chuyện khác, và cái đích cuối cùng là giúp ích được cho bá tánh lại là một chuyện xa xưa khác nữa. Vậy nên có những Thủ khoa Á khoa đã trượt chân sau đó, đôi lúc họ đạp thắng kịp, đôi lúc lại không. Chẳng thế thì, quá dễ cho sinh viên Y1 rồi.
    [...]
     
    hoalienbao thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này