Trà phiếm Vang và bóng của một thời bao cấp

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 17/11/17.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tìm nghĩa nào có hoa CÚC thì là nó. Rất có thể do chữ cục là cờ, ván cờ mà ra. Đọc trại ra thành cúc cho nó hay.
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tra các từ điển chữ Nôm và quốc ngữ chẳng thấy quyển nào ghi chữ Tam cúc, chắc các cụ cho là trò chơi vớ vẩn nên không chép. Cúc chắc phải là chữ Nôm.
     
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nếu Cúc là chữ Nôm thì từ cổ tam nghĩa là em. Vậy chắc là Em Cúc nào rồi.
     
  5. NQK

    NQK Lớp 11

    Các cụ vịnh chữ 'vang bóng' đi ạ. Đối nghĩa là 'tịt hình'.
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vang và bóng là 2 danh từ, đây là từ ghép đẳng lập bạn ạ.
     
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Vẫn còn mê hiphop vịnh sao nổi. Ráng vè vài câu xem sao.
    Ngày xưa vang bóng một thời
    Đến thời bao cấp khắp nơi xếp hàng.
    Gạo than còn quý hơn vàng
    Bo bo nuốt chửng hai hàng lệ rơi.
     
  8. NQK

    NQK Lớp 11

    Vang là danh từ gì vậy bác? Từ đẳng lập này nghĩa là gì ạ? Em biết cụ Nguyễn Tuân dùng đặt tên cho tác phẩm, em chỉ muốn biết nghĩa thôi.

    "Vang bóng" này nó làm em nhớ tới câu "ru em từng ngón xuân nồng" trong câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nghe thì hay mà ý nghĩa thế nào thì chịu. Đến chính cụ Sơn còn bảo "nghe và cảm nhận". :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/17
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Ai gọi tôi thế? :D

    [​IMG]
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vang là tiếng vang, bóng là cái bóng, vang bóng là dịch nghĩa của từ Hán Việt 'ảnh hưởng'
     
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Bác nói vậy rất chí lý nhưng về sau cụ Tuân lại thấy vang và bóng không hay nên mới tạo thêm từ ''vang bóng''. Vậy ta cũng tùy theo ngữ cảnh mà hiểu thôi. Cô ấy cũng một thời vang bóng. Thì vang bóng ở đây cũng có thể hiểu là cũng một thời nổi tiếng
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc cụ thấy vang và bóng rất hay nên mới sử dụng từ ''vang bóng''. Từ đó chắc có từ xưa chứ cụ cũng chẳng phải người tạo ra đâu.
    Cố nhiên, hiểu 1 từ phải theo ngữ cảnh. VD 'hợp tác' có nghĩa là ... hợp tác, nhưng mấy chục năm trước, nói 'nhà bác có vào hợp tác không?' thì lại hiểu theo nghĩa hơi khác. Nhân tiện hỏi bác @dongtrang, hồi đó nhà bác có vào hợp tác hay tập đoàn gì đó không?
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Hồi xưa không vào hợp tác thì con cái chẳng được đi học, nên muốn ở ngoài hợp tác cũng không xong.
     
  14. NQK

    NQK Lớp 11

    Vang trong tiếng vang (vâng, em biết bác sẽ trích từ này ra) thì không phải danh từ đâu bác. ;). Bóng thì đúng là danh từ.

    Và vang bóng chẳng phải là từ ghép đẳng lập. Nó là hai từ được dính với nhau thôi.
     
  15. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi nói cụ thấy không hay vì cụ cũng có một nhan đề là Vang và bóng ngày ký vãng. Tất nhiên nếu thấy hay thì cụ đã chọn vang và bóng một thời. Khi bỏ chữ và thì dụng ý của cụ là gì ta cũng không rõ. Nhưng khi bỏ chữ và đi thì nghĩa cũng có thể thay đổi vì ta có thể hiểu vang là động từ không còn danh từ nữa. Khổ một cái đa số bây giờ chỉ hiểu nghĩa sau mà không hiểu nghĩa trước.
     
  16. NQK

    NQK Lớp 11

    Vâng, 'hiểu' thì ai chẳng hiểu thế. :D. Nhưng không phải lúc nào cũng thế đâu. Do đó để lật dở những cuốn vang bóng này thì hẳn phải dùng ngón xuân nồng rồi.
     
  17. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nói cho vui: vang là rượu vang. Bóng là banh. Xem đá banh uống rượu vang mới sướng. À quên nhà tôi không vô hợp tác. Nếu có vô chắc cũng phải tìm cách chui ra. Hihi.
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có lần tôi thảo luận về vấn đề này rồi. Đây là 1 VD
    Tất cả pháp vì vô tướng nên bình đẳng, vì vô thế nên bình đẳng, vì vô sanh nên bình đẳng, vì vô diệt nên bình đẳng, vì bổn lai thanh tịnh nên bình đẳng, vì không hý luận nên bình đẳng, vì không thủ xã nên bình đẳng,vì tịch tịnh nên bình đẳng. Vì như huyễn, như mộng, như bóng, như vang, như trăng trong nước, như tượng trong gương , như dương diệm, như biến hoá nên bình đẳng, vì có không bất nhị nên bình đẳng.
    (Kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địa)

    Bạn xem thêm ở đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  19. NQK

    NQK Lớp 11

    Thôi ạ. Topic đấy em vào làm gì. (*^﹏^*). Em không biết 'như vang' trong câu kia là gì. Thật ạ. Đọc cái đấy có ba dòng em đã mệt. Nhưng 'tiếng vang' thì em biết.

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
  20. NQK

    NQK Lớp 11

    Bây giờ ngôn ngữ phát triển. Bóng còn có nghĩa khác lắm.

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
    tauvequehuong thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này