Bác nói nghe cũng đúng, ở bển tôi ra ngoài chợ mua rau mâche về ăn, tò mò xem cái rau đó tiếng Việt gọi là gì, thấy dịch là "rau mát", chả hiểu ăn vào nó có mát mẻ bộ phận nào không, chắc soạn giả từ điển học theo tinh thần của bác đấy.
Hồi trước có nhiều trường hợp như thế đấy, như xăm, lốp, su hào, súp lơ... Ngay cả người Pháp cũng có 'le nước mắm'. Bây giờ dịch là fish sauce xem ra vẫn chưa đúng.
Đã lãm xong ebook. Bản full của Blog này không thể chia sẻ công khai. Ai thích thì có thể PM. Tôi không hề soát lỗi chính tả vì đó là người ta đánh máy, tôi chỉ sưu tầm lại. Không phủ nhận là những comment của tôi về chữ "học giả" có ảnh hưởng từ Entry này.
Cái này hơi lạc đề với topic vì vụ xảy ra sau Bao Cấp, nhưng có liên quan đến topic này, vì nhờ có bác @nguyenthanh-cuibap mới có topic này. Đây là chụp ảnh trong chuyến tôi đi chơi Bến Tre của bác @nguyenthanh-cuibap năm 2006 (tên file ảnh là 10032006(002) vậy là ngày 10/3/2006). Hồi đó có ông bạn rủ đi Bến Tre, bạn ông ấy là chỉ huy trưởng bờ phía Tiền Giang của công trường xây dựng cầu Rạch Miễu, đến đó được đưa đi thăm một vòng công trường bằng xuồng cao tốc của công trường và ăn trưa xong đi Cần Thơ chơi. Loạt ảnh này chụp trong đợt đó bằng điện thoại Nokia 6681, vẫn còn nguyên trong máy tính của tôi. Trụ cầu dẫn lên cầu Rạch Miễu đã xây dựng xong nhưng chưa lao dầm: Trụ tháp cầu treo Rạch Miễu đang xây dựng: Đi thăm một đoạn kênh rạch thuộc đất Bến Tre gần công trường. Dừa nước xanh mướt, trái dừa nước ăn rất ngon. Tuy gọi là dừa nước nhưng nó lại không có nước như các giống dừa khác: Phà (bắc) Rạch Miễu giờ đã đi vào lịch sử.
Nghe bảo thời bao cấp bột ngọt như vàng, nhà nào nấu canh mà thả vài nhánh vào là oách lắm (mỳ chính ngày trước hạt khá to).
Có từ mỳ chính cánh, chỉ người quý hiếm. Ví dụ cả lớp có một chàng hoặc một nàng. Nấu canh ấy à, lấy cái móng tay xúc một xúc thôi, có người tiếc còn để lại một nửa.
Hihi... Chúa bố, Chúa con, A Di Đà, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Diêm Vương,... tôi không có cầu xin họ cũng không có sợ họ. Tôi vẫn đùa gọi A Di Đà, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Diêm Vương là bộ tứ siêu đẳng, bọn này tôi chấp một mắt Tôi thấy các bạn chém gió bão quá cũng muốn vào chém nhưng giờ bận lắm, lúc rảnh thì ngâm cứu bệnh tật rồi nên không chém gió nữa.
Mấy người này đều là tên xuất phát từ Hoàng Đế nội kinh trung quốc ( gọi là tâm bệnh ). Nếu Bác ngâm cứu xong thì chữa dùm tâm bệnh cho bọn sùng tín, mê tín dị đoan. Cứu độ chúng sinh rùi
Bon chen tí, đang tìm tập 2 của cuốn này để chụp cho đủ bộ, có bác nào có không giúp em với? Thể loại trinh thám hình sự, truyện của Nga.
Bộ tứ siêu đẳng là sản phẩm sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, bởi vậy ta chỉ cần nheo một con mắt, miệng cười khẩy là chúng tan biến (nói đơn giản là vậy, nhưng làm khó lắm đấy). Tôi coi bộ tứ siêu đẳng bằng một con mắt như vậy mà nhiều người nghĩ tôi bị bệnh đấy, với họ phải kính, phải sợ bộ tứ siêu đẳng mới là người bình thường. Ai có bệnh tưởng thì phải tự nhận ra và tìm cách cho hết tưởng, tự bản thân học hỏi và suy nghĩ thì mới hết tưởng được, không có thầy nào, thuốc nào chữa được bệnh tưởng đâu. Chữ cứu độ chúng sinh là ngày xưa họ nghĩ ra để tâng bốc các bậc giáo chủ, các thầy,... làm như các vị đó sinh ra là để cứu vớt, để chuộc tội, độ,... cho người. Nghĩ tới đó là thấy hài hước rồi. Những người đã chết, họ thành thần linh là do người sống cố tình xây dựng lên họ, rồi qua thời gian người sống thành nô lệ, nương tựa vào cái thứ ảo đó. Trải qua thời gian dài các học thuyết, truyền thuyết tâm linh lên tới đỉnh cao ngự trị nhân loại; khi bóng đèn điện ra đời thì mọi thứ bắt đầu thay đổi.
Tua băng lại: tôn giáo, thần linh là chỗ dựa tinh thần của con người để họ sống thanh thản hơn. Con người càng yếu đuối càng cần đến tôn giáo, tác dụng của nó giống cái phao cứu sinh, xuồng cứu sinh trên kỳ hạm mà bạn Tàu làm thuyền trưởng. Chắc con tàu mà bạn Tàu cầm lái trong đêm bão giữa Ấn Độ Dương là loại "không thể chìm" như tàu Ttanic cho nên bạn vẫn yên tâm cầm lái chạy băng băng. Thậm chí anh còn "cười một mình và huýt sáo vang". Bạn thật dũng cảm, tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng tưởng tượng bạn đang là thuyền trưởng một cái thuyền thúng xem, thì bạn có sợ bão không? P.S Tàu Titanic đúng là không thể chìm, đúng như bản thiết kế. Nhưng nó vẫn chìm do công nghệ luyện kim thời đó (1912) chưa chế tạo được loại thép đáp ứng được yêu cầu thiết kế: nó quá giòn ở nhiệt độ gần 0 độ C (sau này người ta đã lấy mẫu thép và đã thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý ở nhiệt độ đó rồi). Vì thế nó dễ gẫy vỡ khi va chạm. Mặt khác, có thể cửa ngăn ở các khoang trong hầm tàu không được đóng đủ kín: tàu vẫn nổi khi một số khoang nào đó được đóng kín (xác định bằng tính toán cụ thể).
Hôm rồi tôi đên cơ quan - một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ GTVT, lúc ngồi quán nước chờ kết quả công việc có nghe lỏm các bà bàn nhau đi lễ, còn nói đến "các bà bên ĐH... chủ nhật này đi đền... bà có đi không...". Tôi chẳng thấy có gì lạ cả.
Tôi chịu thua, kiếm không ra. Đoán có lẽ do chữ ba quân mà ra. Mà tam quốc thì âm gần với tam cúc hơn. Biết đâu bác lại đoán trúng. Hay là có ba bà bán xôi cúc nghĩ ra cũng nên.
Cái Tam cúc - Tam quốc của bạn Quang chưa đủ thuyết phục. Trò này có vẻ giới nữ ngoài Bắc hay chơi hơn giới nam, cũng như Tứ sắc trong Nam các bà hay chơi hơn các ông, tôi chưa từng nhìn thấy ông nào chơi Tứ sắc ở trong Nam. Hồi nhỏ bọn tôi vẫn chơi Tam cúc không phân biệt nam nữ, nhưng sau này ít thấy đàn ông chơi.
À, tôi nghĩ cũng có thể do chữ 'tam cước' mà ra. Tam cước, tứ sắc... và trong khi chơi các thứ bài như tổ tôm, người ta thường hay nói là 'có cước sắc'